Cập nhật thông tin chi tiết về Tường Tận Ba Giai Đoạn Của Quá Trình Sinh Nở Tự Nhiên Mẹ Bầu Cần Biết mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sinh nở là một quá trình đặc biệt, đáng nhớ nhưng không kém phần khó khăn, nguy hiểm. Thời gian của mỗi ca sinh nở khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của người mẹ và nhiều yếu tố khác, đồng thời không một chuyên gia sản phụ khoa hay ứng dụng công nghệ cao nào có thể đoán trước được diễn biến cụ thể của một ca sinh nở bất kỳ.
Một ca sinh nở thông thường thường trải qua ba giai đoạn chính:
1. Giai đoạn đầu tiên: chuyển dạ
Giai đoạn này diễn ra trong thời gian lâu nhất và bao gồm ba kỳ:
Kỳ chuyển dạ sớm: Diễn ra từ khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở đến 3cm.
Kỳ chuyển dạ sớm thường kéo dài khoảng từ 8-12 giờ đồng hồ. Cổ tử cung của người mẹ sẽ mềm đi, ngắn lại và mỏng hơn, đồng thời mở rộng đến 3cm. Các cơn co thắt diễn ra từ 30-45 giây với cường độ mạnh hơn, tần suất dày đặc hơn, trong thời gian lâu hơn theo một chu kỳ nhất định, từ khoảng 5-30 phút.
Các cơn co thắt khiến mẹ bầu cảm nhận được cơn đau ở vùng lưng dưới như đau bụng kinh và vùng xương chậu như bị siết chặt. Vỡ ối có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn đầu tiên này.
Nếu thai kỳ được từ 37 đến 40 tuần, mẹ bầu có thể yên tâm chờ đợi các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên, nếu thai kỳ chưa được 37 tuần nhưng mẹ bầu vẫn cảm nhận được các cơn co thắt hay các dấu hiệu chuyển dạ khác, không được đợi diễn tiến của các cơn co thắt mà hãy liên hệ ngay với bác sỹ để xác định nguy cơ phải sinh non của thai nhi.
Trong kỳ chuyển dạ sớm, mẹ bầu nên cố gắng thư giãn ở nhà, không cần ngay lập tức đến bệnh viện.
Kỳ chuyển dạ tích cực: Từ 3cm, cổ tử cung tiếp tục mở đến 7cm
Kỳ chuyển dạ tích cực thường diễn ra từ 3-5 giờ đồng hồ. Cổ tử cung mở rộng từ 4-7cm. Các cơn co thắt kéo dài từ 45-60 giây và cách nhau từ 3-5 phút với cường độ mạnh dần.
Đây thường là thời điểm phù hợp để mẹ bầu đến bệnh viện. Các cơn co thắt xuất hiện đặc biệt mạnh hơn, lâu hơn và gần nhau hơn. Quan trọng nhất, mẹ bầu cần nhận được sự trợ giúp tích cực trong giai đoạn này. Kỳ chuyển dạ tích cực cũng là thời gian mẹ bầu nên bắt đầu các kỹ thuật thở và thực hiện một vài bài tập thư giãn giữa các cơn co thắt.
Đồng thời, mẹ bầu cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên trong thời kỳ này. Hãy cố đi lại hoặc tắm rửa bằng nước ấm, tiếp tục uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.
Kỳ chuyển dạ chuyển tiếp: Từ 7cm, cổ tử cung mở hoàn toàn đến 10cm
Kỳ chuyển dạ này kéo dài từ 30 phút – 2 giờ đồng hồ. Cổ tử cung mở rộng từ 8-10cm. Các cơn co thắt diễn ra từ 60-90 giây và cách nhau từ 30 giây – 2 phút trong thời gian lâu hơn, với cường độ mạnh hơn và có thể chồng chéo lên nhau. Đây thời điểm khó khăn nhất nhưng diễn ra ngắn nhất. Mẹ bầu có thể bị nóng bừng, lạnh cóng, buồn nôn, ói mửa hoặc xì hơi. Trong thời kỳ này, mẹ bầu sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của người khác. Nếu muốn “rặn”, đừng ngần ngại nói với bác sỹ.
