Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Sổ Mũi, Nghẹt Mũi Phải Làm Sao? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trẻ bị ho khò khè có phải là dấu hiệu của hen suyễn? Chia sẻ mẹo trị ho cho trẻ bằng mật ong với tỏi Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè về đêm phải làm sao? Trẻ bị viêm họng phải làm sao? Cách chữa viêm họng cho trẻ tại nhà Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? Khi trẻ bị ho và sổ mũi, bạn hãy nhanh chóng giữ ấm, vệ sinh mũi cho trẻ và tham khảo một số bí quyết…
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?
Chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể, có thể có sốt.
Chảy nước mũi, kèm ho, sốt cao (có khi trên 38ºC); bị tiêu chảy, nôn trớ, mất cảm giác thèm ăn.
Chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước. Có thể bị ho.
Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (cả ngày và đêm). Đau ở xương gò má hoặc một bên mũi. Sốt nhẹ
Chảy nước mũi ở một bên mũi. Đôi khi, dịch mũi tiết mùi khó chịu.
Hút mũi cho trẻ sơ sinh:
Cách chữa nghẹt mũi an toàn cho bé:
Trẻ bị ho khò khè có phải là dấu hiệu của hen suyễn?
Chia sẻ mẹo trị ho cho trẻ bằng mật ong với tỏi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè về đêm phải làm sao?
Trẻ bị viêm họng phải làm sao? Cách chữa viêm họng cho trẻ tại nhà
Khi trẻ bị ho và sổ mũi, bạn hãy nhanh chóng giữ ấm, vệ sinh mũi cho trẻ và tham khảo một số bí quyết đơn giản sau đây. Có thể bé sẽ tự vượt qua đợt ốm và có hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh mà không cần dùng kháng sinh hay các loại thuốc nhiều tác dụng phụ khác. Khi con bắt đầu có biểu hiện chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi nhẹ… bạn hãy thực hiện các bước sau:
Song song với việc rửa mũi, mẹ nên cho con uống siro ho để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…, giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, nhanh chóng dễ chịu. Sau cùng, mẹ mát xa bàn chân, bàn tay và vùng cổ, gáy của con bằng dầu tràm hoặc dầu cho em bé.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi thì việc giữ ấm là tối quan trọng. Các bước nêu trên đều có mục đích là giúp bé giữ ấm và khai thông đường thở, để bé bớt khó chịu và ăn, ngủ ngon hơn. Kiên trì thực hiện các bước này trong vài ngày, bạn sẽ thấy bé đỡ sổ mũi mà không cần dùng kháng sinh. Việc giữ ấm, giữ vệ sinh giúp nước mũi không chảy vào cuống họng, tạo thành đờm làm bé ngứa cổ và ho. Nếu không nhanh chóng giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… bé sẽ phải thở bằng miệng, khạc đờm ra ngoài… dẫn tới việc bị nôn, ói khi ăn.
Ngoài ra, để giúp trẻ không bị ho và sổ mũi dài ngày, tăng sức đề kháng, mẹ hãy thường xuyên chú ý những điểm sau:
Trong nhà luôn phải có sẵn các vật dụng y tế cần thiết: nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) để rửa mũi và súc miệng; dụng cụ hút mũi; nhiệt kế; siro giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; máy tạo độ ẩm.
Nếu trẻ còn quá nhỏ (dưới 3 tháng tuổi), hãy gọi cho bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu cảm, cúm và không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Với trẻ lớn hơn, nếu trẻ bị sốt cao, mất nước, tiêu chảy, khó thở… hoặc bị ốm dai dẳng hơn 1 tuần thì bạn cũng cần đưa con tới bác sĩ.
Cho con uống nhiều nước, sữa, nước trái cây…để tăng cường hệ miễn dịch. Khi trẻ bị ho, sổ mũi thì càng cần uống nhiều nước để làm loãng dịch, đờm.
Nấu cháo thịt/cá rồi cho vào đó 1 củ tỏi tươi băm nhuyễn; ăn khi còn nóng. Cho trẻ ngủ sau khi đã ăn no, con sẽ thấy tỉnh táo và khỏe khoắn hơn nhiều.
Chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể, có thể có sốt.
Nguyên nhân: Có thể do cảm lạnh.
Các chăm sóc khi bé bị cảm lạnh:
Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm. Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.
Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần. Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.
Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh. Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh. Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại.
