Xem Nhiều 6/2023 #️ Trầm Cảm Trước Sinh Mối Nguy Hại Cho Cả Mẹ Lẫn Con # Top 12 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Trầm Cảm Trước Sinh Mối Nguy Hại Cho Cả Mẹ Lẫn Con # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trầm Cảm Trước Sinh Mối Nguy Hại Cho Cả Mẹ Lẫn Con mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG) có khoảng 14 -23% phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm trước sinh hay còn gọi là trầm cảm cận sản hoặc trầm cảm khi mang thai. Trầm cảm không được điều trị có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. 

Trầm cảm trước sinh mối nguy hại cho cả mẹ lẫn con

Trầm cảm trước sinh ảnh hưởng gì đến bà mẹ đang mang thai?

Đối với các thai phụ trầm cảm trước khi sinh nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể, cân nặng sụt giảm, sức đề kháng yếu và dễ mắc các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, vi rút kí sinh trong môi trường.

Hơn nữa, một số bà bầu bị trầm cảm còn tìm đến rượu hay thuốc lá đề giải tỏa căng thẳng của bản thân nhưng điều này chỉ càng khiến cho tinh thần kiệt quệ hơn mà thôi.

Sự bốc đồng cao hơn, tương tác xã hội không thích nghi, và những khó khăn về nhận thức, hành vi và cảm xúc đã được chứng minh xảy ra.

Một thử nghiệm tại trung các trung tâm y tế của các quốc gia lớn cho thấy phụ nữ ngừng điều trị trầm cảm có khả năng tái phát thường xuyên hơn so với những người duy trì sử dụng thuốc. Trong đó, 68% trường hợp ngưng dùng thuốc bị tái phát trầm trọng hơn so với chỉ 26% phụ nữ duy trì uống thuốc và những người ngừng dùng thuốc có nguy cơ phải nhập viện nhiều gấp 3 lần do gặp biến chứng.

Trầm cảm trước sinh có thể gây hại gì cho em bé?

Bệnh trầm cảm trước – sinh mối nguy hại cho cả mẹ lẫn con. Một phụ nữ bị trầm cảm thường không có sức mạnh thể chất hay không mong muốn chăm sóc đầy đủ cho bản thân hoặc em bé của mình. Những bà mẹ bị trầm cảm có thể gặp các rủi ro như đẻ non, em bé sơ sinh có trọng lượng thấp và gặp các vấn đề về sự phát triển cả thể chất và trí tuệ sau này.

Nếu mẹ phải dùng thuốc chống trầm cảm trong giai đoạn mang thai, một số bé sinh ra thường khó chịu, thở gấp, hay run, bú kém. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm thường chậm phát triển dễ trở nên thụ động, không có tính độc lập, tâm trạng dễ bị kích động nhiều hơn so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ khỏe mạnh bình thường nên có nguy cơ mắc các chứng tăng động hoặc tự kỷ cao.

Có thuốc nào an toàn để điều trị trầm cảm trong khi mang thai không?

Chúng ta nên biết rằng hầu hết các loại thuốc đều được qua nhau thai và tiếp cận với thai nhi. Các loại thuốc điều trị trầm cảm hiện nay rất đa dạng, nên chưa thể có cơ sở nào khẳng định đầy đủ thuốc nào gây nguy hiểm hay thuốc nào là an toàn cho bà bầu.

Tuy nhiên, chứng trầm cảm nếu không được điều trị cũng có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và con. Chính vì vậy, chúng ta phải cân nhắn giữa lợi ích và rủi ro trước khi điều trị bằng thuốc trong giai đoạn nhạy cảm này. Trong trường hợp cần điều trị, nên xem xét loại thuốc có ít nguy cơ đối với thai nhi nhất.  Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn cần phải cân nhắc khả năng của các vấn đề trong tương lai so với các vấn đề có thể xảy ra ngay bây giờ nếu bệnh trầm cảm của bạn không được điều trị như ý muốn.

Nếu bạn bị trầm cảm nhẹ bác sĩ nên nói chuyện với bạn về việc áp dụng trị liệu tâm lý.

Nếu bạn bị trầm cảm ở mức trung bình, bác sỹ có thể xem xét thay thế một loại thuốc có nguy cơ thấp hơn cho em bé đồng thời kết hợp liệu pháp CBT – liệu pháp nhận thức hành vi

Phương pháp an toàn để điều trị trầm cảm trong khi mang thai là gì?

