Xem Nhiều 4/2023 #️ Vật Bất Ly Thân Của Mẹ Khi Chuẩn Bị Sinh Con # Top 7 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Vật Bất Ly Thân Của Mẹ Khi Chuẩn Bị Sinh Con # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vật Bất Ly Thân Của Mẹ Khi Chuẩn Bị Sinh Con mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để có một kỳ sinh nở hoàn hảo bạn không chỉ phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng mà những vật được coi là “bất ly thân” như sau cũng không bao giờ được thiếu.

Đồ dùng cho bé yêu

Đương nhiên rồi, bé yêu sinh ra thì phải có đồ dùng sẵn sàng để chào đón bé chứ. Bạn đừng nghĩ rằng những ngày bé yêu mới chào đời sẽ được sử dụng quần áo của bệnh viện bởi đến lúc đi sinh con bạn sẽ “ngã ngửa” vì ngạc nhiên đấy.

Cho đến ngày dự kiến sinh con, bạn cần chuẩn bị ít nhất những vật dụng sau:

Mũ thóp: 2 cái;

Mũ mềm: 2 cái;

Bao tay, bao chân: 5 bộ;

Gối vỏ đỗ: 1 bộ, gồm 1 cái gối đầu và 2 cái gối chặn;

Khăn mặt xô: 10 cái;

Khăn mặt bong: 10 cái;

Chăn mỏng đắp cho bé hoặc ủ bé lúc mang bé về nhà: 1 cái;

Tã giấy sơ sinh: 1 gói;

Giấy lót phân su: 1 hộp;

Khăn giấy ướt: 1 hộp;

Sữa cho trẻ sơ sinh (cho bé dùng khi mẹ chưa có sữa): 1 hộp 400g;

Bình sữa 60ml: 1 bình;

Cốc, thìa nhỏ: 1 bộ;

Bình cách nhiệt to (dùng để tiệt trùng sữa): 1 cái;

Kem chống hăm cho bé: 1 hộp;

Thuốc nhỏ mắt, mũi sơ sinh: : 1 lọ (Natri Clorid 0,9%);

Băng rốn: 1 túi;

Rà lưỡi: 1 túi;

Áo sơ sinh để mặc lúc mang bé về nhà: 1 cái;

Áo len mỏng cài khuy, mặc cho bé nếu trời gió lạnh: 1 cái;

Tã chéo: 2 cái.

Đồ dùng cho mẹ

Cũng giống như bé, bạn cũng phải chuẩn bị rất nhiều đồ sau khi sinh vì sau khi sinh ít nhất 2 tuần bạn không ra khỏi nhà được. Do đó, việc chuẩn bị chu đáo cho bản thân là không bao giờ thừa. Trước khi sinh bạn cần chuẩn bị tốt những đồ dùng sau:

Băng vệ sinh thường (dùng khi chuyển dạ): 1 gói;

Bỉm cho mẹ (dùng sau khi sinh): 5 cái;

Băng vệ sinh dày (dùng cho những ngày tiếp theo): 1 gói;

Quần lót giấy: 2 túi;

Khăn mặt: 1 cái;

Muối tinh (dùng để vệ sinh răng miệng cho mẹ những ngày đầu): 1 gói để vào lọ cho tiện sử dụng;

Giấy cuộn mềm: 2 cuộn;

Chai uống nước to: 1 chai;

Tất chân: 3 đôi;

Mũ hoặc khăn choàng đầu: 1 cái;

Dây hoặc kẹp tóc: 1 cái;

Lược: 1 cái;

Áo lót cho con bú: 3-5 cái;

Những vật dụng vô cùng quan trọng khác

Ngoài những “vật bất ly thân” kể trên, bạn cũng cần chuẩn bị những vật dụng quan trọng sau đây:

Máy hút sữa: Máy hút sữa được cọi là “vị cứu tinh” của mẹ bầu và cho em bé thời hiện đại. Sau khi sinh khoảng 01 ngày sữa mẹ sẽ về nhưng lúc này em bé chưa thể tự “ti” được nên việc vắt sữa ra ngoài cho bé “ti” sẽ tiện lợi và dễ dàng hơn rất nhiều khi có máy hút sữa.

