Xem Nhiều 6/2023 #️ Vận Động Trong Thai Kỳ # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Vận Động Trong Thai Kỳ # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vận Động Trong Thai Kỳ mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vận động trong thai kỳ – cần thiết cho mẹ, khỏe cho con

27-12-2019

Bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai kỳ thì vận động trong thai kỳ cũng mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe của mẹ và bé. Một chế độ vận động, luyện tập thể dục thường xuyên và điều độ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia không chỉ giúp mẹ có được một sức khỏe dẻo dai mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh.

Tại sao vận động lại cần thiết cho thai kỳ?

Mang thai không có nghĩa là ngưng vận động, luyện tập thể dục. Một chế độ vận động đúng cách trong thai kỳ có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ và bé mà không phải ai cũng rõ. 

Đối với mẹ:

– Chất endorphin được cơ thể tiết ra khi vận động giúp đem lại cảm giác hưng phấn, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng mà mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai - Vận động hợp lý, đều đặn trong suốt thai kỳ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng béo phì, duy trì cân nặng ổn định ở cả trước và sau sinh. - Giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh lý thường gặp trong thai kỳ như: tiểu đường, tăng huyết áp, đau lưng, táo bón,… - Hạn chế sinh non, dễ sinh thường hơn: Năng vận động giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn, cơ bắp dẻo dai, tăng sức chịu đựng cho bà bầu, giúp quá trình sinh nở trở nên nhẹ nhàng hơn. - Ngủ ngon hơn: vận động nhẹ nhàng, vừa đủ giúp mẹ bầu tiêu hao năng lượng dư thừa từ đó có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Đối với thai nhi

- Gia tăng quá trình trao đổi chất ở thai nhi, giúp trẻ phát triển tốt hơn - Cũng giống như mẹ, chất endorphin làm tăng hưng phấn ở mẹ thì thông qua nhau thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bé, giúp thai nhi thư giãn thoải mái và sảng khoái hơn trong bụng mẹ.

Các môn thể thao an toàn cho mẹ bầu

Đi bộ

Đi bộ 30 phút mỗi ngày rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Là môn thể thao dễ tập, dễ thực hiện, có thể áp dụng hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, đi bộ được chứng minh là có tác động theo hướng tích cực đến sức khỏe tim mạch ở mẹ bầu. Chỉ cần lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp, trang phục thoải mái, mẹ bầu có thể bắt đầu luyện tập môn thể thao tốt cho sức khỏe bà bầu mỗi ngày. Do vận động liên tục trong thời gian dài, mẹ bầu khi luyện tập cần bổ sung nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước.

Yoga

Là một trong số ít những môn thể thao mẹ có thể tập luyện, yoga mang lại cho bà bầu nhiều lợi ích không ngờ đến như: lưu thông khí huyết, giảm thiểu các triệu chứng thường gặp ở thai kỳ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể,…trang bị tốt cho mẹ cả về thể lực và tinh thần cho chuyến vượt cạn sắp tới. Mỗi thời điểm, giai đoạn của thai kỳ đều có những bài tập yoga riêng biệt, thai phụ cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có quá trình luyện tập khoa học nhất có thể. 

Bơi lội

Việc bơi lội sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực lên khớp xương, giảm đau khớp, giúp máu lưu thông tốt. Bơi lội nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu duy trì nhịp tim và tinh thần ổn định. Mẹ bầu không nên bơi quá lâu hoặc bơi khi nước quá lạnh. Bài tập Kegel

Cơ sàn chậu đóng vai trò chính trong việc giữ đúng vị trí của các cơ quan sinh dục, niệu dưới, tiêu hóa dưới. Cơ sàn chậu cũng đóng vai trò lớn trong việc điều tiết, đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn từ đó giúp kiểm soát các hoạt động đại, tiểu tiện,…Cuộc sinh nở của các mẹ bầu sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn nếu cơ sàn chậu của sản phụ khỏe mạnh. 