Chảy nước mũi, kèm ho, sốt cao (có khi trên 38ºC); bị tiêu chảy, nôn trớ, mất cảm giác thèm ăn.
Nguyên nhân: Có thể do cảm cúm. Cảm cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
Chăm sóc khi bé bị cảm cúm: Có chế độ ăn uống tăng sức đề kháng: Nên cho con bạn ăn những thực phẩm dễ tiêu, tránh các món có nhiều dầu mỡ. Nên dùng thức ăn có nhiều khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng (nhất là các loại súp, trái cây, rau quả…). Cho trẻ uống nhiều nước nếu con bạn bị sốt; khi đó, cơ thể cần nhiều nước hơn. Nên cho uống nước chanh ấm, trà mật ong (với bé lớn); không được uống nước lạnh hoặc những thức uống gây kích thích. Giữ yên tĩnh để trẻ có thể nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Sau những giấc ngủ sâu, con bạn sẽ có sức lực chiến đấu với virus cúm và mau lành bệnh.
Chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước. Có thể bị ho.
Nguyên nhân: Có thể do dị ứng. Chăm sóc khi bé bị dị ứng: Cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây dị ứng và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời.
Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (cả ngày và đêm). Đau ở xương gò má hoặc một bên mũi. Sốt nhẹ
Nguyên nhân: Có thể do viêm xoang. Chăm sóc khi bé bị viêm xoang: Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
Chảy nước mũi ở một bên mũi. Đôi khi, dịch mũi tiết mùi khó chịu.
Nguyên nhân: Có thể do dị vật nằm trong mũi, Bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
” Bác sĩ nội soi hốc mũi và bảo bé đã bị xoang, tôi vẫn không tin. Tôi đã đưa cháu đến 2 bệnh viện lớn để kiểm tra và kết quả vẫn thế. Giờ cứ trời trở lạnh hay thay đổi đột ngột, tôi lại nơm nớp lo bé bị xoang lại”, chị Lan tâm sự. Theo thạc sĩ Hà Minh Lợi, khoa Mũi xoang dị ứng, Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương, nhiều người nghĩ bệnh xoang chỉ người lớn mới bị, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này cũng khá phổ biến ở trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Việc chảy nước mũi là bình thường, ở một số trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi đã thò lò mũi xanh, đồng nghĩa trẻ đã có dấu hiệu bị viêm xoang. Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi, thạc sĩ Lợi cho biết. Biểu hiện của bệnh có thể là chảy mũi vàng – xanh đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mãn tính.
” Điều đặc biệt là có đến 50% số trẻ bị viêm xoang đều khởi đầu từ những biểu hiện như sổ mũi, cảm cúm thông thường do virus gây ra như trường hợp con chị Lan. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điềutrị dứt điểm sẽ chuyển sang bị bội nhiễm (do vi khuẩn), dẫn đến viêm xoang “, thạc sĩ Lợi cho biết. Ngoài ra, ở một số trẻ có những yếu tố thuận lợi như viêm Amidan quá phát, Amidan to, hay bị viêm đường hô hấp trên, trẻ suy sinh dưỡng, sức đề kháng kém… đều dễ bị xiêm xoang.
Cũng theo thạc sĩ Lợi, bệnh viêm xoang ở trẻ khó phát hiện hơn so với người lớn. Bởi vì, khi đi khám, người lớn có thể nói đầy đủ và đúng các triệu chứng của bệnh còn trẻ thì không. Các bác sĩ phải tiến hành nội soi mềm vào hốc mũi hoặc thậm chí chụp CT Scan khi cần thiết mới phát hiện được.
Bên cạnh đó, do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều như: áp xe mắt (có thể dẫn đến tử vong), viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm tai giữa… “Đặc biệt, các biến chứng ở mắt là phổ biến nhất. Mắt bị viêm và phù nề dữ dội, bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chếvận động, bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút “,thạc sĩ Lợi nói.
Hút mũi cho bé thật hiệu quả với ống hút chân không: Khi bé bị sổ mũi hay nghẹt mũi, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến bé thở, ăn và ngủ ngon hơn. Bên cạnh ống hút mũi, bạn cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc bạn tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.
Cách dùng ống hút mũi dạng bầu:
Bé nhà bạn có thể không chịu “hợp tác” nhưng dụng cụ hút mũi này thường không gây đau. Tốt nhất nên hút mũi cho bé trước khi ăn, vì việc kích thích ở mũi khi đã ăn no có thể làm bé bị nôn trớ.
