Cập nhật thông tin chi tiết về Trước Khi Siêu Âm Thai Có Được Ăn Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Siêu âm thai là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết trong thời gian mang thai vì nó có thể đánh giá được sự phát triển của bào thai nằm trong bụng mẹ. Vì vậy, cần nắm rõ những thông tin như siêu âm thai có được ăn không, siêu âm thai lần đầu có phải nhịn ăn không… để chuẩn bị cho việc tiến hành siêu âm thai được tốt nhất.
1. Siêu âm thai khi nào là tốt nhất?
Siêu âm thai là một kỹ thuật có thể ghi nhận những hình ảnh của bào thai phát triển trong bụng mẹ trong thai kỳ, từ đó có thể theo dõi được quá trình phát triển của bé cũng như kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có phương pháp xử lý phù hợp. Một số bệnh lý quan trọng và siêu âm thai có thể phát hiện ra đó là thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, dị tật bào thai … là những bệnh lý rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi. Hiện nay, có một số kỹ thuật siêu âm thai được áp dụng đó là dùng đầu dò siêu âm đưa lên bụng của người mẹ để khảo sát và dùng đầu dò siêu âm đưa vào niệu đạo người mẹ để khảo sát.
Trong thực tế, siêu âm thai khi nào là tốt nhất cũng như có thai bao lâu thì nên siêu âm là những câu hỏi rất phổ biến của những người phụ nữ khi mang thai. Một số thời điểm siêu âm quan trọng mà người phụ nữ cần thực hiện trong quá trình mang thai đó là:
12- 14 tuần đầu: Siêu âm trong khoảng thời gian này sẽ xác định được số tuổi của thai nhi và đo độ mờ sau gáy nhằm phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể trong cơ thể gợi ý trẻ mắc một số bệnh như hội chứng Down, dị dạng về tim, thoát vị cơ hoành…
21- 24 tuần: Đây là khoảng thời gian siêu âm thai có thể tìm ra được những dấu hiệu bất thường hình dạng, cụ thể là dấu hiệu bị sứt môi, hở hàm ếch, bất thường trong những cơ quan nội tạng.
30- 32 tuần: Trong những tuần gần cuối của thai kỳ thì việc siêu âm thai có thể phát hiện ra một số bệnh lý như bất thường động mạch, bất thường tim, sự phát triển chậm của tử cung có nguy cơ dẫn đến suy thai, ngạt sau khi sinh… Ngoài ra, trong thời gian này, thai nhi đã phát triển rất nhiều nên khi siêu âm thai có thể biết được vị trí của bào thai trong bụng mẹ để có thể chuẩn bị sinh để một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, siêu âm thai trong những tuần cuối còn cho biết được trọng lượng thai, vị trí của bánh nhau, những chỉ số về nước ối… để có thể tiên lượng cuộc đẻ được tốt nhất.
Video đề xuất:
Những mốc siêu âm thai quan trọng
2. Siêu âm thai có được ăn không?
Kỹ thuật siêu âm thai thường được thực hiện khi người phụ nữ mang thai đến những cơ sở y tế để khám thai định kỳ theo lịch mà bác sĩ sản khoa dặn dò, vì vậy trong quá trình khám thường sẽ được chỉ định kèm theo những xét nghiệm kiểm tra khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
Đối với kỹ thuật siêu âm thai thì thai phụ vẫn có thể ăn bình thường, tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác thì cần hạn chế sử dụng sản phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas, nước trái cây…. Khi siêu âm thai trước tuần thứ 10 thì người phụ nữ cần uống nhiều nước, nhịn tiểu để khi siêu âm thì bàng quang sẽ chứa đầy nước và cho hình ảnh siêu âm rõ hơn. Khi đi siêu âm thì cũng nên mang trang phục rộng rãi, thoáng mát để quá trình siêu âm được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
3. Siêu âm lần đầu có phải nhịn ăn không?
Có rất nhiều trường hợp người phụ nữ sau khi quan hệ tình dục thì có những dấu hiệu mang thai như nôn, buồn nôn, hay thử bằng que thử thai thì thấy hiển thị 2 vạch… nên đã đến những cơ sở y tế để thực hiện những xét nghiệm nhằm kiểm tra xem có cơ thể đã mang thai hay chưa, trong đó có xét nghiệm siêu âm thai. Vì đây là lần đầu siêu âm thai để kiểm tra xem có thực sự mang thai hay không nên không cần nhịn ăn trong trường hợp này, tuy nhiên trước khi siêu âm thì vẫn cần uống nhiều nước, nhịn tiểu để bàng quang căng tức, là điều kiện thuận lợi để sóng siêu âm có thể đi nhanh hơn và tương tác với bào thai tốt hơn, từ đó sẽ cho kết quả rõ ràng và chính xác hơn.
