Xem Nhiều 3/2023 #️ Tuần Thai Thứ 38 Và Những Vấn Đề Cần Quan Tâm # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tuần Thai Thứ 38 Và Những Vấn Đề Cần Quan Tâm # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tuần Thai Thứ 38 Và Những Vấn Đề Cần Quan Tâm mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 38

Cùng điểm qua tất cả các triệu chứng ở tuần thai này nào

Vỡ ối

Mẹ bầu nếu chuyển dạ ở tuần thai này được coi là bình thường không tính là sinh non. Nếu sau thời gian dự sinh khoảng 2 tuần mà mẹ bầu chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Thì đây được coi là sinh muộn hay còn gọi là “thai trâu” theo tiếng dân gian.

Vỡ ối là một dấu hiệu rõ ràng nhất của việc chuyển dạ ở mẹ bầu. Khi vỡ ối, mẹ bầu sẽ nghe một tiếng “bục”. Kèm theo đó là dòng nước chảy ra nhiều và mạnh từ âm đạo. Tuy nhiên sẽ có một số mẹ bầu chỉ chảy nước ối thành dòng nhỏ và chậm xuống dưới chân. Điều này có thể khiến cho bà bầu nhầm tưởng thành nước tiểu do són tiểu hay dịch âm đạo. 

Buồn nôn

Buồn nôn là dấu hiệu rõ ràng nhất của ốm nghén. Tuy triệu chứng ốm nghén đã kết thúc ở tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng nó vẫn có thể quay lại ở tuần thai thứ 38 này đấy. Bên cạnh ốm nghén thì buồn nôn còn là triệu chứng của các bệnh như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Do đó nếu buồn nôn đi kèm với các triệu chứng khác như tiêu chảy, chóng mặt. Mẹ bầu cần đến gấp bác sĩ để được kiểm tra

Các cơn gò bụng

Ở tuần thai thứ 38, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy các cơn gò hay co thắt liên tục ở vùng bụng. Thông thường mẹ bầu sẽ chỉ cảm thấy đau một bên bụng và cơn đau này kéo dài không lâu nhưng với tần suất cao. Đây được gọi là cơn đau đẻ giả thông thường của bà bầu nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau vùng bụng dưới và ra máu thì mẹ bầu đang có nguy cơ chuyển dạ đấy

Đi tiểu nhiều lần

Tuần thai này mẹ bầu cũng vẫn thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần và són tiểu. Do em bé thay đổi vị trí tạo áp lực lên bàng quang mẹ bầu. Nhưng cố lên nào, mẹ bầu gần đạt đến vạch đích rồi đấy!

Đau vùng xương chậu

Do em bé quay đầu để chuẩn bị ra đời nên tạo áp lực lên vùng hông và xương chậu khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau lưng và đau vùng chậu.

Phù nề chân 

Ngực rỉ sữa 

Tuần thai thứ 38 này cơ thể của mẹ đang dần thay đổi để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ phía trước. Do đó ngực của mẹ bầu bắt đầu căng ra và đôi lúc sẽ rỉ sữa non để chờ em bé bú đấy!

Máu bào thai

Mạch máu ở tử cung mẹ bầu bị vỡ ra sẽ hình thành máu bào thai. Nếu mẹ bầu nhìn thấy quần lót có màu hồng hoặc nâu thì cần đến gấp bệnh viện. Bởi đây là dấu hiệu mẹ bầu sẽ sắp sinh trong thời gian ngắn tới.

2. Sự phát triển của bé

Trọng lượng của bé

Ở tuần thai thứ 38, trọng lượng của em bé không có nhiều thay đổi so với tuần trước. Cân nặng bé sẽ đạt khoảng 3kg và cao khoảng 55cm. Lúc này các lớp mỡ trên cơ thể bé yêu đã dày hơn. Điều này giúp cho bé giữ ấm được cơ thể khi nhiệt độ môi trường thay đổi lúc bé chào đời.

Bé mọc móng chân rồi nè!

Ở tuần thai này, cơ thể của bé sẽ có một sự thay đổi rõ rệt. Móng chân sẽ bắt đầu mọc ra và trở nên dài hơn ở các ngón chân bé.

