Cập nhật thông tin chi tiết về Trợ Cấp Sinh Con Ở Nhật mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có rất nhiều người Việt Nam nói riêng muốn sinh con ở Nhật nhưng lại phải đắn đo vì chi phí y tế ở đây khá cao. Tuy nhiên bạn có biết Nhật Bản cũng có những khoản tiền trợ cấp để hỗ trợ chi phí khi sinh con
?
Vì vậy hôm nay, iSenpai xin giới thiệu về một số trợ cấp sinh con tại Nhật, các điều kiện cũng như các thủ tục phải làm để nhận được các trợ cấp đó để bạn đọc tham khảo.
「出産手当金」
Tiền trợ cấp được nhận từ trước đến sau khi sinh
「出産手当金」( Tạm dịch là ‘Tiền trợ cấp sinh sản ‘) là số tiền được bảo hiểm sức khỏe (健康保険) chi trả nhằm mục đích hỗ trợ một phần cho cuộc sống của người phụ nữ khi không được nhận lương do trong thời gian tạm nghỉ việc để sinh con.
Bạn sẽ nhận được bao nhiêu?
Tiền trợ cấp được nhận trong 1 ngày = (tiền công trung bình hàng tháng trong 12 tháng liên tiếp trước ngày bắt đầu nhận được trợ cấp) ÷30 ngày×2/3
Tiền công trung bình tháng sẽ được Bảo hiểm sức khỏe và Bảo hiểm lương hưu quyết định dựa vào tiền lương của người mẹ (tổng cả lương cơ bản, lương theo năng lực, trợ cấp đi lại, trợ cấp nhà ở…). Tuy rằng số tiền này tự bản thân mình cũng có thể tính toán được nhưng nên hỏi phía công ty bảo hiểm sức khỏe sẽ có con số chính xác hơn.
Sau đó lấy số tiền trợ cấp trong 1 ngày nhân với số ngày nghỉ việc sẽ ra tổng số tiền trợ cấp được nhận. Thông thường ở Nhật, sẽ được nghỉ 42 ngày trước ngày dự sinh và 56 ngày sau ngày sinh (khoảng 98 ngày). Trường hợp sinh con trước và trùng với ngày dự sinh thì số ngày nghỉ= 42+56 (98). Còn trong trường hợp sinh con sau ngày dự sinh thì số ngày nghỉ = 42+ Số ngày sinh con sau ngày dự sinh+ 56
Điều kiện để trở thành đối tượng được nhận trợ cấp
Phải thỏa mãn 3 điều kiện sau + Tham gia bảo hiểm sức khỏe tại cơ quan, nơi làm việc Những công chức, viên chức hay nhân viên công ty tham gia vào Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe toàn quốc (健康保険組合) hay Hiệp hội tương trợ kinh tế (共済組合) của cơ quan, nơi làm việc. Những người tham gia bảo hiểm sức khỏe tư nhân sẽ không được hưởng trợ cấp trên.
Vì điều kiện là tham gia bảo hiểm nên kể cả không phải nhân viên chính thức thì vẫn được nhận trợ cấp. + Sinh con khi mang thai được 4 tháng trở lên Sinh con, xảy thai hay thai chết lưu sau khi đã mang thai từ 4 tháng trở lên sẽ nhận trợ cấp sinh sản. Các trường hợp xảy thai trước 85 ngày sẽ không được nhận trợ cấp. + Nghỉ việc vì sinh con
Những người không được nhận lương trong khoảng thời gian trước và sau khi sinh con hoặc là tiền được nhận ít hơn tiền trợ cấp sinh sản thì sẽ trở thành đối tượng được nhận trợ cấp.
