Xem Nhiều 3/2023 #️ Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai: nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến khi mang thai và có thể ước tính lên đến 20% triệu chứng của thai kỳ. Bệnh viêm mũi dị ứng trong khi mang thai không chỉ gây khó chịu đối với các bà mẹ mà có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nguyên nhân và cách điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai như thế nào?

1.    Viêm mũi dị ứng là như thế nào?

Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng: ngạt mũi, hắt hơi, ngứa mũi và chảy nước mũi. Viêm mũi thai kỳ hay viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể hiểu là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài 6 tháng hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp. Cũng có thể bị biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh.

2.    Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai:

Có khoảng 15 -20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai dị ứng bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng. Đồng thời cũng là nguyên nhân gây rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cở thể khi gặp phải các vật lạ đối với cơ thể hay còn gọi là yếu tố dị nguyên. Các yếu tố dị nguyên thương gặp như là bụi nhà, lông mèo, phấn hoa,… 15 -20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai dị ứng bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng

3.    Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có sao không?

Với các bà bầu khi bị viêm mũi dị ứng thoáng qua có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát được thì bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi do sức khỏe của mẹ không được tốt. Bởi chất lượng giấc ngủ kém, bà bầu mệt mỏi, bị căng thẳng và thậm chí có thể gây bội nhiễm dẫn tới viêm mũi mạn tính, viêm họng. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ làm giảm cung cấp oxy trong khi ngủ. Từ đó giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Tình trạng này có thể làm cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung,mẹ bầu tăng nguy cơ bị tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.

4.    Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng đến mẹ và bé:

Bản chất viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được kiểm soát đặc biệt khi người mẹ có dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi. Trong trường hợp nặng hơn có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm họng. Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ từ đó ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Điều đó làm tăng nguy cơ huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Trong khi đó, hiện tượng hắt hơi và xì mũi liên tục sẽ kích thích cơn gò tử cung. Nếu kích thích quá nhiều sẽ gây tình trạng dọa sảy thai hoặc sinh non.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi

5.    Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai như thế nào?

Các mẹ khi mang thai cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Khi có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng khi mang thai nên đi khám để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Bà bầu tuyệt đối không được tự mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc điều trị dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi.  Đặc biệt là bản thân những người bị viêm mũi dị ứng vốn có cơ địa rất nhạy cảm nên việc sử dụng thuốc càng phải thận trọng hơn. Việc sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

6.    Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai:

Những phụ nữ khi mang thai cần phải chú ý các điểm sau để có thể phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng một cách hiệu quả nhất:  – Tìm hiểu xem dị nguyên gây ra tình trạng này để phòng tránh hiệu quả. – Giữ cho nhà cửa và môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh để ẩm ướt. – Không nuôi súc vật như chó, mèo,… trong nhà. – Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại thủy hải sản, sữa, trứng,… – Khi trời trở lạnh cần phải giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi. – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. – Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà của và khi đi ra ngoài đường Giai đoạn đầu, nếu người mẹ chỉ bị viêm kích ứng, chỉ cần sử dụng một số thảo dược an toàn với phụ nữ mang thai như húng chanh, gừng, tía tô, quất…Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thế gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, người mẹ cần đặc biệt chú ý phòng tránh trong giai đoạn này. Chương trình chăm sóc Thai sản trọn gói tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn được thiết kế khoa học với lịch khám và xét nghiệm thường quy trong suốt thai kỳ giúp chẩn đoán và điều trị sớm tránh những nguy cơ gây hại đến mẹ và bé. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770. xét nghiệm tiểu đường thai kỳ  siêu âm độ mờ da gáy

Viêm Họng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Trị viêm họng cho bà bầu bằng bột nghệ, chanh mật ong, lá tía tô, rau tầng dầy lá là những bài thuốc chữa viêm họng, nóng họng hay, hiệu quả mà không phải dùng kháng sinh.

Bà bầu bị viêm họng có sao không?

Viêm họng là bệnh thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu mắc viêm họng thường có những biểu hiện như ho, sốt, đau họng,… Những triệu chứng này của bệnh khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, họng bị viêm và đau gây khó khăn trong việc nuốt làm bà bầu vốn không ăn được nhiều do ốm nghén nay lại càng cảm thấy khó ăn hơn.

Những cơn ho mạnh và dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sẩy thai.

Nếu cơn ho do bệnh lý như viêm phổi khiến mẹ ho nhiều và mạnh có thể làm trầy xướt thanh quản, gây chảy máu trong cơn ho rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này, bạn có thể buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.

5 cách chữa viêm họng cho phụ nữ mang thai theo dân gian

1/ Trị viêm họng bằng gừng, chanh và mật ong

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

2/ Bột nghệ

Các mẹ lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

3/ Tỏi và sữa nóng

Các mẹ giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa bà bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm viêm họng nhanh chóng đấy.

4/ Trị viêm họng bằng lá tía tô

Lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.

