Xem Nhiều 3/2023 #️ Viêm Họng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh # Top 4 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Viêm Họng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Họng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trị viêm họng cho bà bầu bằng bột nghệ, chanh mật ong, lá tía tô, rau tầng dầy lá là những bài thuốc chữa viêm họng, nóng họng hay, hiệu quả mà không phải dùng kháng sinh.

Bà bầu bị viêm họng có sao không?

Viêm họng là bệnh thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu mắc viêm họng thường có những biểu hiện như ho, sốt, đau họng,… Những triệu chứng này của bệnh khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, họng bị viêm và đau gây khó khăn trong việc nuốt làm bà bầu vốn không ăn được nhiều do ốm nghén nay lại càng cảm thấy khó ăn hơn.

Những cơn ho mạnh và dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sẩy thai.

Nếu cơn ho do bệnh lý như viêm phổi khiến mẹ ho nhiều và mạnh có thể làm trầy xướt thanh quản, gây chảy máu trong cơn ho rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này, bạn có thể buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.

5 cách chữa viêm họng cho phụ nữ mang thai theo dân gian

1/ Trị viêm họng bằng gừng, chanh và mật ong

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

2/ Bột nghệ

Các mẹ lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

3/ Tỏi và sữa nóng

Các mẹ giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa bà bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm viêm họng nhanh chóng đấy.

4/ Trị viêm họng bằng lá tía tô

Lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.

5/ Quất xanh, mật ong

Ngoài sử dụng 3 nhóm thuốc tây y, đông y và liệu pháp dân gian, khi không may mắc bệnh viêm họng, các mẹ cũng cần chú trọng bổ sung cho cơ thể mình những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ nói chung và hệ hô hấp nói riêng, cùng với hạn chế những tác nhân gây bệnh cụ thể như:

Ăn nhiều các loại rau xanh (đặc biệt là các loại rau thuộc họ hàng nhà cải: cải bắp, cải xanh, củ cải trắng)…; ăn nhiều hoa quả có tính thanh nhiệt và giảm viêm như: nho, lê, táo, cà rốt…

Uống đủ nước

Có thói quen sinh hoạt hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Thường xuyên tập thể dục bằng những bài vận động nhẹ, tập yoga…

Chủ động phòng tránh các tác nhân gây viêm họng như môi trường bụi bẩn, khói thuốc và tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng để bảo vệ an toàn sức khoẻ cả mẹ và con.

Trong quá trình điều trị, bạn cũng cần tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng cách dùng một số thực phẩm chức năng có chứa sắt, kẽm, vitamin A, B, C… có tác dụng mau chóng hàn gắn vết thương nơi cổ họng, tiêu viêm đường hô hấp, đồng thời giúp hệ miễn dịch hồi phục khả năng chiến đấu với bệnh tật.

Ngoài ra việc sử dụng thuốc chữa viêm họng trong thời kỳ mang thai nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

cách ngâm quất xanh với mật ong

bà bầu bị viêm họng

bà bầu viêm họng có đờm

viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu

bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi

Bà Bầu Bị Viêm Họng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Khi bị viêm họng, mẹ bầu sẽ xuất hiện những dấu hiệu tương đối dễ nhận biết. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các cách chữa trị khác nhau. Nếu không muốn sử dụng thuốc thì bà bầu có thể áp dụng một vài phương pháp tự nhiên cũng đem lại hiệu quả.

1. Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không?

Viêm họng là bệnh thường gặp trong thai kỳ. Trong một vài trường hợp, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nếu bị viêm họng trong 3 tháng đầu

Ở giai đoạn này, sức đề kháng của người phụ nữ mang thai bị giảm sút. Vì thế bệnh không thể tự khỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và tăng nguy cơ biến chứng ở thai nhi. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc để điều trị viêm họng thì có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

Nếu bị viêm họng trong 3 tháng cuối

Khi bị viêm họng ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có khả năng bị rối loạn ở phổi, chậm chuyển dạ, thời gian mang thai bị kéo dài…Điều này hết sức nguy hiểm.

