Xem Nhiều 3/2023 #️ Xét Nghiệm Trước Khi Mang Thai Có Thực Sự Cần Thiết – Hệ Thống Y Khoa Diamond # Top 8 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Xét Nghiệm Trước Khi Mang Thai Có Thực Sự Cần Thiết – Hệ Thống Y Khoa Diamond # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xét Nghiệm Trước Khi Mang Thai Có Thực Sự Cần Thiết – Hệ Thống Y Khoa Diamond mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc khám tiền sản trước khi mang thai nhằm thực hiện mốt số xét nghiệm trước khi mang thai có vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong việc xác định các đột biến của bệnh di truyền. Nếu chị em tiến hành xét nghiệm từ sớm  sẽ có thể phòng tránh những căn bệnh di truyền nguy hiểm từ mẹ sang con từ đó đảm bảo sức khỏe bé lâu dài trong tương lai.

Xét nghiệm trước khi mang thai có lợi ích gì?

Thực hiện xét nghiệm trước khi mang thai sẽ giúp xác định bố hoặc mẹ có gen đột biến nào gây ra rối loạn nghiêm trọng về di truyền cho con hay không. Các rối loạn thường gặp nhất ở đây gồm xơ nang, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, thiếu máu di truyền Thalassemia và bệnh Tay-Sachs,…

Các bệnh được nhắc ở trên đều hiếm gặp nhưng một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy 24% bệnh nhân được xét nghiệm đều ít nhất mang 1 đột biến. Nguy cơ trẻ em mắc phải những chứng bệnh này còn cao hơn cả nguy cơ mắc phải bệnh Down vì nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì tỷ lệ sinh con ra mắc bệnh lên đến 25%. Việc thực hiện xét nghiệm, khám tiền sản trước khi mang thai có thể hạn chế được khả năng xét nghiệm chọc ối hay sinh thiết nhau gai trong quá trình mang thai về sau.

Xét nghiệm trước khi mang thai như thế nào?

Xét nghiệm trước khi mang thai hay còn gọi là khám tiền sản giúp chị em chuẩn bị một sức khỏe tốt nhằm chuẩn bị mang thai. Nếu phát hiện cả hai vợ chồng cũng mang gen một loại bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn sinh con an toàn cho bệnh nhân.

Có 2 lựa chọn khi tiến hành xét nghiệm trước khi mang thai: Xét nghiệm sàng lọc một số bệnh và xét nghiệm mở rộng.

Hiện nay, các cặp vợ chồng chỉ được xét nghiệm sàng lọc một hoặc hai kiểu đột biến thường gặp nếu bệnh nhân có nguy cơ mang gen gây bệnh thuộc một chủng tộc có nguy cơ cao hoặc gia đình có người mang gen bệnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể xét nghiệm sàng lọc nhiều kiểu đột biến gây bệnh khác nhau – con số này lên đến hơn 100 bệnh thay vì chỉ một hoặc hai bệnh “có nguy cơ”. Khi làm xét nghiệm, bạn sẽ lấy mẫu máu và nước bọt. Nếu kết quả cho thấy bạn mang gen bệnh thì chồng bạn cũng sẽ được xét nghiệm. Hoặc cả hai vợ chồng cùng làm xét nghiệm đồng thời để có kết quả nhanh hơn. Đây là một bước đi khôn ngoan khi chuẩn bị mang thai để ngăn ngừa phần lớn nguy cơ cho thế hệ sau.

Các căn bệnh di truyền phổ biến

1/ Bệnh xơ nang

Xơ nang là bệnh di truyền đe dọa đến tính mạng. Xơ nang xoay quanh các vấn đề về hô hấp như: Nhiễm trùng phổi và tổn thương phổi nghiêm trọng, các vấn đề về tiêu hóa và nhiều biến chứng khác.