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với một chuyên viên y tế thì hãy tìm người khác để nói chuyện, đó có thể là chồng là cha mẹ của bạn hay cả những người bạn thân của mình. Hãy nói ra tất cả những tâm sự của bạn để được chia sẻ và thấu hiểu. Đừng bao giờ cố gắng đối mặt với trầm cảm một mình.

Thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng  ghi nhớ và nhận thức hằng ngày của trí não. Vì thế bạn nên cố gắng thiết lập lại kế hoạch công việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Người ta cũng nhận thấy, chức năng đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột có vai trò rất quan trọng đối với chức năng não bộ. Một hệ khuẩn chí và đường ruột tốt có thể giúp não bộ khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy mà hiện nay, các nhà khoa học còn hướng tới một phương pháp hữu ích và đặc biệt an toàn khác đó là sử dụng các lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có tác dụng điều hòa và cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm thần kinh, còn được gọi là (psychobiotics). Đặc biệt, một nghiên cứu tại Đại học McMaster đã cho thấy mối tương quan giữa men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn Probiotics đặc hiệu có tác dụng giảm triệu chứng của trầm cảm.

Nghiên cứu thí điểm này gồm 44 người lớn bị IBS và bị trầm cảm từ mức nhẹ tới trung bình. Họ được theo dõi trong thời gian 10 tuần. Một nửa số người tham gia dùng Bifidobacterium longum NCC3001 hàng ngày trong khi nửa còn lại dùng giả dược. Kết quả cho thấy, 64% bệnh nhân trong nhóm dùng probiotic giảm điểm số trầm cảm so với tỉ lệ 32% ở nhóm dùng giả dược.

Bác sĩ Premysl Bercik, phó giáo sư về nội khoa tại Đại học McMaster cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy probiotic có thể cải thiện cả triệu chứng trầm cảm và các vấn đề tâm lý ở bệnh nhân IBS. Nó mở ra hướng mới cho việc điều trị các rối loạn chức năng ruột và các bệnh tâm thần”. Nghiên cứu được đăng trên tờ Gastroenterology.

Đây là một giải pháp mới mang tính an toàn cao. Bạn có thể tìm hiểu về loại men vi sinh có tác dụng đặc hiệu đối với trầm cảm “Tại Đây”. Nhưng khi mắc trầm cảm nặng, quan trọng nhất vẫn là điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

Bà Bầu Bị Say Nắng: Mối Nguy Hiểm Cho Cả Mẹ Lẫn Thai Nhi!

Cơ thể của bà bầu vốn dĩ đã nóng hơn bình thường nay cộng thêm nhiệt độ cao ngoài trời sẽ dễ khiến bà bầu bị say nắng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần phải có những biện pháp bảo vệ, phòng tránh để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của nắng nóng.

Thời tiết hiện tại ở khắp mọi nơi đều đang ở ngưỡng rất cao, nhiệt độ ngoài trời có khi đạt 36 – 42 0 C, vô cùng nóng bức và oi. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm với bất kỳ tác nhân nào và khi ánh nắng quá khắc nghiệt có thể gây khiến bà bầu bị say nắng, gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con.

Triệu chứng khi bà bầu bị say nắng

Khi bà bầu bị say nắng thì cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

Tim đập nhanh, hơi thở yếu vì mạch tăng đáng kể

Da khô, đỏ gay, nhất là trên mặt vì thân nhiệt tăng cao

Mẹ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, chóng mặt

Người lả đi vì mất nước, kiệt sức, cơ bắp bải hoải, đau nhức

Có thể không đổ mồ hôi hoặc đổ mồ hôi quá nhiều

Bà bầu bị sốt cao

Ngoài ra, xuất hiện các triệu chứng thần kinh như ảo giác, cáu gắt, động kinh, mất ý thức, thậm chí hôn mê…

Cách sơ cứu khi bà bầu bị say nắng

Theo các chuyên gia thì khi bà bầu bị say nắng nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ làm ảnh hưởng rất nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi. Bởi vì cơ thể của phụ nữ mang thai vốn dĩ đã nhạy cảm, thân nhiệt cũng nóng hơn bình thường, cho nên khi bị say nắng cũng sẽ bị nặng hơn và tính chất nguy hiểm cũng sẽ tăng lên.

