Top 15 # Yoga Cơ Bản Cho Bà Bầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Hướng Dẫn 3 Bài Tập Cơ Bản Yoga Cho Bà Bầu

Nên tập Yoga từ tuần thứ 16 của thai kỳ, lúc này cơ thể bà bầu đã ổn định trong quá trình mang thai.

Không nên để bụng no khi trước khi tập yoga.

Nếu môi trường xung quanh lạnh thì phải giữ ấm các vị trí vai gáy, cổ, lòng bàn tay, bàn chân.

Thở ra hít vào đều bằng mũi.

Đi dạo sau buổi tập, tránh tiếp xúc ngay với nước và các thức ăn lỏng.

Khi tới các tuần thai gần cuối thì thay đổi các động tác khác nhau tránh tập một động tác một thời gian dài.

Ba động tác Yoga cơ bản cho bà bầu Tư thế cây cầu Động tác cây cầu

Đối với Yoga cho bà bầu, đây là động tác cơ bản nhất giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, giảm đau lưng, đau cổ, tốt cho hệ thần kinh, ngăn ngừa loãng xương. Các bước thực hiện như sau:

Trải một tấm thảm trên bề mặt phẳng, nằm ngửa duỗi thẳng chân, hai tay để song song ngang bằng vai.

Thu hai chân lên, dùng lực ở chân và đầu gối cùng tay nâng cơ thể lên.

Cong lưng lên, hít sâu vào, giữ khoảng 20 giây, hít thở đều.

Trùng lưng xuống thở ra.

Lặp lại động tác trên 3-5 lần.

Khi mang thai, người phụ nữ phải mang thêm một khối lượng nặng dồn vào phần hông mỗi khi đi đứng nên rất hay xảy ra tình trạng đau mỏi lưng, hông. Bài tập này giúp các chị em giảm bớt được điều đó. Tư thế cây cầu rất tốt cho bà bầu tránh đau lưng

Động tác cánh bướm

Tư thế này mô phỏng hình dáng của con bướm đang đập cánh bay. Trong yoga cho bà bầu thì tư thế này giúp mở xương chậu, cực kỳ giúp ích cho việc sinh đẻ. Ngoài ra việc thực hiện tư thế này còn mang lại lợi ích như thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, giúp máu tuần hoàn tốt tới vùng bụng và vùng hông.

Các bước thực hiện như sau:

Trải một tấm thảm, ngồi thẳng lưng, hai lòng bàn chân áp sát vào nhau, hai tay nắm lấy đầu ngón chân.

Bắt đầu mở rộng đầu gối nhẹ nhàng sang hai bên theo nhịp lên xuống.

Cố gắng nhịp xuống sâu một chút, lưng luôn thẳng, mở rộng cơ xương chậu, vai thả lỏng, tập khoảng 700 – 1000 cái. Hít thở đều.

Tư thế cánh bướm cực kỳ tốt cho mẹ bầu sắp sinh Động tác thiền Yoga cho bà bầu

Khoa học đã chứng minh, thiền giúp cơ thể loại bỏ suy nhược, giảm stress giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Trong Yoga cho bà bầu thì thiền cũng là một tư thế động tác mang lại cực nhiều lợi ích. Các bà bầu khi ngồi thiền sẽ giúp giảm căng thẳng, giảm ốm nghén, trị chứng mất ngủ, đi vệ sinh không tiêu,…

Các bước thực hiện như sau:

Trải thảm trên mặt phẳng, ngồi lên theo tư thế đài sen, đặt chân thoải mái.

Hai tay đặt lên nhau hạ thấp ở vùng bụng hoặc để tay lên đầu gối.

Thả lỏng cơ thể, cơ mặt, mặt hướng phía trước hoặc lên trên, không cúi.

Hít thở sâu nhẹ nhàng đều nhịp, khi thở bằng miệng tạo thành tiếng gió nhỏ. Mỗi ngày có thể ngồi thiền khoảng 10 phút.

Khóa Học Yoga Trị Liệu Cho Bà Bầu (Gói Cơ Bản)

DS. Hương tin rằng Yoga kết hợp Trị liệu sẽ làm thay đổi cuộc sống, con người và sức khỏe của Mẹ Bầu một cách toàn diện nhất.

Bạn có thai và chưa biết bắt đầu từ đâu để chuẩn bị cho sự chào đời của một thiên thần bé nhỏ? Yoga trước sinh là một trong những điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho bản thân mình cũng như cho em bé đang phát triển của bạn.