Phổi bé vẫn đang phát triển đó mẹ ơi!

Phổi của con đang phát triển ở giai đoạn hoàn thiện đó mẹ ơi. Lúc này phổi bé sẽ sinh ra thật nhiều các chất có hoạt tính bề mặt. Nhờ các chất này mà cái túi khí của phổi luôn được giữ phồng và gắn với nhau khi bé hô hấp

Não bé đang đi tới giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Lúc này não của bé đang tạo ra các rãnh hay còn gọi là các nếp nhăn. Đồng thời não bé cũng bắt đầu tăng diện tích để tạo không gian có các tế bào thần kinh. Để làm tăng khả năng thích ứng khi bé ra môi trường bên ngoài. Não và hệ thần kinh sẽ tiếp tục nhận các chất béo từ cơ thể để có thể điều chỉnh linh hoạt hơn

Xem bé tiêu hóa lần đầu đời đây!

Khi còn ở trong bụng mẹ, bé yêu sẽ nuốt nước ối của có chứa các lông tơ đã rụng, lớp sáp bên ngoài da, các chất thải từ mật, ruột. Điều này sẽ giúp bé tiến hành những lần tiêu hóa đầu tiên trong đời. Và sản phẩm của quá trình này chính là các lớp phân su trong miếng tã đầu đời của bé.

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Chuẩn bị tâm lý thật tốt

Bà bầu và gia đình hãy ở giai đoạn này phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng để đi sinh. Bởi vì bà bầu của chúng ta có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào đấy! Hãy thu xếp hành lý đi sinh và để một góc trước. Điều này giúp chúng ta tránh quên trước quên sau vào ngày đi sinh đó!

Cố gắng dành thời gian ngủ

Tập thể dục nhẹ nhàng

Mặc quần áo rộng rãi.

Tuần thai thứ 38 rồi! Quan trọng chi chuyện xấu đẹp, thoải mái vẫn là tốt nhất mẹ bầu ơi! Ở tuần thai này mẹ bầu nên mặc các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi để cơ thể cảm thấy dễ chịu nhất. Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu tiện hơn trong việc đi sinh và còn giảm nguy cơ đau nhức, chuột rút nữa đấy!

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 39

Tuần Thai Thứ 33 Và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý

Ở mỗi tuần thai kỳ các bậc làm cha mẹ càng phải chú ý, quan sát đến từng cử động nhỏ của thai nhi và cả mẹ bầu. Để trẻ được phát triển khỏe mạnh từ bên trong như xương, não bộ, hệ miễn dịch. Lẫn bên ngoài như cân nặng , chiều cao, Vậy mẹ bầu cần lưu ý những gì khi thai nhi bước đến tuần thứ 33.

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 33

Khi ở tuần thai thứ 33, kích thước em bé ngày càng phát triển. Do đó tạo áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, khi mang thai lưu lượng máu trong tĩnh mạch gia tăng gây suy tĩnh mạch

Mang thai vào tuần thứ 33 khiến mẹ bầu hay khó thở. Bởi vì sự phát triển kích thước của bé đã chiếm không gian cần có của phổi. Để cảm thấy dễ chịu hơn mẹ bầu nên mở các cửa sổ phòng, đi đến những nơi thoáng mát, nhiều cây xanh. Như thế sẽ giúp cho mẹ bầu đỡ thấy ngột ngạt và khó thở.

Mẹ bầu khi mang thai thường hay gặp phải tình trạng mất ngủ. Mất ngủ gây ra cho mẹ bầu mệt mỏi, sức đề kháng kém. Các mẹ bầu thường hay bị mất ngủ bởi phải do đi tiểu nhiều lần, đau nhức cơ thể, không tìm được tư thế ngủ thích hợp.

2. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 33

Lúc này em bé đã chiếm được kha khá không gian trong bụng mẹ. Thế nên mẹ bầu đã có thể cảm nhận được các chuyển động của bé rõ ràng bằng những cú vung tay, đạp chân. Trong thời gian này, cơ thể của em bé đang dần hoàn thiện hệ miễn dịch qua các kháng thể từ mẹ.