5/ Quất xanh, mật ong

Ngoài sử dụng 3 nhóm thuốc tây y, đông y và liệu pháp dân gian, khi không may mắc bệnh viêm họng, các mẹ cũng cần chú trọng bổ sung cho cơ thể mình những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ nói chung và hệ hô hấp nói riêng, cùng với hạn chế những tác nhân gây bệnh cụ thể như:

Ăn nhiều các loại rau xanh (đặc biệt là các loại rau thuộc họ hàng nhà cải: cải bắp, cải xanh, củ cải trắng)…; ăn nhiều hoa quả có tính thanh nhiệt và giảm viêm như: nho, lê, táo, cà rốt…

Uống đủ nước

Có thói quen sinh hoạt hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Thường xuyên tập thể dục bằng những bài vận động nhẹ, tập yoga…

Chủ động phòng tránh các tác nhân gây viêm họng như môi trường bụi bẩn, khói thuốc và tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng để bảo vệ an toàn sức khoẻ cả mẹ và con.

Trong quá trình điều trị, bạn cũng cần tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng cách dùng một số thực phẩm chức năng có chứa sắt, kẽm, vitamin A, B, C… có tác dụng mau chóng hàn gắn vết thương nơi cổ họng, tiêu viêm đường hô hấp, đồng thời giúp hệ miễn dịch hồi phục khả năng chiến đấu với bệnh tật.

Ngoài ra việc sử dụng thuốc chữa viêm họng trong thời kỳ mang thai nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

cách ngâm quất xanh với mật ong

bà bầu bị viêm họng

bà bầu viêm họng có đờm

viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu

bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi

Những Điều Cần Biết Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai

Thế nào là viêm mũi dị ứng? Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng đó là: ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.

Viêm mũi thai kỳ hay viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể được định nghĩa là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài 6 hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh.Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai Có khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai ứng bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng khi mang thai chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các yếu tố dị nguyên (yếu tố lạ đối với cơ thể). Các yếu tố dị nguyên thường gặp ví dụ như: thời tiết lạnh, bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi,… Đặc biệt đối với những người có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính,… thì nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn những người khác. Ngoài việc xâm nhập theo đường hô hấp, các tác nhân gây kích thích còn có thế vào cơ thể qua đường da hoặc qua đường ăn uống. Đặc biệt đối với những phụ nữ có cơ địa dị ứng thì khi mang thai sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường. Thông thường, bà bầu bị viêm mũi dị ứng kéo dài khoảng vài tuần hoặc 6 tháng.Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Về bản chất viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được kiểm soát đặc biệt khi người mẹ có dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng hay mệt mỏi, trường hợp nặng hơn có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm họng.

Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ từ đó ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Thêm vào đó, động tác nhảy mũi liên tục sẽ kích thích cơn gò tử cung, nếu kích thích quá nhiều sẽ gây dọa sẩy thai hoặc sinh non.Phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai Bà bầu bị viêm mũi dị ứng sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do vậy, các bạn cần chú ý chăm sóc và phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp như: 

Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường đủ dưỡng chất giúp tăng đề kháng chống chọi với tác tác nhân gây bệnh.

Thận trọng với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,…

Luôn giữ cho cơ thể đủ ấm, nhất là khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh.

Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh xuất hiện.

Mẹ bầu nên tránh xa tác nhân, dị nhân gây bệnh như lông chó mèo, hóa chất, thuốc lá, khói bụi,…

Luôn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ không gian thoáng mát. 

Vận động phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe mà còn gián tiếp tác động không tốt tới trẻ nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, các bạn nên chủ động điều trị chứng bệnh ngay khi mới phát hiện để đạt hiệu quả tốt nhất

Bà Bầu Chảy Máu Mũi Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu mũi khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bị chảy máu cam trong thai kỳ. Chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

Có bầu chảy máu cam có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Mạch máu mũi mở rộng: Các hormone estrogen và progesterone gia tăng trong quá trình mang thai. Do đó, lượng máu cơ thể cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và bé. Vì máu được sản xuất nhiều hơn khiến cho mạch máu ở mũi ở mũi giãn nở cùng với áp lực lớn hơn làm tăng nguy cơ mạch máu bị vỡ, dẫn đến tình trạng chảy máu mũi lúc mang thai.

Mẹ bầu bị cảm cúm, viêm xoang, rối loạn đông máu: Khi gặp phải những tình trạng này hay khi thời tiết trở lạnh hoặc ở trong môi trường điều hòa lạnh, khô sẽ khiến màng nhầy trong mũi bị khô, dễ bị chảy máu cam.

Do tác động của một số loại thuốc: aspirin, warfarin, enoxaparin, clopidogrel hoặc các thuốc chống viêm không steroid. Hay các loại thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi và các loại thuốc xịt mũi thì mẹ bầu cũng nên cân nhắc và cẩn thận khi sử dụng.

Bà bầu bị chảy máu cam có sao không?

Theo các bác sĩ, nếu trong quá trình mang thai gặp phải chảy máu cam một vài lần thì thường là vô hại, không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm nào.

