Cập nhật thông tin chi tiết về Xăm Mình Và Vẽ Henna Khi Mang Thai: Nên Hay Không Nên? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xăm mình và vẽ henna khi mang thai: nên hay không nên?
Mang bầu có nên xăm mình không?
Tốt nhất là các chị em không nên đi xăm khi đang mang thai. Trên thực tế các thợ xăm đều từ chối xăm cho phụ nữ có thai.
Đôi khi, có một vài khách hàng có bầu thường bị xỉu hoặc bất tỉnh. Và hầu hết các thợ xăm thì đều không được đào tạo để xử lý trường hợp bà bầu bị ngất xỉu khi xăm mình.
Kim xăm rất sắc và có thể gây sốc, vì vậy không nên xăm khi mang thai vì lúc này làn da của mẹ rất nhạy cảm. Các trường hợp căng thẳng bất thường trong thai kỳ có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Hiện vẫn chưa rõ xăm hình có gây ra mức độ căng thẳng này hay không, nhưng tốt nhất là để giữ an toàn mẹ không nên xăm trong thời gian này.
Mực xăm có thể được hấp thụ một phần vào cơ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ về sự ảnh hưởng của mực xăm đến thai nhi.
Khi mang thai, cách mẹ cảm nhận về cơ thể và hình ảnh cơ thể có thể thay đổi. Mỗi một hành động, việc làm của mẹ khi mang thai mà bác sĩ không khuyến khích đều ảnh hưởng đến em bé sau này.
Bà bầu có nên xăm mình khi mang thai không?
Ngoài ra, da của mẹ bầu sẽ căng ra khi mang thai và mẹ có thể tăng cân. Vì vậy, sau khi sinh em bé và giảm cân, hình xăm của mẹ có thể thay đổi. Sẽ hợp lý hơn nếu mẹ đợi sau sinh để đi xăm mình.
Nếu mẹ đang cho con bú, nên đợi đến khi con cai sữa hoàn toàn để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm trùng ở người mẹ chỉ là chuyện nhỏ, nhưng sẽ nguy hiểm nếu nhiễm trùng truyền cho con qua đường sữa mẹ.
Nếu mẹ vẫn quyết định đi xăm trong khi mang thai, hãy chọn một tiệm xăm mà nhân viên có đeo găng tay, sử dụng kim dùng một lần vô trùng và thiết bị sạch sẽ đã được khử trùng.
Nếu thiết bị đã qua sử dụng và bị bẩn, mẹ sẽ có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C hoặc HIV.
Mang bầu có nên vẽ henna không?
Việc vẽ henna khi mang thai có an toàn hay không phụ thuộc vào loại mực henna mẹ sử dụng. Mẹ cần chọn lọc kỹ càng để chắc chắn rằng sản phẩm đó an toàn, đặc biệt nếu muốn dùng henna để nhuộm da trong khi mang thai.
Bà bầu vẽ henna nghệ thuật
Henna tự nhiên, chỉ có nguồn gốc từ thực vật và không có hóa chất bổ sung sẽ an toàn để sử dụng trên tóc hoặc trên da của bà bầu.
Loại thuốc này có màu nâu và không gây hại, thường được đề xuất thay thế thuốc nhuộm tóc hóa học trong khi mang thai. Henna không giữ được màu tóc lâu, và cũng chỉ có sẵn một số màu nhất định.
Cây henna tự nhiên để sử dụng làm thuốc nhuộm da thường được trộn với nước chanh và tinh dầu. Và điều mẹ cần làm là kiểm tra xem các loại tinh dầu được sử dụng có an toàn trong thai kỳ không.
Phải mất hơn vài giờ để trên da thì henna mới có tác dụng và lưu lại một vết màu cam nâu. Hình vẽ henna giữ được khoảng từ một đến ba tuần.
Tuy nhiên, henna đen có chứa một loại thuốc nhuộm gọi là para-phenylenediamine (PPD), có thể gây viêm da và phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Vì vậy loại thuốc này không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
PPD được sử dụng như một thành phần trong thuốc nhuộm tóc. Tuy nhiên, việc thêm PPD vào các sản phẩm để sử dụng trực tiếp trên da là bất hợp pháp, mặc dù nó được bắt gặp khá nhiều trong các lễ hội và sự kiện lớn, nhất là ở Ấn Độ.
