Xem Nhiều 6/2023 #️ Tuần Thai Thứ 10: Bé Chính Thức Thành Thai Nhi Hoàn Chỉnh # Top 15 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tuần Thai Thứ 10: Bé Chính Thức Thành Thai Nhi Hoàn Chỉnh # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tuần Thai Thứ 10: Bé Chính Thức Thành Thai Nhi Hoàn Chỉnh mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

09/07/2020 lúc 06:30 PM

/

by Admin

/

Chăm sóc mẹ bầu

Vào tuần thứ 10, cơ thể của bé đã phát triển gần như đầy đủ. Từ tuần thai này, bé chính thức trở thành thai nhi.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 10:

Tuần thai này, kích thước của bé đã gấp đôi 3 tuần trước, dài khoảng 4cm, gần bằng một quả quýt. Tủy sống cũng bắt đầu sinh ra bạch cầu để bé khỏe mạnh và tăng trưởng tốt hơn. Ruột của bé cũng bắt đầu thực hiện những hoạt động co giãn đẻ giúp bé tiêu hóa tốt hơn sau khi sinh. Lông mi phủ đầy mắt để để bảo vệ đôi mắt của bé. Nếu là bé trai, tinh hoàn sẽ bắt đầu tiết hormone testosterone.

Những nụ răng cũng hình thành, ngón tay, ngón chân bắt đầu dài ra và có sự phân hóa rõ ràng hơn. Tay đã có thể xòe ra, nắm lại như nắm đấm, cơ thể cũng có sự co duỗi nhẹ nhàng trong túi ối. Đặc biệt, tuần thai này, bé thậm chí còn biết mút tay nữa đấy, thật đáng yêu phải không?

Có một điều kỳ diệu xảy ra nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được, đó là bé đã không ngừng vận động xoay người, vặn, đá, trườn. Nếu mang thai lần đầu, mẹ phải đợi thêm một thời giàn khá lâu nữa mới cảm nhận được sự vận động của con.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 10:

Với những mẹ bị ốm nghén, thời gian này sẽ thấy khỏe hơn, giảm chứng buồn nôn. Nhưng hiện tượng táo bón và ợ hơi cũng trở nên thường xuyên hơn do sự thay đổi hormone. Cũng do ảnh hưởng của nội tiết tố, quanh đầu núm vú da sẽ đậm hơn và các đốm nâu xuất hiện nhiều thêm trên mặt.Lông và tóc của mẹ cũng sẽ mọc dày và sậm màu hơn. Đặc biệt, sẽ có một đường sẫm từ rốn đến vùng bụng dưới xuất hiện, đường sẫm này sẽ mờ dần sau khi mẹ sinh bé.

Trong lúc này, nếu bác sỹ không chỉ định tránh quan hệ vợ chồng thì bố mẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, hãy chọn tư thế yêu thật nhẹ nhàng, phù hợp để không làm ảnh hưởng đến bé. Bởi đây là lúc mà nhu cầu gần gũi chồng của mẹ rất mạnh liệt do sự tăng trưởng

của hormone sinh dục nữ. Việc này có thể duy trì đến tháng thứ 7 của thai kỳ.

Từ lúc này, mẹ cũng dần có cảm giác ngon miệng và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ. Đặc biệt, hãy chú ý khẩu phần ăn để bé yêu có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Để an tâm hơn và học hỏi thêm kinh nghiệm, mẹ có thể gặp gỡ các bà mẹ khác để tâm sự, chia sẻ những lo lắng của mình.

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 10:

+ Hãy giữ cho tinh thần thoải mái để có thể lướt qua được cảm giác khó chịu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ có thể đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè hoặc đến các spa dành cho bà bầu hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ bầu tại nhà để khơi dậy năng lượng tích cực trong mình.

+ Hãy ăn uống điều độ, khoa học, hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt ,ăn nhiều rau xanh, các loại cá, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất , bổ sung thêm các loại sữa dành cho mẹ Bầu. Và đừng bao giờ cho rằng bạn cần phải “ăn cho 2 người”. Việc tăng cân quá nhiều sẽ để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và bé đấy!

Thai Nhi 9 Tuần Tuổi: Em Bé Chính Thức Trở Thành Thai Nhi

Tác giả bài viết: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Thai nhi 9 tuần tuổi bằng khoảng quả nho.