Máy ảnh hoặc điện thoại có camera sắc nét: Việc lưu lại tấm những khoảnh khắc ngay từ khi em bé trào đời sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời bạn. Bên cạnh đó, “thời của face book” cũng là cớ để cho bạn chụp ảnh và chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt vời này đến với bạn bè. Việc có một chiếc máy ảnh tốt hoặc một chiếc điện thoại có camera sắc nét sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn chụp lại những bức hình tuyệt vời nhất.

Từ khóa được tìm kiếm:

chuẩn bị trước khi sinh

chuan bi sinh

an gi cho de sinh

chuan bi sinh em be

những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh

chuẩn bị đồ trước khi sinh

https://babaucanbiet com/vat-bat-ly-cua-khi-chuan-bi-sinh-con/

chuẩn bị đồ đi sinh em bé

me bau can chuan bi gi truoc khi sinh

chuan bi khi sinh

Danh Sách Vật Dụng Chuẩn Bị Khi Đi Sanh

Khoảng 1-2 tháng trước khi sinh, các mẹ cần soạn sẵn đồ đạc cần sau khi sinh để khi thấy dấu hiệu thì chỉ cần “xách ba lô lên và đi”. Chuẩn bị chu đáo sẽ khiến mẹ thoải mái và an tâm khi sinh xong vì mọi thứ đều đã có sẵn. Danh sách sau đây tổng hợp kinh nghiệm từ nhiều mẹ mà theo ad là đầy đủ nhất.

TÚI ĐỒ CHO MẸ CẦN CÓ:

2/ Túi hồ sơ: sổ khám thai, giấy xét nghiệm, chứng minh nhân dân (bản chính và bản sao), bản sao hộ khẩu, ngoài ra trong thai kỳ có bất cứ vấn đề sức khỏe nào bạn nghĩ bác sĩ cần lưu ý thì nên ghi ra một tờ giấy cho bác sĩ nắm

3/ Băng vệ sinh (nên chuẩn bị cả 2 loại: loại cho mẹ sau sinh của Diana dành cho trường hợp vỡ ối và ngay sau sinh, sản dịch còn nhiều; và loại thường dành cho các ngày sau)

4/ Quần lót giấy

5/ Khăn giấy khô, khăn giấy ướt

6/ Miếng lót thấm sữa

7/ Khăn mặt, khăn lau mình

8/ Quần áo gồm có: áo lót (có thể chuẩn bị loại cho con bú), vớ, mũ len, khăn choàng, áo khoác, dép, khẩu trang, bộ quần áo mặc khi về nhà (tốt nhất nên là váy để dễ mặc và đi lại, áo có nút gài để cho con bú)

9/ Bộ vệ sinh cá nhân gồm có: bàn chải (có thể mang 2 bộ cho người nhà dùng), 1 bịch muối nhỏ (để pha nước súc miệng và vệ sinh), son dưỡng môi, thun cột tóc

10/ Thuốc: vitamin bà bầu Elevit, thuốc bổ máu, thuốc bơm hậu môn (phòng trường hợp bị táo bón sau sinh), trà lợi sữa

11/ Máy hút sữa

12/ Bộ đồ ăn đơn giản: ly, chén, đũa, muỗng, dao gọt

13/ Một ít túi nilon đựng đồ đạc

14/ Bóp tiền, điện thoại

Mẹ nào nhà ở trong nội thành thì cố gắng đem thật gọn nhẹ cho ngày đầu tiên sau sinh, những thứ lỉnh kỉnh như thau chậu, mùng mền gối, phích… có thể nhờ người nhà đem dần sau, và cũng phụ thuộc cơ sở vật chất của bệnh viện.