Bài tập Kegel hay còn được gọi là bài tập cơ sàn chậu có tác dụng giúp săn chắc, tăng cường sức mạnh ở các cơ sàn chậu vốn phải chịu áp lực lớn và trở nên yếu đi khi phụ nữ bắt đầu mang thai và sinh nở, ngăn ngừa các bệnh xuất hiện khi mang thai (đau lưng dưới, giãn tĩnh mạch chi dưới, phù 2 chân,…), tăng cường và duy trì chức năng tim mạch,…

Bài tập Kegel là một trong những bài tập trước sinh được các bác sĩ khuyên sản phụ nên luyện tập thường xuyên, đều đặn. Với bài tập này, sản phụ có thể luyện tập trong mọi điều kiện, hoàn cảnh mà không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị. 

Một số lưu ý khi vận động trong thai kỳ

– Tùy thuộc vào sức khỏe, giai đoạn khác nhau của thai kỳ mà mỗi thai phụ nên có cho mình những bài tập, mức độ luyện tập thể dục thể thao khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, trước khi thực hiện các bài tập, mẹ bầu nên xin ý kiến từ bác sĩ sản khoa, chuyên gia để thiết kế cho bản thân một lộ trình luyện tập, vận động phù hợp. 

– Nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức 

– Không nên tham gia các môn thể thao mạo hiểm, mất nhiều sức lực, dễ ngã, nguy hiểm như: trượt ván, lặn, judo,…

– Nghỉ ngơi ngay nếu thấy mệt. Mẹ bầu đừng bắt cơ thể mình hoạt động quá giới hạn, nếu cảm thấy mệt, khó chịu cần nghỉ ngơi ngay để tránh những ảnh hưởng không cần thiết.

Trường hợp nào không nên tập thể dục, vận động trong thai kỳ

– Chảy máu âm đạo, co thắt, vỡ màng ối hoặc có dấu hiệu co thắt dạ con. – Rau bám thấp – Thai phụ có dấu hiệu đẻ non trước tuần thai thứ 37 – Thai phụ bị nhức đầu, huyết áp cao hay huyết áp thấp, bị phù, bệnh tim, chẩn đoán tiền sản giật. – Em bé phát triển chậm hoặc không theo chuẩn thông thường.  – Thai phụ không tăng đủ cân theo tiêu chuẩn, bác sĩ khuyến cáo hạn chế luyện tập thể dục, vận động để đảm bảo sức khỏe. 

BAN TƯ VẤN SỨC KHỎE BỆNH VIỆN HOÀN MỸ ĐÀ NẴNG 

Vận Động Khi Mang Thai

Phụ nữ có thai vẫn thường được khuyên là không nên tập thể dục trong thời kì này. Điều này dựa trên sự lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực lên em bé và cả thai phụ nếu tập quá sức. Nhưng hiện nay ai cũng biết một chế độ tập thường xuyên và điều độ trong suốt thai kỳ không chỉ tốt cho bà mẹ mà còn cho cả em bé.

Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có nên duy trì chế độ tập hiện tại hay nên bắt đầu với những bài tập mới.

Giữ bé như thế nào?

Nhiều thai phụ lo việc tập thể dục khi mang thai có thể đem lại ảnh hưởng xấu cho sự an toàn của trẻ để bám vào thành tử cung. Việc tưởng tượng rằng em bé giữ chặt dây rốn khi mẹ vận động khiến những bà mẹ vô tư nhất cũng phải lo sợ. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh rằng những sự lo ngại này là có cơ sở, chỉ có những trường hợp quá bất thường và bất cẩn mới dẫn đến sẩy thai do tập thể dục. Nếu trong cơ thể người mẹ có yếu tố gây ra sẩy thai, thì việc sẩy thai vẫn có thể xảy ra ngay cả khi họ không vận động.