Siêu âm thai có được ăn không cũng như siêu âm lần đầu có phải nhịn ăn không là những thắc mắc rất thường gặp của những người phụ nữ khi mang thai. Vì vậy, cần phải trang bị những kiến thức cần thiết, những loại thực phẩm không được sử dụng trước khi siêu âm cũng như những thời điểm quan trọng nhất bắt buộc phải thực hiện siêu âm thai để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sinh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Video đề xuất:
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết
Thai Hai Tuần Có Siêu Âm Được Không?
Siêu âm là phương pháp chính xác nhất để xác nhận bạn có đang mang thai hay không. Thông thường, khi đi siêu âm thai lần đầu, kết quả trả về sẽ cho thấy bạn đang mang thai 4-7 tuần. Vậy nếu trong khoảng thời gian trước đó, cụ thể là 2 tuần thai thì có đi siêu âm được không?
Thai hai tuần có siêu âm được không?
Một chu kỳ mang thai của phụ nữ có 40 tuần được tính từ ngày kinh nguyệt cuối cùng. Do đó, ở tuần thứ 2 của thai kỳ chỉ là giai đoạn trứng rụng và chưa có gì đảm bảo bạn đã thụ thai.
Dù trứng đã được thụ tinh thì thời điểm này, thai cũng chưa làm tổ trong tử cung mẹ mà vẫn đang trên đường di chuyển. Chính vì vậy, nếu siêu âm ở thời điểm này thì hơi sớm, có thể sẽ cho những kết quả không chính xác. Kích thước thai nhi 2 tuần tuổi chưa thể hiện rõ ràng ngay cả khi siêu âm đầu dò. Bạn nên đợi thêm khoảng vài tuần nữa, thời điểm lý tưởng nhất cho lần siêu âm đầu tiên là khoảng tuần thai thứ 7-10.
Vào tuần này, em bé của bạn mới chỉ bằng cỡ một hạt giống thuốc phiện, và hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Có rất nhiều sự phân chia tổ chức và tế bào diễn ra trong tuần thứ 2 của thai kỳ. Ba lớp tế bào riêng biệt bắt đầu hình thành. Lớp ngoại bì (lớp ngoài) về sau sẽ trở thành da, mắt, tóc, hệ thống thần kinh, não bộ, và thậm chí là men răng của em bé. Lớp giữa (trung bì) sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch (máu). Các lớp bên trong (nội bì) cuối cùng sẽ trở thành cơ quan nội tạng của em bé.
Khi một tế bào có một chức năng cụ thể, nó không thể trở thành một loại tế bào khác. Mỗi tế bào được lập trình ngay từ đầu để thực hiện những công việc cụ thể và sẽ trở thành những cơ quan cụ thể.
Những dấu hiệu mang thai sớm
Thân tăng nhiệt
Khi bắt đầu mang thai, nhiệt độ cơ thể người phụ nữ thường tăng nhẹ (khoảng 37,5 độ) do hormone progesterone tiết ra nhiều. Hiện tượng này tương tự giống khi chị em gần đến ngày rụng trứng.
Cơ thể mệt mỏi
Đây là cách nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất sau khi quan hệ nhưng ít người lưu ý. Nhiều chị em cho rằng mình mệt mỏi do thời tiết thay đổi, do áp lực công việc… mà không biết rằng cơ thể mình đang “biểu tình” vì phải làm việc cật lực cung cấp dưỡng chất cho bào thai đang hình thành và phát triển.
Vòng 1 tăng kích thước
Sau khi quá trình thụ tinh diễn ra, nồng độ các hormone trong cơ thể người nữ đều thay đổi một cách nhanh chóng, các tuyến sữa bắt đầu hoạt động để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ, máu đổ dồn về bầu ngực đôi khi khiến chị em thấy ngực nóng ran, căng tức.
Hormone progesterone tăng đột ngột trong khi lượng máu cung cấp cho não giảm vì phải cung cấp cho phôi thai khiến mẹ bầu bị đau đầu. Bạn nên cân nhắc đi khám trước khi tự ý uống thuốc để kiểm tra xem liệu có phải mình đã có thai hay không.