Các bộ phận cơ thể của thai nhi cũng đang bắt đầu hình thành, mặc dù sẽ còn rất nhiều tinh chỉnh trong những tháng tới. Đặc biệt nhất, tim của bé phân chia rõ thành 4 ngăn và các van bắt đầu hình thành. “Đuôi” phôi thai đã biến mất hoàn toàn và em bé đã trở thành thai nhi thực sự. Các cơ quan, cơ và dây thần kinh của bé dần về đúng vị trí. Cơ quan sinh dục đã bắt đầu lộ ra bên ngoài nhưng vẫn chưa thể phân biệt được bé là trai hay gái cho đến mấy tuần nữa. Đôi mắt của bé được hình thành hoàn toàn, nhưng mí mắt nhắm khít, không mở ra cho đến tuần thứ 27. Bé có lỗ tai nhỏ, miệng, mũi và lỗ mũi cũng rõ ràng hơn.

Vào tuần thai này, nhau thai được phát triển đủ để đảm nhận nhiệm vụ của mình. Bé bước vào giai đoạn tăng cân nhanh chóng.

Xem video: Dáng người mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai

Cuộc sống mẹ bầu 9 tuần thay đổi như thế nào?

Trông bạn chưa ra dáng bà bầu cho lắm, thậm chí, có một số người chưa hề có cảm giác gì, nhưng tử cung thì đang thay đổi kích cỡ và lớn lên nhanh chóng để đáp ứng sự phát triển của thai nhi.

Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng ốm nghén và các dấu hiệu thể chất khác như mệt mỏi, chán ăn – thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Tâm trạng thay đổi thất thường cũng dễ gặp ở phụ nữ giai đoạn đầu mang thai. Nhiều chị em trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc hơn… do sự thay đổi của các hormone và nỗi lo lắng bản năng. Do đó, hãy dành thêm thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Hầu hết phụ nữ sẽ có tình trạng thay đổi cảm xúc vào khoảng tuần thai thứ 6-10 thai kỳ và giảm dần trong tam cá nguyệt thứ hai, và sau đó, sự thay đổi tâm trạng lại xuất hiện khi cận sinh.

Lưu ý: Ở tuần này, bà bầu cũng dễ bị sảy thai nhất với dấu hiệu nhận biết phổ biến là ra máu ở vùng kín. Rất nhiều người bị sảy thai sớm nhưng không hề biết và nhầm lẫn là máu của chu kỳ kinh bình thường.

Chế độ ăn cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Bạn nên nạp thêm 300 calo mỗi ngày để có đủ dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên, thật khó để biết mình đã ăn đủ hay chưa khi tình trạng ốm nghén cứ diễn ra, khiến bạn khó chịu, chán nản, không buồn ăn uống? Đừng lo lắng! Thông thường ốm nghén sẽ không kéo dài quá lâu. Nếu thấy kiệt sức, mệt mỏi, bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để được uống bổ sung vitamin B6.

Sự tăng tiết hormone relaxin cũng đồng nghĩa với việc phải thay đổi chế độ ăn, phòng ngừa táo bón. Ngoài ra, hãy cân nhắc để chọn lựa một loại sữa thích hợp và sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hay lời khuyên của bác sĩ. Nếu không thích uống sữa, có thể giảm liều lượng và thay thế bằng nước trái cây hoặc ăn thêm phô mai ít béo.

Magie cũng rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Hơn thế nữa, khoa học đã chứng minh rằng, ăn nhiều thực phẩm chứa magie được sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ hỗ trợ tốt cho cân nặng, chiều dài và vòng đầu của trẻ khi sinh.

Lưu ý: Thời gian đầu thai kỳ, bạn cần tĩnh dưỡng và bắt đầu ăn uống khoa học hơn. Chính vì vậy, bạn nên thông báo tin mình mang thai cho người thân, đồng nghiệp và bạn bè biết để có những hỗ trợ kịp thời (khi cần thiết).

Một lịch trình sinh hoạt và làm việc hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa các rủi ro trong suốt thai kỳ. Đồng thời, bạn cũng cần xem xét và xác định lại xem công việc của mình có vất vả hay nguy hiểm không? Điều này không chỉ vì lợi ích của con bạn mà còn là sức khỏe của chính bạn.

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 9: Kết nối với thai nhi mỗi ngày

Không quá sớm để bắt đầu có những hình thức kết nối với thai nhi của bạn. Hãy dành một khoảng thời gian mỗi ngày để cưng nựng, trò chuyện, kết nối với bé. Ngay sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ là thời điểm lý tưởng nhất để mẹ trò chuyện với thai nhi.