Henna đen có thể khiến mẹ bầu đau trong thời gian ngắn và làm hỏng làn da về lâu dài cũng như có thể làm làn da nhạy cảm với các sản phẩm khác có chứa PPD. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ có nguy cơ bị dị ứng với các sản phẩm như thuốc nhuộm tóc trong tương lai.
Nếu mẹ đã từng xăm henna đen và da bị ngứa hoặc đau, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Luôn đọc thông tin trên bao bì trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để nắm rõ thành phần và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Kiểm tra sản phẩm cẩn thận để đảm bảo đó là henna tự nhiên, đặc biệt nếu sử dụng để nhuộm da. Henna tự nhiên có màu nâu tinh khiết, tác dụng lâu và giữ được trong vài tuần. Henna đen có màu đen tuyền, tác dụng kéo dài khoảng một tuần và không an toàn, đặc biệt là với bà bầu.
Nếu không chắc chắn sản phẩm có phải là henna tự nhiên hay không thì mẹ không nên sử dụng.
Khi mẹ gập người hoặc duy trì một tư thế trong lúc vẽ henna có thể khiến mẹ cảm thấy không thoải mái. Nếu mẹ cảm thấy chóng mặt, hoặc khó thở cần dừng lại ngay.
Đừng duy trì nhiệt độ trong phòng cao để có màu henna đậm hơn. Không gian quá nóng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và tăng huyết áp.
Nguồn:Babycenter
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Phun Xăm Thẩm Mỹ Hay Không
Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Phun Xăm Thẩm Mỹ Không
1. Phun xăm có ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?
Các phương pháp này được xem như là một cách trang điểm bán vĩnh viễn cho chị em phụ nữ, đem lại nét đẹp uyển chuyển cho đôi chân mày, một bờ môi căng mọng và đôi mắt sắc sảo hơn.
Tuy nhiên, phun xăm điêu khắc thẩm mỹ này có lẽ không phù hợp với chị em phụ nữ đang mang thai và cho con bú bởi những lý do sau:
Trong thành phần các loại mực phun xăm thường chứa nhiều kim loại nặng và hóa chất tạo màu, đặc biệt là thủy ngân và chì. Tuy với hàm lượng rất nhỏ, nhưng với cơ thể người phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của hai mẹ con.
Trong quá trình phun xăm sẽ có sử dụng các loại thuốc ủ tê, và sau phun xăm bạn cũng cần sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ như chống viêm, kháng sinh – điều này sẽ gây một số tác dụng phụ với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, cơ thể người mẹ đang mang thai hoặc cho con bú rất yếu, làn da có khả năng phục hồi thấp – điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phun xăm, điêu khắc thẩm mỹ.
Vì vậy, cho dù đảm bảo 100% mực phun organic thì Miss Tram vẫn khuyên bạn KHÔNG nên phun xăm thẩm mỹ khi đang mang thai và cho con bú (ít nhất 6 tháng đầu) để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
+ Note: Nguy Cơ Lão Hóa Da Ở Phụ Nữ Sau Sinh Và Cách Khắc Phục
2. Làm đẹp môi, mày an toàn nhất cho phụ nữ mang thai
Với rất nhiều rủi ro khi sử dụng các phương pháp phun xăm điêu khắc thẩm mỹ cũng như nhiều tác hại khi thường xuyên sử dụng mỹ phẩm trang điểm, Miss Tram xin gợi ý đến bạn các công làm đẹp vừa hiệu quả vừa an toàn nhất cho các chị em đang mang thai:
Trên thị trường có rất nhiều dòng mặt nạ ngủ cho môi, bạn nên sử dụng các sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn nhất. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại dầu dưỡng tự nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu hay dầu oliu.
+ Note: Những Trường Hợp Không Nên Phun Xăm Thẩm Mỹ
+ 2 thìa sáp ong,
+ 1 thìa dầu oliu,
+ 1 thìa vitamin E,
+ 2 củ dền tươi ép lấy nước.
Bước 1: Đun cách thuỷ nước ép cho đến khi dung dịch này trở nên sền sệt thì tắt bếp.
Bước 2: Tắt bếp, đợi dung dịch bớt nóng, cho dầu oliu và sáp ong vào. Sau đó đun tiếp bằng lửa nhỏ cho đến khi sáp ong tan hoàn toàn.