Buồn nôn và nôn
Tùy cơ địa từng người biểu hiện buồn nôn và nôn có thể xuất hiện sớm hay muộn ở phụ nữ mang thai. Đây là dấu hiệu ốm nghén thường thấy ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, thậm chí có người ốm nghén suốt thời kì mang thai và chỉ kết thúc khi sinh nở. Khi ốm nghén, cơ thể phụ nữ thường mỏi mệt, chán ăn, thường xuyên có cảm giác buồn nôn rồi nôn khan hoặc nôn thực sự bất kể thời gian nào trong ngày, đặc biệt là buổi sáng.
Ra máu hồng và tiết nhiều dịch âm đạo
Sau 1-2 tuần gần gũi chồng, bạn phát hiện đáy quần lót ra chút dịch màu hồng nhạt hoặc nâu đậm và nhầm tưởng mình sắp “đến ngày”. Thực tế , đây là máu báo cho thấy trứng đã làm tổ thành công trong buồng tử cung. Có khoảng 20% phụ nữ có dấu hiệu này khi mang thai.
Bên cạnh đó, tại vùng kín chị em cũng thấy khí hư màu trắng ra nhiều hơn, đặc quánh và vô hại. Nếu chất dịch nhờn này có mùi hôi, màu sắc khác thường như vàng, xanh… thì cần khám phụ khoa.
Chậm kinh là một trong những cách nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất sau khi quan hệ mà chị em có thể nắm bắt ngay.
Que thử thai 2 vạch
Sau khi quan hệ khoảng 7-14, bạn đã có thể sử dụng que thử thai để xác định mình có mang thai hay không. Nếu trong cơ thể bạn xuất hiện hormone HCG, que thử thai sẽ báo 2 vạch vì đây là loại hormone chỉ có ở phụ nữ mang thai nên tính chính xác tương đối cao.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thai-hai-tuan-co-sieu-am-duoc-khong-c32a633721.html
Theo Minh An (T/h) (Khám Phá)
Thai Nhi 4 Tuần Tuổi Có Siêu Âm Được Không?
Thai nhi 4 tuần tuổi có hình dạng thế nào?
Vào tuần thứ 4, kích thước thai nhi vẫn còn rất nhỏ, chỉ bé bằng hạt vừng và trông như một con nòng nọc với thân mình bé xíu, đầu to và những chồi nhỏ sẽ phát triển thành hai chân sau này. Hình dạng này sẽ không kéo dài mà thay đổi và phát triển mỗi ngày, ngay cả khi bạn đang ngủ.
Mặc dù có thể siêu âm được nhưng độ chính xác của kết quả siêu âm trong thời gian này là không cao, một số trường hợp mẹ vẫn không thấy hình ảnh bào thai của mình và hiểu lầm là mình chưa có thai. Vì vậy, để có kết quả siêu âm thai hoàn toàn chính xác thì chị em nên đợi lúc thai được khoảng 5 – 6 tuần, khi hình ảnh được rõ nét hơn rồi hẳn siêu âm là tốt nhất.
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần
Trong giai đoạn 4 tuần, mặc dù vẫn còn bé xíu nhưng cơ thể bé đã bắt đầu hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng quan trọng như gan,thận, phổi,… và một số bộ phận ở mặt như hàm, cằm, 2 bên má,…
Những thay đổi của mẹ mang thai 4 tuần
Mẹ có thể nhận biết thai 4 tuần qua một số những thay đổi trong cơ thể sau đây:
Ngực căng và cứng
Bước vào tuần thứ 4, ngực và núm vú của mẹ càng trở nên căng cứng và nhạy cảm hơn. Kích thước ngực tăng lên với tốc độ khá nhanh trong giai đoạn này do các tĩnh mạch bên trong đang căng lên, đồng thời đầu ngực chuyển sang màu sậm hơn. Vậy nên, lúc này mẹ hãy bắt đầu thay đổi sang một loại áo ngực thoải mái hơn.
