Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Tháng 7, Bà Bầu Nhất Định Phải Biết 4 Điều Sống Còn Này Để Giữ Thai Tròn 40 Tuần mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ nhất, chuyển động của thai nhi gì?Thai máy là hoạt động của thai nhi trong tử cung của người mẹ, bao gồm các hành động kéo, duỗi, đá chân, cuộn mình, vặn người hoặc những chuyển động tương tự gây tác động lên thành tử cung. Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được chuyển động này từ khoảng tuần 18 – 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, thai nhi lúc này vẫn còn nhỏ, cử động yếu ớt, nhiều mẹ còn nhầm tưởng hiện tượng sôi bụng do âm thanh của nhu động ruột tạo nên. Khi bụng của mẹ càng lớn, số lần chuyển động của thai nhi sẽ tăng lên và mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn.
Thứ hai, quy luật chuyển động của thai nhi như thế nào?
Số lượng, tốc độ, tần suất,… chuyển động của thai nhi là các tiêu chí để nhận biết em bé có đang phát triển tốt hay không. Trong suốt thai kỳ, giai đoạn tuần 28 – 38, thai nhi chuyển động mạnh và cảm giác rõ ràng nhất. Thai nhi hoạt động đều đặn từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, bắt đầu ít hơn kể từ 2 – 3 giờ chiều, tăng lên vào khoảng từ 8 – 11 giờ tối. Do vậy, các mẹ phải nắm được khoảng thời gian này để tập trung theo dõi sự chuyển động của thai nhi mỗi ngày kể từ tháng 7 thai kỳ. Bắt đầu từ việc theo dõi số lượng chuyển động vào các thời điểm trên, tần suất chuyển động trong ngày. Từ đó, mẹ sẽ đưa ra các đánh giá chung về các tiêu chí để theo dõi mỗi ngày về sau.
Thứ ba, theo dõi chuyển động của thai nhi như thế nào?
Theo chia sẻ từ nhiều mẹ, có vẻ như thai nhi đang chuyển động trong tử cung như duỗi chân, đạp chân là cách con giao tiếp với mẹ khi con cảm giác buồn chán hoặc không được vui trong căn phòng đó.
Khi bé chuyển động, mẹ thử ngồi trên ghế hoặc nằm trên giường và nhẹ nhàng đặt tay trên thành bụng để cảm nhận hoạt động của con. Vào mỗi buổi trong ngày (sáng, trưa, chiều hoặc tối), mẹ thử giữ tay cố định một chỗ trên thành bụng trong khoảng 1 giờ. Nếu như trong 1 giờ, con chuyển động ít hơn 3 cái, đây có thể là tín hiệu bất thường. Hoặc mẹ có thể tăng số thời gian theo dõi trong ngày. Nếu trong tổng 12 giờ theo dõi, em bé chuyển động khoảng 30 lần cho thấy thai nhi vẫn đang phát triển tốt. Ngược lại, nếu ít hơn 20 lần, khả năng thai nhi đang gặp bất trắc, đó có thể là dấu hiệu con bị thiếu oxy. Lúc này, mẹ nên đến viện kiểm tra để kịp thời xử lý nếu có bất thường xảy ra.
Thứ tư, các vấn đề cần chú ý
1. Khi nhận thấy thai nhi ít chuyển động, mẹ nên giữ bình tĩnh, tránh lo lắng quá mức. Nếu mẹ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, thai nhi cũng chán nản mà cử động ít hơn. Đồng thời, thai nhi có thể chuyển động nhiều hơn sau bữa ăn. Quá trình đếm số lần chuyển động của thai nhi có thể bị gián đoạn trong nhiều giờ. Vì vậy mẹ nên dùng quyển số để ghi lại theo dõi.
2. Chuyển động của thai nhi không phải là cú đạp hoặc đá một lần mà thai nhi có thể chuyển động liên tục. Chuyển động của con trong 5 phút chỉ có thể được tính 1 lần, nếu trong 5 phút này. Sự chuyển động có gián đoạn thì những chuyển động tiếp theo mới được tính thành số lần thứ 2. Do vậy, mẹ phải thật sự nghiêm túc trong việc theo dõi chuyển động của thai nhi bởi vì đôi khi em bé rất nghịch ngợm.
Mang Thai Lần Đầu, Mẹ Bầu Nhất Định Phải Biết Những Điều Này!