Ích lợi của việc tập thể dục khi mang thai

Hormone sản xuất khi mang thai làm giãn các cơ và dây chằng rất cần thiết cho việc sinh nở nhưng điều này cũng tăng nguy cơ tổn thương cho các khớp xương chậu. Tăng cường các bài tập cơ bản giúp giảm khả năng rủi ro cho các cơ khớp.

Thể dục khi mang thai giúp bạn duy trì việc tăng cân một cách khỏe mạnh.

Giúp bạn thấy dồi dào sinh lực, giảm stress, cân bằng tâm lý và cải thiện giấc ngủ.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai tập thể dục ít bị các cơn đau dạ con trong lúc sinh và ít cần đến sự can thiệp khi sinh.

Giảm đau lưng và căng thẳng.

Giúp ngăn ngừa và giảm táo bón.

Tập thể dục trước khi mang thai giúp phục hồi sau khi sinh và trở lại trọng lượng cũ nhanh hơn.

Các bài tập vùng chậu tốt cho việc giảm khả năng biến chứng khi sinh, giảm nguy cơ sa tử cung và bàng quang.

Ích lợi của việc tập thể dục đối với em bé

Cải thiện quá trình ô-xy hóa và vận chuyển lưu lượng máu qua nhau thai cho em bé.

Tập thể dục khi mang thai làm giảm khả năng bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ nên cũng tốt em bé.

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ có tập thể dục lúc mang thai được cho là thông minh, lanh lợi hơn.

Tập thể dục cùng những phụ nữ mang thai khác giúp phát triển các mối quan hệ và sự hỗ trợ qua lại. Duy trì những mối quan hệ này có khả năng giảm tâm lý cô độc và trầm cảm sau sinh.

Khi nào thì không nên tập thể dục khi mang thai?

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong những triệu chứng sau:

Chảy máu âm đạo, co thắt, vỡ màng ối hoặc có dấu hiệu co thắt dạ con.

Nếu bạn nhức đầu, huyết áp bạn tăng. Bạn đã bị phù và bị chẩn đoán tiền sản giật.

Nếu bạn bị bệnh tim, huyết áp cao hay thấp.

Nếu em bé không phát triển theo tiêu chuẩn thông thường hoặc phát triển chậm. Nếu bạn không tăng cân đủ theo tiêu. chuẩn và được bác sĩ khuyên hạn chế tập thể dục để duy trì thể trọng.

Nếu bạn thấy xây sẩm, chóng mặt hoặc không khỏe.

Nếu thai nhi không cử động như trước hoặc bạn thấy bất an về việc quẫy đạp của bé trong bụng mẹ.

Hoạt động thể dục nào nên tránh

Các bài tập làm căng dây chằng. Việc tập tạ rất nguy hiểm, nhất là 3 tháng giữa thai kỳ. Tương tự, cần tránh nâng vác vật nặng nếu có thể.

Cưỡi ngựa, trượt tuyết, các loại thể thao với bóng và vợt, thể dục dụng cụ và trượt băng đều nguy hiểm.

Các môn thể thao tương tác như bóng đá, bóng rổ cũng có thể gây ra sự cố, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ khi trọng tâm cân bằng trên cơ thể người mẹ thay đổi và có khả năng dễ té ngã.

Tốt nhất nên tránh các chương trình tập với cường độ cao đột ngột. Nên bắt đầu từ từ.

Tránh các bài tập tạo cảm giác đang làm những chuyện lặt vặt để tạo cho bạn cảm giác thích thú và muốn duy trì. Mỗi ngày cố gắng tập từ 30 – 60 phút một cách thoải mái.

Tránh các bài tập khiến thân nhiệt của bạn tăng hơn 1độ C.

Tránh tập thể dục khi trời quá nóng, quá ẩm hoặc trong phòng tắm hơi.

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, không nên tập quá 3 buổi một tuần.

Tránh để bị kiệt sức. Cơ thể bạn đã làm việc quá cật lực để nuôi em bé nên tất cả năng lượng của bạn cần được chia đều giữa sự trao đổi chất bình thường mỗi ngày của bạn, các hoạt động hàng ngày và cho cả em bé nữa.