Thai nhi 4 tuần sẽ khiến mẹ bị đau bụng dưới
Cảm giác căng và khó chịu ở vùng bụng dưới sẽ bắt đầu xuất hiện khi mẹ ở tuần thai thứ 4. Đây là hiện tượng hết sức bình thường nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
Tăng chất nhầy cổ tử cung
Cơ thể mệt mỏi khi thai nhi được 4 tuần tuổi
Các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện từ trước nhưng vào giai đoạn này, mức độ sẽ trở nên nặng hơn. Bạn sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nhiều hơn vào buổi sáng, nhạy cảm hơn với mùi, cơ thể mệt mỏi hơn và cạn kiệt năng lượng. Một số mẹ còn gặp phải tình trạng đau đầu.
Đây cũng chỉ là quy luật tự nhiên và mẹ nào cũng gặp phải nên mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn, không nên uống thuốc mà hãy nghỉ ngơi, tẩm bổ để lấy lại sức, uống thêm nước hoặc đi tắm với nước ấm, massage thư giãn để cảm thấy thoải mái hơn.
Thèm ăn hoặc chán ăn
Ngược lại, nếu bạn chán ăn thì hãy cố gắng nghĩ đến những món bạn yêu thích nhất, hoặc cũng có thể bổ sung thêm viên uống vitamin để tránh bị kiệt sức và thai nhi bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Phụ nữ khi bắt đầu mang thai sẽ có sự thay đổi hormone bên trong cơ thể nên trở nên nhạy cảm, dễ xúc động và mau nước mắt. Thời gian này bạn thường cảm thấy lo lắng, bất an và lo sợ mình sẽ bị sẩy thai. Đây là tâm lý chung của những bà mẹ mới mang thai, đặc biệt là trong 12 tuần đầu của thai kỳ.
Mẹ cần chú ý gì khi thai nhi 4 tuần tuổi?
Không tùy tiện dùng thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Tránh xa rượu, bia, ma túy, nước ngọt có ga,…
3 dưỡng chất quan trọng cần bổ sung cho cơ thể trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là axit folic, sắt và vitamin B1
Không ăn các món ăn chưa được nấu chín như hải sản hun khói, trứng lòng đào, thịt bò tái,… vì có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho thai nhi
Nên thường xuyên vận động đi lại, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe
Nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng
Dự trữ nhiều đồ ăn vặt trong túi để đối phó với cơn buồn nôn
Kết luận
Siêu Âm Thai Nhiều Có Sao Không? Siêu Âm Bao Nhiêu Lần Là Tốt?
Siêu âm thai là phương pháp giúp mẹ theo dõi được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi một cách chính xác ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết siêu âm thai nhiều có sao không? siêu âm thai bao nhiêu lần là tốt, trước khi đi siêu âm cần lưu ý gì và thực hiện ở đâu kết quả chính xác? Trong nội dung bài viết hôm nay, thạc sĩ – bác sĩ Trương Thị Vân – Nguyên trưởng khoa Sản – Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, hiện đang làm việc tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc tế sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.
Siêu âm thai nhiều có sao không?
Là bác sĩ chuyên sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, thạc sĩ – bác sĩ Trương Thị Vân cho biết: “Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không có xâm lấn. Kỹ thuật này sử dụng sóng siêu âm (sóng có tần số cao) để phát sóng âm qua bụng, tử cung rồi thu sóng dội ngược lại. Tín hiệu sau đó được truyền vào máy tính và bằng cách phân tích tốc độ, số lượng sóng nhận lại được so với lượng sóng phát ra, tín hiệu sẽ chuyển đổi thành hình ảnh, phản ánh bề mặt cũng như cấu trúc bên trong hiện lên trên màn hình. Phương pháp này cho phép bác sĩ Sản phụ khoa chẩn đoán những thông tin về sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé. Hiện nay, có các loại siêu âm thai như: siêu âm 2D, 3D và 4D, siêu âm Doppler màu,….
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý là không nên làm siêu âm Doppler màu khi thai nhi mới được 1 – 2 tháng (hoặc dưới 10 tuần) vì có tác dụng nhiệt, có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì đây là thời điểm hình thành các cơ quan quan trọng.”
Mẹ bầu siêu âm bao nhiêu lần là tốt?