2. Dấu hiệu viêm họng ở bà bầu

Bà bầu bị viêm họng bao gồm các dấu hiệu như:

– Khô họng, đau, rát họng.

– Có thể ho khan hoặc ho có đờm.

– Sổ mũi, hắt hơi.

– Khô và đau hốc mũi, gốc mũi.

– Hơi thở có mùi tanh, đặc biệt là khi mới ngủ dậy.

– Có thể khó nuốt.

Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên nghiêm trọng thì cơ thể sẽ bải hoải, mệt mỏi có thể sốt cho mẹ bầu.

Bị viêm họng trong thai kỳ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. (Ảnh minh họa)

3. Nguyên nhân bà bầu bị viêm họng

Một vài nguyên nhân thường thấy nhất dẫn đến bà bầu bị viêm họng là:

Do vi khuẩn và virus

Đây là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho bà bầu bị viêm họng. Các vấn đề liên quan đến mũi họng đa phần được gây ra bởi liên cầu khuẩn. Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị cảm lạnh do nhiễm virus thì cũng có thể bị viêm họng, đau họng.

Do yếu tố bên trong cơ thể

– Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ bị giảm đi.

– Tăng tiết dịch màng nhầy.

– Rối loạn nội tiết tố khiến phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh.

Do tác nhân bên ngoài

– Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp.

– Ăn mặn thường xuyên làm tổn thương niêm mạc họng.

– Người có thai thường có cảm giác nóng bức, uống quá nhiều nước đá hoặc ngồi trước quạt quá lâu cũng có thể gây ra viêm họng cho bà bầu.

– Vô tình tiếp xúc với người đang mắc bệnh.

– Tiếp xúc với bầu không khí có nhiều khói bụi cũng có thể gây kích ứng, làm bà bầu bị viêm họng

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bà bầu dễ dàng điều trị bệnh viêm họng hơn. Thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, chính vì thế, các mẹ không nên tự ‎ý điều trị mà cần tham vấn ‎y khoa của bác sĩ chuyên môn.

4. Phương pháp điều trị cho bà bầu bị viêm họng

Hiện tượng viêm họng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng với những người sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, viêm họng lại gây ra nhiều nỗi lo lắng.

Sử dụng thuốc

Trong thực tế cuộc sống thường ngày, các trường hợp viêm họng thường được bác sĩ kê đơn thuốc có kháng sinh, kháng viêm. Vì thế, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định sử dụng dùng thuốc điều trị viêm họng. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì nhiều loại thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ. Có một vài loại kháng sinh không gây hại cho phụ nữ mang thai như: penicillin, cephalosporins và erythromycin…

Súc miệng nước muối

Bà bầu bị viêm họng nên súc miệng 2 đến 3 lần mỗi ngày sát khuẩn và giảm cảm giác đau họng. Một trong những cách chữa đau rát họng cho bà bầu đơn giản và hiệu quả nhất là súc miệng bằng nước muối. Nước muối pha loãng có tính sát trùng, giúp làm giảm bớt lượng vi khuẩn có hại tồn tại ở vị trí viêm nhiễm trong họng. Vì thế, để chữa viêm họng mẹ bầu chỉ cần súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần với nước muối ấm, pha loãng.

Bổ sung vitamin

Việc bổ sung vitamin cũng là điều cần thiết trong quá trình mang thai của mọi bà mẹ. Chị em mang bầu bị viêm họng cần bổ sung thêm vitamin A,C để cải thiện hệ miễn dịch. Vitamin B trong sữa động vật và nhiều loại sữa khác cũng giúp tiêu viêm nhanh chóng.

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Những mẹo nhỏ dân gian cũng giúp các bà bầu viêm họng giảm nhẹ triệu chứng ho khan, đau đầu hay nóng sốt. Các mẹ có thể tham khảo:

– Chanh ngâm mật ong: mẹ cắt quả chanh thành từng lát mỏng rồi xếp vào trong một bình nhỏ. Tiếp theo, cho khoảng 2 thìa mật ong vào bình, ngâm khoảng 1 ngày là được. Bà bầu có thể ngậm từng lát chanh hàng ngày để giảm viêm họng.