**Đặc biệt kể cả người đã thôi việc hay người có ý định thôi việc vì sinh con vẫn có thể nhận trợ cấp sinh sản nếu thỏa mãn 2 điều kiện sau. Thứ nhất, đã tham gia bảo hiểm liên tục trên 1 năm. Thứ 2, nghỉ việc vào khoảng thời gian được nhận trợ cấp (42 ngày trước ngày dự sinh+ số ngày sinh con sau ngày dự sinh (nếu có)+ 56 ngày sau sinh)
Trình tự việc xin nhận trợ cấp sinh sản
+ Liên lạc với nơi làm việc, báo cáo việc muốn được nhận trợ cấp sinh sản
Sau khi xác nhận việc mang thai hãy báo cáo cho cấp trên hay phòng tổng vụ, phòng nhân sự, truyền đạt cho họ rằng mình muốn nhận trợ cấp sinh sản và hãy xác nhận trước là thủ tục sẽ do phía công ty thông qua rồi mới trình báo bảo hiểm hay tự bản thân sẽ trình báo luôn.
+ Nhận đơn xin trợ cấp sinh sản của bảo hiểm sức khỏe 「健康保険出産手当金支給申請書」
Đến nhận đơn xin trợ cấp sinh sản từ Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phòng Tổng vụ hay phòng Nhân sự sẽ lấy giúp.
+ Chuẩn bị, xác nhận các giấy tờ cần thiết
Một số giấy tờ cần thiết
Đơn xin trợ cấp sinh sản
Bảo hiểm sức khỏe
健康保険証
(bản photo)
Sổ tay mẹ và bé
母子手帳
(bản photo)
Con dấu
Giấy tờ chứng minh của chủ doanh nghiệp
Tùy vào tình trạng làm việc của bạn cũng như Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe mà các thủ tục có thể khác nhau một chút nên cần xác nhận kĩ càng với nơi làm việc và Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe trước.
Về đơn xin trợ cấp sinh sản ngoài phần cần bản thân người đó và phía công ty điền thì còn 1 phần cần bác sĩ và nữ hộ sinh xác nhận nên trong khi nhập viện sinh con hãy xin luôn bác sĩ và nữ hộ sinh ở đó.
+ Nộp các giấy tờ cần thiết sau khi đã sinh con cho Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe
Tiền được nhận khi sinh con「出産育児一時金」
Cũng giống như tiền trợ cấp sinh sản (出産手当金),「出産育児一時金」 hay tạm dịch là tiền trợ cấp sinh con cũng được bảo hiểm sức khỏe chi trả tuy nhiên với mục đích là hỗ trợ chi phí trong quá trình sinh con.
Tiền trợ cấp sinh con được tính theo số lượng trẻ được sinh ra, mỗi bé sẽ nhận được số tiền là 420 nghìn yên, trong trường hợp sinh đôi, sinh ba số tiền sẽ được nhân lên. Tuy nhiên, nếu sinh con tại cơ sở y tế chưa tham gia vào chế độ hỗ trợ sinh sản ‘’産加医療補償制度’’, thì số tiền nhận được là 404 nghìn yên cho mỗi bé.
Điều kiện để nhận trợ cấp
Điều kiện tiên quyết là phải mang thai từ 4 tháng trở lên (85 ngày trở lên) và nếu chẳng may sản thai, thai lưu… nếu trên 4 tháng thì vẫn được nhận trợ cấp.
Với trợ cấp sinh sản (出産手当金) chỉ khi bản thân người mẹ tham gia bảo hiểm thì mới nhận tiền trợ cấp, tuy nhiên vói trường hợp của trợ cấp sinh con thì kể cả bản thân người mẹ là người tham gia bảo hiểm cũng được mà người mẹ chỉ là người có quan hệ phụ thuộc với người tham gia bảo hiểm (có thể là vợ, là con, chị, em quan hệ ruột thịt với người tham gia bảo hiểm) cũng sẽ được hưởng trợ cấp trên.
Bởi vậy, ví dụ bạn có suy nghĩ muốn nghỉ việc trước khi sinh con thì vẫn có thể nhận được tiền trợ cấp vì có 2 trường hợp. Nếu người thân của bạn tham gia bảo hiểm thì bạn sẽ vẫn nhận được tiền trợ cấp với tư cách người phụ thuộc hoặc trường hợp 2, bạn cần thỏa mãn điều kiện sau + Đã tham gia bảo hiểm liên tục trong 1 năm . + Sinh con trong vòng 6 tháng kể từ ngày xin nghỉ việc
Tuy nhiên cần lưu ý là dù cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm thì số tiền trợ cấp cũng không được nhân lên gấp đôi.