DS. Hương tin rằng Yoga kết hợp Trị liệu sẽ làm thay đổi cuộc sống, con người và sức khỏe của Mẹ Bầu một cách toàn diện nhất.

Nguồn gốc của Yoga có từ Ấn Độ và được tìm thấy từ hàng ngàn năm trước. Nó bao gồm những tư thế khác nhau, được gọi là asana, nên được giữ ổn định trong khi kiểm soát hơi thở. Các kĩ thuật hô hấp là trung tâm của Yoga, được gọi là Pranayamas.

Mỗi Asana có những lợi ích riêng của nó và hoạt động tác động vào các cơ, khớp hoặc hệ thống khác nhau.

Được đào tạo chuyên ngành về Trị liệu, và với nhiều năm là huấn luyện viên Yoga, DS Hương hiểu rằng, luyện tập đúng phương pháp sẽ giúp mang lại những hiệu quả tích cực và giúp cải thiện các triệu chứng, cũng như một số bệnh thường gặp trong thai kì. Đặc biệt, hoạt động này còn giúp mẹ bầu được chuẩn bị kĩ càng cho quá trình sinh nở và nuôi con sau này được thuận lợi.

1.Giảm stress và căng thẳng trong thai kỳ

2.Giảm các triệu chứng khó chịu thường gặp trong thai kỳ như: đau lưng, khó thở, tê bại vùng hông, tê chân tay ,chuột rút,…

3.Cải thiện chất lượng giấc ngủ và hệ nội tiết 4.Hỗ trợ cho quá trình sinh nở được thuận lợi, dễ dàng. 5.Hạn chế các bệnh huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ….

6.Luyện tập đúng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

7.Kiểm soát được cân nặng, đặc biệt mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh

8.Được hướng dẫn chế độ ăn dinh dưỡng khoa học cân bằng giữa các nhóm chất

9.Được học kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

10.Cập nhập kiến thức ăn dặm đúng và phù hợp cho sự phát triển của trẻ.

Nếu bạn chưa bao giờ thử Yoga trước đây, bạn nên bắt đầu bằng cách tham gia lớp học để tìm hiểu những tư thế dưới dự giám sát của người có chuyên môn.

DS Hương – huấn luyện viên Yoga đồng thời là BS Trị liệu sẽ giúp bạn thực hành những bài tập Yoga kết hợp trị liệu, nhằm đem lại sức khỏe toàn diện nhất cho cả mẹ và em bé sắp chào đời của bạn.

Các Bước Chăm Sóc Da Mặt Cơ Bản Cho Bà Bầu

TẠI SAO BÀ BẦU PHẢI CHĂM SÓC DA

Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến các mẹ cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Hơn nữa, cộng với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kì như vậy khiến da mặt các mẹ không được rạng rỡ và có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí.

– Ngoài ra, hiện tượng rạn da, sắc tố da đậm màu cũng sẽ bắt đầu xuất hiện. Do thay đổi của cơ thể và hóc môn các mẹ cũng có thể gặp hiện tượng:

+ Những vết rạn thường xuất hiện ở bắp chân, ngực do da bị kéo căng

+ Sắc tố da thường đậm hơn ở vùng bụng, núm vú, các vết rạn bụng, mặt do sự thay đổi hóc môn khi mang thai

+ Tuần hoàn máu và nội tiết estrogen tăng mạnh gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện và đỏ ửng gân bàn tay.

+ Đường kẻ nâu ở bụng trở nên đậm hơn trong quá trình mang thai do sự gia tăng tiết Melanin, một chất sắc tố tạo màu nâu đen cho da

– Bên cạnh đó, thời kỳ mang thai và sau sinh, làn da trở nên mỏng hơn, và dễ hấp thụ dưỡng chất hơn bao giờ hết. Chính vì vậy trong thời kỳ mang thai và sau sinh là THỜI KỲ VÀNG, để chị em chăm sóc da.

Nếu chăm sóc da bằng các phương pháp thiên nhiên hiệu quả, đồng thời chăm chỉ tập thể dục, chắc chắn mọi người sẽ phải thán phục ” Gái một con trông mòn con mắt”.

1. Mẹ Bầu Nên Sử Dụng Kem Chống Nắng

Không sử dụng nhiều mỹ phẩm trang điểm trong suốt thời kỳ mang thai nhưng một trong những bước chăm sóc da cơ bản mẹ vẫn cần có là bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.