2/ Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Đây là một dạng rối loạn hồng cầu khá nguy hiểm. Các nhóm chủng tộc có nguy cơ cao bao gồm người gốc châu Phi, Caribe, Nam hoặc Trung Mỹ, Địa Trung Hải, Ấn Độ hoặc Ả Rập.

3/ Bệnh thiếu máu Thalassemia

Thalassemia là nhóm bệnh rối loạn máu di truyền, trong đó có một số bệnh tương đối nhẹ và một số khác có thể gây thiếu máu nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

4/ Bệnh Tay-Sachs

Tay-Sachs là một bệnh về hệ thần kinh trung ương có thể gây tử vong và các biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, chậm phát triển trí tuệ, liệt,…

Phải làm gì khi xét nghiệm trước khi mang thai phát hiện gen bệnh?

Nếu phát hiện gen gây bệnh nhờ xét nghiệm trước khi mang thai, chị em có thể thử phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của một người hiến tặng khỏe mạnh. Hoặc có thể thụ tinh ống nghiệm, các chuyên viên sẽ thực hiện các xét nghiệm đặc biệt trên phôi trước khi cấy vào tử cung người mẹ. Xét nghiệm này là “chẩn đoán di truyền tiền cấy ghép”.

Tuy nhiên, hầu hết các chị em phụ nữ hiện nay đều chỉ khám sàng lọc sau khi đã mang thai. Nếu bạn đã có thai và muốn xét nghiệm sàng lọc di truyền, cần tiến hành xét nghiệm này càng sớm càng tốt. Như thế, bạn sẽ có thêm thời gian trao đổi với bác sĩ về khả năng em bé có thể mắc phải một trong những bệnh nguy hiểm và quyết định xem có cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond

✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

7 Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai – Hệ Thống Y Khoa Diamond

Khi nào dễ thụ thai nhất?

Nhiều nghiên cứu cho rằng, độ tuổi 20 – 24 là thời điểm lý tưởng để làm mẹ, nhưng hiện nay xu hướng làm mẹ đã trễ hơn, cụ thể là 30 tuổi.

Chế độ ăn uống

Người chồng cũng nên hạn chế uống cà phê vì trong cà phê có chứa caffein, gây suy giảm khả năng có con đến 50% ở đàn ông.

Phụ nữ cần bổ sung gì trước khi sinh?

Bác sĩ sẽ thống kê các loại thuốc bổ cần bổ sung cho cơ thể trước khi mang thai và các loại vitamin cho thai nhi. Trường hợp bác sĩ không đề cập, chị em nên chủ động hỏi bác sĩ.

Cân nặng

Thừa cân và thiếu cân làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Khi bạn quá cân thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tập thể dục hằng ngày. Trường hợp giảm cân quá nhanh sẽ làm rối loạn chuyển hóa phá hủy hệ thống dinh dưỡng trong cơ thể nên bạn chỉ nên giảm 1kg/ tuần.

Các bác sĩ rất quan tâm đến chỉ số cơ thể (BMI) và cân nặng của phụ nữ để đưa ra các giải pháp kịp thời. Chính vì vậy, chị em nên ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà bác sĩ tư vấn và nên tránh các đồ ăn vặt cũng như socola.

Thực hiện kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Để có chu kỳ thai khỏe mạnh bạn nên đặt lịch hẹn khám trước khi mang thai với một bác sĩ chuyên khoa tin cậy để trao đổi việc muốn có thai và những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng mang thai nhất là những bệnh di truyền. Trường hợp chị em bị đau một bên cung quanh bụng, cảm thấy nặng nề và khó nhọc thì nên siêu âm xương chậu để kiểm tra có bị u nang hay u xơ tử cung không để điều trị kịp thời trước khi mang thai.

Ngoài ra, chị em nên nhờ bác sĩ chuyên hoa tư vấn:

Tiêm phòng trước khi mang thai: Sởi – Quai bị – Rubella, Thủy đậu, Viêm gan siêu vi B và Cúm.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho thai kỳ.

Phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe mẹ đang gặp phải.