Các bài thể dục cho bà bầu

Đi bộ nhanh, chạy xe đạp, bơi lội và leo cầu thang là những bài tập thể dục tốt nhất cho thai phụ.

Bơi lội là hình thức thể dục tốt trước khi sinh, nhất là về cuối giai đoạn thai kỳ khi các cấu trúc nâng đỡ bé trở nên yếu hơn.

Bài tập anaerobic

Là bài tập sử dụng sức đề kháng và sử dụng năng lượng trong các mô và cơ bắp hơn là lượng ô-xy mà bạn hít thở. Nói chung các bài tập anaerobic luyện cơ và tăng sự linh hoạt của cơ thể.

Tập yoga cũng có ích khi mang thai.

Các bài tập vùng chậu nên bắt đầu lúc mới mang thai nếu chưa tập trước đó. Sàn chậu hoạt động như chiếc võng hỗ trợ các cơ quan ở vùng chậu nằm đúng vị trí.

Ghi nhớ

Mặc loại áo ngực thể thao chắc chắn tránh cho ngực xô lệch quá mức.

Mặc các loại vải thoáng, thoải mái, dễ co giãn.

Mang giày thể thao loại tốt. Lưu ý rằng có thể bạn thấy chân mình to ra hoặc chân này lớn hơn chân kia vào cuối thai kỳ.

Tập thể dục một cách vui vẻ và bạn sẽ thấy muốn tập hoài. Hãy đến phòng tập với người bạn, ông xã hoặc con lớn của bạn để vận động và duy trì lối sống tích cực.

Tránh các bài tập bắt bạn đợi lâu để đến lượt mình khiến tụ máu và phù nề dưới chân.

Hãy lắng nghe cơ thể, đừng bắt cơ thể mình tập quá sức khi thấy mệt mỏi. Chỉ có bạn mới hiểu rõ giới hạn và khả năng chịu đựng của mình. Hãy tập chậm lại và nghỉ ngơi khi cần.

Tập Thể Dục Khi Mang Thai Cho Mẹ Bầu Ít Vận Động

Tập thể dục khi mang thai cho mẹ bầu ít vận động

Nhiều ý kiến cho rằng các bài tập thích hợp sẽ giúp bà bầu nhanh nhẹn hơn, giảm đau lưng và dễ sinh con hơn. Tuy nhiên tập thể dục cho mẹ bầu khi nào và như thế nào là hợp lý? Những bài tập nào an toàn khi mang thai? Mẹ bầu có thích hợp với các bài tập yoga, tập tạ, gập bụng hay tập squat không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu!

Mẹ bầu có thể bắt đầu một chương trình tập thể dục trong suốt thai kỳ của mình, dù cho mẹ đã luôn lười biếng vận động từ trước đến giờ. Tập thể dục là một cách để mẹ bầu khỏe mạnh và dễ sinh hơn. 

Mẹ hãy nhớ rằng mang thai không phải là thời điểm để cố gắng giảm cân giữ dáng. Cũng không phải là một ý hay để bắt đầu thói quen tập thể dục với cường độ cao nếu trước đây mẹ ít vận động.

Nhưng nếu mẹ không nằm trong danh sách cần lưu ý cao khi mang thai thì mẹ bầu có thể bắt đầu một chương trình tập thể dục cho mẹ bầu phù hợp với mức độ vận động của mình.

Theo khuyến nghị của Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) thì mục tiêu hợp lý cho các bà bầu là nên tập thể dục tối đa 30 phút hầu hết tất cả các ngày trong tuần hoặc cả tuần.

Những lưu ý trong khi tập thể dục cho mẹ bầu

Hãy bắt đầu một cách chậm rãi. Chị em chỉ nên vận động 10-15 phút mỗi ngày trong một hoặc hai tuần đầu tiên. Khi đã cảm thấy sẵn sàng để tăng thời lượng, hãy tập thêm 5-10 phút cho đến khi mẹ có thể tập luyện tối đa 20 hoặc 30 phút mỗi ngày.