Thời điểm này, da mẹ bầu đang rất nhạy cảm, nguy cơ bị nám và thâm da thường cao hơn trước khi có bầu. Do đó, kem chống nắng là lớp bảo vệ cần thiết để mẹ bầu phòng tránh được các hiện tượng nói trên.

Sử dụng kem chống nắng khi mang thai, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:

+ Tốt nhất mẹ bầu nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là từ 30 trở nên.

+ Chọn kem chống nắng loại mineral hoặc physical sunscream. Tránh các sản phẩm có thành phần của oxybenzone vì sẽ gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Oxybenzone, avobenzone và homosalate là các chất có thể tác động xấu tới hoóc môn mẹ bầu. Do đó, tốt nhất là các mẹ nên chọn lựa các sản phẩm chống nắng có thành phần từ thiên nhiên.

+ Bôi kem chống nắng 2-3 tiếng/lần hoặc nhiều hơn nếu mẹ bầu phải thường xuyên ở ngoài trời và tiếp xúc với nắng nhiều.

+ Không nên sử dụng loại sản phẩm chống nắng dạng spay. Titanium dioxide thường chứa trong các kem chống nắng dạng này. Khi mẹ bầu xịt chống nắng có thể sẽ hít phải các tia nước của sản phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

+ Chọn kem chống nắng nên tránh loại non-nano do dạng sản phẩm này thường chứa thành phần kẽm nhằm giúp khuếch tán tia UV. Chọn loại kem chống nắng có thành phần là chất khoáng sẽ an toàn cho mẹ bầu hơn.

+ Kem chống nắng kiềm dầu rất cần thiết đối với mẹ bầu. Hoóc môn vào thai kỳ khiến nhiều mẹ bầu ra dầu và dễ sinh mụn hơn trước đó. Do vậy, mẹ nên chọn loại kem chống nắng loại oil-free để giúp làn da trong thai kỳ không trở nên quá sạm và nhiều mụn.

2. Tẩy Trang Trước Khi Đi Ngủ – Bước Cần Thiết Để Da Được Khỏe Mạnh Và Sáng Đẹp

Dù chỉ là sử dụng kem chống nắng hàng ngày thì mẹ bầu vẫn nên tẩy trang trước khi đi ngủ. Nước tẩy trang sẽ giúp loại bỏ mọi lớp dầu cũng như hóa chất không cần thiết trên da mặt. Nhờ đó mà da được hít thở và có thời gian phục hồi vào ban đêm tốt hơn.

3. Luôn Luôn Làm Sạch Da Trước Khi Đi Ngủ

Vệ sinh da mặt trước khi đi ngủ là biện pháp giúp ngăn ngừa mụn ẩn dưới da. Mặc dù mẹ nào cũng nắm được “lý thuyết” này nhưng gần như không phải ai cũng tuân thủ và “thực hành” đúng cách. Bởi khi mang thai, chị em đôi khi lại cảm thấy “khó ở”, nên vô hình chung thói quen rửa mặt trước khi đi ngủ bị “xóa sổ”.

Ngoài ra, khi chọn sữa rửa mặt trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần lưu ý:

+ Nên sử dụng sữa rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên như nha đam, yến mạch, tinh dầu hạnh nhân, v.v.

+ Chọn dùng sữa rửa mặt với tác dụng làm sạch da chứ không cần các loại sữa rửa mặt mang đặc tính làm trắng da hoặc trị mụn vì thường có chứa thành phần accutane, retin-a hoặc tetracycline dễ gây kích ứng cho da và gây hại cho thai nhi.

4. Dưỡng Ẩm Cho Da Mặt Với Toner

Da mặt dù khô hay nhiều dầu thì dưỡng ẩm bằng toner vẫn cần thiết cho mọi mẹ bầu. Cung cấp đủ độ ẩm cần thiết giúp da mẹ bầu được khỏe mạnh và tránh được hiện tượng nám.

Lưu ý mẹ nên chọn toner không chứa cồn để tránh các kích ứng cho làn da nhạy cảm trong thời gian này.

5. Đắp Mạ Nạ Thiên Nhiên Từ 2-3 Lần/Tuần

Trong thời điểm bầu bí, mẹ hãy dành ra chút thời gian đắp các loại mặt nạ với thành phần từ tự nhiên để tăng thêm độ ẩm cũng như dưỡng chất cho da. Một số loại mặt nạ thiên nhiên đơn giản lại hiệu quả cho mẹ bầu như:

+ Mặt nạ nghệ +sữa tươi+ mật ong. Với thành phần chính là nghệ, loại mặt nạ này sẽ giúp da mẹ bầu sáng mịn, trị được vết thâm hiệu quả.

