Xem Nhiều 4/2023 #️ Tư Thế Nằm Của Thai Nhi Tháng Thứ 8 Ở Vị Trí Nào Là Thuận Để Sinh Thường? # Top 13 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Tư Thế Nằm Của Thai Nhi Tháng Thứ 8 Ở Vị Trí Nào Là Thuận Để Sinh Thường? # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Thế Nằm Của Thai Nhi Tháng Thứ 8 Ở Vị Trí Nào Là Thuận Để Sinh Thường? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 thường đã ở vị trí cố định. Nếu bé nằm ngôi thuận, mẹ sẽ sinh thường dễ dàng, nếu bé ngôi ngược mẹ có thể phải sinh mổ.

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8

Đến cuối tháng mang thai thứ 8, phần lớn các cơ quan của bé đã được phát triển, ngoại trừ phổi. Bé di chuyển trong bụng mẹ ít hơn vì có ít khoảng trống hơn.

Bé cũng sẽ tự xoay mình nằm chúc đầu xuống. Thông thường, các em bé đã đạt đến trọng lượng và chiều dài như khi được sinh ra.

Nếu bé đã quay đầu thì tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 sẽ cuộn mình và chúc đầu xuống dưới khung xương chậu, mặt của bé quay về lưng mẹ và sẵn sàng chờ ngày sẵn sàng chào đời.

Tuy nhiên theo các bác sĩ sản khoa, vẫn có một số ít thai nhi dù đã quay đầu nhưng sau đó lại tiếp tục thay đổi vị trí cho đến thai điểm người mẹ chuyển dạ.

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 8 – Các vị trí ngôi thai thường gặp

Ở tháng thứ 8, phần lớn tư thế nằm của thai nhi đã ở ngôi cố định. Thai nhi càng lớn thì sự xoay chuyển ngôi càng ít, sự bình chỉnh ngôi thai tốt hơn chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Những ngôi thai phổ biến thường gặp ở tháng này là:

Ngôi đầu

Là vị trí mà đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé đi ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu được chia thành các dạng như sau:

Ngôi đầu hạ vị: Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị, thành ngôi thai thuận hoặc gọi là ngôi đầu – có thể theo dõi để sinh thường khi vào chuyển dạ.

Vị trí ngôi thóp: Đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm

Ngôi trán: Thai nhi cũng ngửa đầu lên theo trục của thai nhi với trục của mẹ.

Vị trí ngôi mặt: Lúc này thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước.

Do đó nếu thai nhi tháng thứ 8 nằm ở vị trí này thì bác sĩ có thể xem xét trường hợp mẹ bầu phải sinh mổ.

Ngôi mông

Có khoảng 4% thai nhi lại xoay phần mông (hoặc chân) xuống phía dưới. Khi thai nhi ở vị trí như vậy trước khi sinh, ta gọi là ngôi thai mông hoặc ngôi thai ngược.

Thai ngôi mông hoàn toàn: Mông của thai nhi hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.

Vị trí thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt của em bé, hai bàn chân rất gần nhau.

Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: Có nghĩa là một hoặc cả hai bàn chân của bé hướng xuống đường dẫn sinh.

Theo ý kiến của bác sĩ, sinh thai ngôi mông được cho là nguy hiểm, vì sẽ có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó mẹ bầu thường được chỉ định sinh mổ có chọn lọc nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Ngôi ngang

Nếu thai nhi tháng thứ 8 nằm ở vị trí ngôi ngang là trường hợp phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng… của thai trình diện trước eo, làm chắn cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng nên không thể sinh qua đường ngã âm đạo và phải sinh mổ.

Đây là loại ngôi thai rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong các kiểu ngôi thai. Khi thai nhi đủ tháng cần mổ chủ động lấy thai.

Những bí quyết giúp thai nhi tháng thứ 8 mau nằm ở tư thế thuận

Thai nhi năm ngôi thuận thì mẹ có khả năng sinh thường thành công cao, ca sinh cũng dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên có không ít trường hợp đã đến những tuần cuối thai kỳ, bé vẫn không chịu xoay đầu, khiến mẹ có nguy cơ phải sinh mổ.

Thường xuyên vận động với các bài tập như bơi, yoga, … vốn là các loại hình vận động có thể giúp em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vào vị trí thuận ngôi.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm các món giúp mẹ bầu dễ sinh vào những tuần cuối sẽ giúp việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.

Như vậy, trong tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu nên đi siêu âm đúng hẹn để xác định ngôi thai. Đối với người sinh con rạ thì ngôi thai rất dễ thay đổi, đến thời điểm chuyển dạ mới có thể chắc chắn ngôi thai thuận hay nghịch.

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các bác sỹ thường khuyến khích đẻ mổ đối với những trường hợp ngôi thai ngược.