Việc này có thể mất khoảng 3-4 tuần, tùy thuộc vào cách cơ thể mẹ phản ứng với các hoạt động bổ sung. Trong giai đoạn ban đầu này, hãy tập trung vào việc kéo dài thời gian tập luyện chứ đừng lưu ý quá nhiều vào cường độ bài tập, tránh vận động mạnh.

Tăng dần cường độ tập luyện khi cơ thể đã sẵn sàng. Nếu đã đạt được đủ thời lượng tập luyện đặt ra và cảm thấy cơ thể vẫn khỏe mạnh thì các mẹ có thể bắt đầu tăng cường độ tập luyện. Ví dụ, có thể tăng tốc độ đi bộ của mình từ trung bình đến nhanh hơn.

Tuy nhiên, đừng nên đốt cháy giai đoạn hay cố gắng tập luyện đến kiệt sức. Hãy lắng nghe cơ thể mình và đừng đẩy bản thân vượt quá giới hạn.

Các bà bầu được khuyên là chỉ nên tập thể dục với cường độ mà bản thân cảm thấy là “hơi khó”. Và một nguyên tắc nhỏ là hãy chậm lại nếu mẹ đang thở dốc và không thể tiếp tục cuộc trò chuyện của mình một cách thoải mái.

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Mang thai đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ cần khoảng 340 calo bổ sung mỗi ngày bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, tùy thuộc vào cân nặng của mỗi người trước khi mang thai.

Vì vậy, chất lượng của chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, nó nên bao gồm nhiều loại rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các nguồn protein nạc khác nhau.

Luôn giữ cho cơ thể mát mẻ. Hãy tránh tập thể dục trong thời tiết nóng ẩm vì mẹ bầu có thể dễ dàng bị nóng hơn khi mang thai.

Cố gắng tập luyện vào buổi sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tránh nhiệt độ cao điểm. Nếu trời ấm, hãy đội mũ chống nắng, mặc quần áo thoáng mát và thoải mái.

Luôn bổ sung thật nhiều nước. Các mẹ nên uống nước trước, trong và cả sau khi tập luyện. Mất nước có thể góp phần làm cho cơ thể bị quá nóng và thậm chí còn kích thích các cơn co thắt.

Nếu được bổ sung nước thường xuyên, màu nước tiểu của mẹ sẽ gần như trong suốt. Còn nếu nó có màu vàng đậm thì mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn.

Bài tập thể dục tốt nhất cho mẹ bầu mới bắt đầu

Đi bộ. Đây là hoạt động được khuyến khích hàng đầu đối với các bà bầu vì nó an toàn, dễ thực hiện và cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả. Đi bộ là một phương thức vận động hoàn hảo để bắt đầu nếu bạn chưa từng tập thể dục trước khi mang thai.

Tham gia lớp thể dục nhịp điệu hoặc luyện tập theo các DVD dạy thể dục. Các chương trình được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai giúp tăng cường sức khỏe trái tim của mẹ, cũng như xây dựng cơ bắp và sự linh hoạt – tất cả đều phối hợp với nhau để hỗ trợ cơ thể khi nó phải trải qua những thay đổi về thể chất của thai kỳ.

Bơi lội. Đây là một hình thức tập thể dục tuyệt vời vì nó sử dụng toàn bộ cơ thể và ít gây căng thẳng cho các khớp. Thêm một điểm cộng nữa là nước sẽ hỗ trợ cho cân nặng, giúp mẹ bầu tạm thời bỏ qua cảm giác không thoải mái với chiếc bụng đang dần to lên của mình.

Các bài tập yoga và giãn cơ trước khi sinh. Cả hai hoạt động này đều làm giảm căng thẳng, thúc đẩy cơ thể thư giãn, giúp mẹ luôn giữ được sự linh hoạt và mạnh mẽ.