Trong thời gian này, bạn có thể ngồi yên lặng và nhẹ nhàng đặt tay lên bụng. Tập trung vào hơi thở của mình và bắt đầu suy nghĩ về em bé (hy vọng, ước mơ của bạn, những dự định, kế hoạch khi làm mẹ…v.v). Ngoài ra, mẹ cũng có thể hát cho con nghe hoặc mở bản nhạc yêu thích để 2 mẹ còn cùng nghe cũng sẽ dần giúp kết nối với bé.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thai-nhi-9-tuan-tuoi-em-be-chinh-thuc-tro-thanh-thai-nhi-c32…

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung (Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh) (Khám Phá)

Thai Nhi 10 Tuần Tuổi: Móng Tay Hình Thành

Tác giả bài viết: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Thai nhi 10 tuần tuổi có kích thước bằng quả quất, khoảng 3,1cm và nặng khoảng 4g, nhưng bé đang lớn lên rất nhanh, trong tuần tới có thể lớn gấp đôi về cân nặng cũng như chiều dài. Tất cả các bộ phận cơ thể, mặc dù chưa trọn vẹn về hình dáng và chức năng nhưng đã bắt đầu hoạt động.

Thai nhi 10 tuần tuổi có kích thước bằng quả quất, khoảng 3,1cm và nặng khoảng 4g.

Các cơ quan quan trọng như: thận, ruột, não và gan (hiện đang tạo ra các tế bào hồng cầu để thay thế cho túi noãn hoàng) đã sẵn sàng và bắt đầu hoạt động. Chúng sẽ hoàn thiện và tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Nếu có thể nhìn sâu bên trong tử cung, mẹ sẽ thấy các chi tiết rất nhỏ của thai nhi như những móng tay nhỏ phát triển từ các ngón tay và ngón chân (không có màng bọc) và lông tơ bắt đầu mọc nên trên làn da mềm mại của bé. Rõ ràng hơn, bạn có thể hình dung bé yêu như sau:

– Tay chân của bé có thể uốn cong và chân đủ dài để đưa ra trước mặt bé.

– Những chồi răng nhỏ bắt đầu xuất hiện dưới nướu và một số xương cũng dần cứng lại.

– Trán phồng lên cùng sự phát triển của não bộ.

– Thận, ruột và gan cũng bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng.

– Tủy sống bắt đầu sản sinh ra bạch cầu.

– Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé, nhờ đó mà mắt bé được bảo vệ an toàn.

Cuộc sống mẹ bầu 10 tuần thay đổi như thế nào?

Từ tuần thai thứ 8 trở đi, khi đi siêu âm thai mẹ có thể nghe được nhịp tim rõ ràng của thai nhi. Nhịp tim được mô tả giống như tiếng thở phì phì của những chú ngựa và sẽ khiến các mẹ vô cùng xúc động.

Bắt đầu từ tuần này, có thể những bộ quần áo thông thường đã không còn vừa vặn, khiến bạn không được thoải mái vì bộ ngực căng tức và tăng cân… Do đó, các mẹ nên có kế hoạch sắm đồ bầu bí như quần áo, giày dép để thoải mái hơn.

Tùy vào khả năng và thói quen vận động, bạn có thể chọn lựa các bài tập thể dục cho mình để nâng cao sức khỏe, dễ chuyển dạ cũng như hồi phục sau sinh. Nhưng nhớ là không nên tập quá sức mà hãy chọn những bài tập an toàn, không khiến bạn toát quá nhiều mồ hôi, kiệt sức sau khi tập.

Kiến thức cho mẹ: Nhiễm trùng thai kỳ

Nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất trong thai kỳ. Nồng độ progesterone cao hơn chính là một phần nguyên nhân gây giảm nhu động của các cơ quan trong hệ tiết niệu làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tử cung phát triển chèn ép vào đường niệu quản khiến nước tiểu bị ứ đọng và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây viêm. Đôi khi vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang gọi là viêm bàng quang. Các triệu chứng của viêm bàng quang bao gồm: đau nhức, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều hơn và khó chịu ở vùng hậu môn hoặc đau bụng dưới… Nước tiểu của bạn nhìn thấy đục và có thể có mùi hôi.

Nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng bàng quang, hãy đi khám bác sĩ ngay. Viêm bàng quang không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, tăng nguy cơ sinh non. Trường hợp bạn bị viêm bàng quang, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh an toàn trong thai kỳ để giúp điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Thuốc khánh sinh có thể làm giảm các triệu chứng bệnh trong vòng vài ngày, nhưng hãy nhớ hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị theo kê đơn của bác sĩ để “diệt tận gốc” vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh cũng có thể tăng dần số lượng và “tấn công” mạnh mẽ đường tiết niệu mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào (một tình trạng gọi là nhiễm trùng tiểu không triệu chứng). Đó là lý do tại sao bạn nên xét nghiệm nước tiểu định kỳ trong các lần khám thai. Bạn cũng cần điều trị bằng khánh sinh nếu bị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.