Những loại thuốc được dùng và không được dùng khi mang bầu.

Tránh xa vật nuôi thú cưng

Khi mang thai chị em tiếp xúc với vật nuôi có nguy cơ mắc các bệnh về kí sinh trùng. Kí sinh trùng có trong lông của động vật xâm nhập vào cơ thể trong quá trình tiếp xúc có thể mắc một só bệnh như: Viêm cơ tim, viêm võng mạc mạch vành,…

Những điều nên tránh trước khi mang thai

Sảy thai, thai phát triển chậm hay chảy máu nhau thai là một trong những biến chứng do thuốc lá gây ra. Do đó, bạn nên tránh thuốc lá, bia rượu và các chất có hại.

Cả vợ lẫn chồng đều phải tránh các nguồn nhiệt vì theo nguyên cứu đầu bếp nam thường có có lượng tinh trùng ít hơn trung bình của nam giới do tiếp xúc với nguồn nhiệt thường xuyên. Khuyên chồng không nên mặc quần bó, ôm sát vì sự va chạm, cọ xát với quần sẽ sinh ra nhiệt ảnh hưởng đến tinh trùng.

Mang thai ngay sau khi sinh non hoặc bị thai lưu, sẩy thai: Sau khi tử cung phụ nữ chịu tổn thương cần ít nhất 2 năm để phục hồi.

Tự ý sử dụng thuốc: Khi mang thai phải thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc, một số loại thuốc thật sự không tốt cho thai nhi, thậm chí chúng còn gây dị tật. Tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, dù là thuốc bổ hay vitamin.

Bên trên là 7 điều cần biết trước khi mang thai, giúp chị em có cái nhìn tổng quát và kiến thức còn vướng mắc. Đồng thời chuẩn bị một tâm lý vững vàng và thoải mái để bước vào chu kỳ mang thai hơn 9 tháng khỏe mạnh.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond

✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Cách Tính Thời Điểm “Yêu” Dễ Có Thai – Hệ Thống Y Khoa Diamond

[stextbox id=’info’]Nhiều vợ chồng cho rằng giao hợp ngay sau rụng trứng là khả năng có thai cao nhất, thực tế thời điểm đậu thai thường trước khi rụng trứng 1-2 ngày.[/stextbox]

Một số bác sĩ hướng dẫn chưa đúng thời điểm canh quan hệ dễ có thai, khiến nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mất thời gian, tiền bạc để đi “canh noãn” mà vẫn bỏ lỡ cơ hội thụ thai tự nhiên. Sai lầm phổ biến nhất là nhiều người luôn nghĩ giao hợp ngay sau rụng trứng thì khả năng có thai cao nhất. Cập nhật mới nhất của Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ cho thấy cửa sổ thụ thai là khoảng thời gian 6 ngày, bắt đầu từ thời điểm 5 ngày trước khi rụng trứng cho đến một ngày sau khi rụng trứng. Ngày rụng trứng thường ký hiệu là “ngày 0”. Cửa sổ thụ thai từ “ngày -5” đến hết “ngày 0”. Trong 6 ngày này, 3 ngày có khả năng có thai cao nhất khi quan hệ vợ chồng là từ “ngày -3” đến “ngày 0”. Tức là khả năng có thai cao nhất khi hai vợ chồng quan hệ trước khi rụng trứng 1-2 ngày. Quan hệ vào ngày rụng trứng hay sau đó thì khả năng có thai đã giảm hoặc không còn.

Vấn đề ở đây là rất khó xác định chính xác ngày rụng trứng. Ở người chu kỳ kinh thật đều, khoảng 28 ngày hành kinh một lần, ngày rụng trứng thường vào ngày thứ 14 hay 15 kể từ ngày bắt đầu hành kinh. Rụng trứng thường xảy ra khoảng 14 ngày trước khi có kinh lại vào tháng sau. Những phụ nữ có chu kỳ kinh không đều, hoặc chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn, cách tính này không còn đúng nữa.