Bắt đầu bằng cách cho bé nằm trong lòng mẹ, với đầu của bé kê trên hai đầu gối mẹ, chân chống vào bụng mẹ, để đầu bé hơi ngửa ra đằng sau. Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi và giữ nguyên đầu bé ở tư thế đó trong khoảng 10 giây. Lau mũi nhẹ nhàng cho bé sau khi nhỏ nước muối.
Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi của bé. Từ từ thả bầu ống ra để hút dịch trong mũi. Nhấc ống ra bên ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, sau đó lau vào khăn giấy. Lau sạch đầu ống hút mũi và lặp lại cách trên cho bên mũi còn lại.
Nếu bé còn ngạt mũi trong 5-10 phút sau đó, nhỏ nước mũi sinh lý một lần nữa và tiếp tục hút mũi. Tuy nhiên, không được hút mũi cho con quá 2-3 lần mỗi ngày vì làm như thế sẽ kích thích niêm mạc mũi. Đồng thời, bạn cũng không nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Lau chùi dụng cụ hút mũi: Rửa sạch dụng cụ hút mũi cho bé với nước ấm và dung dịch cọ rửa. Xả lại thật nhiều lần với nước ấm sạch. Có thể tháo đầu ống hút để cọ rửa sâu bên trong bầu ống. Cuối cùng, để ống hút ở nơi khô ráo và sạch sẽ. Khi ống hút đã khô, có thể cho vào lọ thủy tinh sạch, khô để cất.
Một vài cách xử trí nghẹt mũi cho bé tại nhà: Nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng cha mẹ có thể điều trị cho con dễ dàng với một số biện pháp tại nhà. Trong khi điều trị nghẹt mũi, hãy nhớ rằng bé còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp thô bạo. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để khắc phục nghẹt mũi cho con. Tùy ý dùng thuốc cho bé có thể làm phức tạp thêm vấn đề sức khỏe thay vì chữa được bệnh.
Xông hơi: Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm. Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Nước muối: Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Dụng cụ hút mũi: Về cơ bản, để thoát khỏi ngạt mũi là cần loại bỏ các chất nhầy từ mũi. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng một thiết bị hút mũi cho con (thiết bị hút mũi có sẵn ở nhiều cửa hàng dược). Thiết bị hút mũi dạng ống cao su hình bóng đèn được nhiều người mẹ ưa thích chọn cho bé nhà mình. Đảm bảo rằng trước khi đặt ống vào mũi của bé, bạn đã bóp bầu cao su một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Lặp lại tương tự cho phía mũi bên kia. Trong khi sử dụng biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé, bé có thể khóc và cử động rất nhiều, vì vậy bạn sẽ cần ai đó hỗ trợ. Chuyên gia đề nghị bạn nên sử dụng thiết bị hút mũi cho con sau khi bé được xông hơi hoặc nhỏ nước mũi muối sinh lý.
Bạn Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Nghẹt Mũi, Sổ Mũi
Nghẹt mũi, sổ mũi là triệu chứng gây nhiều khó chịu cho trẻ nhất là khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm… Triệu chứng này khiến bé ngủ không ngon, phải thở bằng miệng dẫn đến khô rát họng, đau họng. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi để giúp trẻ dễ chịu hơn?
1. Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi
– Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên nghẹt mũi, thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Các mẹ đừng chủ quan khi nghĩ chỉ mùa đông bé mới bị cảm lạnh còn mua hè thì không. Ngay cả trong mùa hè các bé vẫn có nguy cơ nhiễm lạnh cao. Đôi khi vì bé mải chơi, đổ nhiều mồ hôi, khiến mồ hôi thấm ngược trở lại hoặc nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp cũng dễ gây cảm lạnh. Trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
– Cảm cúm: Là do virus và vi khuẩn tấn công, tình trạng bệnh có mức độ nặng hơn cảm lạnh. Cảm cúm sẽ khiến trẻ sốt nặng, đau họng, chán ăn, quấy khóc…
– Dị ứng: Một số trẻ rất mẫn cảm với môi trường, bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí hoặc khói bụi… Sổ mũi do dị ứng thường kèm hắt hơi, ngứa mũi và đỏ mắt.