4 Vị Trí Nằm Của Thai Nhi Trong Bụng Mẹ, Tư Thế Đầu Tiên Là Tốt Nhất

Việc nắm được tư thế nằm của em bé trong bụng mẹ cũng quan trọng như kiểm tra sự tăng trưởng và nhịp tim của thai nhi.

Mỗi tháng thai kỳ đi qua, em bé sẽ phát triển nhanh chóng, di chuyển nhiều và cũng sẽ đặt mình ở các vị trí khác nhau. Chính vì vậy, việc người mẹ nắm được tư thế nằm của bé ở trong tử cung cũng quan trọng như việc kiểm tra sự tăng trưởng và theo dõi nhịp tim của bé bởi điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là khi gần đến ngày sinh nở.

Những vị trí nằm phổ biến của thai nhi trong bụng mẹ.

Thai nhi nằm trong bụng mẹ có thể ở nhiều vị trí khác nhau. Vậy nhưng mỗi vị trí này có ý nghĩa như thế nào thì không phải mẹ bầu nào cũng nắm được. Cùng tìm hiểu về những vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ để biết em bé có thuận lợi cho ca sinh nở sắp tới của bạn hay không.

#1. Tư thế ngôi đầu trước

Đây được coi là vị trí hầu hết thai nhi sẽ nằm khi bắt đầu chuyển dạ và cũng được coi là vị trí tốt nhất, thuận lợi nhất cho ca sinh nở. Khi ở vị trí này, đầu bé quay xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào bụng mẹ, em bé sẽ dễ dàng đi qua ống sinh để chào đời. Nếu em bé nằm hơi nghiêng sang trái gọi là tư thế chẩm chậu trái trước (LOA) hoặc nghiêng sagn phải thì được gọi là tư thế chẩm chậu phải trước (ROA). Hầu hết thai nhi sẽ ổn định nằm ở vị trí này từ khoảng tuần thứ 33-36 thai kỳ.

#2. Tư thế ngôi đầu sau

Em bé vẫn nằm ở vị trí đầu quay xuống dưới nhưng mặt lại quay ra bụng thay vì quay vào trong. Nguyên nhân có thể do mẹ ngồi hoặc nằm nhiều trong quá trình mang thai.

Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, có khoảng 1/10 trẻ nằm ở vị trí này nhưng hầu hết sau đó sẽ tự xoay mình để về vị trí đúng như vị trí số 1. Tuy nhiên có khoảng 10-28% số ca các bé sẽ không xoay người.

Thai nhi nằm ở vị trí này sẽ làm tăng thời gian sinh nở lâu hơn và khiến mẹ bị đau lưng nghiêm trọng. Gây tê màng cứng có thể là cần thiết trong trường hợp này để giảm bớt cơn đau.

#3. Tư thế ngôi ngang

Với tư thế này, em bé sẽ nằm ngang trong tử cung của mẹ giống như bé đang nằm ngủ trên 1 chiếc võng. Đây là vị trí nằm khó để mẹ có thể sinh thường. Với vị trí này, lưng em bé nằm ở phía dưới tử cung, tay và bàn chân hướng lên trên. Nhiều em bé ở vị trí này sẽ quay đầu trước khi mẹ chuyển dạ, nhưng một số thì không và bác sĩ có thể phải quyết định cho mẹ sinh mổ vì nguy cơ sa dây rốn trước khi bé chào đời an toàn.

#4. Tư thế ngôi mông

Với vị trí này, mông sẽ là bộ phận nằm bên dưới tử cung còn đầu thai nhi lại nằm gần đầu tử cung, hai chân giơ thẳng ở phía trước cơ thể. Tư thế này gây khó khăn khi mẹ chuyển dạ. Với thai nhi ngôi mông, sinh mổ là phương pháp an toàn nhất tuy nhiên vẫn có những bà mẹ đã sinh thường thai ngôi ngược thành công. Một số nguyên nhân thai ngôi mông được kể đến như là do lượng nước ối hoặc do hình dạng của tử cung.

Thai nhi ngôi mông có 3 loại chính:

– Ngôi mông hoàn toàn: Khi mông hướng về cổ tử cung, hai chân gập lại và bàn chân sát gần mông.

– Ngôi mông thiếu mông: Khi mông hướng về cổ tử cung nhưng 2 chân giơ thẳng lên trước mặt, bàn chân gần đầu.

– Ngôi mông kiểu bàn chân: Khi mông hướng về cổ tử cung nhưng một hoặc cả 2 chân đều hướng xuống dưới chỗ cổ tử cung.

Vị trí nằm của thai nhi có thể thay đổi được không?