TÚI ĐỒ CHO BÉ CẦN CÓ:

1/ Áo quần sơ sinh, nón, bao tay, bao chân, xà phòng giặt đồ cho bé (cái này có thể nhờ người nhà đem lên sau cũng được) 2/ Miếng lót sơ sinh hoặc tã giấy/tã vải 4/ Chăn cho bé 5/ 1 hộp băng rốn (không nên mua nhiều quá vì thông thường sau sinh chỉ cần băng rốn 1-2 ngày) 6/ Gạc rơ lưỡi 7/ Bông ngoáy tai 8/ Khăn sữa (thật nhiều khăn sữa!) 10/ Khăn bông 11/ Khăn quấn khi bé ngủ (nếu không mua loại có sẵn mẹ có thể mua miếng vải cotton loại tốt dài khoảng 1m, rộng 1/2m để quấn bé cũng được) 12/ Khăn choàng quấn bé khi về nhà 13/ Bình sữa 14/ Bông gòn (có thể mua 1 cuộn lớn rồi cắt nhỏ, để dành vệ sinh cho bé: lau mắt, mũi, hoặc thấm ướt lau sạch sau khi bé tè ị tốt hơn dùng khăn giấy ướt)

3 Lưu Ý Khi Chuẩn Bị Sinh Con

Lựa chọn hình thức sinh: chọn sinh thường hay sinh mổ là điều băn khoăn của không ít bà mẹ. Để có lựa chọn phù hợp, bạn cần cân nhắc giữa lợi và hại của hai hình thức sinh này.

Khi sinh mổ, bạn có thể chủ động lựa chọn ngày sinh, giờ sinh; bạn sẽ không phải chịu các cơn đau đẻ xé gan ruột và tránh được những biến cố khi sinh thường. Nhưng khi mổ bạn sẽ có sữa chậm hơn, bị mất máu nhiều hơn, cơ thể bạn sẽ lâu phục hồi, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và tăng các biến chứng khi mang thai lần sau. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bắt buộc phải mổ lấy thai như: rau tiền đạo, khung chậu hẹp, đa ối, thiểu ối, tử cung dị dạng,…

Nhiều mẹ bầu lo lắng về những cơn đau đẻ khi sinh thường. Nếu có sự tìm hiểu, chuẩn bị chu đáo và là một người mạnh mẽ bạn sẽ vượt qua nhiệm vụ này một cách xuất sắc. Đây sẽ là kỉ niệm không thể nào quên trong suốt cuộc đời của bạn. Hơn nữa, hiện giờ có hỗ trợ các biện pháp đẻ không đau, mẹ bầu có thể tham khảo để thực hiện.

Lựa chọn nơi sinh: Nơi sinh cần đảm bảo có đầy đủ các phương tiện và điều kiện y tế để giải quyết những vấn đề phức tạp có thể xảy ra. Nếu sinh thường và mọi việc tốt đẹp bạn sẽ được về nhà sau 1 đến 2 ngày, sinh mổ thì thời gian ở viện sẽ lâu hơn một vài hôm để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con.

Ai sẽ là người giúp đỡ bạn? Thời gian sau sinh bạn và em bé cần sự chăm sóc hơn bất kỳ lúc nào khác. Có một ai đó giúp đỡ bạn lúc này là điều cần thiết. Nếu có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân thì còn gì tuyệt vời hơn! Hoặc bạn có thể thuê người trông trẻ. Việc này nên làm trước khi sinh ít nhất vài ba tháng.

Chuẩn bị về tinh thần: Tưởng tượng khi em bé chào đời, niềm vui tràn ngập khi bạn nhìn thấy con mình. Hãy coi việc sinh con là đặc quyền, là thiên chức mà tạo hóa ban cho người mẹ chứ không phải ai khác và bạn hoàn toàn có thể làm tốt được điều đó. Kiến thức là sức mạnh, có rất nhiều sách về mang thai, sinh con, làm mẹ,… Hãy tận dụng thời gian này để tham khảo các phương pháp, kinh nghiệm để cuộc sinh nở thuận lợi hơn và chăm sóc tốt nhất cho em bé sau sinh. Tham gia lớp học tiền sản là cách hay giúp cung cấp những kiến thức cần thiết cho bạn.

Chuẩn bị về sức khỏe: gần ngày sinh bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn cho mình hơn. Hãy uống thật nhiều nước để cơ thể thải ra chất độc, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Tăng cường bổ sung dưỡng chất trong bữa ăn cùng uống viên bổ tổng hợp mỗi ngày giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất trước thời khắc quan trọng sắp tới.