2. Giai đoạn thứ hai: sinh nở
Giai đoạn này có thể kéo dài từ 20 phút đến 2 giờ đồng hồ. Các cơn co thắt sẽ diễn ra từ 45-90 giây và cách nhau từ 3-5 phút. Mẹ bầu có cảm giác mạnh muốn “rặn”, cảm nhận được lực ép lớn ở vùng trực tràng, có thể bị són tiểu hoặc són phân. Khi đầu thai nhi lấp ló ở cửa âm đạo, mẹ bầu có thể thấy nhức nhối.
Khi cổ tử cung người mẹ đã mở hoàn toàn, đầu của thai nhi sẽ mở đường ra ngoài, trong khi đó đầu và thân thai nhi bắt đầu xoay lại để úp vào lưng người mẹ khi thai nhi xuống đến âm đạo. Sau đó, đầu thai nhi sẽ xuất hiện ở cửa âm đạo. Khi đầu đã ra ngoài, đầu và vai thai nhi sẽ xoay lại lần nữa để ngửa lên trên, giúp thai nhi dễ dàng “trượt” ra ngoài.
3. Giai đoạn thứ ba: sổ nhau thai
Giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn nhất, có thể kéo dài từ 5-30 phút nhưng phổ biến nhất là trong vòng 10 phút ngay sau khi trẻ chào đời.
Sau khi trẻ chào đời, các cơn co thắt nhẹ sẽ xuất hiện ở tử cung. Đó là dấu hiệu cho thấy nhau thai của người mẹ đang tách khỏi thành tử cung và chuẩn bị sổ ra ngoài. Bác sỹ, hộ sinh có thể sẽ thực hiện một vài động tác mát-xa để tạo áp lực lên tử cung của người mẹ và dây rốn có thể bị kéo dãn nhẹ. Nhờ đó, rau thai được sổ ra ngoài và người mẹ đến giai đoạn sau sinh.
Nguồn: Pregnancy
Cận Cảnh 3 Giai Đoạn Của Quá Trình Sinh Nở
Vượt cạn là một cuộc hành trình đầy đau đớn nhưng vô cùng kỳ diệu khi vào cuối quá trình sinh nở, bạn sẽ được đón một thiên thần nhỏ chào đời.
Ba giai đoạn của quá trình sinh nở. 1. Giai đoạn 1 – Chuyển dạ
Các cơn co thắt diễn ra một cách đều đặn, cổ tử cung của bạn bắt đầu mở dần dần. Đây là lúc bạn chính thức bước vào quá trình sinh nở thực sự. Nếu bạn chuyển dạ đột ngột từ không có cơn co thắt nào sang co thắt liên tục thì lúc này sẽ rất khó để dự tính xem khi nào bạn sẽ sinh. Tuy nhiên, nếu chưa đủ 37 tuần và bạn thấy xuất hiện những cơn co thắt hoặc một số dấu hiệu chuyển dạ, đừng đợi để theo dõi tiến độ co thắt tiếp theo là gì, nên gọi cho bác sĩ của bạn hay nhập viện ngay lập tức để xác định xem bạn có nguy sơ sinh non hay không.
Giai đoạn chuyển dạ bắt đầu khi cổ tử cung giãn ra khoảng 4cm và các cơn co thắt bắt đầu dồn dập hơn.
Với lần đầu sinh con, giai đoạn này có thể mất từ 6 đến 10 hoặc 12 tiếng, thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tuỳ từng sản phụ. Nếu cổ tử cung đã mở tốt hay đây không phải là lần sinh đầu tiên của bạn thì thời gian có thể rút ngắn đi nhiều.
Giai đoạn chuyển dạ tích cực:
Cổ tử cung giãn nở thêm 4-7 cm. Đây là lúc chuẩn bị cho việc sinh thườngnên bắt đầu. Các giai đoạn của sự giãn nở kéo dài khoảng từ 3-6 tiếng với các mẹ sinh con lần đầu tiên, bạn có thể cảm thấy các cơn co thắt dữ dội và dần dần, mỗi 3-5 phút.