Chế độ chi trả trực tiếp (
直接支払制度
)
:.
Ở cách lĩnh tiền này thì phía Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe toàn quốc sẽ trực tiếp chi trả cho bệnh viện- nơi người đó sinh con số tiền 420 nghìn man tương ứng với mỗi bé chào đời. Trong trường hợp chi phí sinh con nhiều hơn số tiền trợ cấp thì gia đình sẽ phải hoàn thiện số tiền còn lại với bệnh viện, nếu trường hợp ngược lại, số tiền trợ cấp nhiều hơn chi phí sinh con thì người đó sẽ làm đơn gửi cơ quan bảo hiểm và nhận được số tiền còn lại sau. Vì ở chế độ này mọi thủ tục trình báo lên cơ quan bảo hiểm đều do phía bệnh viện lo liệu, phía sản phụ chỉ phải kí giấy tờ tại bệnh viện, tiết kiệm thời gian công sức nên hiện nay chế độ này đang được rất nhiều người sử dụng.
Thủ tục để lĩnh tiền:
Nộp thẻ bảo hiểm tại quầy tiếp đón của bệnh viện
Nhận ‘Đơn đồng ý sử dụng chế độ chi trả trực tiếp’ và điền đầy đủ thông tin
Kí vào đơn đồng ý và nộp lại ở quầy tiếp đón.
Chế độ ủy quyền nhận tiền (受理支払制度
)
:
Ở chế độ này, phía sản phụ sẽ trực tiếp liên hệ với cơ quan bảo hiểm vì thế thủ tục có phức tạp hơn so với chế độ trên một chút. Hoàn thành các mục trong đơn như họ tên, ngày dự sinh..
Thủ tục lĩnh tiền:
Nhận Đơn xin trợ cấp sinh con ‘
出産育児一時金等支給申請書
’ (sử dụng chế độ ủy quyền) tại cơ quan bảo hiểm
Điền các mục của đơn như họ tên, ngày dự sinh
Xin các mục cần bác sĩ, nữ hộ sinh xác nhận tại bệnh viện
Nộp lại đơn tại quầy lễ tân của cơ quan bảo hiểm.
Về Việt Nam sinh con thì có được hưởng trợ cấp sinh con ’
出産育児一時金
’
không
?
Câu trả lời là có nếu người đó có tham gia đóng bảo hiểm sức khỏe tại Nhật và sinh con khi hoặc chẳng may xảy thai, thai lưu khi đã mang thai trên 4 tháng (85 ngày trở lên)
Thủ tục để lĩnh tiền trợ cấp sinh con:
Thủ tục cần được hoàn thành sau khi đã về Nhật, sau 2 năm kể từ ngày sinh con sẽ bị mất hiệu lực và không được nhận trợ cấp nữa.
Giấy tờ cần mang theo:
Giấy chứng sinh kèm theo bản dịch tiếng Nhật
Giấy xác nhận viện phí, chi phí sinh sản tại nơi sinh con và kèm theo bản dịch tiếng Nhật
Bảo hiểm của mẹ
Hộ chiếu của mẹ
Sổ tay mẹ và bé
Con dấu của chủ hộ
Sổ ngân hàng tại Nhật của chủ hộ
Trong trường hợp nếu bản thân chủ hộ không đi được thì có thể ủy quyền cho người khác đi thay. Tuy nhiên, trong trường hợp này ngoài các giấy tờ vừa nêu trên cần mang theo:
Giấy ủy quyền
Con dấu của người được ủy quyền
Sổ ngân hàng của người được ủy quyền
Nhận Trợ Cấp Sinh Con Của Nhật Bản Khi Sinh Tại Nhật &Amp; Tại Việt Nam
Nhật Bản vốn nổi tiếng vì điều kiện y tế và chăm sóc trẻ em rất tốt, với các chế độ trợ cấp và hỗ trợ cho người nước ngoài hầu như ko khác gì so với người dân Nhật. Một trong những khoản trợ cấp có giá trị lớn nhất chính là khoản tiền “trợ cấp sinh con” (出産育児一時金 しゅっさんいくじいちじきん) với số tiền lên tới 42 vạn yên/bé (sinh đôi sẽ được 84 vạn yên).