Tập nhảy. Nhún nhảy và di chuyển theo những điệu nhảy yêu thích giữ cho mẹ bầu sự mềm dẻo và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch một cách đáng kể. Các điệu nhảy như Zumba, múa bụng và khiêu vũ là những bài tập thú vị cho phép biến hóa linh hoạt khi bụng dần to hơn đấy.

Bài tập thể dục cho mẹ bầu an toàn khác

Nếu các mẹ đang tự hỏi liệu có an toàn khi bắt đầu chạy trong thai kỳ hay không, câu trả lời thường là có, ngay cả khi mẹ chưa bao giờ thử chạy trước đó nếu mẹ không có biến chứng thai kỳ và được sự chấp thuận của bác sĩ.

Nếu các khớp không bị đau và mẹ cảm thấy có thể làm được nhiều hơn thì hãy dần dần bắt nhịp và chạy trong khoảng thời gian dài hơn.

Mặc dù vậy, một thời gian sau mẹ có thể vẫn cần phải sửa đổi thói quen của mình hoặc chậm lại để phù hợp với em bé đang phát triển.

Ngoài ra, mẹ bầu nên bắt đầu hoạt động đi xe đạp một cách thận trọng. Những người đi xe đạp có kinh nghiệm sẽ có thể giữ vững hoạt động này trong suốt ba tháng đầu tiên.

Nhưng một số chuyên gia cho rằng việc đạp xe trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba là nguy hiểm vì trọng tâm thường xuyên thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng của mẹ, khiến khả năng té ngã xảy ra nhiều hơn.

Vì vậy, một chiếc xe đạp tập thể dục tại nhà sẽ là một lựa chọn an toàn hơn cho khoảng thời gian sau của thai kỳ.

Những kiểu tập thể dục cần tránh khi mang thai

Các hoạt động có khả năng rơi mạnh. Cưỡi ngựa, trượt cỏ xuống dốc, trượt tuyết, lướt sóng, đi xe đạp địa hình, thể dục dụng cụ và lướt ván là những hoạt động cần hạn chế đối với phụ nữ mang thai.

Các hoạt động thường xuyên thay đổi hướng đột ngột. Trọng tâm của mẹ thay đổi khi mang thai, vì vậy hãy tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều sự thay đổi đột ngột về phương hướng, chẳng hạn như các môn thể thao quần vợt. Chúng có thể làm mất thăng bằng và khiến bạn bị ngã đấy.

Các môn thể thao va chạm nhiều, như bóng đá, bóng rổ, đấm bốc và khúc côn cầu trên băng.

Các hoạt động được thực hiện trong khi nằm ngửa. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên tránh động tác gập bụng và các bài tập khác được thực hiện trong khi nằm thẳng lưng vì tư thế này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung và khắp cơ thể.

Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu nên tập chậm lại

Nếu mới tập thể dục, các mẹ sẽ khó nhận ra khi bản thân đang cố gắng quá sức. Hãy giảm cường độ vận động của mình nếu:

Cảm thấy đau ở khớp và dây chằng trong hoặc sau khi tập luyện.

Cảm thấy kiệt sức thay vì tràn đầy năng lượng sau khi tập luyện.

Có cảm giác hết hơi và không thể tiếp tục cuộc trò chuyện của mình.

Cơ bắp cảm thấy vô cùng đau nhức, yếu hoặc run rẩy trong một thời gian dài sau khi tập thể dục. Điều này thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của mẹ.

Nhịp tim lúc nghỉ ngơi vào buổi sáng cao hơn 10 nhịp so với bình thường.