– Mắc kẹt dị vật trong mũi: Đây là trường hợp khá nguy hiểm mà cha mẹ nên chú ý. Khi trẻ chơi vô tình làm rơi dị vật vào mũi sẽ làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương, thậm chí là chảy máu. Ngoài ra, đối với trẻ mới sinh trong vòng 1 – 3 tháng thì thường sẽ dính nước nhầy của bào thai trong mũi chưa được làm sạch cũng gây nên sổ mũi, khó thở.
– Việc đầu tiên các mẹ nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi là làm sạch bầu không khí xung quanh bé. Luôn phải giữ cho không gian sạch sẽ, thoáng mát, mát vào mùa hè và ấm, kín gió vào mùa đông. Phòng ngủ hoặc phòng bé chơi, sinh hoạt phải trong lành, không khói bụi, khói thuốc, khói bếp… Hạn chế thú nuôi như chó, mèo chơi gần bé vì lông những thú nuôi này có thể làm cho chứng nghẹt mũi của bé nặng hơn, thậm chí dẫn đến hen suyễn.
– Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi: Đối với trẻ bị nghẹt mũi, các mẹ nên hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cho con mỗi ngày 3 – 4 lần trước khi cho bé bú hoặc ăn, trước khi đi ngủ. Sau khi đã nhỏ hoặc xịt vào mũi, hãy mát xa hai bên cánh mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy bên trong, sau đó lấy tăm bông nhỏ và mềm khuấy nhẹ lấy sạch chất nhầy. Khi dịch nhầy được đào thải sẽ góp phần đẩy mầm bệnh ra bệnh ra bên ngoài, giúp mũi thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý không được tự pha nước muối mà hãy mua ở các hiệu thuốc vì có thể khi tự pha sẽ không vệ sinh và tỷ lệ nước – muối không chuẩn khiến cho vùng mũi bị bong tróc, tổn thương.
– Massage cánh mũi: Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day nhẹ 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé thở dễ dàng hơn. Cách này giúp trẻ bị nghẹt mũi thấy dễ chịu hơn nhiều.
– Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ: Đây là việc nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi vì khi ngủ sẽ dễ chảy nước mũi ngược vào trong gây ho và nghẹt. Do đó, để giải quyết vấn đề này, các mẹ hãy kê gối cao hơn bình thường để giúp trẻ dễ thở và ngủ sâu giấc hơn, tránh quấy khóc về đêm.
– Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý: Trong quá trình trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ nên chú ý chăm sóc con thật tốt, quan trọng nhất chính là đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn. Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì người mẹ phải bồi bổ đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản và uống nước cam thường xuyên. Cho bé bú nhiều lần: Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn bình thường. Với trẻ lớn tăng cường cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi để bổ sung vitamin và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
– Hút mũi: Nếu bé nghẹt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi. Tránh không hút mũi quá nhiều lần có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Đây là việc nên làm cho trẻ bị nghẹt mũi nhưng không nên quá lạm dụng.
– Tắm cho trẻ bằng nước ấm nhỏ 3-5 giọt tinh dầu tràm – khuynh diệp.
Thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Khi nghẹt mũi nặng, mà dân gian nhiều nơi vẫn gọi là “cứng mũi” thì bé có thể cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng, làm ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho cơ thể đặc biệt là não, rất nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần bỏ túi ngay những việc nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi để làm giảm chứng bệnh này ở trẻ.
Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Và Ngạt Mũi?
Khoang mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên rất dễ bị nghẹt mũi. Tình trạng dịch nhầy tích tụ quá nhiều, lấp đầy các mạch máu và mô trong khoang mũi gây nên nghẹt mũi.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ngạt mũi do một số nguyên nhân khác như:
– Cúm.
– Dị ứng với một loại mùi hoặc món ăn nào đó.
– Dị ứng với phấn hoa.
– Không khí quá khô do thời tiết hoặc do trẻ nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài.
– Trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc hoặc nước hoa.
– Trẻ mắc các bệnh do virus
Các phương pháp chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi không dùng thuốc
Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các độ tuổi khác, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc cho trẻ. Chỉ nên dùng thuốc nếu những biện pháp này không hiệu quả và sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ.
Khi bị ho, chúng ta có thể dùng thuốc không kê đơn cho trẻ để giảm triệu chứng bệnh nhưng. Nhưng hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc ho có chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, trong đó có trẻ 1 tháng tuổi do chúng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng bé.
Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi: Giúp giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp, như vậy sẽ giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ.
Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn: Với trẻ em trên 6 tháng tuổi, việc bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp giúp trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa mẹ.