Giai đoạn chuyển dạ siêu tích cực:
Đây là chu kỳ cuối của chuyển dạ tích cực, giai đoạn này diễn ra từ 20 phút đến 2 tiếng. Khi cổ tử cung nở được 8 đến 10cm, bạn sẽ bước vào kỳ chuyển tiếp. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của quá trình sinh nở. Các cơn co thắt chuyển dạ diễn ra rất mạnh, cứ hai phút rưỡi đến ba phút một lần và mỗi lần kéo dài một phút hoặc hơn. Bạn có thể bị buồn nôn, cơ thể run rẩy và mệt mỏi cùng với hiện tượng nóng rát hoặc ngứa ở vùng âm đạo.
2. Giai đoạn 2 – Sinh nở
Kỳ cuối của giai đoạn chuyển dạ với những cơn co thắt mạnh cứ 5 phút một lần, mỗi lần 60 giây và dồn dập hơn trong suốt 1 tiếng. Vào thời điểm này, cổ tử cung của bạn sẽ giãn nở nhanh hơn cho đến khi nó giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm.
Khi bắt đầu vào giai đoạn thứ 2 của quá trình sinh nở, các cơn co thắt có thể giãn ra một chút cho bạn cơ hội để dồn sức vào phút cuối. Ở giai đoạn này, với sản phụ sinh con lần đầu sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng. Cổ tử cung giãn hoàn toàn, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng đáy xương chậu và âm đạo.
Sự di chuyển xuống dưới của bé có thể diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn cuối của quá trình sinh nở. Tuy vậy, đối với việc sinh con lần đầu, việc này diễn ra chậm hơn. Nếu bạn tích cực rặn, tự nhiên sẽ gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới. Thời điểm này nếu bạn gặp khó khăn thì bác sĩ có thể đề nghị rạch một đường nhỏ ở khu vực giữa âm đạo và trực tràng để mở rộng đường cho em xuống một cách dễ dàng.
Sau một khoảng thời gian, đáy xương chậu của bạn, phần mô giữa âm đạo và trực tràng bắt đầu phình ra cùng mỗi lần rặn đẩy. Không lâu sau đó, đầu của em bé sẽ lộ ra ngoài – đây là một khoảnh khắc tuyệt vời và cũng là dấu hiệu cho thấy quá trình sinh nở đã sắp kết thúc.
Đầu em bé vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới cùng mỗi lần bạn dùng lực rặn đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Bác sĩ sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Tiếp đó, họ kiểm tra dây rốn có quấn cổ bé hay không, nếu có, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé hoặc kẹp và cắt khi cần thiết. Đầu của bé sẽ quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay bên trong xương chậu của bạn để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để dùng lực đẩy lúc vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Quá trình sinh nở đã hoàn tất!
3. Giai đoạn 3 – Sau khi sinh
Giai đoạn này kéo dài khoảng 5 đến 10 phút. Vài phút sau khi sinh, tử cung của bạn bắt đầu co thắt một lần nữa để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Khi bác sĩ thấy có dấu hiệu bóc tách này, họ sẽ yêu cầu bạn rặn nhẹ để tống nhau thai ra ngoài. Việc này thường chỉ cần một cú đẩy ngắn, không khó khăn và có thể chỉ đau nhẹ hoặc bị chuột rút. Sau khi nhau thai được đẩy ra ngoài, tử cung của bạn cần co thắt trở lại và trở nên săn chắc hơn. Bác sĩ sẽ định kỳ kiểm tra xem tử cung của bạn đã đàn hồi lại chưa. Nếu chưa, bạn cần được mát-xa và xoa bóp.
Hãy cho con bú ngay sau khi bé chào đời càng sớm càng tốt. Cho con bú sớm sau khi sinh sẽ rất tốt cho bé và bạn vì khi đó, cơ thể sẽ được kích thích sản xuất ra oxytocin, một loại hóc-môn có khả năng giúp tử cung co bóp và đàn hồi trở lại.