Những dấu hiệu nguy hiểm cho thấy mẹ bầu nên dừng lại và liên hệ với bác sĩ

Một số dấu hiệu có thể cho thấy một vấn đề đang xảy ra với sức khỏe hay thai nhi của mẹ. Hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mẹ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

chảy máu âm đạo

co thắt (sinh non)

chất lỏng bị rò rỉ hoặc phun ra từ âm đạo

chóng mặt hoặc cảm thấy muốn ngất xỉu

đau đầu

đau ngực

đau hoặc sưng bắp chân

chuyển động của thai nhi giảm

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Nguồn: Babycenter

*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu

Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:

Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo 

Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One

Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)

Dấu Hiệu Báo Động Bà Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ nghĩa là bệnh chỉ xuất hiện trong thai kỳ của mẹ. Sau khi em bé được sinh ra, bệnh tiểu đường sẽ biến mất.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh ra một em bé hoàn toàn khỏe mạnh với sự giúp đỡ của bác sĩ và thông qua những việc đơn giản mẹ làm trong suốt thai kỳ, để kiểm soát lượng đường trong máu, còn gọi là đường huyết.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mẹ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormone nuôi dưỡng bào thai. Các hormone này có thể dẫn đến sự tích tụ glucose trong máu của mẹ bằng cách tác động vào hormone Insulin.

Theo chức năng sinh học, tuyến tụy sẽ đảm đương nhiệm vụ tạo insulin để đưa glucose trong máu vào tế bào, cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Các kích thích tố tiết ra từ nhau thai sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng này, làm cho glucose không vào được tế bào, đường máu của mẹ tăng cao.

Mẹ bầu nào có nguy cơ xuất hiện tiểu đường thai kỳ?

Thừa cân, béo phì trước khi có thai.

Người Mỹ gốc Phi, Châu Á, Tây Ban Nha hoặc người Mỹ bản địa: có nguy cơ cao hơn so với các tộc người khác.

Tiền sử có lượng đường trong máu cao, nhưng không đủ cao để xác định mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai.

Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đây.

Bệnh huyết áp cao.

Đã sinh ra em bé nặng cân trước đó (lớn hơn 4.5 kg).

Đã sinh ra em bé bị chết non hoặc bị dị tật bẩm sinh.

Chẩn đoán bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ dựa vào những chỉ số nào?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mẹ có bị tiểu đường thai kỳ hay không vào giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kiểm tra sớm hơn nếu mẹ có những yếu tố nguy cơ cao.

Để kiểm tra bệnh tiểu đường, mẹ bầu phải thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose. Mẹ sẽ uống 1 dung dịch đường có nồng độ nhất định. Khoảng 1 giờ sau, bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu để xem cơ thể mẹ xử lý tất cả lượng đường đó như thế nào.

Nếu kết quả cho thấy lượng đường trong máu của mẹ cao hơn một mức cho phép (130 mg/dL hoặc cao hơn, một số nơi có thể chọn mức 140 mg/dL), lúc này bác sĩ sẽ nghi ngờ bệnh tiểu đường và cần thực hiện thêm xét nghiệm khác.

Lưu ý, khi đi xét nghiệm bệnh tiểu đường, tốt nhất nên đi vào buổi sáng, không ăn sáng và tuyệt đối không ăn trong khoảng thời gian từ khi được uống dung dịch đường đến khi lấy máu xét nghiệm.

Dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc bị trùng lắp với các dấu hiệu thai nghén khác. Hầu hết chỉ phát hiện thông qua các xét nghiệm sàng lọc, thăm khám thường xuyên trong suốt thai kỳ.

Dấu hiệu bà bầu bị đái tháo đường chỉ xuất hiện rõ và đầy đủ khi bệnh đã vượt ngoài tầm kiểm soát như:

Mẹ cảm thấy khát nước nhiều.

Mẹ cảm thấy đói và ăn rất nhiều.

Mẹ cần đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Bác sĩ sẽ điều trị cho bà bầu bị đái tháo đường như thế nào?

Để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thực hiện một số yêu cầu sau:

Kiểm tra mức đường huyết của mẹ hàng ngày.

Làm xét nghiệm ceton niệu.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách kiểm soát đường huyết, huyết áp và cân nặng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, mẹ sẽ vượt qua thai kỳ dễ dàng và sinh con khỏe mạnh.

Nguồn: https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-guide/gestational-diabetes#1

Bạn đang xem bài viết Vận Động Trong Thai Kỳ trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!