Theo dõi ngày rụng trứng

Một cách thường được các bác sĩ siêu âm khuyến khích và các cặp vợ chồng thường nghe theo là siêu âm theo dõi nang noãn. Các cặp vợ chồng thường phải siêu âm nhiều lần, kiêng giao hợp cho đến khi bác sĩ nghĩ là rụng trứng, thì mới hướng dẫn cặp vợ chồng quan hệ trong ngày đó. Rõ ràng cách này làm cho các cặp vợ chồng căng thẳng, tốn kém và giảm khả năng có thai vì nó đi ngược với các bằng chứng khoa học. Cần giao hợp thường xuyên mỗi ngày hoặc cách ngày trước khi rụng trứng vài ngày để có khả năng có thai tự nhiên cao nhất.

Việc theo dõi ngày rụng trứng thường ít có giá trị trong tháng theo dõi, vì nếu đợi đến khi rụng trứng thì khả năng có thai tự nhiên thường đã giảm nhiều hoặc không còn. Tuy nhiên việc theo dõi và xác định ngày rụng trứng có thể giúp các cặp vợ chồng dự đoán sớm được ngày sẽ rụng trứng hàng tháng, từ đó canh ngày quan hệ trước đó vài ngày, để tỷ lệ có thai tự nhiên cao nhất.

Các nghiên cứu cho thấy các biện pháp ước tính ngày rụng trứng hiện nay như siêu âm, theo dõi chất nhầy cổ tử cung, tính ngày theo chu kỳ kinh, theo dõi nhiệt độ, thử que rụng trứng… chỉ tính được ngày rụng trứng với độ chính xác khoảng 50%.

Cách dự đoán được xem là đơn giản, chính xác, ít tốn kém và hiệu quả nhất là theo dõi chất nhầy cổ tử cung. Các nghiên cứu cho thấy giao hợp vào ngày chất nhầy cổ tử cung trong, dai và lượng nhiều nhất thì khả năng có thai có được cao nhất. Nghĩa là khi chất nhầy cổ tử cung trong, dai và nhiều nhất thì khả năng là khoảng 2 ngày sau sẽ có rụng trứng. Đây có thể là cách mà các cặp vợ chồng nên áp dụng.

Khả năng sinh sản và tuổi 

Khả năng có thai mỗi tháng ở một cặp vợ chồng không phải là 100%, bình thường chỉ vào khoảng 20-25%. Phần lớn các cặp vợ chồng sẽ có thai trong 3 tháng đầu tiên cố gắng. Nếu tính đến 6 tháng quan hệ vợ chồng liên tục, có trên 80% người vợ có thể có thai. Sau 12 tháng, gần 90% các cặp vợ chồng có thể có thai.

Tuổi của người vợ ảnh hưởng khá lớn đến khả năng có thai. Tuổi có thai và sinh đẻ tốt nhất ở phụ nữ là khoảng 20-30 tuổi. Sau 30 tuổi khả năng có thai giảm dần. Sau 35 tuổi, khả năng có thai của phụ nữ chỉ còn chưa tới 50% so với tuổi dưới 30.

Tần suất quan hệ vợ chồng để dễ có thai

Quan niệm sai lầm thường thấy cho rằng kiêng xuất tinh càng lâu thì tinh trùng càng tốt. Các nghiên cứu chứng minh điều ngược lại, tinh trùng tốt nhất khi nam giới xuất tinh mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy khả năng có thai tự nhiên cao nhất khi cặp vợ chồng quan hệ mỗi ngày hoặc cách ngày. Nếu tần suất quan hệ vợ chồng thưa hơn thì cơ hội có thai tự nhiên sẽ giảm. Các cặp vợ chồng mong con cần lưu ý điều này.