Cấu trúc xương của bé yêu đã chắc khỏe hơn. Thế nhưng phần xương sọ của em bé vẫn còn mềm mại để linh hoạt cho các thay đổi bên trong bụng mẹ bầu. Thế nên kể cả ngay khi được sinh ra, phần sọ của bé vẫn sẽ có những chỗ mềm. Bởi vì bộ não của bé vẫn còn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên điều này sẽ được khắc phục khi bé lớn hơn.

Canxi là một dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Nhất là trong giai đoạn bé đang hoàn thiện cấu trúc xương. Bổ sung canxi giúp cho bé yêu có khung xương cứng cáp hơn. Ngoài ra canxi còn giúp cho bé hình thành cơ bắp, đổi sụn thành xương.

Các mẹ bầu có thể tìm đến nguồn Canxi và vitamin D dồi dào từ sữa. Nếu như mẹ bầu nào không thích vị của sữa thì có thể dùng sữa để chế biến các thức uống thơm ngon khác cùng với các loại trái cây.

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa phải sẽ giúp cho mẹ bầu cải thiện được tình trạng sức khỏe đáng kể. Đi bơi sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu đấy. Đi bơi sẽ giúp cho mẹ bầu dẻo dai hơn, giảm đau nhức, sưng phù tay chân. Ngoài ra đi bơi còn giúp mẹ bầu tăng sức chịu đựng và quản lý cân nặng cho mẹ bầu.

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 34

Mang Thai Hộ Và Những Vấn Đề Liên Quan

Nhóm: Registered Gia nhập: 14-03-2018(UTC)Bài viết: 542Đến từ: TP.HCM

Thanks: 160 timesĐược cảm ơn: 115 lần trong 97 bài viết

là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhờ mang thai hộ có thể vì những lý do nào đó mà không thể tự sinh mà phải thuê người khác mang thai hộ. Đứa trẻ được sinh ra sẽ do người nhờ mang thai hộ nhận và nuôi dưỡng. Định nghĩa về mang thai hộ cũng được đề cập tại Mang thai hộ Khoản 2 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 như một cách giải thích chi tiết về nội dung này.

Dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành, Điều 95 Luật hôn nhân gia đình 2014 đề cập đến vấn đề mang thai hộ chỉ được tiến hành trên cơ sở tự nguyện và được lập thành văn bản. Đồng thời, hai bên nhờ mang thai hộ và được nhờ mang thai hộ cũng cần đảm bảo điều kiện như sau:

Thứ nhất, đối với vợ chồng nhờ mang thai hộ phải đảm bảo được các điều kiện về các vấn đề: không có con chung, có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi hỗ trợ kỹ thuật sinh sản.

Thứ hai, đối với người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc chồng, đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Trường hợp họ là người đã có gia đình thì phải có văn bản đồng ý của người chồng.

, theo hướng dẫn tại Về hồ sơ mang thai hộ Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, đối tượng muốn sử dụng phươnng thức mang thai hộ phải chuẩn bị bộ hồ sơ gửi đến một trong những cơ sở y tế có đủ điều kiện về mang thai hộ, bao gồm các loại giấy tờ:

Dựa trên góc độ xã hội, mang thai hộ mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đó là một phương pháp hiệu quả và cực kỳ ý nghĩa đối với những đối tượng có nhu cầu nhưng lại không có khả năng để thực hiện. Mang thai hộ có thể nhìn nhận theo góc độ tích cực lẫn tiêu cực, cụ thể như thông thường người nhờ mang thai hộ sẽ tìm kiếm những người đang có nhu cầu về kinh tế và có thể giúp đỡ họ, đổi lại họ có thể hỗ trợ ngược lại cho người được nhờ mang thai hộ. Đó là sự giúp đỡ qua lại nhau nhưng nó lại không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Song, còn chưa kể đến hệ lụy là người được nhờ mang thai hộ có thể lợi dụng việc mang thai này mà vòi vĩnh thêm tiền và những hậu quả đáng tiếc khác.