– Nước nghệ: để làm dịu cổ họng đang bị đau, mẹ cho 1 muỗng nhỏ bột nghệ cùng với ½ muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm (có thể thay bằng sữa ấm). Sau đó uống từ từ cho đến hết. Sau khi dùng khoảng 3 ngày, bà bầu sẽ cảm thấy đỡ đau và bớt viêm họng.

– Nước ép củ cải: đây cũng là một loại nước ép rất tốt để chữa viêm họng. Mẹ bầu có thể dùng củ cải tươi để ép lấy nước uống.

– Nước giá đỗ: phương pháp này tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Bà bầu cho giá đỗ vào một chiếc chén và hấp cách thủy. Sau đó thì chắt lấy nước và uống từ từ.

– Nước lá tía tô: từ trước đến nay, tía tô luôn được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa cảm cúm. Vì vậy khi bị viêm họng, mẹ bầu có thể nghiền lá tía tô lấy nước. Sau đó uống thường xuyên trong ngày để đạt hiệu quả tốt.

– Lá húng chanh: bà bầu giã nát lá húng chanh rồi trộn với 10ml nước sôi và một chút muối. Sau khi đã ngấm thì chắt lấy nước để uống. Mẹ bầu nên uống nước lá 2 lần một ngày đến khi hết bị viêm họng.

Điều trị viêm họng với bà bầu không khó nhưng cũng không dễ. Tất cả phương pháp điều trị đều sẽ phải chú ý đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những mẹo nhỏ dân gian cũng giúp các bà bầu viêm họng giảm nhẹ triệu chứng ho khan, đau đầu hay nóng sốt (Ảnh minh họa)

5. Phòng ngừa bệnh viêm họng cho bà bầu như thế nào?

Những người phụ nữ mang thai bị giảm sút khả năng đề kháng với các tác nhân từ môi trường, thời tiết – nguyên nhân bệnh viêm họng. Đế ứng phó với những tác nhân này, các bà bầu có thể bỏ túi một vài mẹo vặt hữu ích sau:

Giữ ấm cơ thể

Vì phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao hơn bình thường nên một số người lơ là việc giữ ấm, dẫn đến dễ mắc bệnh viêm họng. Ăn mặc kín đáo với chất liệu thoải mái để cơ thể không bị lạnh khi thời tiết thay đổi hay làm việc trong môi trường máy lạnh.

Chú ý trong sinh hoạt

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút sạch bụi bẩn và khử trùng nhà để giảm vi khuẩn trong môi trường.

– Sử dụng khẩu trang khi dọn dẹp hoặc đi lại trên đường.

– Tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, viêm mũi, viêm họng.

– Tránh các khu vực có nhiều khói thuốc lá.

– Không tắm nước lạnh vào buổi tối.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

– Hạn chế la hét nhiều.

Chú ý trong ăn uống

– Không ăn đồ ăn lạnh.

– Không ăn thức ăn quá cay, mặn hay nóng.

– Hạn chế thêm nhiều muối vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung cho cơ thể đầy đủ các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng.

Những trường hợp dùng không đúng loại thuốc chỉ định cho phụ nữ mang thai có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Hãy tìm đến bác sĩ ngay nếu triệu chứng ho khan trở nặng, kéo dài hoặc nóng sốt liên tục không thuyên giảm.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ba-bau-bi-viem-hong-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-phon…

Theo Bình An (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Bà Bầu Bị Đau Lưng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Đau lưng khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp, hầu như bà bầu nào cũng từng trải qua. Có thể nguy hiểm hoặc không nhưng chắc chắn sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và kích thước của thai nhi ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận động của cơ thể, gây nên hiện tượng đau lưng khi mang thai.

Vậy tình trạng bà bầu bị đau lưng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân là gì?

Cách phòng tránh và chữa trị ra sao?

Biểu hiện đau lưng khi mang thai

Theo các chuyên gia, có từ 50 – 80% chị em bị đau lưng khi mang thai, trong đó phần lớn xuất hiện vào nửa cuối thai kỳ, khi thai nhi và bụng đã có kích thước lớn.