Sử dụng mật ong để làm dịu họng: Mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho, được nhiều cha mẹ sử dụng khi con bị ho, nghẹt mũi. Tuy nhiên, lưu ý là không nên dùng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nâng cao đầu khi nằm: Cha mẹ có thể dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn, việc này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.
Sử dụng máy làm ẩm không khí: Giúp tạo độ ẩm vừa phải cho phòng ngủ vào ban đêm, không khí ẩm sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, cũng giảm kích ứng gây ho.
Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ
Giữ ấm cho trẻ
Nếu cho trẻ nằm điều hòa cần bổ sung đầy đủ độ ẩm trong không khí
Vệ sinh điều hòa thường xuyên để không khí không bị nhiễm khuẩn
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá
Hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như nước hoa
Không để trẻ tiếp xúc quá gần với các vật nuôi, có thể khiến lông vật nuôi bay vào mũi trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
Nên làm gì khi thấy các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm
Khi trẻ bị ho nhiều, nghẹt mũi nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm, gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sinh hoạt thì bố mẹ có thể lựa chọn dùng thuốc để giảm triệu chứng. Nếu không có điều kiện tới khám bác sỹ và kê đơn thuốc, cha mẹ có thể chọn các loại thuốc ho không kê đơn.
Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý chọn những loại thuốc ho có chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mới dùng được cho trẻ 1 tháng tuổi. Nên lựa chọn những loại thuốc ho không gây ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương của trẻ vì nó sẽ không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
Các dấu hiệu nguy hiểm của viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi có thể gây biến chứng và tử vong nếu không được điều trị sớm. Cha mẹ cần hết sức lưu ý và theo dõi biểu hiện của trẻ.
Bé Bị Ho Sổ Mũi Lâu Ngày Không Khỏi Phải Làm Sao?
Đối với phần lớn các trường hợp thì ho, sổ mũi là biểu hiện thông thường của thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết đã trở nên độc hơn lẫn với những thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường. Tình trạng Trẻ ho sổ mũi lâu ngày không khỏi không những gây mệt mỏi cho bé mà còn dẫn đến những bệnh hô hấp nghiêm trọng. Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của bé là không thể xem thường. Vậy Bé bị ho sổ mũi lâu ngày không khỏi phải làm sao? các bậc phụ huynh cần làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi… Khi bé bị ho và sổ mũi lâu ngày không khỏi, việc vệ sinh mũi cho trẻ nếu không biết cách sẽ khiến thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, kéo dài rất khó điều trị.
Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…
Khi thấy trẻ bị ho và sổ mũi khoảng 3 ngày không khỏi, hoặc nước mũi đổi màu, cần đưa đến bác sỹ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh.
– Ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều lần. Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp dân gian trị cảm trẻ em như dùng các loại lá tía tô, kinh giới, hành… thái nhỏ vào món cháo của trẻ (nếu trẻ có thể ăn được).
– Khi thấy trẻ chảy nước mũi thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch (để con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ) và sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Với biểu hiện ho (khan hoặc có đờm), có thể hấp húng chanh/quất với mật ong cho trẻ uống và có thể cho trẻ dùng các loại siro trị ho cho trẻ em.
Như vậy, nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng, chỉ cần áp dụng các biện pháp kể trên trong thời gian nhát định. Còn nếu thấy các triệu chứng tăng nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…
Lưu ý trong dùng kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ là giải pháp cuối cùng, bác sỹ sẽ chỉ định cho con bạn dùng thuốc kháng sinh khi xuất hiện sốt cao và sổ mũi không dứt sau hai tuần, hoặc – thay vì thuyên giảm, tình trạng sổ mũi càng nghiêm trọng hơn, nước mũi bắt đầu đặc quánh, chuyển sang màu xanh.
Phòng ngừa ho sổ mũi cho trẻ
– Ngủ đủ: Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên chậm chạp và uể oải, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Bé sơ sinh cần được ngủ khoảng 18 giờ/ngày, bé tuổi mẫu giáo từ 12 – 14 tiếng/ngày và bé tiểu học khoảng 11 tiếng/ngày.
– Rửa tay thường xuyên. Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
– Giữ nhà cửa sạch sẽ. Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn. Bài viết trình bày thông tin hữu ích để mẹ phòng tránh khi trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi.
Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Sổ Mũi, Nghẹt Mũi Phải Làm Sao? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!