Quan hệ vợ chồng kiểu nào thì dễ có thai nhất

Các nghiên cứu cho thấy quan hệ theo các tư thế khác nhau, không làm thay đổi khả năng có thai. Một số người nghĩ rằng phải nằm yên thật lâu hay nâng mông cao để tăng khả năng có thai. Các suy nghĩ này đều không có cơ sở khoa học.

Một số nghiên cứu cho thấy sau khi quan hệ khoảng 10-15 phút, tinh trùng đã có thể đến được vòi trứng, nơi thụ tinh với trứng. Khả năng đi lên này không phụ thuộc vào tư thế quan hệ hay thời gian nằm tại chỗ sau quan hệ vợ chồng.

Ăn uống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng lên khả năng có thai không

Phụ nữ quá ốm hay quá thừa cân đều giảm khả năng sinh sản. Chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất, ít chất béo, nhiều vitamin, chất kháng oxy hóa có thể giúp tăng khả năng có thai tự nhiên, tuy nhiên tác dụng không rõ ràng.

Hút thuốc, uống rượu đều được chứng minh có ảnh hưởng xấu đến khả năng có thai, đồng thời tăng nguy cơ sảy thai. Uống cà phê với lượng bình thường không ảnh hưởng đến khả năng có thai tự nhiên.

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay hóa chất độc hại làm giảm khả năng có thai và tăng nguy cơ sẩy thai sớm.

Lời khuyên để tăng cơ hội có thai tự nhiên

– Nên có thai sớm, khi người vợ chưa tới 30 tuổi.

– Quan hệ vợ chồng thường xuyên, mỗi ngày hay cách ngày, trong khoảng thời gian 6 ngày của cửa sổ thụ thai sẽ giúp có cơ hội có thai tự nhiên cao nhất.

– Ăn uống điều độ, đủ chất, bổ sung vitamin và chất kháng oxy hóa vài tháng trước khi dự tính có thai.

– Kiêng hoặc ngưng hút thuốc, uống rượu và tránh tiếp túc môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại vài tháng trước khi chuẩn bị có thai.

Nếu để có thai tự nhiên sau 12 tháng mà chưa có được, nên đi khám chuyên khoa. Nếu vợ trên 35 tuổi, nên đi khám sớm hơn, sau 6 tháng.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường Nguồn: vnexrpress.net

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Có Thực Sự Cần Thiết Hay Không?

Các bệnh khi mang thai

Xét nghiệm máu khi mang thai giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi trong thai kỳ.

Vì sao cần xét nghiệm máu khi mang thai?

Bà bầu cần tiến hành xét nghiệm máu khi mang thai để bác sĩ chuyên khoa đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, dựa trên các chỉ số của kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ hoặc bệnh viện nơi bạn đăng ký sinh cũng có thể đưa ra những dự đoán nguy cơ (nếu có) trong thai kỳ và trong cuộc sinh, từ đó có những phương án can thiệp thích hợp, kịp thời để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Khi nào bà bầu cần xét nghiệm máu?

Không có quy định bắt buộc nào về thời gian yêu cầu bà bầu phải xét nghiệm máu Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây là một xét nghiệm rất cần thiết với thai phụ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ Thông thường, khi chị em đi khám thai định kỳ, bác sĩ khám cho bạn sẽ tư vấn về việc tiến hành xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu khi mang thai cần làm những gì? *Trước khi tiến hành xét nghiệm máu khi mang thai

Bác sĩ sẽ hẹn mẹ bầu thời gian, địa điểm để lấy máu xét nghiệm. Việc lấy máu xét nghiệm tốt nhất được thực hiện vào buổi sáng, thai phụ cần nhịn ăn sáng để việc thu thập mẫu máu cho kết quả chính xác. Bạn có thể mang sẵn đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi lấy mẫu máu xong.

*Quá trình lấy máu cho bà bầu có nhanh chóng không?

Tại bệnh viện sản khoa hoặc cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản, cán bộ khoa xét nghiệm sẽ tiến hành lấy mẫu máu của bà bầu.