+ Mặt nạ lô hội. Dùng lô hội tươi, bỏ vỏ cắt thành lát mỏng và đắp lên mặt từ 3-5 phút. Sau đó rửa sạch là mẹ sẽ cảm thấy da căng mọng và mềm mịn lên nhiều.

+ Mặt nạ lòng đỏ trứng gà+ mật ong. Lấy lòng đỏ trứng gà ta trộn với 2 thìa mật ong. Bôi đều lên mặt và để yên khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch lại. Mẹ bầ sẽ cảm thấy da trắng mịn và mềm mại hơn.

Lưu ý: Khi lựa chọn mặt nạ dưỡng da tự nhiên tại nhà mẹ bầu cần:

+ Hiểu rõ làn da, xem làn da của mình thuộc loại nào.

+ Chỉ lựa chọn những nguyên liệu chất lượng để làm mặt nạ.

+ Sử dụng tối đa 3 lần/tuần đối với tất cả các loại mặt nạ, không lạm dụng.

6. Bôi Kem Dưỡng Ẩm Cho Da Mặt Trước Khi Đi Ngủ

Bôi kem dưỡng ẩm là bước hoàn tất cuối cùng trong quá trình chăm sóc da mặt của mẹ bầu trước khi đi vào giấc ngủ, đảm bảo da được cung cấp độ ẩm cần thiết cho quá trình phục hồi vào ban đêm.

Nếu mẹ có làn da khô, hãy sử dụng kem dưỡng có độ đặc. Trong khi đó nếu da mẹ nhiều dầu và đang bị mụn thì nên dùng kem dưỡng loại lỏng hoặc serum sẽ tốt hơn và tránh được tình trạng da bị bưng bít nhiều về đêm.

Với các mẹ bầu bị mụn, sau khi hoàn toàn các bước nói trên thì mẹ có thể bôi thêm kem trị mụn ngoài da.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC DA CHO BÀ BẦU

Ngoài những gợi ý trên, khi chăm sóc da cho mẹ bầu bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu tuy chưa có nhiều thay đổi nhưng để “bảo toàn” nhan sắc và bảo vệ sức khỏe của em bé thì chị em nên đặc biệt lưu tâm. Trong 1, 2 tuần đầu mẹ hãy ngừng dùng mỹ phẩm, không tắm nước nóng/xông hơi.

Từ tuần thứ 3 của thai kỳ, da mặt mẹ bầu có thể xuất hiện các nốt mụn, đó là dấu hiệu của sự thay đổi nội tiết. Để bảo vệ làn da, ở giai đoạn này mẹ bầu không nên nặn mụn mà hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý…

Mùa đông vốn là “khắc tinh” của làn da, nhất là đối với những chị em đang mang bầu. Do vậy, trong thời kỳ này mẹ bầu hãy uống đủ nước, rửa mặt thường xuyên, dưỡng ẩm đầy đủ, đắp mặt nạ dưỡng da, duy trì tâm lý thoải mái,…

Làm đẹp, chăm sóc da mặt cho mẹ bà bầu không hề khó, điều quan trọng là chị em cần hiểu làn da của mình cần gì và đang gặp phải tinh trạng ra sao. Sử dụng mỹ phẩm chuyên dụng, an toàn sẽ là giải pháp tối ưu, bên cạnh đó cũng đừng quên áp dụng những bí quyết chăm sóc da tại nhà trên để da được chăm sóc và bảo vệ toàn diện.

Kỳ Duyên

Các Xét Nghiệm Cơ Bản Khi Mang Thai!

Trong thời kỳ mang thai, một số xét nghiệm được đề xuất cho tất cả mẹ bầu như là một phần của việc chăm sóc sức khỏe thường xuyên trước khi sinh. Các xét nghiệm này có thể giúp tìm ra vấn đề có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cho cơ thể của mẹ và cả thai nhi.

Các xét nghiệm cần được thực hiện sớm trong thai kỳ:

1. xét nghiệm cần được thực hiện sớm trong thai kỳ

Xét nghiệm phân tích tế báo máu là một trong những xét nghiệm quan trọng mà các mẹ bầu cần thực hiện. Xét nghiệm CBC có thể giúp các mẹ bầu xác định:

Số lượng hồng cầu có thể cho thấy cơ thể có đang bị thiếu máu hay không.