Cũng theo thạc sĩ – bác sĩ Trương Thị Vân thì trong suốt quá trình mang thai, nếu như mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh thì chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ. Đây cũng là 3 mốc siêu âm quan trọng bắt buộc mẹ bầu phải thực hiện siêu âm đó là:
+ Tuần 12 – 14 của thai kỳ: Đây là thời điểm tốt nhất để xác định chính xác tuổi thai và số lượng thai (đơn thai/đôi thai hay đa thai). Đồng thời đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán những bất thường về nhiễm sắc thể, nguyên nhân chính gây ra các bệnh nguy hiểm như: Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…
Lưu ý: Độ mờ da gáy chỉ có thể xác định chính xác vào mốc thời gian này, còn nếu mẹ thực hiện xét nghiệm này vào các thời điểm khác thì gần như các kết quả là không có giá trị.
+ Tuần 21 – 24 của thai kỳ: Siêu âm thai trong giai đoạn này giúp kiểm tra, khảo sát các hình thể thai nhi bao gồm cột sống, não, hộp sọ, tim; phổi,… nhằm phát hiện những bất thường ở thai nhi như: hở hàm ếch hoặc dị dạng ở những cơ quan nội tạng. Việc phát hiện các dị tật ở thời điểm này là vô cùng quan trọng, bởi phương pháp đình chỉ thai chỉ được thực hiện trước khi thai nhi 28 tuần tuổi.
+ Tuần 30 – 32 của thai kỳ: Đây là thời điểm quan trọng giúp bác sĩ có thể phát hiện những bất thường về hình thể của thai nhi trong giai đoạn muộn của thai kỳ như những dấu hiệu ở mạch máu, ở tim, ở não. Bên cạnh đó, việc siêu âm lúc này còn giúp bác sĩ chẩn đoán cân nặng, ngôi thai, nước ối, bánh nhau,… Từ đó bác sĩ mới có thể đánh giá và tiên lượng được cuộc sinh sắp tới, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao để có thể cho nhập viện sớm hơn trước ngày dự sinh. Đối với những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… số lần khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn với nhịp độ dày hơn vì các lý do y học
Mẹ bầu trước khi đi siêu âm cần lưu ý gì?
Để có kết quả siêu âm thai chính xác thì trước khi đi siêu âm thai, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều như sau:
Đầu tiên mẹ bầu cần phải nhịn ăn ít nhất 6 tiếng. Lý do là bởi sau khi siêu âm, có thể bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra khác như: xét nghiệm máu, nước tiểu,… lúc này, nếu mẹ ăn trước khi siêu âm sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hoặc các loại nước có gas,…. điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả siêu âm mà còn gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm để bàng quang căng ra, đẩy tử cung lên giúp việc siêu âm trở lên dễ dàng, hình ảnh rõ nét hơn (với những trường hợp siêu âm thai trước tuần thứ 10).
Mẹ nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái để việc siêu âm diễn ra thuận tiện hơn.
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình siêu âm
Giữ tâm lý thoải mái, thả lỏng người trong khi siêu âm
Hiện nay, không khó để mẹ bầu lựa chọn cho mình một địa chỉ siêu âm thai tại Hà Nội, tuy nhiên để lựa chọn cho mình địa chỉ siêu âm thai uy tín và cho kết quả chính xác thì không phải là điều dễ dàng. Bởi bên cạnh những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thì vẫn còn tồn tại rất nhiều cơ sở y tế chui, kém chất lượng. Chính điều này đã gây khó khăn cho các mẹ bầu trong việc lựa chọn địa chỉ để thực hiện siêu âm thai.
Toàn bộ quá trình thăm khám và siêu âm thai đều do đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm (trên 20 năm) và được mời về làm việc từ các bệnh viện lớn trực tiếp thực hiện.
Hệ thống máy móc, thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới và được Sở Y tế kiểm duyệt trước khi đưa vào sử dụng (máy siêu âm 2D, 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động,…) cho kết quả nhanh chóng và hình ảnh chân thực, sắc nét.
Cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi mang tầm “bệnh viện khách sạn” với không gian rộng rãi, thoáng mát. Môi trường y tế sạch sẽ và luôn đảm bảo vô trùng – vô khuẩn phù hợp với quy định của bộ y tế.
Mô hình thăm khám “1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân” đảm bảo quyền riêng tư và mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối.
Thủ tục thăm khám nhanh gọn, không mất thời gian chờ đợi, chi phí được niêm yết giá công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.
Thời gian làm việc linh hoạt, từ 7h30 – 20h tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ. Từ đó giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian thăm khám mà không gây ảnh hưởng đến công việc.
Cập nhật lần cuối: 24.08.2020
Bạn đang xem bài viết Trước Khi Siêu Âm Thai Có Được Ăn Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!