Trong đó các biểu hiện thường thấy của đau lưng thai kỳ là:

Đau thắt lưng (vùng ngang lưng)

Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu

Đau lưng về đêm.

Để xác định được chính xác việc đau lưng là do mang thai hay đến từ các bệnh lý khác, các mẹ bầu cần nhờ đến sự thăm khám của bác sĩ, qua đó có sự chuẩn đoán chính xác nhất.

Tại sao bà bầu hay bị đau lưng?

Hiện tượng đau lưng khi mang thai hầu hết đến từ việc thay đổi bên trong cơ thể, ngoài ra cũng có một vài nguyên nhân là do không cẩn thận trong đi đứng, sinh hoạt.

Căng cơ lưng

Khi thai nhi lớn và bụng to ra, trọng lượng của cơ thể bị dồn tới trước khiến tư thế đứng và sinh hoạt của chị em sẽ hơi cong về trước.

Lúc này cơ lưng sẽ phải hoạt động nhiều hơn, kéo cơ thể về phía sau để giữ được thăng bằng cơ thể, từ đó dẫn tới tình trạng căng cơ lưng và gây nhức mỏi.

Khi đau lưng do căng cơ, thai nhi càng lớn thì cơ càng phải hoạt động nhiều, do đó sẽ đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn tới đau lưng khi mang thai.

Yếu cơ bụng

Tương tự nhu cơ lưng, khi thai nhi và bụng to ra thì các cơ ở vùng bụng sẽ bị căng ra và yếu đi.

Cơ bụng lại là bộ phận hỗ trợ không thể thiếu trong hoạt động của cột sống và vùng lưng.

Bởi vậy, khi cơ bụng yếu và phải hoạt động nhiều thì bà bầu rất dễ bị đau lưng.

Sự thay đổi hormone

Trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu sẽ liên tục sản sinh ra các hormone để hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng thai nhi và sinh nở.

Trong đó có một loại hormone giúp các dây chẳng ở khớp xương chậu được nới lỏng, giúp xương chậu mở lớn để quá trình sinh dễ dàng hơn.

Tuy vậy, việc nới lỏng dây chằng này lại khiến các khớp xương lỏng lẻo và dễ gây hiện tượng đau lưng

Vận động, sinh hoạt sai tư thế

Trong quá trình sinh hoạt, vận động quá mạnh, không đúng tư thế, nhất là tư thế ngủ cũng khiến mẹ bầu dễ bị đau lưng.

Không chỉ vậy, việc chọn lựa trang phục như giày cao hót, ngủ trên nền cứng, ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động cũng là các nguyên nhân phổ biến gây đau lưng khi mang thai.

Phòng tránh hiện tượng đau lưng khi mang thai

Là hiện tượng khó tránh khỏi, nhưng mẹ bầu vẫn có thể hạn chế việc đau lưng khi mang thai chỉ với một chút thay đổi trong lối sống, sinh hoạt.

Những thói quen sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu:

Chọn nệm nằm: thời gian nghỉ ngơi rất quan trọng với mẹ bầu, do đó hãy cố gắng tạo một cảm giác thoải mái nhất. Hãy lựa chọn một tấm nệm phù hợp, không quá mềm cũng không quá cứng, hãy đảm bảo cảm giác thoải mái nhất khi bạn nằm nghỉ ngơi.

Không cúi người quá thấp: nếu muốn nhặt đồ gì đó, hãy ngồi xuống và giữ cột sống thẳng. Việc bạn cúi xuống quá phần thắt lưng có thể khiến cơ lưng và cơ bụng bị căng quá nhiều, gây đau lưng.

Ghế và tư thế ngồi: khi nghỉ ngơi hay làm việc, bà bầu không nên ngồi một tư thế quá lâu, thi thoảng hãy đứng lên đi lại để các cơ được co duỗi. Ngoài ra, hãy chọn loại ghế có phần tựa lưng uốn cong, mềm mại để lưng không bị khó chịu, nếu được hãy đặt một chiếc gối nhỏ phía sau.