Vị trí nằm của bé có thể thay đổi. Trên thực tế, hầu hết các bé sẽ tự xoay về ngôi thuận hay ngôi đầu sau 36 tuần. Một số em bé thậm chí thay đổi tư thế, vị trí ngay trước khi mẹ chuyển dạ. Với thai ngôi mông, các bác sĩ cũng có thể áp dụng thủ thuật xoay ngôi thai (ECV) từ bên ngoài bằng tay để đưa thai nhi về vị trí thuận cho việc sinh nở. Bác sĩ sẽ dùng tay ở bên ngoài bụng bầu để sẽ nhẹ nhàng điều khiển thai nhi từ tư thế nằm nghiêng sang tư thế nằm ngang, sau đó là nằm ngửa.

Một số người tin rằng các bài tập trong thời gian mang thai có thể giúp em bé xoay mình sang vị trí thích hợp. Một bài tập phổ biến là bài nghiêng mình về phía trước. Người mẹ chống tay lên sàn nhà, hai chân ở vị trí cao hơn, giống như tư thế của thai nhi trong tử cung và lắc lư người qua lại từ 10 đến 15 phút. Bài tập này được cho là giúp thư giãn cơ xương chậu và lực hấp dẫn bên trong tử cung.

Bơi lội, đi bộ và ngồi trên bóng nhún cũng giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bà bầu cần thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi vị trí nằm của em bé khi mang thai để bác sĩ kịp thời can thiệp hoặc đưa ra những lời khuyên hợp lý, an toàn nhất cho thai nhi và mẹ bầu.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/4-vi-tri-nam-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-the-dau-tien-la-tot-…

Tiểu My (Dịch từ BS) (Phụ Nữ Việt Nam)

Bao Nhiêu Tuần Thì Thai Máy, Ở Vị Trí Nào Và Như Thế Nào?

by Nguyễn Phương3.1k Views

Thai máy là gì?

Thai máy là một thuật ngữ diễn tả những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như : đạp chân, đá chân, lộn vòng, huých tay (hoặc cùi chỏ)…

Nó là một dấu hiệu cho thấy em bé đang hoạt động rất tốt, có một sức khỏe tốt và bình thường.

Đến một thời điểm nhất định người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy, càng về cuối thai kỳ, thai máy càng diễn ra mạnh mẽ và tần suất nhiều hơn.

Thai máy ở mỗi người là khác nhau. Có người cảm thấy như bị co giật hoặc bướm bay trong bụng. Về sau, khi các bé chuyển động mạnh hơn, sẽ cảm giác đau như đánh trống.

Thai nhi đá chân, đạp chân là do các cơ bắp phát triển, đòi hỏi phải được vận động.

Ngoài ra, đó cũng là cách để trẻ phản ứng với những thay đổi nhất định trong môi trường. Chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thức ăn người mẹ tiêu thụ,…

Thai máy là một phần của sự phát triển bình thường, không cần quá lo lắng về nó.

Bao nhiêu tuần thì thai máy?

Thai nhi có thể đá hoặc đạp vào bụng mẹ từ khi được 9 tuần tuổi. Tuy nhiên lúc này là quá sớm để người mẹ cảm nhận được.

Vậy bao nhiêu tuần thì thai máy rõ ràng nhất? Trung bình là khoảng sau 20 tuần thai.

Với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên, họ thường chưa cảm nhận được thai máy cho đến khi 24-25 tuần.

Còn những phụ nữ đã từng mang thai trước đó rồi, họ thường sẽ cảm nhận được sớm hơn, có khi là từ tuần thứ 13.

Bạn cũng sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của thai nhi khi bạn ở một vị trí yên tĩnh, ngồi hoặc nằm xuống.

Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, số lần thai máy là nhiều hơn và mạnh hơn. Còn nếu không biểu hiện này, đó có thể là một vấn đề cần phải quan tâm.

Thai máy ở vị trí nào và như thế nào?

Thai nhi có xu hướng di chuyển nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày vì chúng luân phiên giữa tỉnh táo và ngủ.

Các bé thường hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 21h đến 1h sáng, ngay khi người mẹ đang cố gắng đi ngủ. Hoặc ngay sau khi mẹ vừa ăn xong. Sự gia tăng hoạt động này là do lượng đường trong máu thay đổi.

Ngoài ra, nếu bạn nằm nghiêng sang một bên thì cũng sẽ khiến bé tăng số lần đạp, đá hơn bởi do cách nằm này làm tăng cung cấp máu cho thai nhi.

Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ đá khoảng 15-20 lần/ngày, di chuyển khoảng 30 lần/giờ vào 3 tháng cuối cùng.

Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu trên bụng do em bé có thể lộn vòng. Tuy nhiên, nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái.

Lời khuyên dành cho mẹ

Sau 28 tuần thai, các bác sĩ thường sẽ khuyên bạn đếm số lần thai máy mỗi ngày và thời gian thai máy.

Việc thai nhi bỗng nhiên giảm chuyển động, giảm số lần thai máy có thể là không đủ oxy cung cấp cho em bé, không đủ lượng đường,…

Nên gọi điện cho bác sĩ nếu :

Con bạn không đá khoảng 10 lần trong 2 giờ.