Quan Hệ Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Và Những Vấn Đề Của Cơ Thể

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 và những vấn đề của cơ thể: Quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 là một vấn đề đáng quan tâm của không ít cặp vợ chồng. Tuy nhiên, những ham muốn tình dục chắc chắn cũng bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về cơ thể trong suốt thai kỳ, cả tích cực lẫn tiêu cực.

Có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 nếu cảm thấy mắc ói và nôn mửa?

Ốm nghén có thể sẽ chen vào giữa bạn và thời điểm tốt để làm chuyện ấy. Bạn sẽ không thể vui thú được gì khi phải bận để nôn thốc nôn tháo bữa tối của mình. Cho nên hãy sử dụng thời gian một cách thông minh để quan hệ khi mang thai tháng thứ 5.

Nếu những cơn ốm nghén của bạn tăng lên cùng với mặt trời mọc, khoảng thời gian khi trời tối sẽ lý tưởng cho bạn. Còn nếu bạn thường buồn nôn vào buổi chiều, hãy tranh thủ “yêu” vào buổi sáng sớm.

Nếu cơn ốm nghén không buông tha bạn dù sáng hay tối, bạn và chồng mình chỉ còn cách phải đợi đến khi những triệu chứng nghén hết mà thôi, thường thì chúng sẽ giảm dần vào khoảng cuối 3 tháng đầu thai kỳ.

Hãy nhớ rằng cho dù bạn làm gì đi nữa, đừng ép bản thân mình phải cảm thấy quyến rũ khi bạn đang cảm thấy tồi tệ; vì kết quả cũng sẽ không thỏa mãn gì.

Mệt mỏi có ảnh hưởng đến chuyện quan hệ khi mang thai tháng thứ 5?

Thật khó để hai vợ chồng ân ái khi bạn hầu như không còn đủ năng lượng để cởi quần áo nữa. Tin tốt là những cơn mệt mỏi tồi tệ nhất khi mang thai sẽ không còn nữa khi bạn đến tháng thứ 4 (mặc dù việc kiệt sức thường sẽ quay trở lại vào cuối thai kỳ).

Cho đến lúc đó, hãy làm tình khi trời còn sáng thay vì cố phải thức sau bữa ăn tối cho việc lãng mạn vợ chồng. Hãy kết thúc cuộc ân ái buổi chiều cuối tuần bằng một giấc ngủ ngắn hoặc bằng bất cứ cách nào khiến bạn thư giãn. Và nếu được ăn sáng trên giường cũng sẽ không có gì đáng phiền.

Thay đổi hình dáng cơ thể

Quan hệ tình dục khi mang thai tháng thứ 5 có thể sẽ khiến cả hai bạn cảm thấy bất tiện (ngượng nghịu) và không thoải mái khi bụng bầu của bạn hiện ra to lớn và dễ ghét như núi Hymalaya vậy.

Nhưng có nhiều cách để kiểm soát bụng bầu này và khiến việc quan hệ tình dục khi mang thai trở nên dễ dàng hơn. Bụng bầu có thể khiến cho bạn cảm thấy ít gợi cảm hơn (mặc dù một số phụ nữ – và hầu hết những ông chồng – đều cho rằng vóc dáng của phụ nữ mang thai là dáng gợi cảm nhất của người phụ nữ).

Nếu cơ thể là điều khiến bạn mất hứng thú lúc quan hệ khi mang thai tháng thứ 5, hãy thử mặc một bộ đồ lót ren hoặc trang trí phòng ngủ của mình bằng những ngọn nến lung linh. Bạn cũng hãy thử vứt bỏ hình ảnh xấu xí của bản thân mình bằng việc nghĩ: Bự là đẹp (ít nhất là trong khi mang thai).

Hầu hết ông chồng đều cho rằng vóc dáng của phụ nữ mang thai là dáng gợi cảm nhất

Cơ quan sinh dục căng phồng

Sự thay đổi hormone sẽ làm gia tăng lượng máu đến vùng xương chậu, điều này có thể khiến cho một số phụ nữ trở nên nhạy cảm với việc quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 hơn bao giờ hết.