Tuy nhiên, nếu bà bầu bị chảy máu cam nhiều hơn 4 lần trong một tuần thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, phát hiện tình trạng bệnh, có thể là một căn bệnh mạn tính nào đó chẳng hạn như dị ứng….

Bà bầu bị chảy máu cam có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị chảy máu cam lúc mang thai thường không gây nguy hiểm cho thai nhi hay mẹ bầu. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 10% bà bầu bị chảy máu mũi sẽ bị băng huyết sau sinh. Trong khi ở nhóm các mẹ không bị chảy máu cam thì tỉ lệ đó chỉ là 6%.

Chảy máu cam lúc mang thai rất hiếm khi làm ảnh hưởng đến cách sinh con. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị chảy máu cam nặng và bị 3 tháng cuối của thai kỳ thì rất có thể mẹ sẽ phải sinh mổ.

Bà bầu nên làm gì để cầm máu?

Bà bầu bị chảy máu mũi khi mang thai nên làm gì?

Khi bị chảy máu cam, mẹ bầu chú ý không nên nằm xuống hay nghiêng đầu ra sau bởi sẽ có thể nuốt vào máu, máu chảy xuống họng và dạ dày, khiến cho mẹ bầu cảm thấy buồn nôn. Nếu máu chảy xuống họng nhiều sẽ gây kích thích đường thở, vô cùng nguy hiểm.

Việc nên làm khi bị chảy máu cam đó là:

Mẹ bầu nên ngồi xuống và hơi cúi người về phía trước để phần máu đọng còn lại chảy nốt ra khỏi mũi. Nếu cảm thấy bị chóng mặt thì mẹ nên nằm nghiêng về một bên.

Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ đẻ bịt chặt phía trên phần cánh mũi, thở bằng miệng trong khoảng 10-15 phút. Lưu ý không nên kiểm tra xem tình trạng chảy máu như thế nào trong lúc này bởi có thể làm cản trở quá trình đông máu, khiến máu tiếp tục chảy.

Có thể dùng đá để chườm lên sống mũi giúp làm co mạch máu lại, làm chậm quá trình chảy máu.

Kể cả sau khi máu đã ngưng chảy thì mẹ cũng lưu ý tránh những hành động sau để không bị chảy máu lại:

Không nên nằm ngửa trong vòng 24 giờ kể từ khi bị chảy máu;

Không nên làm những việc nặng hay luyện tập, vận động mạnh;

Không nên uống đồ nóng – nguyên nhân làm các mạch máu giãn nở.

Khi nào mẹ bầu nên đến bệnh viện?

Tình trạng chảy máu cam thường chỉ xảy ra và kết thúc trong khoảng 20 phút. Nếu như mẹ thấy tình trạng chảy máu kéo dài hơn 30 phút hay thấy bị chảy quá nhiều máu, cảm giác bị khó thở, tức ngực, người chóng mặt mệt mỏi… thì cách tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế.

Tình trạng bị chảy máu cam lúc mang thai chỉ xảy ra nhất thời và sẽ tự khỏi sau khi sinh.

Chảy máu mũi khi mang bầu có sao không?

Cách phòng tránh chảy máu mũi khi mang thai

Một số biện pháp phòng tránh tình trạng chảy máu cam trong thai kỳ

Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho màng nhầy trong mũi.

Dùng các loại thuốc xịt mũi, thông mũi theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránhi những loại thuốc có thể làm khô màng mũi và gây kích ứng mũi hơn. Có thể nhỏ hoặc xịt dung dịch nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam

Xì mũi nhẹ nhàng, khi hắt hơi nên mở miệng để làm giảm áp lực tập trung vào mũi, giảm thiểu nguy cơ bị chảy máu mũi.

Tạo độ ẩm trong nhà, nhất là vào mùa đông hoặc nơi khí hậu khô, hanh.

Giữ cho phòng ngủ, không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích từ môi trường như khói bụi, khói thuốc, ô nhiễm, hóa chất có thể gây kích thích mũi.

Dùng dầu bôi hoặc sáp bôi trơn mũi nhẹ nhàng để giữ ẩm cho mũi

Không làm việc nặng hoặc vận động, tập luyện quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể: rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch.

Câu hỏi thường gặp

1. Bị chảy máu cam có thể gây ra thiếu máu trong thai kỳ không?

Có, nếu mẹ bầu thường xuyên bị chảy máu cam có thể làm giảm nồng độ hemoglobin trong cơ thể và dẫn đến bị thiếu máu.

Có, 2 loại hormone thai kỳ là progesterone và estrogen có thể làm giãn mạch máu và tăng huyết áp. Khi áp lực trên các mạch máu mũi bị tăng lên khiến mẹ bị chảy máu cam.

Những thay đổi về nội tiết tố khi mang thai có thể làm mạch máu bị giãn ra đồng thời làm tăng lượng máu xung quanh mũi và não. Khi đó, lưu thông máu tăng lên dẫn đến chảy máu cam và cũng gây ra đau đầu ở một số phụ nữ.

Bạn đang xem bài viết Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!