Là lần mang thai đầu, nên bạn sẽ bỡ ngỡ với đủ thứ từ dấu hiệu mang thai, chế độ ăn uống, tập luyện, đau chuyển dạ…
1. Dấu hiệu khẳng định bạn có thai
Nhiều dấu hiệu cảnh báo giả có thể gây hiểu lầm về việc bạn đã mai thai hay chưa. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ, hiểu đúng, bạn vẫn có thể nắm bắt được vài tín hiệu chắc chắn về việc thai nhi đã hình thành.
Một trong những phương pháp chắc chắn là thử nước tiểu tại nhà bằng dụng cụ được bán rất nhiều ở hiệu thuốc. Bên cạnh đó, ở lần mang thai đầu tiên, một số thay đổi dễ nhận thấy ám chỉ việc có thai như buồn nuôn, đau lưng, cảm xúc dễ thay đổi, ngực căng, tức, thèm một số loại đồ ăn nhất định, tất nhiên là chậm kinh.
2. Tiêm vắc-xin là việc quan trọng
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc-xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừ việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ.
Hãy nhớ, những mẹ bầu mang thai lần đầu nếu mắc một số loại bệnh có thể tác động xấu trực tiếp tới sức thể thể chất và sự phát triển tâm lý của thai nhi. Mặt khác, bạn không nên tiêm các loại vắc-xin với vi-rút hay vi khuẩn sống vì có thể không tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con.
3. Bong huyết có thể xảy ra trong suốt thai kỳ
Dấu hiệu điển hình đầu tiên của việc mang thai là chậm kinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại thấy bong huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ, sinh ra cảm giác lo lắng, bất an.
Hiện tượng trên xảy ra khi trứng di chuyển xuống vòi dẫn trứng và tiến tới tử cung, nơi mà phôi thai được hình thành. Cách tốt nhất để nhận biết sự khác biết giữa kinh nguyệt vào loại dịch huyết đỏ trên là dựa vào màu sắc.
Thông thường, nếu mang thai, màu máu thường có xu hướng nâu nâu hoặc hồng hơn so với màu kinh nguyệt đỏ mà bạn vẫn thấy.
4. Tăng cân bao nhiêu là bình thường?
Hầu hết mẹ bầu mang thai lần đầu đều lo lắng về việc tăng cân và làm sao để giảm cân sau sinh. Tăng bao nhiêu cân phụ thuộc vào chỉ số cơ thể BMI trước khi mang thai. Nếu bạn thừa cân trước khi có thai, thì nên tiêu thụ ít calo mỗi ngày hơn một người bình thường.
Nguyên tắc cơ bản là cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, nên chỉ cần ăn đúng bữa, hiểu đúng những gì con cần thay vì tâm lý ăn thật nhiều, ăn cho hai người.
5. Nên và không nên ăn gì?
Cùng với việc uống viên bổ sung vitamin, sắt và canxi, mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đồng thời, cần tránh xa rượu bia, thuốc lá hay các sản phẩm có chứa chất gây nghiện caffein vì chúng tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc đẻ con nhẹ cân.
6. Vận động nhẹ nhàng là cần thiết
Mang thai không có nghĩa là kiêng tuyệt đối thể dục, thể thao. Bạn cần nên lịch tập hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Thậm chí, mẹ bầu cần nhớ quá trình sinh con yêu cầu việc tập luyện, đòi hỏi mất nhiều năng lượng. Chỉ một cơ thể khỏe mạnh mới vượt qua quá trình đó thuận buồm xuôi gió.
Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp mẹ bầu vượt qua các cảm giác khó chịu do thai kỳ đem lại. Sự phát triển của thai nhi cũng theo đà tiến triển tốt hơn.
7. Du lịch khi mang bầu
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc đi du lịch không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối, một số hãng hàng không từ chối phục vụ khác hàng mang thai sau 36 tuần.
Nếu đi du lịch, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau, hoặc nên tránh. Từng có tiểu sử sảy thai hoặc mang đa thai, huyết áp cao, tử cung bất thường, tiểu đường thai kỳ, từng bong huyết trong thai kỳ…, bà bầu nên ở nhà nghỉ ngơi.