Vì thế, ngay khi có dấu hiệu bà bầu bị say nắng thì cần xử lý ngay, không nên để lâu và tốt nhất nên làm theo các bước sau đây:

Cho mẹ bầu vào ngồi hoặc nằm ở nơi mát mẻ, thoáng khí, có thể dùng quạt hoặc dùng khăn ướt đắp trán và lau toàn thân để giúp hạ nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Nên lau vào các vùng có nhiệt độ cao như nách, cổ, háng…

Khi cho mẹ bầu nằm xuống, tốt nhất nên cho nằm nghiêng về bên trái nếu bụng bầu đã to, sau đó gác chân lên cao.

Cho thai phụ uống nước có pha một chút muối hoặc nếu có thể thì cho uống oresol hoặc các loại nước ép trái cây có vị chua. Cứ cho uống liên tục đến khi mẹ bầu cảm thấy khỏe lại.

Sau khi thực hiện hết các bước sơ cứu thì cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay để được khám và có cách chăm sóc phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Cách bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi những ngày hè nóng nực

Bà bầu bị say nắng là chuyện hiển nhiên nếu mẹ phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này thì tốt nhất mẹ cần lưu ý:

Tránh ra ngoài trời khi nhiệt độ đang cao, khoảng từ 10h – 15h chiều là thời gian nắng cực mạnh, tốt nhất không nên ra ngoài.

Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài có việc thì cần phải mặc quần áo kín, đội mũ, kính râm, bao tay… để ánh nắng không tiếp xúc trực tiếp với làn da.

Về ăn uống nên chọn các loại thực phẩm thanh mát, có tính giải nhiệt như nước dừa, nước cam, nước chanh, các loại dưa, bí xanh, bí đao, đậu đen… Tránh các loại thực phẩm nóng và có nhiều đường như vải, nhãn, nước ngọt có gas, trà, café…

Cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các loại thực phẩm tự nhiên và các viên uống để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để tránh tình trạng dễ mệt mỏi.

Nên chọn quần áo có tính thấm hút mồ hôi, thoáng mát để cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái, không bị bức bối.

Nếu phải vận động và ra nhiều mồ hôi thì tốt nhất nên thường xuyên bổ sung nước chứa khoáng chất để tránh tình trạng mệt mỏi, kiệt sức do mất nước.

Nguồn:Conlatatca.vn

Bà Bầu Lưu Ý Những Điều Này Kẻo ‘Nguy’ Cả Mẹ Lẫn Con

Ở giai đoạn đầu tiên, người mẹ cần quan tâm về việc thai nhi đã vào tử cung hay chưa. Nếu trường hợp phôi thai phát triển ngoài tử cung là một vấn đề rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ khi không phát hiện kịp thời.

“Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi thai bị vỡ có thể sẽ chảy máu ồ ạt vào trong ổ bụng. Sản phụ có thể bị ngất hoặc tử vong nếu không kịp tới bệnh viện”, bác sĩ Tạ Việt Cường nói.

Ngoài ra, những người từng sinh mổ còn có nguy cơ thai bám vào vết mổ cũ của tử cung. Đây cũng là một trong những dạng mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm bởi nếu không phát hiện sớm khi thai còn nhỏ để kịp thời xử lý sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sản phụ. Trường hợp thai bám vào sẹo tử cung nếu phát hiện muộn khi thai đã đủ tháng sẽ gây ra chảy máu dữ dội khi sinh.

Vào tam cá nguyệt thứ 2, thai kỳ được đánh giá ổn định nhất. Tuy nhiên, theo bác sĩ Cường, giai đoạn này, các sản phụ cũng cần phải chú ý tới nguy cơ dọa sảy thai, ra máu bất thường, nhau bám thấp.

Nhau bám thấp có thể gây ra tình trạng ra máu âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, thậm chí bác sĩ còn nghi ngờ tới nhau tiền đạo gây sảy hoặc sinh non.

Bác sĩ Cường cảnh báo 3 tháng cuối của thai kỳ là quãng thời gian có nhiều tai biến dồn dập nhất. Trong đó, cần phải chú ý tới tiền sản giật và sản giật. Khi thai phụ lên cơn giật có thể ngạt thở tím tái, tử vong do cắn vào lưỡi, suy gan, suy thận, phù phổi cấp…

Sản giật và tiền sản giật có thể gặp ở người cao huyết áp mạn tính, rối loạn máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, bệnh tự miễn như lupus. Một số yếu tố di truyền do gia đình có người từng bị, chế độ dinh dưỡng kém…

Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở một số sản phụ có nhau bám thấp, nhau tiền đạo gây sinh non, chảy máu ồ ạt, vỡ tử cung nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ. Tai biến này thường gặp ở những sản phụ mổ lấy thai nhiều lần, có sẹo mổ cũ. Các trường hợp này khi thấy bụng đau cần phải tới cơ sở y tế ngay lập tức.