TRỢ CẤP SINH CON (出産育児一時金) LÀ GÌ?
Khi mang thai và sinh con ở Nhật, bạn sẽ mất một khoản tiền khá lớn cho ca sinh nở nhưng lại không thể sử dụng các loại bảo hiểm sức khỏe – thương tật bình thường, vì “mang bầu & sinh con” không được coi là “bệnh”. Tuy vậy, để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho các cặp vợ chồng khi sinh em bé, bảo hiểm sẽ trích ra 1 khoản gọi là 出産育児一時金 hay còn gọi tắt là 出産一時金 (mà nhiều chị em ở Nhật vẫn quen gọi tắt là “khoản tiền 42man”) .
Điều kiện để nhận được khoản trợ cấp này là người mẹ phải tham gia đầy đủ bảo hiểm sức khoẻ quốc dân (国民健康保険 ) hoặc bảo hiểm xã hội (社会保険 ) và mang thai trên 85 ngày (tức là trong trường hợp chẳng may bạn bị sảy thai nhưng thời gian mang thai trên 85 ngày thì vẫn được nhận) .
Có 3 cách để phía bảo hiểm chi trả số tiền trợ cấp 42 man này cho người mẹ, đó là thông chế độ chi trả trực tiếp (直接支払制度 ), chế độ uỷ quyền nhận tiền ( 受取代理制度 ) hoặc yêu cầu chi trả sau sinh (直接請求)
Xem sự khác nhau giữa 社会保険 và 国民健康 tại:
ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬN VÀ NƠI PHỤ TRÁCH CHI TRẢ:
1. Người mẹ theo bảo hiểm sức khoẻ quốc dân (国民健康保険)
Đây thường là trường hợp người mẹ là:
Du học sinh nên độc lập tham gia bảo hiểm sức khoẻ quốc dân.
Theo visa gia đình/ visa chồng người Nhật,… nhưng do làm quá 130 man/năm nên bị tách khỏi bảo hiểm xã hội của chồng, tự mua bảo hiểm sức khoẻ quốc dân riêng.
Chồng vốn không tham gia bảo hiểm xã hội mà cũng tự mua bảo hiểm quốc dân do chồng làm tự mở công ty/quán kinh doanh, hoặc làm công ty haken mà công ty không hỗ trợ bảo hiểm xã hội,…
Khi đó, quỹ bảo hiểm Quốc dân sẽ là nơi chi trả cho bạn khoản tiền này. Bạn cần nộp các giấy tờ cần thiết và làm thủ tục tại bộ phận phụ trách bảo hiểm ở toà thị chính thuộc địa phương bạn sinh sống(保険年金課 của 区役所).
Tùy theo mỗi địa phương sẽ có những quy định và chế độ khác nhau. Ví dụ nhìn chung các nơi đều quy định người mẹ phải có tư cách lưu trú trên 1 năm (在留期間が1年以上)mới chi trả, nhưng cũng có trường hợp chấp nhận chi trả cho cả những người có tư cách lưu trú dưới 1 năm,…Cái này là tuỳ vào chính sách của từng địa phương, không nơi nào giống nơi nào, nên trong quá trình làm thủ tục, nếu có điểm gì chưa rõ, tốt nhất các bạn nên chủ động trao đổi với người phụ trách ở quận.
2. Người mẹ theo bảo hiểm xã hội của chồng:
Khi đó, trợ cấp sẽ được trả theo như loại bảo hiểm mà chồng bạn đóng ở công ty đang làm việc, được gọi là 家族出産一時金 (かぞくしゅっさんいくじいちじきん) . Trong trường hợp này, các giấy tờ thủ tục cần thiết để xin trợ cấp sẽ không phải làm ở toà thị chính nữa, mà người chồng cần làm việc trực tiếp với bộ phận hành chính của công ty, hoặc với công ty bảo hiểm nơi mình có thẻ bảo hiểm để tiến hành các thủ tục.