Tư thế ngủ: mẹ bầu hãy cố gắng nằm nghiêng bên trái khi ngủ, thi thoảng nếu quá mỏi có thể đổi bên một lát. Tốt nhất là hãy dùng gối ôm bà bầu, gối kẹp giữa 2 chân, gối kê bụng để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ, không ảnh hưởng đến cột sống.

Chọn đúng loại giày: hãy chú ý đến loại giày bạn đi, tốt nhất là hãy chọn loại giày hơi nâng đế một chút. Bởi loại đế bằng thì thường không đảm bảo cân bằng, còn cao gót thì lại dễ gây tai nạn, té ngã, rất nguy hiểm trong thời gian mang thai.

Tập thể dục: hãy tập thể dục đều đặn, áp dụng các bài tập lưng hay yoga nhẹ nhàng, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, sẽ hạn chế tình trạng đau lưng khi mang thai rất nhiều.

Tham khảo ý kiến bác sĩ: hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có sự chẩn bị tốt nhất trong suốt thai kỳ.

Các bài tập giảm đau lưng khi mang thai

Đứng thẳng

Đứng thẳng người sẽ giúp các cơ được kéo dãn tự nhiên, qua đó hạn chế tình trạng căng cơ gây đau lưng, bài tập này khá đơn giản.

Chị em đứng với tư thế gập vai lại, nâng lồng ngực lên, đầu giữ thẳng sao cho tai thẳng hàng với vai.

Bắt đầu co cơ bụng lại và đứng sao cho lưng giữ thẳng.

Thực hiện vài nhịp rồi nghỉ ngơi là được.

Duỗi thẳng vùng lưng dưới

Với phương pháp này, các cơ lưng sẽ được tăng cường, giúp chị em làm việc nặng một chút mà không gặp vấn đề gì.

Tiếp đó, chị em co cơ bụng lại đồng thời duỗi tay phải ra phía trước, duỗi chân trái ra phía sau.

Giữ nguyên trong vòng 5 giây sau đó thực hiện tương tự với tay trái và chân phải.

Lặp lại 10 – 20 lần.

Bài tập nghiêng vùng khung chậu

Bài tập nghiêng khung chậu sẽ giúp các cơ bụng khỏe khoắn hơn, giảm đau lưng hiệu quả.

Lót thảm và quỳ bằng cả tay và chân, khuỷu tay giữ hơi cong, lưng giữ thẳng.

Bắt đầu co cơ bụng và xoay vùng khung chậu sao cho xương cụt của bạn hướng về phía sàn nhà.

Giữ trong vòng 5 giây rồi thả ra, lặp lại 10 – 20 lần.

Rất đơn giản đúng không nào.

Bài tập căng cơ lưng dưới

Bài tập căng cơ lưng dưới tập luyện cho phần cơ lưng dẻo dai, từ đó tránh hiện tượng căng cơ, nhất là khi chị em phải hoạt động mạnh.

Quỳ trên thảm với tư thế cả tay và chân sao cho đầu gối và 2 tay vuông góc với sàn nhà. Đầu, vai và lưng thẳng hàng.

Thả lỏng đầu cho cúi xuống đồng thời hóp bụng và cong nhẹ lưng lên phía trên.

Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi thả lỏng, thực hiện lặp lại từ 10 – 20 lần.

Các bài tập giảm đau mỏi lưng cho bà bầu:

Châm cứu hoặc nắn khớp xương

Theo nhiều nghiên cứu thì việc châm cứu và nắn khớp xương có thể làm giảm hiện tượng đau lưng khi mang thai.

Tuy nhiên các phương pháp trên đòi hỏi trình độ của người châm cứu khá cao, do vậy mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng, dùng thuốc giảm đau không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc chuyện đau lưng có nên đấm lưng hay không.

Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết đấm lưng có tác động mạnh và không khuyến cáo cho người mang thai, nhất là 3 tháng đầu. Thay vào đó mẹ bầu có thể chọn các phương pháp như chườm nóng, massage, thoa dầu để giảm sự khó chịu.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường vẫn có các loại thuốc giảm đau phù hợp với mẹ bầu bị đau lưng như Paracetamol, Efferagan hoặc các loại cao dán như Salonpas… tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Khi nào cơn đau lưng trở nên nguy hiểm?

Nếu hiện tượng bà bầu bị đau lưng chỉ diễn ra với tần suất ít, đau nhẹ thì không có gì phải lo lắng, chỉ cần thực hiện các hướng dẫn phía trên là được.

Cơn đau càng lúc càng tăng

Đau lưng liên tục không có dấu hiệu chấm dứt

Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.

Đau lưng kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo, co thắt mạnh…

Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Rối Loạn Tiêu Hóa Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh

1.1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp vấn đề, gây khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn. Sự co thắt bất thường của các cơ vòng dẫn tới đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sức khỏe của bà bầu. Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Chướng bụng

Buồn nôn, nôn

Ợ hơi, ợ nóng

Đau bụng âm ỉ, đau quặn từng cơn

Đại tiện bất thường như tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày.

Chán ăn…

1.2. Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu – Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đi cầu ra máu

Phân có lẫn chất nhầy, phân rắn lỏng xen kẽ

Sút cân nhanh

Cơ thể mệt mỏi, mất nước đối với trường hợp tiêu chảy nhiều.

Đau hoặc khó khăn khi nuốt

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bà bầu bị rối loạn tiêu hóa. Với các rối loạn tiêu hóa, táo bón là tình trạng thường gặp khi mang thai. Theo thống kê, có đến 11-35% bà bầu bị táo bón đặc biệt trong ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kì. Cụ thể các nguyên nhân:

2.1. Thay đổi nội tiết tố

Trong thai kỳ, nồng độ hormone của mẹ bầu có sự thay đổi đáng kể. Lượng progesterone tăng cao, làm giảm hoạt động nhu động ruột khiến thức ăn tiêu hóa chậm dẫn tới tình trạng táo bón.

Nồng độ progesterone tăng cao còn làm giảm vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày, khiến thức ăn và axit dịch vị dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản, gây nên hiện tượng chướng bụng, ợ hơi, ăn không tiêu.

2.2. Thay đổi thể chất bên trong khi tử cung phát triển

Kích thước tử cung thay đổi trong quá trình mang thai sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng. Lúc này ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lê khiến tình trạng táo bón càng trở nên trầm trọng, nhất là thời điểm ba tháng cuối thai kì.

2.3. Sử dụng thuốc

Trong quãng thời gian mang thai, bà bầu thường được chỉ định uống các loại thuốc để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ nhỏ như thuốc sắt, vitamin. Các loại thuốc sắt có tác dụng tốt và cần thiết cho thai nhi cũng gây nên tác dụng phụ khiến mẹ bầu bị táo bón.

2.4. Nhạy cảm với thức ăn

Do nội tiết tố thay đổi nên cơ thể bà bầu trở nên nhạy cảm với các yếu tố như thực phẩm, đặc biệt thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến bà bầu rối loạn tiêu hóa, biểu hiện cụ thể là tiêu chảy.

Ngoài ra việc không hấp thụ được lactose trong sữa cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.

2.5. Các nguyên nhân khác khiến rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Lượng thức ăn nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng, ít chất xơ cũng gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bà bầu dẫn tới tình trạng đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, lười vận động ít tập thể dục cũng là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm nặng.

3. Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Cơ thể phụ nữ trong giai đoạn mang thai sức đề kháng suy giảm, vì vậy tình trạng rối loạn tiêu hóa thường nặng hơn so với người bình thường. Điều này đồng nghĩa với mức độ nguy hiểm tăng cao.

Những cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sức khỏe, an toàn của thai nhi.

Tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể do rối loạn tiêu hóa ở bà bầu dễ dẫn tới thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Trong trường hợp phải sử dụng kháng sinh nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi cao.

4. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì là câu hỏi thường gặp. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bởi chúng có thể gây nên tác dụng phụ, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Chính vì vậy, thai phụ nên đi khám để có phương án điều trị thích hợp.