Bước 3: Cho hỗn hợp ra khỏi bếp, khuấy đều để tránh vón cục. Khi hỗn hợp đặc sánh thì cho vitamin E vào, khuấy đều đến khi hỗn hợp nguội.
Bước 4: Cho hỗn hợp vào hũ và đóng nắp.
**Lưu ý: Khi làm son môi, không được sử dụng dụng cụ bằng kim loại. Vì kim loại sẽ làm biến đổi màu của son môi. Các mẹ cũng nên bảo quản son nơi thoáng mát và sử dụng trong 3 tháng.
**Lưu ý, trong thời gian mang thai, vấn đề dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe mẹ và bé. Không những vậy, nếu thường xuyên bổ sung đủ các nhóm dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ quả tươi thì làn da, đôi môi, hàng mi và lông mày của bạn cũng được nuôi dưỡng khỏe đẹp nhất đấy.
Miss Tram – Natural Beauty Center
Hotline: 1900 7018
Di Động: 0909.783.289 – 0937.18.6060
Xem Thêm Về Tin Tức – Bí Quyết Làm Đẹp Của Miss Tram – Natural Beauty Center:
Chăm Sóc Da Đúng Cách Sau Tẩy Nốt Ruồi Bằng Laser
Các Thành Phần Cứu Tinh Cho Làn Da Mụn
Hướng Dẫn Đẩy Lùi Tình Trạng Lão Hóa Da Ở Tuổi 40
Mang Thai Có Nên Phun Xăm Lông Mày Không?
Phun thêu lông mày đang là một xu hướng được phái đẹp lựa chọn
Có nên phun thêu lông mày không?
Không phải ai cũng có một cặp lông mày “bẩm sinh” đã đẹp, trong khi đó lông mày là một trong những điểm nhấn tạo nét đẹp cho khuôn mặt. Để khuôn mặt thanh thoát, đẹp hơn, nhiều phụ nữ chọn cách vẽ lông mày. Tuy nhiên, trang điểm cho lông mày hàng ngày sẽ tốn nhiều thời gian, bên cạnh đó không phải ai cũng có thể tự mình vẽ được cặp lông mày đều đặn, tương xứng với khuôn mặt.
Vậy có nên phun thêu lông mày không? Câu trả lời là có. Nếu lông mày được phun thêu, sẽ giúp bạn tiết kiệm đươc thời gian và công sức để hàng ngày trang điểm. Bên cạnh đó, những khuôn mày đẹp, tương xứng với khuôn mặt được các bác sĩ thẩm mỹ nghiên cứu, tính toán kỹ, sẽ giúp bạn luôn có đôi chân mày đẹp, tô điểm cho khuôn mặt của mình.
Phun xăm lông mày giúp bạn luôn có đôi chân mày đẹp, tô điểm cho khuôn mặt của mình
Bà bầu có được phun lông mày không?
Nhiều phụ nữ đang mang thai nhưng vẫn có nhu cầu được làm đẹp. Đặc biệt, khi mang thai các chị em thường bị rụng lông mày do thay đổi hoocmon. Vậy, phụ nữ mang thai có được phun lông mày không? Thực tế, trong thành phần của mực phun xăm có chứa kim loại nặng, hóa chất tạo màu. Bởi vậy, hóa chất có khả năng có độc, nguy hiểm nhất là cho phụ nữ mang thai.
Vậy, có nên phun tán bột lông mày hay không? Về cơ bản, việc xăm hay phun lông mày đều phải tiếp xúc trực tiếp lên da bằng các mũi tiêm, phun. Bởi vậy, các mẹ không nên có ý định phun lông mày trong khi đang mang thai.
Gợi ý nhỏ: trong lúc mang thai các mẹ có thể bán hàng online khi nghỉ ở nhà vì thế các mẹ đừng bỏ qua bài viết 15 loại mỹ phẩm HQ các mẹ bán kiếm lời mà không sợ lỗ vốn
Những lưu ý khi phun xăm lông mày
Địa chỉ tin cậy: Một trong những yếu tố đầu tiên khi chị em quyết định có nên phun tán bột lông mày không là nên tìm một địa chỉ tin cậy để thực hiện. Cơ sở phải được cấp phép của sở y tế, đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Các chị em không nên phun xăm tại các cơ sở không đảm bảo, cơ sở nhỏ lẻ, không được trang bị thiết bị sạch sẽ.