1. Chồng vòng tay qua đầu ôm vợ
Đây chắc chắn là tư thế thể hiện tình cảm khăng khít nhất giữa 2 người. Chồng sẵn sàng vòng tay ôm ấp, bảo vệ cho vợ và con trong bất cứ tình huống nào. Khi được nằm gọn trong vòng tay của ông xã như thế này, mẹ bầu sẽ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ với tinh thần thoải mái nhất. Còn thai nhi trong bụng lại thích mê vì cảm giác an toàn, được che chở, con sẽ ngoan ngoãn cả đêm chẳng làm mẹ mệt đâu ạ!
2. Nằm đối mặt nhau, tay chồng choàng qua người vợ
Tư thế nằm ngủ này cho thấy tình cảm của hai vợ chồng vẫn rất mặn nồng, gắn bó. Nó cũng thể hiện sự ân cần, chu đáo của chồng khi muốn ôm vợ nhưng lại sợ động vào bụng bầu nên chỉ nhẹ nhàng đặt tay lên vai. Nếu bố ôm mẹ ngủ ở tư thế này, chắc chắn thai nhi sẽ sung sướng vô cùng vì cảm nhận được tình yêu thương của 2 người, bé sẽ học cách yêu bố mẹ ngay từ trong bụng, chắc chắn sau này sinh ra sẽ trở thành cô/cậu bé vô cùng tình cảm, nhân nghĩa.
3. Vợ nằm úp vào lưng chồng
Đây là tư thế mẹ bầu ôm bố ngủ từ sau lưng, khi hai vợ chồng cùng nằm quay về một hướng, vợ dựa nhẹ vào lưng chồng chứng tỏ sự phụ thuộc của vợ vào chồng. Đối với vợ bầu, chồng luôn là chỗ dựa vững chắc, đáng tin tưởng nhất, và chắc chắn em bé trong bụng cũng cảm nhận được sự an toàn này mà “đánh một giấc” tới sáng, phát triển cả chiều cao lẫn cân nặng.
5. Hai vợ chồng quay lưng vào nhau, “mỗi người một nơi”
Thi thoảng, bố mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ bằng cách quay lưng lại với nhau. Tư thế này chứng tỏ hai vợ chồng là những người độc lập, ít phụ thuộc vào người kia. Ngoài ra, nó cũng thể hiện sự tôn trọng sở thích, không gian riêng của mỗi người dành cho đối phương.
Biến Chứng Trong Quá Trình Mang Thai Và Sinh Nở
Biến chứng trong quá trình mang thai
1. Tăng huyết áp
Có thể xảy ra trong suốt thai kì và là một trong các triệu chứng của tiền sản giật. Thường gặp hơn ở mẹ sinh con đầu lòng và mẹ có tiền sử gia đình tăng huyết áp. Huyết áp tăng khi mang thai có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới nhau thai và làm giảm lượng oxy cho em bé.
2. Đa ối, thiếu ối
3. Bong nhau thai
Nhau thai bong ra khỏi thành tử cung của mẹ sẽ làm cho thai nhi bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng. Khi bong nhau thai người mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dù là không thấy chảy máu âm đạo, đặc biệt nếu có máu đông tạo thành giữa thành tử cung và nhau thai nơi bị bong ra. Phòng tránh: – Khi mang thai cần chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh không nên kéo dài quá 7 năm. – Khi có thai phải được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. – Nên đăng ký khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín ngay sau khi có thai để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén. – Bổ sung a-xít folic trước và ngay sau khi mang thai. – Khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết, đau bụng dưới… cần kịp thời đến bệnh viện chuyên sản khoa để được khám chữa và xử trí kịp thời.
4. Ứ mật
Khi các men tiêu hoá, mật được tích tụ trong gan của bà mẹ mang thai thẩm thấu vào máu có thể dẫn đến chứng ứ mật thai kì. Tình trạng này có thể ảnh hưởng 1-2/1000 phụ nữ mang thai và xu hướng do di truyền. Triệu chứng thường gặp là rất ngứa, nhất là ở tay và chân. Phòng tránh: – Cần tuân thủ lời khuyên của bác sỹ sản khoa và bác sỹ dinh dưỡng về chế độ ăn trong thai kỳ để đảm bảo sự tăng cân vừa phải, đồng thời theo dõi sát sự tăng trưởng của thai nhi. – Các trường hợp có mỡ máu tăng, tiền căn gia đình có ứ mật trong gan, bệnh lý gan có sẵn, thì phải hết sức lưu ý.
5. Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối là một cục máu đông, thường thấy ở phụ nữ thừa cân, hút thuốc lá, có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động, thường xảy ra ở tĩnh mạch chân, háng hoặc xương chậu trong thai kì. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn. Phòng tránh: – Uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày. – Không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên đứng dậy và di chuyển để giúp máu lưu thông – Nên mặc quần áo rộng, thoải mái. Quần lót quá chật, các loại quần định hình xiết chặt vào háng sẽ gây nguy hiểm cho các động mạch lớn dẫn máu đến hai chân. – Tuyệt đối không nên ngồi gác chéo hai chân. – Tránh ngồi ở những vị trí quá chật hẹp như khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi các chuyến bay dài, hoặc phải ngồi phòng chờ quá lâu đều không tốt.
Biến chứng khi sinh nở
1. Suy thai
Nguyên nhân gây suy thai là do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang sống trong tử cung. Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của trẻ trong tương lai nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Suy thai cấp chiếm tỷ lệ dưới 20% các ca sinh nở. Suy thai mãn xảy ra từ từ trong quá trình mang thai, các triệu chứng thường không rầm rộ, tuy nhiên có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ. Phòng tránh: – Chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai. – Người mẹ không nên ưu tư, phiền muộn. – Trong thai kỳ nên khám 6-8 lần. – Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
2. Băng huyết
Băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậụ là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ, chiếm 25% trường hợp tử vong ở người mẹ. Ngoài ra, những bà mẹ mới sinh con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm cần hỏi bác sĩ để phân biệt sản dịch với băng huyết sau sinh. Phòng tránh: – Sản phụ cần được theo dõi và lưu ý người nhà cần quan tâm đặc biệt đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. Có những trường hợp một vài ngày sau sinh, hiện tượng băng huyết ồ ạt mới xuất hiện.
3. Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là một tai biến hết sức nguy hiểm, nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con vô cùng cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời bởi những bác sĩ chuyên khoa sản có kinh nghiệm. Phòng tránh: – Những phụ nữ đã từng sinh mổ đều được khuyến cáo sau khoảng 3 năm mới nên có thai lần nữa. Tại vết mổ này, sự do dãn của da đã trở nên kém đi, da mỏng hơn bình thường, do đó có thể bị nứt khi thai to lên hoặc khi tử cung co bóp.
4. Vỡ ối sớm
Vỡ ối sớm làm tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong của trẻ ở thời kỳ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và tỷ lệ nhiễm trùng sau khi sinh tăng cao. Ối vỡ sớm còn gây cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi, kéo dài thời gian sinh, làm nên hiện tượng nhiễm khuẩn tử cung của thai phụ. Trẻ lâu quá không sinh ra được cũng có thể phát sinh nguy hiểm bất cứ lúc nào. Phòng tránh: – Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai. – Tuyệt đối không sinh hoạt tình dục trong tháng cuối cùng của thai kỳ. – Tránh quá mệt mỏi và mang vác quá nặng. – Nên đến bệnh viên nhờ bác sĩ chỉnh sửa nếu ngôi thai không đúng. Nếu gần đến lúc sinh mà ngôi thai vẫn không thể chỉnh sửa được, thì cần đề phòng. Không phải trường hợp nào mang thai cũng sẽ xảy ra biến chứng nhưng nếu những biến chứng trong bài viết trên xảy ra thì vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi. Để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra các chị em nên có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ để luôn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng. Theo Hương Thanh/Motthegioi.vn The post Biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở appeared first on Tin Sức Khỏe.
Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:
Bài viết Biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở ( https://www.meo.vn/bien-chung-trong-qua-trinh-mang-thai-va-sinh-no.html ) được sưu tầm bởi Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Xin vui lòng giữ nguồn khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.
Nguồn sưu tầm từ: news.bacsi.com
Chảy Máu Não Trong Quá Trình Mang Thai Và Thời Kỳ Sinh Nở
Nguy cơ đột quỵ tăng lên trong quá trình mang thai và thời kỳ sinh nở. Chảy máu não là thể hiếm gặp hơn trong hai thể đột quỵ nhưng có tỷ lệ gây bệnh và tử vong cao hơn đối với cả bà mẹ và đứa trẻ.