Giảm sự chuyển động đáng kể.

Không đá hoặc di chuyển trong 1 giờ sau khi ăn hoặc khi đi bộ xung quanh.

Những bài kiểm tra căng thẳng hoặc quét siêu âm sẽ giúp kiểm tra tình hình phát triển của em bé, đồng thời tìm ra nguyên nhân.

Nếu phát hiện bất kì vấn đề nghiêm trọng nào, bạn có thể sẽ phải sinh con sớm trước thời hạn để bảo vệ em bé và chính bạn.

Bầu 3 Tháng Đầu Nên Nằm Tư Thế Nào? Tư Thế Ngủ Tốt Cho Mẹ Và Thai Nhi

Giai đoạn đầu của thai kỳ (3 tháng đầu) là giai giai đoạn mang thai là khoảng thời gian nhiều biến động nhất, nhất là đối với giấc ngủ của mẹ. Mẹ bầu sẽ nhận thấy những thay đổi sau:

Do nồng độ progesterone gia tăng, mẹ bầu sẽ bất chợt rất muốn chợp mắt nghỉ mệt và thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy chật vật trong chuyện tìm được tư thế ngủ thoải mái.

Bên cạnh đóm, mẹ bầu cần thường xuyên chạy vội vào nhà vệ sinh vì lượng nước tiểu tăng lên hay những cơn nôn mửa và cảm giác buồn nôn buổi sáng sẽ rất quen thuộc với mẹ bầu. Chứng ợ nóng tìm đến bà bầu thường xuyên hơn trước đây.

Ngủ như thế nào là đúng cách

Thai kỳ biến đổi cơ thể theo nhiều cách, và việc ngủ sai tư thế có thể ảnh hưởng đến hô hấp cũng như giảm lượng cung cấp máu và dinh dưỡng cho thai nhi, chưa kể nó còn gây ra các vấn đề khác như chứng ợ nóng và nôn mửa. Chính vì thế, việc tìm hiểu tư thế ngủ giúp cho bà bầu sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ sâu và chất lượng.

2. Bầu 3 tháng nên nằm tư thế nào? Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Tư thế ngủ vô cùng quan trọng quyết định giấc ngủ ngon cho mẹ trong giai đoạn mang thai. Giấc ngủ sâu giúp mẹ khỏe, đẩy lùi những mệt mỏi để thai nhi phát triển vượt trội trong 3 tháng đầu mang thai.

Những tháng đầu thai kỳ, bụng bầu của mẹ chưa lớn nên việc nằm ngửa hoặc nằm nghiêng chưa gặp khó khăn. Điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thai nhi nên mẹ hoàn toàn yên tâm.

Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để có cảm giác thoải mái và giấc ngủ sâu, không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Tư thế này làm giảm áp lực của các bộ phận khác lên tử cung, giúp động mạch chủ cung cấp máu và dinh dưỡng đến nhau thai hoạt động hiệu quả nhất.

Thói quen ôm gối khi ngủ nên được loại bỏ bởi khi ngủ những chiếc gối ôm không mang lại sự thoải mái mà còn ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bà bầu. Bên cạnh đó, bạn cần tránh nằm sấp hay nằm ngửa. Theo những chuyên gia hộ sinh, nằm ngủ sấp hoặc ngửa là tư thế ngủ có thể xem như bất ổn nhất trong quý đầu tiên của thai kỳ.

Nếu vẫn tiếp tục duy trì thói quen này, mẹ bầu có thể gây hại cho sức khỏe của bé yêu. Nguyên nhân là do tư thế này chặn đứt nguồn cung cấp máu cho thai nhi và còn có thể gây chóng mặt cũng như buồn nôn. Ngoài ra, tự mẹ bầu có thể nhận ra mình không thể nằm ngủ ở những tư thế này vào các giai đoạn sau của thai kỳ, khi bụng bầu ngày càng lớn dần.

3. Bà bầu 3 tháng cuối nên nằm như thế nào?

Bên cạnh bầu 3 tháng đầu nằm như thế nào thì cách nằm ngủ trong 3 tháng cuối của thai kỳ cũng là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm. Trong toàn bộ thai kỳ, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm.

Nhiều mẹ bầu thường bị nghẹt mũi, chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng cũng là một lý do khiến các bà bầu mất ngủ.Với các mẹ đang trong tình trạng này có thể áp dụng tư thế ngủ nghiêng bên trái để lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Ngoài ra, bạn có thể ôm một chiếc gối ngủ để giúp ngủ tốt hơn.

Bạn đang xem bài viết Tư Thế Nằm Của Thai Nhi Tháng Thứ 8 Ở Vị Trí Nào Là Thuận Để Sinh Thường? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!