Chăm sóc sau khi phun lông mày: Sau khi phun lông mày có nên bôi thuốc mỡ không? Đó là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Quá trình chăm sóc sau khi đã phun xăm, bôi thuốc mỡ là việc vô cùng quan trọng và bắt buộc đối với các chị em. Bởi thuốc mỡ có tác dụng tránh viêm, giúp lông mày nhanh hồi phục. Ngoài ra, các chị em cũng cần lưu ý, kiêng rượu bia, bôi kem dưỡng da lên lông mày, …
Hãy tìm hiểu kỹ để làm đẹp hơn cho khuôn mặt của mình.
Không phun xăm khi mang thai: Bà bầu có nên phun xăm lông mày không? Như chúng tôi đã cung cấp thông tin, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên phun xăm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Lông mày rậm có nên phun không?: Thực tế, nếu lông mày quá rậm, cũng sẽ khiến khuôn mặt trở nên không hài hòa. Bởi vậy, chị em vẫn có thể phun xăm lông mày nếu lông mày quá rậm.
Các tin khác
Quan Hệ Khi Mang Thai Nên Hay Không Nên Và Những Điều Mẹ Cần Biết
Có rất nhiều mẹ bầu cảm thấy giảm ham muốn khi mang thai. Nhưng điều đó chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu mang thai và giai đoạn chuẩn bị sinh. Việc giảm ham muốn tình dục khi mang thai là điều dễ hiểu. Nhiều cặp vợ chồng cảm thấy không thoải mái quan hệ khi mang thai nhưng nhiều cặp vợ chồng khác lại cho rằng đó là điều rất thú vị, trải nghiệm mới mẻ.
Có nên quan hệ khi mang thai?
Thai nhi đang phát triển và được bảo vệ bởi nước ối trong tử cung. Dương vật của người chồng không thể xâm nhập vào vị trí mà em bé đang nằm và phát triển, vì vậy hoạt động tình dục không gây ảnh hưởng đến em bé, em bé hoàn toàn không biết chuyện gì đang xảy ra.
Hoạt động tình dục khi mang thai hoàn toàn bình thường, không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi miễn là người mẹ không gặp phải các biến chứng như chuyển dạ sinh non hoặc các vấn đề về nhau thai. Tuy vậy, đối với phụ nữ mang thai cũng ít nhiều ảnh hưởng đến nhu cầu tình dục và mức độ thoải mái khi quan hệ.
Quan hệ tình dục khi mang thai có gây sảy thai không?
Các tư thế quan hệ khi mang thai tốt nhất là gì?
Miễn là mẹ bầu cảm thấy thích, thoải mái thì hầu hết các tư thế quan hệ khi có thai đều ổn và không mấy ảnh hưởng tới thai nhi. Kể cả việc quan hệ tình dục bằng miệng cũng là an toàn khi mang thai.
Ngoài ra, ở những tháng cuối của thai kỳ, khi thai phát triển to hơn thì các tư thế quan hệ phù hợp là điều cần thiết. Các mẹ có thể áp dụng các tư thế:
– Tư thế úp thìa: Người vợ nằm nghiêng, người chồng ở phía sau và đưa dương vật xâm nhập từ phía sau. Tư thế này khiến vùng bụng của người mẹ không bị ảnh hưởng, không bị chèn ép, đè nặng.
– Tư thế người vợ bên trên: Đây là tư thế phù hợp với mọi thời điểm của thai kỳ. Tư thế này người vợ có thể chủ động kiểm soát cử động, độ sâu của dương vật cũng như nhịp độ của cuộc yêu.
Khi mang thai mẹ cũng có thể áp dụng, sáng tạo thêm các tư thế mà mình thích miễn là cảm thấy thoải mái, thư giãn và đạt được cảm xúc mà mình mong muốn.
Quan hệ khi mang thai có cần dùng bao cao su?
Chị em có thể sử dụng bao cao su trong các trường hợp:
– Quan hệ với 1 người bạn tình mới trong thai kỳ.
– Không có mối quan hệ 1 vợ 1 chồng.
Tuy nhiên, đối với những chị em có quan hệ 1 vợ 1 chồng mà người chồng đang mắc một số bệnh lý về đường tình dục thì nên sử dụng bao cao su để giảm những nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Nên áp dụng với tất cả các hình thức quan hệ như quan hệ bằng âm đạo, bằng miệng hay bằng hậu môn.
