Cập nhật thông tin chi tiết về Uống Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt Trong Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Dục Của Bé Trai Hay Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuy vậy, kết quả nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi một hay những yếu tố sau:
- Mẫu nghiên cứu có thể không đại diện cho cộng đồng dân cư nghiên cứu, và do vậy kết quả ghi nhận được trong nghiên cứu có thể không phản ánh đúng hiện tượng thật trong cộng đồng dân cư. Với nghiên cứu tại Đan Mạch từ khoảng 11.500 trường hợp đủ điều kiện tham gia nghiên cứu nhưng cuối cùng tác giả chỉ thu thập thông tin từ 491 người trả lời phỏng vấn điện thoại (chỉ chiếm 4,3%). Do mẫu nghiên cứu không được chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng nên không thể loại trừ khả năng là thông tin thu thập từ một mẫu nghiên cứu chỉ chiếm 4,3% người đủ điều kiện tham gia nghiên cứu có thể không phản ánh đúng hiện tượng thật trong cộng đồng.
- Ngoài ra người đọc có quyền đặt nghi ngờ về mức độ chính xác của kết quả vì chỉ có khoảng 45% bé trong mẫu nghiên cứu được khám sau sanh và không rõ lý do tại sao có đến 55% trường hợp đã đồng ý tham gia và đã ký đồng thuận tham gia nghiên cứu nhưng không được khám bé sau sanh (tương đương với tỉ lệ “mất dấu” lên đến 55%). Liệu có khả năng có những khác biệt quan trọng nào giữa hai nhóm thai phụ này (nhóm có bé được khám và nhóm có bé không được khám) không? Nếu có thì liệu những khác biệt này, ví dụ có thể mẹ của nhóm bé được khám thường bị các bệnh nhiễm siêu vi hoặc uống rượu trong thai kỳ nhiều hơn…, có góp phần làm làm cho tỉ lệ chứng tinh hoàn ẩn lại gặp nhiều hơn trong nhóm này không?
- Không thể hiểu chứng tinh hoàn ẩn (là loại kết cục sử dụng trong nghiên cứu này) đồng nghĩa với vô sinh hay những bệnh lý về sau (như chất lượng tinh dịch kém, ung thư tinh hoàn…), vì tỉ lệ vô sinh trong những trường hợp bị chứng tinh hoàn ẩn là khoảng 10% so với 6% trong cộng đồng người bình thường. Chứng tinh hoàn ẩn có thể gặp trong 3% bé đủ tháng và 30% bé non tháng, và có đến 80% trong số này sẽ về bình thường (tức tinh hoàn sẽ xuống bìu) trong năm đầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Ngoài ra có thể điều trị phẫu thuật khi phát hiện bệnh. Với bản chất là một nghiên cứu quan sát và đã kết thúc theo dõi vào thời điểm ngay sau sanh nên có thể là quá sớm khi đưa ra những kết luận về nguy cơ các bệnh lý sinh dục nam khi chưa có tỉ lệ thật sự của chứng tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng đến rối loạn sinh dục nam (sau khi đã phẫu thuật, hoặc sau năm đầu).
- Thông tin về sử dụng thuốc giảm đau/hạ sốt trong thai kỳ được thu thập bằng cách chỉ hỏi lại thai phụ và không thể kiểm tra mức độ chính xác của thông tin. Ngoài ra, còn có sự khác biệt quá lớn về chất lượng thông tin giữa thu thập thông tin bằng điền bản hỏi soạn sẵn và trả lời phỏng vấn điện thoại. Bên cạnh những khác biệt về nội dung, những người trả lời điện thoại có thể có những đặc điểm rất khác so với nhóm chỉ trả lời bản câu hỏi soạn sẵn và có thể chính những đặc điểm khác biệt này là yếu tố góp phần dẫn đến sự khác biệt trong tỉ lệ chứng tinh hoàn ẩn.
- Về phân tích kết quả, dù tác giả đã cố gắng khống chế các yếu tố ảnh hưởng nhiễu bằng các phương pháp thống kê, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả vẫn chưa được khống chế, cụ thể là những yếu tố làm tăng nguy cơ chứng tinh hoàn ẩn như mẹ uống rượu trong thai kỳ (có thể phổ biến ở nhiều nước phương Tây), mẹ bị nhiễm siêu vi (là lý do để uống thuốc hạ sốt) và những loại thuốc khác mà những thai phụ này đã sử dụng kèm theo với các loại thuốc giảm đau/hạ sốt trong thai kỳ. Do ở thời điểm phỏng vấn, tất cả những thông tin về sử dụng thuốc đã diễn ra trước đó nên không thể nào có được thông tin chính xác về tình trạng sốt (lý do, đặc điểm, có nhiễm siêu vi không?) của thai phụ được. Liệu uống thuốc giảm đau, hạ sốt trong thai kỳ hay chính những bệnh lý là nguyên nhân buộc thai phụ phải uống thuốc giảm đau/hạ sốt hay chính những thuốc uống kèm theo mới là nguyên nhân “thật sự” làm gia tăng nguy cơ bệnh?