8. Đau đẻ
Khi ngày dự kiến sinh đến càng gần, bạn sẽ cảm nhận càng rõ cơn đau chuyển dạ ập đến. Cần báo bác sỹ về những dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, mẹ bầu cần ghi nhớ nỗi sợ hãi sinh con có thể làm trì hoãn quá trình này. Ước tính sẽ chậm hơn từ một cho tới 1,5 tiếng khi vượt cạn so với người bình thường.
Theo Nhật Minh (Theo MJ) (Khám Phá)
Thai Phụ Đi Máy Bay Của Jetstar Nhất Định Phải Biết Những Điều Này
Để trả lời cho những câu hỏi như: Phụ nữ mang thai khi đi máy bay Jetstar cần có thủ tục gì? hay Phụ nữ mang thai bao nhiêu tuần vẫn được Jetstar chấp nhận vận chuyển?…ABAY.vn sẽ thông tin chi tiết về quy định vận chuyển của Jetstar đối với hành khách là phụ nữ mang thai giúp các bạn đảm bảo một chuyến đi thật an toàn và thuận lợi. Thai phụ đi máy bay của Jetstar cần đảm bảo tuân thủ mọi quy định của Hãng đưa ra
Hãng hàng không Jetstar quy định, hành khách mang thai khi làm thủ tục check – in, ngoài việc cung cấp Giấy tờ tùy thân còn cần phải thực hiện thêm một số các thủ tục khác như sau:
– Phụ nữ mang thai dưới 28 tuần tuổi
+ Khi đi trên các chuyến bay của Jetstar không cần cung cấp sổ khám thai.
+ Phải ký vào BẢN TUYÊN BỐ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM tại sân bay.
– Thai phụ từ 28 tuần – dưới 36 tuần phải cung cấp:
Thai phụ từ 28 tuần – dưới 36 tuần phải cung cấp sổ/ giấy khám thai hoặc giấy khám sức khỏe…
+ Sổ/ giấy khám thai hoặc giấy khám thai hoặc giấy khám sức khỏe có ngày khám không quá 10 ngày so với ngày khởi hành.
+ Hành khách sẽ được yêu cầu ký vào BẢN TUYÊN BỐ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM tại sân bay.
– Thai phụ từ 36 tuần sẽ bị Jetstar từ chối vận chuyển.
Thai phụ từ 36 tuần trở lên sẽ không được Jetstar vận chuyển
– Hành khách không cần xuất trình giấy xác nhận của bác sỹ “Đủ sức khỏe đi máy bay”.
– Các nhân viên sân bay sẽ khám cảm quan, kiểm tra sổ/ giấy khám thai và chấp nhận vận chuyển nếu tình trạng thai phụ và thai nhi bình thường cũng như không có khuyến cáo của bác sỹ về việc hạn chế di chuyển.
– Theo quy định thì Phụ nữ mang thai 36 tuần sẽ bị từ chối vận chuyển trên chuyến bay. Tuy nhiên, để đảm bảo tình trạng sức khỏe, thai nhi, thai phụ không nên đi máy bay từ tuần 30 trở lên để tránh trường hợp xảy ra ngoài ý muốn.
ABAY.vn lưu ý khách hàng khi đặt vé máy bay cần cung cấp thông tin về tuổi mang thai của mình một cách chính xác để nhận được sự tư vấn thông tin chính xác và cụ thể để có cho mình hành trình thật suôn sẻ.
Thứ hai, 14/12/2015 11:22
Mang Thai Lần 3, Mẹ Nhất Định Phải Biết Những Điều Này Để Tránh Gặp Phải Những Rủi Ro Vô Cùng Nguy Hiểm
Các câu hỏi cần đặt cho chính bản thân mình trước khi chuẩn bị mang thai lần 3
Câu hỏi 1: Bạn có thực sự muốn mang thai lần nữa hay không?
Nếu cả hai vợ chồng đều trả lời là có thì còn đắn đo gì nữa mà không bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch mang thai lần 3. Nếu một người trả lời Có, một người trả lời Không thì hai bạn nên nói rõ quan điểm của chính bản thân mình để làm sao đưa ra được đáp án thống nhất nhất.
Câu hỏi 2: Hai đứa con đầu của bạn đã đủ “ổn” chưa?