3. Người mẹ độc lập tham gia bảo hiểm xã hội:
Đây thường là trường hợp người mẹ cũng đi làm nhân viên chính thức tại các công ty và tham gia bảo hiểm xã hội theo công ty đó. Khi đó, các giấy tờ thủ tục cần thiết người mẹ cần liên hệ với bộ phận hành chính của công ty, hoặc với công ty bảo hiểm nơi mình có thẻ bảo hiểm.
***Chú ý: Nếu người mẹ nghỉ việc sau khi sinh con thì vẫn có thể nhận được khoản trợ cập này sau khi sinh nếu thỏa mãn 4 điều kiện sau:
Mang thai trên 85 ngày
Tham gia bảo hiểm đầy đủ trong 1 năm hoặc lâu hơn tính đến ngày thôi việc (ngày mất tư cách đóng bảo hiểm xã hội).
Sinh con trong vòng 6 tháng kể từ ngày nghỉ việc.
CÓ ĐƯỢC NHẬN TRỢ CẤP KHI SINH Ở VIỆT NAM
Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, số tiền bạn nhận được sẽ không phải là 42 man, mà sẽ bị bớt đi một chút.
Lý do là trong 42 man trợ cấp bạn nhận được khi sinh ở Nhật, thì có 1 khoản tiền dùng để chi trả cho việc sử dụng “chế độ hỗ trợ y tế sản khoa” (産科医療補償制度 さんかいりょうほしょうせいど) – hiểu đơn giản là nếu bạn sinh con tại các cơ sở y tế tại Nhật được chế độ này công nhận, mà trong quá trình sinh nở có xảy ra biến cố gì khiến bé bị tê liệt não,..thì chế độ này sẽ hỗ trợ các chi phí y tế (thường lên tới 3000 man) để điều trị cho bé. Trong trường hợp bé sinh ra khoẻ mạnh, thì phần tiền này sẽ được hoàn lại. Do đó, khi sinh con ở 1 quốc gia khác thì bạn sẽ không được nhận khoản này nữa, mà sẽ bị bớt đi một vài man tuỳ từng năm (do tiền để đóng cho chế độ này cũng điều chỉnh theo từng thời kì).
CÁC LOẠI GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ TRONG TRƯỜNG HỢP SINH Ở VN
1. 出産育児一時金申請書
(しゅっさんいくじいちじきんしんせいしょ)
Giấy đăng kí nhận trợ cấp sinh con nhận tại toà thị chính/ công ty bảo hiểm
2. 医療機関で発行された出産費用を証明する書類(明細書・領収書。日本語訳添付)
(めいさいしょ、りょうしゅうしょ)
Các giấy xác nhận viện phí, chi phí sinh tại cơ sở y tế nước sở tại kèm bản dịch tiếng Nhật.
3. 出生証明書(領事館や医療機関で発行されたもの。日本語訳添付)
(しゅっさんしょうめいしょ)
Giấy khai sinh do cơ sở y tế hoặc lãnh sự cấp, có kèm bản tiếng Nhật
4. 世帯主の銀行口座(国内)が分かる通帳等
(せたいぬしのぎんこうこうざ)
Sổ ngân hàng ở Nhật Bản của chủ hộ. Ví dụ như mình theo bảo hiểm của chồng thì bảo hiểm của mình có tên chồng mình, suy ra là nộp sổ ngân hàng của chồng.
5. 印鑑
(いんかん)
Con dấu cá nhân
6.「被保険者(出産した人)」のパスポート
(ひほけんじゃのぱすぽーと)
Hộ chiếu của người được nhận bảo hiểm (người sinh con).
7. 母子手帳
(ぼしてちょう)
Sổ tay mẹ con (nếu có)
Sau khi chuẩn bị đủ các loại giấy tờ cần thiết này, bạn đem lên nộp cho văn phòng Quận, Thành phố nơi bạn đang sinh sống hoặc cho công ty bảo hiểm nơi mình theo bảo hiểm xã hội. Tuy theo mỗi quận sẽ có quy định khác nhau được đăng tải rõ ràng trên trang web của shi/ku nơi bạn đang sinh sống.