Do có triệu chứng khác nhau, vì vậy mẹ bầu có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị rối loạn tiêu hóa để giảm các biểu hiện bệnh.

4.1. Đối với trường hợp táo bón

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, bưởi, cam, rau củ quả có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.

Uống nhiều nước

Hạn chế chất kích thích trà, cà phê

Đi bộ hoạt động nhẹ nhàng

Ăn nhiều khoai lang giúp nhuận tràng

Một số bài thuốc áp dụng cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa với triệu chứng táo bón:

Sử dụng dầu dừa trong các món salad, xào nấu hoặc pha với nước ấm để kích thích ruột, làm mềm phân, tăng cường trao đổi chất.

Hầm 10g sung tươi với 1 đoạn ruột già lợn, nêm nếm vừa ăn sử dụng trong 5-7 ngày để thấy rõ hiệu quả.

Uống một ly trà hòa cúc sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng táo bón do rối loạn tiêu hóa.

Uống nhiều nước bằng cách sử dụng nước ép trái cây, nước muối đường, Oresol.

Ăn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, khoai tây, cà rốt, bánh mì, chuối…

Nên thận trọng với những sản phẩm từ sữa

Một số bài thuốc áp dụng:

Sử dụng 20g búp ổi, 8g củ riềng, 16g củ sả. Thái nhỏ sao vàng sắc lấy nước uống.

100g rau sam tươi, 50g cỏ sữa sắc nước uống trong ngày.

Lá mơ thái nhỏ trộn đều với trứng chiên không dầu hoặc hấp cách thủy. Sử dụng khi nóng.

4.3. Với trường hợp ợ hơi, chướng bụng

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.

Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (6-8 bữa/ngày)

Luyện tập thói quen ăn chậm nhai kĩ

Một số bài thuốc áp dụng:

Uống trà gừng để giảm cảm giác khó chịu, đau bụng, chướng bụng và tăng cường chức năng của hệ tiệu hóa.

Sử dụng nước chanh nóng giúp hỗ trợ axit cho dạ dày, giúp chữa đầy bụng khó tiêu.

5. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai nên ăn gì kiêng gì?

5.1.Rối loạn tiêu hóa khi mang thai nên ăn gì?

Tăng cường các loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho, quả bơ… cung cấp chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa và có tác dụng nhuận tràng.

Nên sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ hỗ trợ hệ tiêu hóa, hỗ trợ dạ dày khi chướng bụng, đầy hơi.

Bổ sung lá tía tô để giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Các loại thịt trắng dễ hấp thu hơn.

Sử dụng sữa chua tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

5.2. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai nên kiêng gì?

Không ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng, thực phẩm chế biến sẵn.

Không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào.

Không ăn đồ hải sản tươi sống như hàu, tôm, mực, đồ ăn sống hoặc tái như nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh…

Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng lactose cao nếu không dung nạp được lactose (tùy vào cơ địa).

Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, cồn.

Tuyệt đối không hút thuốc lá trong giai đoạn đang mang thai vì các chất có trong thuốc lá làm tăng axit dạ dày, gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe.

6. Lưu ý khi bị rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng, bà bầu nên chú ý tình trạng rối loạn tiêu hóa trong quá trình mang thai bởi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Ngoài điều trị các triệu chứng, cách tốt nhất để các bà mẹ không gặp phải tình trạng này chính là xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Bao gồm:

Tránh ăn quá no, quá nhiều trong một bữa

Chia nhỏ bữa ăn

Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ

Tránh nằm sau khi ăn xong

Không nên nhai keo cao su và các loại keo cứng

Thiết lập chế độ thể dục khoa học, rèn luyện thân thể

Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi

Cân nhắc việc tập yoga trước khi sinh để học cách thư giãn và hỗ trợ hệ tiêu hóa

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ vì có tác động xấu tới thai nhi.

Ngay khi có những bất thường, các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm, bà bầu nên tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Bạn đang xem bài viết Viêm Họng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!