Theo BS Thu Thủy, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, nếu 3 tháng cuối thai kỳ có dấu hiệu tăng cân bất thường, nhức đầu, phù chân thì sản phụ cần phải đến ngay các cơ sở y tế khám vì đây là những dấu hiệu bất thường.

Theo TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tăng cân quá nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ, cụ thể là quá 2kg mỗi tháng hoặc trên 1kg mỗi tuần là dấu hiệu đáng báo động vì đó là dấu hiệu bệnh lý như phù hoặc cao huyết áp.

Các dạng phù bà bầu hay mắc phải trong trường hợp này là phù trắng, phù mềm, phù từ chân đến mắt hoặc phù tăng vào buổi sáng hay chỉ đơn giản là phù chân do bị chèn ép ở tháng cuối sẽ được bác sỹ kết luận sau khi thử nước tiểu. Nếu trong 3 tháng cuối có những biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, phù chân cần phải nghĩ ngay đến khả năng nhiễm độc thai nghén.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Nếu như bị sốt xuất huyết thì mẹ bầu có thể nhận thấy triệu chứng của chứng cũng khá giống cảm cúm đó là:

Chảy máu chân răng, sốt cao run rẩy, cơ thể mất nước, đau đầu dữ dội, cơ thể đau nhức, ăn uống kém ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, khó thở, xuất hiện mẩn đỏ, thậm chí lượng tiểu cầu sẽ giảm xuống mức báo động…

Việc lượng tiểu cầu giảm xuống có thể khiến huyết áp hạ xuống, cơ thể chảy máu và đe dọa tính mạng. Đây là một căn bệnh mà bà bầu không thể xem thường vì để lại các biến chứng như sinh non, con nhẹ cân, sảy thai, tiền sản giật, sốt xuất huyết dengue… thậm chí là tử vong cho cả mẹ và con.

Quảng An (tổng hợp)

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Cả Mẹ Lẫn Con

Khi mang thai cần chú ý vấn đề dinh dưỡng để giúp cho sự phát triển của thai nhi được đảm bảo. Nếu bạn hỏi bà bầu nên ăn gì thì sẽ rất khó trả lời chuẩn xác vì chế độ ăn của thai phụ nên được chia thành 3 giai đoạn cụ thể cho phù hợp sự phát triển của con và sức khỏe của mẹ.

Các giai đoạn về dinh dưỡng cho bà bầu thường được các chuyên gia chia thành 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Ở mỗi giai đoạn chế độ ăn cho bà bầu cần có sự phù hợp theo sự phát triển của thai kỳ.

Một số thực phẩm tốt cho bà bầu

Hãy khoan đi sâu vào từng giai đoạn, các bà bầu cần nắm được các nguyên tắc ăn uống chung nhất sau đây:

– Hạn chế ăn các đồ lạnh, tính hàn, không ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dễ gây quặn bụng, tiêu chảy như tiết canh, gỏi… ảnh hưởng đến thai nhi.

– Không ăn các sản phẩm nghi ngờ chứa các loại hóa chất, lẫn các loại hóa chất vì điều này cực kỳ nguy hại đến sự phát triển của em bé trong bụng.

– Việc dùng thuốc khi đang có bầu phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không sẽ gây ra nhiều tác động xấu với thai nhi.

– Nên hạn chế các loại thực phẩm có thể dẫn đến tích lũy thủy ngân như thịt cá mập, cá thu, cá kiếm… vì nó có thể tác động mạnh đến não bộ của thai nhi.

– Điều chỉnh chế độ tránh ăn mặn quá vì ăn mặn sẽ gây phù nề qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.

– Tránh các thực phẩm bản thân chứa độc tố nhẹ như khoai tây khi mọc mầm, rau đay già, sắn…

– Nên tránh, hạn chế các món rau quả có thể gây co bóp dạ con như mướp đắng, rau ngót, ngải cứu…

– Không sử dụng các chất có cồn, gây nghiện vì sẽ tác động trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

– Các bà bầu cũng phải hiểu rằng cần ăn đủ và chuẩn chứ không phải cứ ăn nhiều và tăng cân vù vù là tốt.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ bà bầu thường có thể bị ốm nghén, khó ăn. Nhưng kể cả như thế, bà bầu vẫn phải cố gắng bổ sung bằng các cách ví dụ như ăn lỏng, uống chất… Ngoài ra cũng có thể tìm kiếm các cách chế thực phẩm phù hợp, lấy trọng điểm là các món ăn mình thích rồi bổ sung thêm các thành phần cần thiết để không bị nghén trớ.