Các cặp đôi chỉ nên lên kế hoạch mang thai cho lần tiếp theo khi các bé lớn của mình đã gọi là tạm “ổn” hay tạm trưởng thành. Điều đó có nghĩa là hai bé lớn đã đi học, đã có thể sống tự lập, biết cách chăm sóc lẫn nhau và không còn nhõng nhẽo đòi mẹ như trước. Chỉ khi hai bé lớn đã “trưởng thành” mẹ mới có thể yên tâm dành thời gian chăm lo cho bé thứ 3.
Câu hỏi 3: Gia đình bạn có đủ điều kiện kinh tế tài chính để nuôi 3 con không?
Nuôi 2 đứa trẻ đã tốn thì đương nhiên nuôi 3 đứa trẻ sẽ càng tốn hơn rất nhiều. Khi ấy mọi khoản chi phí sinh hoạt gồm ăn uống, đồ dùng cho trẻ, tiền ăn học sẽ bị nhân lên cấp 3. Do đó nếu gia đình bạn có thể đảm bảo ổn định vấn đề tài chính thì hãy sinh thêm bé, còn nếu không thì chúng tôi khuyên bạn nên dừng lại ở 2 bé.
Câu hỏi 4: Công việc của bạn và chồng có nguy cơ gặp rắc rối gì không nếu bạn mang thai bé thứ 3?
Hiện nay theo kế hoạch hóa gia đình ở nước ta, mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con để nuôi và dạy cho tốt. Tuy nhiên nhiều người vẫn “vỡ kế hoạch” và sinh con thứ 3. Thế nhưng nếu bạn nằm trong diện những người làm trong môi trường hoặc giữ chức vị, danh hiệu buộc phải thực hiện chính sách 2 con thì không còn cách nào khác là phải tuân thủ theo.
Những điều cần phải nhớ khi chuẩn bị mang thai lần 3
Không quên khám tiền thai sản
Cho dù bạn mang thai lần đầu, lần 2 hay lần 3 thì nhất định không thể quên việc khám tiền thai sản. Đây là một trong những điều quan trọng nhất định phải thực hiện trước mỗi lần mang thai để đảm bảo sức khỏe cho vợ chồng, từ đó giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Ở lần khám tiền sản thứ 3, bạn đừng quên cung cấp cho bác sĩ các thông tin quan trọng chẳng hạn như tình trạng bệnh lý đã mắc, các vấn đề gặp phải trong hai lần mang thai trước đó, vấn đề sức khỏe hiện tại của hai vợ chồng… để họ có thể nắm được sơ qua về sức khỏe của bạn.
Giống như hai lần kiểm tra trước đó, bạn sẽ được tiến hành khám tổng quát, khám phụ khoa, siêu âm vùng bụng, xét nghiệm máu, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hoặc một số bệnh dễ lây nhiễm như rubella, giang mai… Nếu mọi kết quả kiểm tra cho ra chỉ số bình thường, ổn định thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm mang thai.
Tuy nhiên, nếu phát hiện ra bệnh lý hoặc triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại kết hợp với các số liệu, thông tin về hai lần mang thai trước đó để có hướng điều trị. Do đó, trước khi chuẩn bị mang thai lần 3, bạn và chồng nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để thực hiện các bài kiểm tra cần thiết.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Giống như hai lần mang thai trước đó, ở lần mang thai này các cặp vợ chồng cũng không được phép xem nhẹ vấn đề dinh dưỡng – yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình thụ thai, mang thai và sinh con.
Chính vì đã có kinh nghiệm mang thai 2 lần nên chắc hẳn các mẹ sẽ biết rõ khi mang thai nên ăn gì và không mang gì để tốt cho cả mẹ lẫn con. Những thực phẩm quan trọng mẹ cần bổ sung trong và trước khi mang thai, thậm chí là sau khi sinh đó là:
Chuẩn bị mang thai lần 3: Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những điều quan trọng cần làm để tránh cho mẹ và thai nhi gặp phải các vấn đề không hay trong quá trình mang thai. Thông thường các mũi vắc xin được khuyến cáo tiêm là cúm; mũi tiêm phòng ngừa thủy đậu, uốn ván; tiêm phòng viêm gan b trước khi mang thai ; tiêm phòng rubella trước khi mang thai; vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (tiêm trước 25 tuổi).
Ở lần mang thai thứ 3, bạn không nên tự ý đi tiêm phòng mà không có lời khuyên, tư vấn và sự chỉ định của bác sĩ. Nếu hai lần mang thai trước đó bạn chưa thực hiện nghiêm ngặt việc tiêm phòng trước khi mang thai thì ở lần mang thai này, nhất định bạn sẽ được bác sĩ nhắc nhở tiêm phòng đầy đủ.