Một nguyên nhân có tỷ lệ thấp nhưng quan trọng đó là huyết khối tĩnh mạch vỏ não. Mặc dù bệnh lý này chủ yếu gây các tổn thương thiếu máu, nhưng nó cũng có thể gây chảy máy nhu mô não.
Biểu hiện bệnh thường là đau đầu hoặc co giật, kèm theo tổn thương khu trú hoặc không. Chẩn đoán cần chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não. Khi nghi ngờ bệnh lý này thì sự cần thiết của các xét nghiệm cao hơn nguy cơ gây dị tật thai nhi. Xử trí bệnh này tuân theo các nguyên tắc chung xử lý chảy máu não. Chúng ta cần theo dõi rất sát huyết áp và thuốc để kiểm soát huyết áp có thể khác một chút do tác dụng gây quái thai.
Đối với huyết khối tĩnh mạch vỏ não, heparin trọng lượng phân tử thấp là loại thuốc hay được sử dụng. Phình mạch não hoặc dị dạng thông động tĩnh mạch cần được điều trị triệt để nhằm phòng ngừa chảy máu tái phát.
Việc này có thể đạt được thông qua phẫu thuật hoặc các can thiệp nội mạch. Thời điểm và hình thức để phục thuộc vào các yếu tố sản khoa. Nguy cơ chảy máu trong tương lai phụ thuộc liệu các nguyên nhân tiềm tang có thể giải quyết được không và nếu được thì đã giải quyết triệt để hay chưa.
Chảy máu nội sọ (ICH) là thể hiếm gặp hơn trong hai thể tai biến mạch não. Do vậy, số liệu về tần xuất, các yếu tố nguy cơ, tiến triển của ICH ở phụ nữ có thai rất hạn chế. Tuy nhiên, bệnh này có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ và bà mẹ. Do vậy, bệnh lý này xứng đáng để chúng ta quan tâm.
Trong bài báo này, chúng tôi cố gắng tổng kết các bằng chứng hiện có về nguyên nhân, dịch tễ học và tiến triển của ICH trong thời kỳ mang thai hoặc quá trình sinh nở, và tổng kết các phương pháp xử trí hiện có.
Hầu hết dữ liệu hiện có lấy được từ các bản tổng kết hồi cứu thực hiện trong vòng vài năm. Tác giả Silmolke đã báo cáo sáu trường hợp chảy máu não trong vòng 6,5 năm trên 90.000 phụ nữ sinh nở tại trung tâm nghiên cứu. Trong số các bệnh nhân này, ba người bị tăng huyết áp, nguyên nhân của chảy máu não.
Kittner và cộng sự báo cáo số liệu trong ba năm từ 46 bệnh viện ở Washington. Trong số 31 bệnh nhân đột quỵ được khám trong thời gian này, 14 người bị chảy máu và nguy cơ cao nhất trong giai đoạn sau đẻ.
Giai đoạn sau sinh có nguy cơ cao nhất và hầu hết các nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ đột quỵ gia tăng, nhất là chảy máu não trong giai đoạn này. Theo các dự tính, 50% trường hợp đột quỵ trong thời kỳ sinh nở và 40% trường hợp đột quỵ khác xảy ra gần khi đẻ.
Nghiên cứu Baltimore Washington Cooperative Young Stroke đã phát hiện nguy cơ ICH trong giai đoạn sau sinh tăng gấp 28 lần khi so với nguy cơ tương đối bằng 2,5 trong thời kỳ thai nghén. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự (1,6). Ros báo cáo xung quanh thời điểm sinh nở, nguy cơ tăng cao hơn đối với cả chảy máu não và chảy máu dưới nhện (13). Bateman báo cáo nguy cơ ICH sau sinh cao hơn trước sinh. Tỷ lệ này cao hơn giai đoạn không có thai đối với các phụ nữ ở mọi lứa tuổi (5).