Xem video: Những tư thế yêu phù hợp với mẹ bầu

Viêm âm đạo do vi khuẩn khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) làm tăng nguy cơ sinh non. Do đó, nếu bạn có các triệu chứng của BV hoặc có nguy cơ sinh non, bác sĩ sẽ giúp bạn sàng lọc nhiễm trùng và điều trị bằng những thuốc kháng sinh an toàn trong thai kỳ.

Nhiễm trùng âm đạo do nấm trong thai kỳ

Nhiễm trùng âm đạo do nấm là bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất với phụ nữ mang thai. Bệnh hình thành và phát triển do nấm Candida. Những loại nấm này được tìm thấy trong âm đạo của gần 1/3 phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, khi những vi nấm này tăng trưởng nhanh đến mức áp đảo các vi sinh vật thường trú khác trong âm đạo. Nồng độ estrogen cao lên khi mang thai khiến cho âm đạo của bạn tạo ra nhiều glycogen hơn – một điều kiện tuyệt vời cho nấm men phát triển.

Nhiễm trùng âm đạo do nấm sẽ không làm tổn thương thai nhi. Khi bạn bị viêm âm đạo do nấm bước vào chuyển dạ, trẻ sinh ra qua đường âm đạo sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng sơ sinh do nấm thể hiện những mảng trắng trong miệng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nhiễm nấm này thường không nghiêm trọng và được điều trị dễ dàng.

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 10: Thay đồ lót mới

Khi ngực và vòng eo của bạn dần phát triển, một bộ “đồ nhỏ” vừa kích thước sẽ giúp nâng đỡ và cho bạn cảm giác thoải mái hơn. Sẽ là khôn ngoan hơn nếu bạn chọn mua áo ngực và đồ lót bầu bí một cách trực tiếp bởi bạn sẽ thử được ngay và biết được lựa chọn của mình có đúng hay không. Hãy nhớ, “núi đôi” và “vòng ba” của bạn có thể tăng size thêm trong những tháng tới, đặc biệt nếu đây là lần mang thai đầu tiên.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thai-nhi-10-tuan-tuoi-mong-tay-hinh-thanh-c32a661434.html

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung (Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh) (Khám Phá)

Tìm Hiểu Về Thai Nhi Tuần Thứ 10

Sự phát triển của bé khi mang thai tuần thứ 10.

Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé trong bụng mẹ như múa bale trong nước vậy. Khi thai nhi càng phát triển tần suất những động tác này cũng vì thế mà tăng. Sẽ không còn những trò nhào lộn của bé trong 1,2 tháng nữa cũng như những tiếng nấc khi cơ hoành của bé hình thành.

Sự thay đổi trong cơ thể người mẹ.

– Về mặt thể chất :

Khi mang thai tuần thứ 10, do ảnh hưởng của sự biến đổi về nội tiết tố, các vùng da quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn và đốm nâu, tàn nhang nổi dần trên mặt. Đặc biệt là một vệt sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng và yên tâm rằng nó sẽ mờ dần khi sinh xong.

Việc lượng máu tăng trong cơ thể khiến bạn tươi tắn hơn nhiều rồi cuối cùng thì qua những cái mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ này thì sẽ dần biết mất.

Ở tuần thứ 10 của thai kì, bạn sẽ bớt triệu chứng buồn nôn ốm nghén nữa. Lúc này tử cung được nâng lên nhường chỗ cho bàng quang hoạt động nhiều hơn. Sờ vào bụng thì bạn có thể thấy đỉnh tử cung hơi nhô lên.

– Về mặt cảm xúc :

Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 10.

– Mẹ bầu không nên tham gia các môn thể thao nguy hiểm, cần dùng nhiều sức và tặng nguy cơ làm giảm oxi cho bé như lặn hay leo núi hoặc du lịch đến những vùng cao. Tốt nhất bạn nên vận động vừa phải và không được làm việc quá sức tới khi sinh.

– Nên tạo một quyển nhật ký cho con. Điều này nghe thì có vẻ không bình thường nhưng trong tương lai nó sẽ như những dòng hồi ức đẹp cho hai mẹ con.

– Thận trọng với các thực phẩm, thức ăn có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Rate this post

Bạn đang xem bài viết Tuần Thai Thứ 10: Bé Chính Thức Thành Thai Nhi Hoàn Chỉnh trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!