Nhưng nó cũng có thể khiến việc quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 ít đạt được sự hài lòng (đặc biệt lúc cuối thai kỳ) nếu bạn vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn sau khi đạt cực khoái, bạn sẽ có cảm giác dường như mình vẫn chưa làm gì nhưng chồng đã xong.

Đối với chồng bạn cũng vậy, sự căng phồng của âm hộ có thể làm gia tăng khoái cảm (nếu anh ấy cảm thấy thích thú và vừa khít khi đưa vào) hoặc cũng có thể làm giảm khoái cảm (khi âm hộ quá chật).

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 có làm rỉ sữa non?

Khoảng cuối thai kỳ, một số phụ nữ sẽ bắt đầu tiết sữa, hay còn được gọi là sữa non. Nếu bạn bị kích thích lúc quan hệ khi mang thai tháng thứ 5, sữa non có thể bị rỉ ra, và nó có thể làm hai vợ chồng bị một chút bối rối (và lộn xộn) khi đang có những động tác dạo đầu.

Dĩ nhiên, điều này không có gì phải lo lắng, nhưng nếu nó làm phiền đến bạn và chồng, hãy tập trung lên những phần cơ thể khác của bạn thay vì ngực.

Có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 nếu cảm thấy căng ngực?

Đối với một số cặp đôi, ngực của phụ nữ mang thai (đầy, căng chắc và lớn hơn lúc bình thường) là một thứ “đồ chơi” mà chơi hoài không chán. Nhưng đối với nhiều người, ngực căng tròn phải trả một giá đắt đi kèm – đó là sự căng đau ngực, và bạn sẽ có quy định được-nhìn-chứ-không-được-chạm.

Căng ngực cũng là yếu tố gây cản trở chuyện quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 của hai vợ chồng

Thay đổi trong tiết dịch âm đạo

Âm đạo ẩm ướt không phải luôn luôn là điều tuyệt vời khi bạn mang thai. Dịch âm đạo sẽ tăng lên khi bạn mang thai và cũng thay đổi về độ đồng nhất, mùi và vị. Nếu âm đạo bạn bị khô và hẹp, các dịch này sẽ là chất bôi trơn sẽ giúp việc quan hệ tình dục khi mang thai của vợ chồng trở nên thỏa mãn hơn.

Nhưng đôi khi, quá nhiều cái tốt sẽ không tốt, nó khiến cho âm hộ bạn bị quá ướt và trơn tuột, điều này chắc chắn sẽ làm giảm cảm giác của cả hai bạn – và thậm chí sẽ làm cho chồng bạn xuất tinh sớm hoặc khó đạt cực khoái (thêm một chút dạo đầu cho chồng sẽ giúp anh ấy vượt qua khó khăn này).

Tuy nhiên một số phụ nữ vẫn gặp tình trạng khô âm đạo trong lúc quan hệ khi mang thai tháng thứ 5, thậm chí dù dịch tiết tăng. Trong trường hợp này thì chất bôi trơn không mùi trên nền nước như KY hoặc Astroglide sẽ an toàn và có thể sử dụng khi bạn bị khô âm đạo.

Chảy máu do sự nhạy cảm của cổ tử cung

Cổ tử cung cũng bị ứ máu trong quá trình mang thai – nhiều mạch máu sẽ hình thành đan chéo nhau nhiều hơn ở đây nhằm đáp ứng cho việc tăng lưu lượng máu đến cổ tử cung – và cổ tử cung cũng mềm hơn so với trước khi mang thai.

Điều này có nghĩa nếu chồng bạn đưa dương vật vào quá sâu thì có thể gây ra các vết đốm máu, đặc biệt vào thời gian cuối thai kỳ khi mà cổ tử cung của bạn chín mùi và đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh con (nhưng cũng có thể là bất cứ lúc nào trong thai kỳ). Chảy máu loại này thì thường không có gì phải lo lắng, dù vậy bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ của mình biết để an tâm hơn.

Bạn đang xem bài viết Tuần Thai Thứ 38 Và Những Vấn Đề Cần Quan Tâm trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!