Nếu bạn muốn nhận số tiền này bằng tài khoản của người khác thì cần chuẩn bị thêm:
Giấy ủy quyền
Con dấu của người được ủy quyền
Sổ ngân hàng của người được ủy quyền.
(?) Vậy, chồng có thể nộp hồ sơ và nhận giúp vợ được không?
Có thể!
Ngoài trường hợp theo bảo hiểm của chồng và tự đóng bảo hiểm đã nêu, sau khi chuẩn bị kĩ các giấy tờ cần thiết bạn có thể đưa chồng bạn nộp giúp và chồng bạn có thể lựa chọn trả vào tài khoản của bạn. Đương nhiên là bạn phải tham gia bảo hiểm đầy đủ và cùng địa chỉ với chồng.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc làm giấy tờ để nhận trợ cấp sinh con ở Nhật Bản.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Nhật Ký Của Bà Mẹ Sài Thành Quyết Định 2 Lần Về Quê Sinh Con Ở Trạm Xá
Chị Nguyễn Dũ Sương là một phụ nữ lấy chồng và sinh sống ở TP HCM. Khác với các bà mẹ khác thường chọn sinh con ở bệnh viện lớn thì chị Dũ Sương lại chọn cách về quê sinh con cả 2 lần mang thai.
Chị Dũ Sương chia sẻ: ” Hai lần mang thai và sinh con mình đều chọn về quê sinh chứ không chọn sinh thành phố vì sau khi đã tìm hiểu quy trình y tế, mình chọn điều mà bản thân cho là phù hợp với mình và con. Chọn trạm xá để sinh con khi thai kỳ được bác sĩ cho là bình thường và sức khỏe hoàn toàn tốt để có thể chuyển dạ tự nhiên cho dù sinh ở đâu”.
Đa số các mẹ khi mang thai đều mong muốn mình sinh con ở những bệnh viện lớn, có tiếng, chọn các bác sĩ giỏi để theo thăm khám và đăng ký để được đỡ đẻ. Riêng chị Dũ Sương lại theo một quan điểm khác rằng, với những thai kỳ khỏe mạnh, sản phụ chỉ cần bình tĩnh làm chủ các cơn co, làm chủ nhịp thở. Dĩ nhiên vẫn cần một bác sĩ, một nữ hộ sinh theo dõi. Trạm xá nơi chị Sương chọn sinh nở cách bệnh viện khoảng 30 phút đi xe, vậy nên chị cũng không quá lo lắng.
Theo kinh nghiệm của chị Dũ Sương, sinh ở trạm xá được hưởng rất nhiều những lợi thế. Đầu tiên, sinh ở trạm xá giảm tải nhiều cho bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ ở trạm xá cũng có trình độ chuyên môn tốt. Ngoài ra, khi sinh ở trạm xá, sản phụ được tự do chọn tư thế thoải mái, có thể nhún nhảy, lắc hông, bò trườn hay đi theo cách mình muốn. Con được cắt dây rốn chậm và da tiếp da với mẹ sau khi sinh. Hơn nữa, trong quá trình sinh nở, cả gia đình được vào chung phòng đẻ, động viên tinh thần sản phụ. Chi phí sinh nở ở trạm xá cũng rẻ hơn nhiều, khoảng vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Chị Dũ Sương cho biết: “Sau sinh, bé và mẹ được nghỉ ngơi, y tá không cân đo đong đếm, càng không vệ sinh gì nhiều, chỉ lau sơ cho bé rồi cho da tiếp da với mẹ. Mình khá hài lòng vì nhà vệ sinh ở trạm xá sạch, lại không quá đông đúc như ở các bệnh viện lớn. Việc chăm sóc thăm hỏi quan tâm mẹ và bé sau sinh rất tốt, hoàn toàn không có tiếp thị các loại sữa để thay thế sữa mẹ. Hỗ trợ khuyến khích bà mẹ cho con bú mút sớm”.
Với những bà mẹ cho rằng sinh con ở trạm xá không mấy an toàn thì theo quan niệm của chị Dũ Sương, khi sản phụ đến trạm xá sẽ được thăm khám sức khỏe và quan sát sắc diện, nếu thấy có gì không ổn sẽ cho chuyển viện đi tuyến trên ngay.