Tỷ lệ tử vong gắn với ICH trong thời kỳ thai nghén cũng cao hơn tỷ lệ nhồi máu não. Nghiên cứu lớn nhất của Bateman báo cáo tỷ lệ tử vong 20% trong số các phụ nữ có thai bị chảy máu não và 7,1% tử vong bà mẹ là do chảy máu não. Một nghiên cứu nhỏ hơn đã báo cáo tỷ lệ tử vong 100% trong số các phụ nữ bị bệnh này.
Tăng huyết áp thai kỳ thường gặp ở nửa sau thời kỳ mang thai, đặc trưng bởi tăng huyết áp và không có protein niệu. Bên cạnh vấn đề này, những phụ nữ có thai bị tăng huyết áp từ trước cũng có thể trùng với tiền sản giật/sản giật. Các rối loạn do tăng huyết áp này là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp ICH gặp trong phụ nữ có thai bị tiền sản giật/ sản giật. Các rối loạn này gây ra 15% đến 44% ICH tùy theo nghiên cứu (3,8,9,11,21). Bateman và cộng sự (5) đã báo cáo tiền sản giật làm tăng nguy cơ chảy máu não lên 10 lần, tăng huyết áp tồn tại từ trước làm tăng nguy cơ 2,6 lần, và tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ 2,4 lần.
Hầu hết các trường hợp tăng nguy cơ ICH gắn với giai đoạn sau sinh. Trong một bản tổng kết 28 bệnh nhân tiền sản giật/sản giật bị đột quỵ, chảy máu não chiếm 93% các trường hợp đột quỵ, 57% các trường hợp đột quỵ gặp trong giai đoạn sau sinh (22)…
Xử trí chung
Xử trí chung cho chảy máu não trong thai nghén tuân theo các nguyên tắc chung như xử trí cho các bệnh nhân không có thai (49). Hơn nữa, cần đánh giá sản khoa ngay để chắc chắn khả năng sống của thai nhi và tuổi thai. Tóm lại, xử trí bao gồm sự phối hợp các liệu pháp nội và ngoại khoa. Bệnh nhân cần được đưa vào đơn vị hồi sức tích cực. Các biện pháp chung để kiểm soát tăng thân nhiệt, và cần thực hiện các biện pháp dự phòng biến chứng như viêm phổi do sặc hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu. Các phương pháp đặc hiệu để giảm áp lực nội sọ có thể cần thiết để cứu tính mạng bệnh nhân. Các biện pháp này bao gồm lợi tiểu thẩm thấu, tính an toàn của biện pháp này ở phụ nữ có thai vẫn chưa được khẳng định chắc chắn, và biện pháp phẫu thuật như dẫn lưu não thất ra ngoài. Tùy thuộc vào vị trí, có thể cần phẫu thuật khối máu tụ.
Các cơn co giật có thể giúp bộc lộ ICP và gây nguy hiểm cho cuộc sống của cả bà mẹ và thai nhi. Do vậy, cần điều trị các cơn co giật bằng thuốc kháng động kinh đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, do các thuốc kháng động kinh có thể gây quái thai, nên người ta không khuyến cáo sử dụng các thuốc này để dự phòng co giật. Trong một báo cáo mới đây dựa trên Hệ thống đăng ký Quốc tế sử dụng Thuốc kháng động kinh trong thai nghén (International Registry of Antiepileptic Drug use in Pregnancy), sử dụng bốn thuốc kháng động kinh chính (valproic acid, Phenobarbital, carbamazepine, and lamotrigine) ở thời điểm thụ thai thường gắn với dị tật bẩm sinh theo kiểu phụ thuộc liều (50). Trong báo cáo này, lamotrigine liểu thấp hơn 300mg có nguy cơ thấp nhất gây dị tật bẩm sinh. Một nghiên cứu khác ở Đan Mạch đã báo cáo không có sự gia tăng nguy cơ dị tật khi sinh nặng nếu tiếp xúc với các thuốc kháng động kinh mới trong ba tháng đầu như lamotrigin, gabapentin, levetiracetam, oxcarbazepine và topiramate (51).
Bạn đang xem bài viết Tường Tận Ba Giai Đoạn Của Quá Trình Sinh Nở Tự Nhiên Mẹ Bầu Cần Biết trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!