Lựa chọn bệnh viện chất lượng
Càng mang thai nhiều thì nguy cơ mẹ bầu gặp phải rủi ro sẽ càng lớn chính vì thế mẹ cần chú ý chọn lựa bệnh viện cũng như các bác sĩ thực hiện ca sinh một cách cẩn thận, thậm chí còn phải cẩn thận hơn 2 lần trước.
Nếu bệnh viện bạn chọn lựa cho 2 lần sinh trước đảm bảo mọi mặt về kỹ thuật, trình độ bác sĩ thì hãy yên tâm tiếp tục sinh tại đó. Còn nếu không thì bạn nên cùng chồng tìm kiếm một bệnh viện khác để thay thế.
Chuẩn bị mang thai lần 3: Thường xuyên theo dõi cơ thể
Khi mang thai lần 3, bạn cần phải hình thành thói quen theo dõi cơ thể thường xuyên. Nếu thấy bất kỳ một vấn đề bất thường nào, chẳng hạn như chảy máu âm đạo, đau ở vết mổ cũ, tình trạng ốm nghén khác thường, đau mỏi lưng quá mức… thì nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế kiểm tra ngay lập tức.
Những rủi ro mẹ có thể gặp phải khi mang thai lần 3
Có lẽ đối với nhiều người, một lần nữa được mang thai sẽ giúp họ sống lại khoảnh khắc bồi hồi, lo lắng đan xen với những cảm xúc vui mừng khôn xiết như lần đầu được “lên chức”.
Thế nhưng, những chị em phụ nữ nào quyết định chuẩn bị mang thai lần 3 cần biết rằng nguy cơ gặp rủi ro ở lần mang thai này sẽ cao hơn rất nhiều so với các lần trước. Nó có thể dẫn đến một số hệ lụy như:
Giảm tuổi thọ
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports dó nhóm chuyên gia tại Đại học Northwestern (Mỹ) thực hiện, sau mỗi lần sinh đẻ, mức độ lão hóa của chị em phụ nữ sẽ bị đẩy nhanh hơn bình thường. Điều đó có nghĩa là phụ nữ càng sinh nhiều con thì tuổi thọ của họ càng giảm.
Hệ lụy nghiêm trọng khi chuẩn bị mang thai lần 3 sau tuổi 40
Ở tuổi ngoài 40, vấn đề tài chính của gia đình đã ổn định, hai bé lớn cũng có thể gọi là tạm trưởng thành. Lúc này, cuộc sống ở độ tuổi này có thể được coi là thoải mái và an nhàn hơn rất nhiều chính vì thế nhiều người có ý định mang thai thêm một lần nữa cho gia đình càng đông vui.
Bước sang tuổi tứ tuần với hai lần sinh đẻ trước đó, bạn hoàn toàn có thể “vỗ ngực, ngẩng cao đầu” tự hào về kinh nghiệm mang thai của mình. Thế nhưng, trước khi quyết định chuẩn bị mang thai lần 3, phụ nữ trên 40 tuổi cần biết rằng bạn có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro nguy hiểm, điển hình như:
Dị tật thai nhi: Nếu quyết định mang thai lần 3 ở độ tuổi sau 40, bạn cũng cần phải chuẩn bị tâm lý vì đứa trẻ có nguy cơ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Điển hình là sinh con sau tuổi 40, nguy cơ trẻ bị hội chứng Down là 1/200 – tỷ lệ rất cao so với 1/700 ở phụ nữ tuổi từ 35 đến 39 . Các vấn đề bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi dễ xảy ra hơn bình thường.
Chuẩn bị mang thai lần 3: Nên sinh thường hay sinh mổ?
Ở lần sinh con thứ 3, mẹ bầu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi lời khuyên, tư vấn của bác sĩ. Lúc này vấn đề sinh thường hay sinh mổ nên để bác sĩ quyết định vì họ sẽ căn cứ vào mọi chỉ số sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi để đưa ra phương án lựa chọn tốt nhất.