Chị Dũ Sương khuyên rằng: “Điều đặc biệt nếu các mẹ chọn sinh trạm xá, trước tiên nên tìm hiểu xem ở đó nhân viên y tế có chuyên môn cao không? Chọn nữ hộ sinh thâm niên cao, chọn người có tâm và tầm để cùng các mẹ vượt cạn, cùng đưa ra những mong muốn của mình để trao đổi khi sinh như: da tiếp da, chờ rốn ngừng đập,… hãy mạnh dạn đề nghị để được đáp ứng. Ở đây không ai hối thúc nên nhân viên y tế không quát mắng hay hối thúc sản phụ. Cứ bình tĩnh trao đổi và phối hợp hiệu quả”.
Vì sinh con gần nhau, bé đầu mới 30 tháng nên chị Dũ Sương cho con bú suốt thời gian mang thai. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh con thứ 2, chị Sương vẫn mang theo bé đầu để con được bú khi có nhu cầu. Sau sinh, chị nuôi bú song song để hai bé luôn được hưởng nguồn sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của các con.
Điều cần thiết nhất theo chị Dũ Sương sau 2 lần sinh nở ở trạm xá “mẹ tròn con vuông” chính là các mẹ nên học tập và cập nhật kiến thức chuẩn trước khi sinh để kịp thời ứng phó và biết lắng nghe cơ thể mình.
Những lưu ý nếu muốn sinh con ở trạm xá
Trạm xá tạo cho bạn cảm giác gần gũi hơn khi sinh ở bệnh viện. Trạm xá không đông đúc như bệnh viện nên bạn sẽ được chăm sóc một cách chu đáo hơn. Nếu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh, đây sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:
– Bạn sẽ được chuyển đến bệnh viện nếu có bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong quá trình sinh?
– Bạn không thể chọn biện pháp giảm đau khi sinh?
Nếu đã chọn sinh ở trạm xá, đừng quên tham khảo các thông tin sau:
– Mất bao lâu để bạn di chuyển từ trạm xá đến bệnh viện tuyến trên nếu ca sinh xảy ra trục trặc?
– Bạn sẽ được đưa đến bệnh viện nào?
– Sẽ luôn có nữ hộ sinh ở bên cạnh bạn?
– Trang thiết bị y tế ở trạm xá có đảm bảo, đội ngũ y bác sĩ, hộ sinh có đủ chuyên môn?
– Bạn ở lại đó bao lâu sau khi sinh?
Dinh Dưỡng Hỗ Trợ Để Khắc Phục Táo Bón Ở Bà Bầu
Phương Lê , 05/09/2017 (3889 lượt xem)
1 – Khoai lang
Khoai lang là loại thực phẩm dân dã, rẻ tiền đồng thời là một món ăn có tác dụng nhuận tràng, rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh táo bón. Khoai lang có chứa rất ít chất béo và không có cholesterol nên rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Các mẹ có thể luộc ăn hay nấu canh cũng rất ngon.
2 – Chuối
Loại trái cây vô cùng phổ biến và quen thuộc khác đó là chuối. Chuối cũng là loại thực phẩm rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón cho bà bầu. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối (lưu ý là chỉ nên ăn chuối chín) khi bụng trống không hoặc chuối được nấu chín (cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.
3 – Đu đủ chín
Đu đủ chín có khả năng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp ngăn ngừa táo bón. Đu đủ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.
4 – Bí đỏ
Bí đỏ là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin A, E, C và B6, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở bà bầu.
Bên cạnh đó, bí đỏ còn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
5 – Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.
6 – Rong biển
Rong biển là thực phẩm giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy quá trình bài tiết hữu hiệu.
Trong rong biển có thành phần Alga alkane mannitol, là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột, giúp ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi.
7 – Táo
Táo là loại trái cây không thể bỏ qua ở bà mẹ mang thai, do có táo có chứa rất nhiều các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol.
Tuy nhiên, cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu. Nếu có điều kiện, nên ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày là tốt nhất.
(Tổng hợp)
Bạn đang xem bài viết Trợ Cấp Sinh Con Ở Nhật trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!