Quá trình lấy máu xét nghiệm được tiến hành nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo an toàn theo quy định của ngành y tế. Một số chị em sẽ cảm thấy hơi đau nhói hoặc bị thâm tím ở vết chích lấy máu nhưng sẽ qua nhanh, không có gì phải lo lắng.

*Những chỉ số xét nghiệm máu cần thiết ở phụ nữ mang thai

+Nhóm máu: Xác định bà bầu có nhóm máu gì (A,B,AB,O) nhằm đề phòng trường hợp bà bầu cần truyền máu khẩn cấp sẽ nhanh chóng tìm người hiến máu hoặc bệnh viện chuẩn bị máu truyền phù hợp cho cuộc sinh.

+Yếu tố Rh: Thông thường, người mang nhóm máu Rh+ chiếm đa số, còn nhóm máu Rh- được gọi là nhóm máu hiếm. Trong trường hợp, người cha có yếu tố Rh+, người mẹ mang thai có yếu tố Rh- thì nhiều khả năng thai nhi sẽ mang yếu tố Rh+ (Hiện tượng bất đồng nháu máu giữa mẹ và con). Điều này dẫn đến hệ quả là cơ thể người mẹ sản xuất những chất kháng thể phá hủy hồng cầu ở thai nhi, khiến thai nhi nguy hiểm. Nếu biết trước được vấn đề này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể người mẹ để giảm thiểu yếu tố rủi ro cho thai.

+ Kiểm tra đường huyết: Nhằm đánh giá tiểu đường thai kỳ mẹ bầu có bị thừa cân béo phì hay không. Đối với thai phụ trong gia đình có người bị tiểu đường béo phì thì đặc biệt phải tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết

+ Kiểm tra hàm lượng sắt: Nhằm đánh giá hàm lượng Heamoglobin có trong máu của mẹ bầu. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ mẹ bầu đang bị thiếu máu Việc này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vì người mẹ thiếu máu sẽ làm giảm quá trình đem oxy, chất dinh dưỡng cho em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên thiếu máu ở bà bầu có thể dễ dàng điều chỉnh thông qua chế độ ăn hàng ngày và thuốc uống bổ sung.

Sau khi xét nghiệm máu ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ kiểm tra lại chỉ số Heamoglobin ở tuần thứ 28 một lần nữa. Tuy nhiên, nếu qua 3 tháng đầu, chị em vẫn thấy cơ thể mệt mỏi da dẻ xanh xao, kém hồng hào thì có thể đề nghị bác sĩ cho tiến hành xét nghiệm máu sớm hơn.

+Xét nghiệm máu phát hiện 1 số bệnh:

*Phát hiện hội chứng Down: Vào tuần thai 11-13, ngoài việc siêu âm khoảng sáng sau gáy bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để phát hiện sớm hội chứng Down ở thai nhi.

*Chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc Thalassaemia: Đây là bệnh rối loạn tế bào máu gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ bầu khiến thai nhi kém phát triển

Xét nghiệm máu có thể dễ dàng phát hiện viêm gan B ở mẹ bầu để giảm thiểu nguy cơ mẹ truyền bệnh cho con. Trẻ sau khi chào đời sẽ được tiêm 1 mũi viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh, mũi thứ 2 tiêm khi bé 1-2 tháng tuổi, mũi thứ 3 tiêm khi bé 6 tháng tuổi.

*Phát hiện bệnh giang mai: Xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ có thể lây nhiễm sang thai nhi khiến sinh non hoặc thai chết lưu hoặc trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh

*Tìm kháng thể HIV: phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm máu để phát hiện vi-rút HIV. Nếu nhiễm bệnh bác sĩ sẽ có biện pháp bảo vệ và can thiệp nhằm duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho em bé.

Bạn đang xem bài viết Xét Nghiệm Trước Khi Mang Thai Có Thực Sự Cần Thiết – Hệ Thống Y Khoa Diamond trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!