Đồ dùng cho mẹ: cuộc sinh nở có thể đến bất cứ lúc nào khi bạn gần đến ngày dự sinh. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước ngày dự sinh vài tuần. Những thứ không thể thiếu: Sổ khám thai và các xét nghiệm trong thai kỳ, thẻ BHYT (nếu có), một số vật dụng cá nhân: quần áo, khăn mặt, chậu rửa, thức ăn vặt trong khi sinh,…

Chỗ ở cho bé: Một thành viên mới sắp có mặt trong ngôi nhà của bạn. Việc chuẩn bị nơi ăn chốn ở cho em bé có khiến bạn thấy háo hức và phấn chấn? Trước tiên bạn cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa và loại bỏ hết các nguy cơ có thể gây hại cho bé như ổ điện, đồ đạc dễ gây thương tích, dao kéo, các chất tẩy rửa,… Trang trí phòng cho bé với những màu sắc, ánh sáng hay đồ vật ngộ nghĩnh giúp bé phát triển khả năng nghe nhìn tốt hơn. Lưu ý không nên để ánh sáng quá nhiều em bé sẽ thao thức và khó ngủ.

3 Điều Cần Chuẩn Bị Khi Sinh Con Đầu Lòng

Sinh con đầu lòng đồng nghĩa với việc lần đầu làm cha mẹ. Quá trình phát triển của con yêu sẽ là hành trình cha mẹ dần làm quen với những điều mới mẻ nhưng không kém phần thú vị và tuyệt vời.

Mang thai và tự mình cảm nhận một sinh linh bé bỏng đang hình thành, lớn lên từng ngày là niềm vui, hạnh phúc của bất kỳ ông bố bà mẹ nào. Sinh con đầu lòng bạn sẽ phải trang bị rất nhiều kiến thức về tâm sinh lý, kiến thức thai kỳ, sinh con và sức khỏe để có thể chăm sóc tốt cho bản thân và bé ngay từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời. Để không bỡ ngỡ với việc lần đầu làm cha mẹ hãy chuẩn bị cho mình những thông tin hữu ích.

1. Chuẩn bị tâm lý và trang bị kiến thức trước thai kỳ

Giai đoạn trước thai kỳ, tức là khi bạn đã có kế hoạch sinh con, để hiểu và nắm rõ hành trình xuất hiện và lớn khôn của con cũng như những thay đổi của bản thân, bạn cần chuẩn bị tâm lý thật kỹ, trang bị đầy đủ các kiến thức. Khi mang thai, người mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi về tâm lý từ bất an, mệt mỏi đến lo lắng. Do đó, hãy tạo một tâm lý thoải mái để bạn sẵn sàng đồng hành cùng con trong 9 tháng mang bầu.

Khi mang thai, nên đề cao vấn đề sức khỏe. Bạn không thể đón chào bé yêu bằng một sức khỏe yếu, cho nên trước khi có kế hoạch mang thai, người mẹ nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát. Điều này giúp bạn nắm rõ tình trạng cơ thể, chế độ dinh dưỡng… và nhất là phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến bé yêu khi mang thai như thiếu máu, bệnh tiểu đường, lao phổi….

Ngoài ra, nếu đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn phải dừng lại trước khi có thai ít nhất là 2 – 3 tháng. Đối với người làm cha, hãy cân đối lại chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Điều này sẽ làm tăng khả năng thụ thai và chất lượng tinh trùng.

Bên cạnh đó, tài chính cũng là điều không thể bỏ qua khi bạn sinh con đầu lòng. Bố mẹ cần phải xây dựng một nền tảng ngân sách vững chắc ngay từ khi có kế hoạch sinh con. Những tháng thai kỳ, bạn sẽ cần tiền để dùng cho nhiều việc khám thai, siêu âm, tiêm chủng, mua sắm quần áo đồ dùng và chế độ dinh dưỡng cho mẹ. Do vậy bố mẹ hãy có kế hoạch tiết kiệm ngay từ bây giờ để có thể chủ động về mặt tài chính.

Bạn đang xem bài viết Vật Bất Ly Thân Của Mẹ Khi Chuẩn Bị Sinh Con trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!