Nếu hai lần trước đó mẹ đều sinh thường và hiện tại ở lần thứ 3, sức khỏe thai phụ và em bé đều tốt, không hề có bất cứ một biến chứng nguy hiểm nào thì mẹ hoàn toàn có thể đề nghị bác sĩ được sinh thường. Ngược lại, nếu trong các lần kiểm tra sức khỏe, bác sĩ phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc đến ngày cận sinh, sức khỏe người mẹ giảm sút thì ngay lập tức sẽ được chỉ định sinh mổ.
Còn đối với những phụ nữ đã từng sinh mổ 2 lần trước đó thì ở lần sinh thứ 3, không còn cách nào khác, để đảm bảo an toàn, mọi người sẽ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là tiếp tục sinh mổ. Tuy nhiên, khi tiến hành sinh mổ đến lần thứ 3, các thai phụ cần phải biết rõ việc sinh mổ liên tiếp nhiều lần có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Do đó, khi chuẩn bị mang thai lần 3 các mẹ cần suy nghĩ về vấn đề này và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi mang bầu.
Ngoài các vấn đề về tai biến của gây tê, gây mê, nhiễm trùng thì nguy cơ bị tổn thương các tạng trong ổ bụng sẽ rất cao. Bên cạnh đó, ở những thai phụ đã từng sinh mổ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo các đối tượng này chỉ nên mang thai tối đa là 3 hoặc 4 lần. Sau đó, bạn sẽ được tư vấn thắt vòi tử cung để tránh thụ thai.
Sinh mổ càng nhiều lần, mẹ càng có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như nứt vỡ tử cung, nhau tiền đạo hay các biến chứng sau sinh như viêm dính tử cung, đau nhức vết mổ, dính ruột…
Những đối tượng không nên mang thai lần 3
Không phải ai muốn sinh nhiều con cũng được, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe, vấn đề tài chính, tuổi tác. Do đó nếu bạn thuộc các trường hợp sau thì nên dừng ngay ý định thực hiện kế hoạch chuẩn bị mang thai lần 3 để tránh gặp nguy hiểm.
Mẹ bầu ngoài 45 tuổi: Ở độ tuổi này, quá trình lão hóa của chị em phụ nữ diễn ra nhanh chóng. Đồng thời trải qua 2 lần sinh đẻ trước đó, hệ miễn dịch, sức khỏe của mọi người cũng giảm sút đi rất nhiều, chính vì thế nếu tiếp tục mang thai thì khả năng gặp phải rủi ro, biến chứng cho cả mẹ và thai nhi là rất cao.
Cả hai lần trước đó đều sinh non: Theo các chuyên gia khoa sản, nếu hai lần trước đó mẹ bầu đều sinh non thì ở lần thứ 3, lịch sử lặp lại là rất cao, từ 25-50%. Do đó, mẹ nên xem xét việc ngừng mang thai, bởi lẽ một đứa trẻ chịu cảnh sinh thiếu tháng sẽ đối mặt với rất nhiều sự thiệt thòi chẳng hạn như thính giác, tiêu hóa, hô hấp… đều không tốt.
Mẹ bị đái tháo đường, huyết áp cao: Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, tiểu đường hay huyết áp cao đều được xem là những mối nguy đối sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bị bệnh tim: Phụ nữ bị bệnh tim không nên mang thai và sinh con quá nhiều lần. Được biết, khi mang thai, tim thai phụ phải thực hiện hoạt động co bóp nhiều hơn để đưa máu, oxy nuôi thai nhi, từ đó làm tăng gánh nặng cho tim. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối, nếu không được giám sát chặt chẽ, bệnh tim sẽ càng nặng và nguy cơ sảy thai, sinh non sẽ rất cao.
Vợ chồng uống quá nhiều thuốc: Nếu sau hai lần sinh con, cơ thể vợ chồng yếu đi hoặc không may mắc bệnh và phải uống quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc Tây để điều trị bệnh thì nên dừng kế hoạch sinh con tiếp để tránh cho thai nhi gặp phải những biến chứng không mong muốn.
Với những thông tin quan trọng mẹ bầu cần biết trước khi quyết định lên kế hoạch chuẩn bị mang thai lần 3 ở trên, chúng tôi chúc các mẹ sớm có tin vui và sẽ có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
Bạn đang xem bài viết Từ Tháng 7, Bà Bầu Nhất Định Phải Biết 4 Điều Sống Còn Này Để Giữ Thai Tròn 40 Tuần trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!