Ngoài ra, do chỉ lấy số liệu của 491 trường hợp trả lời điện thoại nên trong nhiều phân tích có quá ít bệnh nhân, ví dụ chỉ có 6 thai phụ sử dụng hơn một loại thuốc giảm đau trong 3 tháng đầu, 7 thai phụ trong 3 tháng giữa, 5 thai phụ dùng ibuprofen hơn 2 tuần và 3 thai phụ dùng hơn 1 loại thuốc trong hơn 2 tuần. Chính điều này làm cho kết quả không đủ mạnh (khoảng tin cậy rất rộng, có thể dao động từ 1 đến 258!)
Đau Bụng Kinh Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Mang Thai?
Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Prostaglandin là một hóa chất có trong nhiều bộ phận cơ thể, trong đó có cả tử cung, cũng chịu trách nhiệm gây đau bụng kinh. Chức năng chính của hóa chất này là điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, điều chỉnh viêm, tăng tế bào, giãn cơ và co thắt. Khi bạn có kinh nguyệt, hóa chất này gây ra các cơn co thắt trong cơ tử cung và cũng giúp đào thải niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, trong trường hợp lượng hóa chất trong cơ thể cao hơn, các cơn co thắt sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Những cơn co thắt nghiêm trọng dẫn đến đau bụng kinh.
Đau bụng kinh được phân loại thành 2 loại:
– Đau bụng kinh thứ phát có thể gây đau dữ dội và là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc khả năng mang thai của bạn.
Bệnh viêm vùng chậu xảy ra do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục không được điều trị. Bệnh giang mai, chlamydia có thể gây ra sẹo ở cơ quan sinh sản (ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc tử cung) do đó, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Lạc nội mạc tử cung là một trong những lý do phổ biến nhất gây đau bụng kinh dữ dội. Bệnh này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi lớp lót, thường phát triển bên trong tử cung, bắt đầu phát triển trên các bộ phận sinh sản khác như ống dẫn trứng và buồng trứng. Lớp lót “lạc” lung tung này làm suy yếu các cơ quan sinh sản, dẫn đến các vấn đề vô sinh.
Nên đọc
3. Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)
Lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua nội soi. Nếu bạn cảm thấy đau lưng dưới, đau khi quan hệ tình dục hoặc buồn nôn, có nhiều khả năng bạn bị lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là đau bụng kinh dữ dội không có nghĩa là bạn bị lạc nội mạc tử cung hoặc ngược lại, nếu bạn đã mang thai, bạn không bị lạc nội mạc tử cung. Nói cách khác, nếu bạn bị đau bụng kinh và có thể mang thai, thì bạn không bị lạc nội mạc tử cung.
4. U xơ và u nang buồng trứng
Tình trạng này gần giống như lạc nội mạc tử cung, nhưng niêm mạc tử cung bên trong bắt đầu phát triển trên thành tử cung thay vì trên các cơ quan sinh sản khác. Biểu hiện của bệnh là: Đau bụng dưới, đầy hơi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể được gây ra do sự dao động của hormone trong cơ thể, bao gồm progesterone, hormone kích thích nang trứng và estrogen.
Khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi có thể bị u xơ – không phải khối u ung thư. Những khối u này ở bên trong hoặc gần với niêm mạc tử cung. U xơ thường cản trở dòng chảy của máu, gây đau dữ dội trong một thời gian. Khả năng mang thai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, điều đó có nghĩa là kích thước và vị trí của u xơ có thể cản trở khả năng sinh sản. Trong một số trường hợp, người phụ nữ có u xơ và thụ thai, đôi khi có thể dẫn đến sảy thai.
Điều trị đau bụng kinh có gây vô sinh?
U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng trong buồng trứng. Gần giống như u xơ, u nang buồng trứng cũng không gây ung thư. Nếu u nang có kích thước lớn, xuất hiện ở ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, có thể gây cản trở việc thụ thai.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sỹ có thể khuyên bạn nên uống thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm đau. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng mang thai thì đừng uống loại thuốc này. Một số nghiên cứu cho thấy những tác động tiêu cực của việc dùng thuốc như ibuprofen đối với khả năng sinh sản. Ngoài ra, tác dụng của naproxen đã được tìm thấy trong việc trì hoãn rụng trứng ở phụ nữ.
Một số phụ nữ có thể phải làm phẫu thuật để giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, trước khi quyết định phẫu thuật, bạn nên nói chuyện với bác sỹ về ảnh hưởng của phẫu thuật đến khả năng thụ thai.
Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Bà Đẻ Bị Sốt Uống Thuốc Gì, Uống Thuốc Hạ Sốt Có Ảnh Hưởng Tới Sữa Mẹ?
Bà đẻ bị sốt uống thuốc gì? Một số loại thuốc có chứa thành phần paracetamol được xem là an toàn với mẹ cho con bú nếu uống đúng liều lượng chỉ định. Tuy nhiên mẹ nên vắt sữa cho bé bú trong giai đoạn uống thuốc để đảm bảo an toàn cho bé.
Bà đẻ bị sốt có nên uống thuốc hạ sốt?
Sau khi sinh, do chăm con nên người mẹ thường không được nghỉ ngơi đầy đủ, mệt mỏi khiến sức khỏe giảm sút, tinh thần uể oải nên dễ mắc bệnh. Thêm vào đó, nếu mẹ bị tắc tuyến sữa, rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng kém cũng có thể dẫn đến tình trạng bị sốt. Tuy nhiên điều mà các mẹ lo lắng nhất là liệu lúc này có nên uống thuốc hạ sốt?
Theo các bác sĩ chuyên môn, trong trường hợp mẹ bắt buộc phải uống thuốc hạ sốt, tùy vào từng loại thuốc bác sĩ sẽ chỉ định ngưng cho con bú. Đặc biệt với các loại thuốc kháng sinh như sulfonamid, tetraxiclin, cloramphenicol, metronidazon,… thì mẹ phải lập tức ngừng cho bé bú để đảm bảo an toàn cho bé.
Bà đẻ bị sốt uống thuốc gì?
1. Paracetamol
Bạn có thể sử dụng paracetamol để điều trị sốt trong thời gian cho con bú. Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn được sử dụng rất phổ biến. Cơ chế hoạt động chính xác của thuốc vẫn chưa được biết đến.
Thuốc paracetamol thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt. Thuốc giúp giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng sẽ không có tác dụng đối với viêm và sưng trong khớp.
Hàm lượng thuốc có trong sữa thấp hơn nhiều so với liều dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh nên hầu như không gây hại đến trẻ bú mẹ. Tác dụng phụ do paracetamol gây ra ở trẻ nhỏ do bú mẹ rất hiếm khi xảy ra.
2. Dextromethorphan
Thuốc dextromethorphan an toàn cho những bà mẹ đang cho con bú và bé. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mãn tính thì nên tránh dùng thuốc này.
3. Ibuprofen
Ibuprofen khá là an toàn cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS), làm giảm đau và hạ sốt. Thuốc này được dùng để điều trị nhức đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và cúm.
Ngoài 3 loại thuốc trên, các loại thuốc như Panadol thì sao, liệu mẹ có uống được không?
Bà đẻ bị sốt uống Panadeol extra có được không?
Đối với việc sử dụng Panadol extra (thành phần paracetamol và cafein) của những bà mẹ cho con bú, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quá trình uống thuốc của những phụ nữ đang trong quá trình cho con bú.
Trong Panadol có chứa 2 thành phần thuốc chính, mỗi thành phần có ảnh hưởng như sau:
1. Thành phần paracetamol
Đây là loại thuốc khuyến nghị dùng giảm đau, hạ sốt sử dụng trên phụ nữ có thai cũng như cho con bú, được coi là loại thuốc an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho mẹ và bé ở liều thường dùng (khoảng 6% qua sữa mẹ).
2. Thành phần caffein
Lượng caffein tiết vào sữa mẹ sẽ thay đổi rất lớn phụ thuộc nguồn cafein uống vào (kể cả thức ăn), tuổi người mẹ, có hút thuốc hay không…
Thông thường nồng độ caffeine trong sữa mẹ sẽ đạt đỉnh sau 1-2h sau uống thuốc chứa thành phần caffeine. Một nghiên cứu cho thấy không phát hiện được caffeine trong sữa mẹ nếu liều lượng hấp thụ <100mg. Đối với phụ nữ cho con bú, liều lượng cafein <300mg/ngày được khuyến nghị.
Kết luận
Nếu không may bị cảm cúm, đau đầu, sốt mà đang trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể uống panadol để giảm bớt triệu chứng, tốt nhất là sử dụng biệt dược chỉ chứa paracetamol (không có thành phần caffein). Tuy nhiên, loại thuốc và liều lượng mà các mẹ uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên tốt nhất là các mẹ bị sốt nhẹ, ho, đau họng cần thiết phải uống thuốc thì nên áp dụng biện pháp vắt sữa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Mẹ Sau Sinh Bị Sốt Uống Thuốc Gì Để Không Ảnh Hưởng Đến Con?