Trong thời kỳ tam cá nguyệt lần thứ nhất này rất cần thiết bổ sung:

Canxi giúp phát triển xương của thai nhi giảm loãng xương cho mẹ

Axit Folic (Vitamin B9) giúp phát triển não và cột sống thai nhi

Sắt giúp giảm mệt mỏi, tăng lượng máu

Protein đảm bảo sinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Một số loại thực phẩm bà bầu nên ăn vào thời kỳ này là: Cá hồi, trứng, súp lơ, các thực phẩm họ nhà đậu, cam, quýt, bưởi.

Chi tiết và phân tích kỹ hơn có thể đọc tại bài viết Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Bà bầu nên ăn các thực phẩm phù hợp cho từng giai đoạn thai kỳ

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn này thai nhi phát triển xương tay chân, các đặc điểm trên mặt nên cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng với số lượng nhiều hơn giai đoạn 3 tháng đầu. Tăng ăn thịt cá giàu đạm,dồi dào DHA. Omega.. để giúp trí não thai nhi được tăng cường mạnh mẽ.

Ngoài ra giai đoạn này cũng cần tăng thêm rau củ quả giàu Vitamin, sắt, canxi.

Một số thực phẩm nên được ưu tiên: Thịt, tim, trứng, cá, cam quýt, cà rốt, rau bina, phô mai….

Chi tiết hơn các bạn có thể đọc tại bài viết: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ?

Việc ăn uống của bà bầu trong tam cá nguyệt thứ 3 cần chú ý nhất là điều tiết dinh dưỡng phù hợp với mức độ tăng cân của thai nhi.

Thai nhi nên được theo dõi thường xuyên để biết tình trạng phát triển qua đó đi kèm với xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Không phải cứ ăn nhiều về lượng và chất là tốt. Tình trạng thai nhi phát triển quá cân trong bụng mẹ có thể kéo theo một số bệnh lý hoặc kéo theo nguy hiểm khi sinh nở.

Thời gian này bà bầu cần chú ý bổ sung Protenin có nhiều trong trứng, sữa đậu nành, măng tây, súp lơ xanh… Bổ sung chất Chất béo vừa phải tránh nhiều quá. Tăng Chất xơ để giảm táo bón ở chu kỳ cuối của mang thai. Bổ sung Canxi và Vitamin các loại để thai nhi phát triển toàn diện.

Đặc biệt chú ý giai đoạn này bà bầu cần lượng nước lớn. Các chuyên gia khuyên rằng lượng nước cần thiết mỗi bà bầu mang thai giai đoạn cuối cần là khoảng từ 2l – 2.5i mỗi ngày. Tất nhiên còn phụ thuộc điều kiện hoàn cảnh, nhu cầu để có thể uống thêm. Lượng nước bổ sung này rất quan trọng cho nước ối và tránh các co thắt tử cung quá mức cần thiết.

Chi tiết hơn có thể đọc tại bài viết: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối

Bà bầu nên sử dụng một số loại hạt để ăn vặt

Một số thực phẩm bà bầu nên ăn giúp tốt cho thai nhi:

Khi mang thai, bà bầu được khuyên nên ăn: bông cải xanh, thịt bò, cá hồi, trứng và uống nhiều nước.

Ngoài ra nên sử dụng một số hạt như là món ăn vặt: đậu phộng, hạt dưa, hạt sen, hạt macca, hạt óc chó… khoai lang sấy, cà chua bi, nho khô, táo tàu, mận khô.

Một số loại hoa quả nên tránh như: Dứa, táo mèo, đu đủ xanh. Chi tiết hơn có thể đọc bài Những loại quả bà bầu không nên ăn

Nên nhớ rằng đã dùng thuốc là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không thể cứ nghe thấy thuốc bổ cho bà bầu là tự ý mua dùng, làm như vậy sẽ rất có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Bạn đang xem bài viết Trầm Cảm Trước Sinh Mối Nguy Hại Cho Cả Mẹ Lẫn Con trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!