Khi nào không nên quan hệ tình dục khi mang thai?
Không phải lúc nào người mẹ cũng ở trong thế sẵn sàng quan hệ. Sự kích thích vú, cực khoái nữ và một số hormone trong tinh dịch có thể gây kích thích co bóp tử cung. Vì vậy, những lúc sau đây mẹ không nên quan hệ:
– Bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân dù chảy máu ít hay nhiều
– Bị đau quặn bụng từng cơn
– Bị rò, rỉ ối
– Cổ tử cung bắt đầu mở, có biểu hiện mở, cổ tử cung ngắn.
– Nhau thai bám thấp hoặc nhau tiền đạo
– Có tiền sử sinh non hoặc tiền sử sảy thai 3 tháng đầu.
– Mang đa thai (từ 2 bé trở lên)
– Mẹ có triệu chứng tiền sản giật hoặc cao huyết áp.
Một số vấn đề thường xảy ra khi quan hệ lúc có thai
Về cơ bản, mang thai quan hệ không ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, thực hiện quan hệ tình dục cũng có thể xuất hiện nhiều vấn đề.
– Quan hệ khi mang thai bị ra máu?
Khi mang thai quan hệ bị ra máu có nhiều nguyên nhân, có thể là do nhau bong non, polyp tử cung, lưu lượng máu gia tăng…Ngay khi thấy xuất hiện máu sau quan hệ dù ít hay nhiều, kể cả đã dừng ra máu thì mẹ cũng cần đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Mang thai quan hệ bị ra máu có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hay sảy thai mẹ không được chủ quan.
– Quan hệ khi mang thai bị tức bụng, gò bụng
Khi quan hệ người mẹ thường có cảm giác tức bụng, gò bụng là do phần cơ bụng của mẹ có chút căng tức bởi cân nặng thai, lượng hormone thay đổi làm tử cung co lại khi mẹ đạt cực khoái.
Ngoài ra, lúc quan hệ lượng máu tăng cao và di chuyển nhanh xuống cùng chậu cũng như vùng sinh dục bao gồm cả tử cung khiến âm đạo trở nên nhạy cảm hơn và mẹ sẽ cảm thấy gò cứng bụng trong lúc quan hệ. Đây là biểu hiện bình thường mẹ đừng quá lo lắng.
– Quan hệ khi mang thai bị đau bụng dưới?
Sau khi quan hệ mẹ bầu bị đau bụng dưới do các nguyên nhân như tư thế không phù hợp, người chồng đã đè nặng lên vùng bụng của mẹ; mẹ bị viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung và đặc biệt tinh dịch của người chồng gây co thắt tử cung tạo lên các cơn đau vùng bụng dưới của người mẹ.
Nếu các cơn đau chỉ xuất hiện ngắn và mức độ nhẹ sẽ tự hết thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, các cơn đau luôn âm ỉ, đau nhiều, kéo dài thì đó là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay.
– Có nên quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối không?
Mẹ có thể quan hệ vào bất cứ thời gian nào của thai kỳ nếu mẹ không mắc phải những vấn đề biến chứng sản khoa.
– Trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ thường hay bị mệt mỏi, ốm nghén nên có thể ảnh hưởng nhiều tới ham muốn tình dục.
– Trong 3 tháng giữa là thời điểm lý tưởng để quan hệ, lúc này thai chưa quá to, mẹ cũng đã thích ứng được với việc mang thai nên hứng thú quay trở lại, mẹ có thể quan hệ bình thường.
– Trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai đã bắt đầu to hơn, cồng kềnh hơn và mẹ cũng thấy bất tiện hơn nên nếu muốn quan hệ cần lựa chọn tư thế không gây ảnh hưởng tới vùng bụng của mẹ.
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/quan-he-khi-mang-thai-nen-hay-khong-nen-va-nhung-dieu… Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/quan-he-khi-mang-thai-nen-hay-khong-nen-va-nhung-dieu-me-can-biet-d238706.html
Nuôi con bằng sữa mẹ
Các phương pháp khác
Đặt vòng tránh thai
Theo Eva
Bạn đang xem bài viết Xăm Mình Và Vẽ Henna Khi Mang Thai: Nên Hay Không Nên? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!