“Sau sinh bị sốt uống thuốc gì?” là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm, nhất là khi đang trong giai đoạn cho con bú vì sợ ảnh hưởng đến em bé.
Sau sinh bị sốt uống thuốc gì?
Acetaminophen/Paracetamol
Bạn có thể sử dụng paracetamol hoặc acetaminophen nếu lỡ bị sốt trong thời gian cho con bú. Acetaminophen là hợp chất làm giảm đau và hạ sốt rất phổ biến và an toàn.
Chúng có thể đi vào sữa mẹ nhưng không làm hại trẻ sơ sinh. Đây là một loại thuốc không kê toa cho các bà mẹ đang cho con bú.
Ibuprofen
Bạn đang băn khoăn sau sinh bị sốt uống thuốc gì? Ibuprofen cũng là một sự lựa chọn khá an toàn cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) có tác dụng làm giảm đau và hạ sốt.
Thuốc này được dùng để điều trị sốt, nhức đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và cúm. Ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến con. Tuy nhiên các chuyên gia không khuyến cáo sử dụng Ibuprofen cho người bị loét dạ dày và hen suyễn.
Dextromethorphan
Thuốc dextromethorphan cũng là một lựa chọn hạ sốt an toàn cho mẹ bỉm. Những bà mẹ đang cho con bú có thể sử dụng sản phẩm này để giảm sốt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không nên dùng thuốc này. Đó là những người bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mãn tính.
Bromhexine và guaifenesin
Bromhexine và guaifenesin là loại thuốc tuyệt vời để chữa ho khan và an toàn cho cả mẹ và bé. Thuốc giúp điều trị ho cũng như hạ huyết áp. Nó cũng có tác dụng hạ sốt cho mẹ một cách an toàn.
Amoxicillin
Amoxicillin là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị cảm lạnh và xoang. Thuốc này an toàn cho cả mẹ và con. Các tác dụng phụ rất hiếm và tự biến mất mà không gây nguy hiểm.
Cách hạ sốt tự nhiên cho mẹ đang cho con bú
Súc họng bằng nước muối
Mẹ thực hiện súc họng ngày 3 – 4 lần bằng nước muối pha loãng. Việc súc miệng nước muối giúp diệt khuẩn hiệu quả. Đặc biệt là các mẹ bị đau rát họng, viêm họng nên sử dụng phương pháp này. Mẹ nên súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày cho đến khi hết cảm, hết sốt thì thôi.
Uống nước mật ong pha chanh
Nước mật ong pha chanh có tác dụng giảm sốt hiệu quả. Mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh sẽ góp phần giúp mẹ giảm sốt. Công thức như sau: 1 ly nước ấm cho vào 3 thìa cà phê mật ong với 1 thìa cà phê chanh. Mẹ uống liên tục 1 tuần sẽ thấy ngay hiệu quả.
Tía tô – loại thuốc hạ sốt tự nhiên
Dân gian ta thường nấu cháo hành, tía tô và thêm gừng xắt sợi nhuyễn. Món ăn này tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm cổ truyền rất hiệu quả. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp thì mẹ sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.
Nếu mẹ không ăn tía tô được thì cho thật nhiều gừng, và hành lá vào. Đây là hai vị thuốc tự nhiên rất tốt để giải cảm, tăng đề kháng. Chúng cũng góp phần giúp mẹ bớt sốt.
Uống trà
Có rất nhiều loại trà thảo dược giúp hạ sốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả. Nhiều loại trà sau đây không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sữa mẹ. Tiêu biểu gồm: trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh, sả, v.v.
Ăn uống đủ chất
Mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để tăng sức để kháng cho cơ thể. Đặc biệt là bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C. Ớt đỏ, rau màu xanh đậm, họ cam quýt, xoài, đu đủ, mâm xôi, dâu tây,… là những thực phẩm nên bổ sung. Bởi chúng rất giàu vitamin C và thúc đẩy chức năng miễn dịch từ đó giúp mẹ nhanh hạ sốt.
Uống nhiều nước
Khi bị sốt, nhiệt độ tăng cao, mồ hôi ra nhiều. Do đó cơ thể cũng dễ bị mất nước, kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Mẹ cần phải uống nước đầy đủ, cứ cách ít nhất 2 tiếng uống một lần.
Không chỉ là nước lọc, mẹ cũng có thể bổ sung nước bằng nước hoa quả, trà sữa, sinh tố… Ngoài ra, nước cũng giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn. Ngoài ra, khi bị sốt mẹ cần được nghỉ ngơi, để nhiệt độ phòng thoáng mát. Tránh vận động nhiều, vận động mạnh để cơ thể mau hồi phục.
Lời kết
Một là tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hai là bác sĩ sẽ có chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Bạn đang xem bài viết Uống Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt Trong Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Dục Của Bé Trai Hay Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!