Số lượng tế bào bạch cầu cho thấy có bao nhiêu tế báo giúp chống lại bệnh tất có trong máu của người mẹ.

Số lượng tiểu cầu có thể tiết lộ liệu người mẹ có gặp vấn đề về đông máu hay không.

2. Nhóm máu

Việc xét nghiệm nhóm máu sẽ giúp mẹ bầu và các bác sĩ sẽ theo dõi được yếu tố Rh trong máu của bạn. Rh là một protein có thể có trên bề mặt hồng cầu. Hầu hết mọi người đều có yếu tố Rh hay Rh dương tính. Những người khác không có yếu tố Rh là Rh âm tính.

Trong trường hợp thai nhi là Rh dương tính. Nhưng cơ thể người mẹ là Rh âm tính thì cơ thể mẹ vẫn có thể tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh. Những kháng thể này có thể làm hỏng tế bào hồng cầu của thai nhi

3. Xét nghiệm nước tiểu

Vì sao mẹ bầu cần xét nghiệm nước tiểu trong thời kỳ mang thai?. Vì trong nước tiểu có thể kiểm tra các tế bào hồng cầu. Giúp xác định khả năng thai phụ có bị bệnh về đường tiết niệu hay không. Các tế bào bạch cầu sẽ xác định việc bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay hàm lượng gulose. Nếu mức độ cao có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng đo được lượng protein. Nếu nồng độ protein cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Một trong những biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi em bé ra đời.

4. Nuôi cấy mẫu nước tiểu

Xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu giúp kiểm tra nước tiểu của sản phụ để tìm ra những vi khuẩn, nguồn cơn gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

5. Xét nghiệm Rubella

Rubella có thể gây nên dị tật bẩm sinh cho trẻ nếu mẹ bầu bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai.

Đối với xét nghiệm Rubella, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của người mẹ. Nhằm để kiểm tra xem liệu trong quá khứ đã từng bị nhiễm Rubella . Hay đã được tiêm vắc – xin chống lại căn bệnh này.

Nếu người phụ nữ chưa từng bị Rubella trước đây hoặc chưa tiêm phòng thì điều cần làm là tránh tiếp xúc với bất kỳ người nào đang mắc bệnh này trong thời kỳ mang thai. Vì khả năng lây lan của nó là rất cao.

Ngoài ra, nếu người mẹ chưa tiêm vắc-xin thì cần tiêm ngay sau khi sinh. Ngay cả trong giai đoạn đang cho con bú. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai thì người mẹ không được phép tiêm ngừa Rubella.

6. Các xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C

Đối với phụ nữ khi mang thai nếu bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C thì có thể truyền virus cho thai nhi. Vậy nên tất cả phụ nữ mang thai cần phải xét nghiệm việc nhiễm virus viêm gan B hay không.

Trong một số trường hợp, nếu có những dấu hiệu về khả năng nhiễm viêm gan C thì sản phụ sẽ được chỉ định để thực hiện xét nghiệm ngay.

7. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)

Tất cả phụ nữ khi mang thai cần được làm xét nghiệm giang mai và chlamydia sớm trong thai kỳ. Vì hai căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Nếu không may mắc bệnh, mẹ bầu sẽ được tiến hành điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lậu, tuổi từ 25 trở xuống hoặc sống trong khu vực có người mắc bệnh cũng cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết.

8. HIV

Nếu một phụ nữ khi mang thai bị nhiễm HIV thì khả năng cao là có thể truyền virus trực tiếp cho thai nhi. HIV tấn công các tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS).

Trong trường hợp không may. Người mẹ đang mang thai và bị nhiễm HIV thì có thể được hướng dẫn cho dùng thuốc. Hoặc thực hiện các bước khác để ngăn ngừa và giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV trong khi mang thai, chuyển dạ hoặc sinh nở.

9. Xét nghiệm lao (TB)

Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lao cao như những người bị nhiễm HIV. Hoặc sống gần gũi với người mắc bệnh lao cũng cần được thực hiện loại xét nghiệm này ngay.

10. Xét nghiệm virus zika

Đối với những phụ nữ mang thai. Nếu có đi du lịch qua các vùng dịch nhiễm virus Zika thì cần thông báo ngay với các cán bộ y tế. Để tiến hành những bước kiểm tra để xem sản phụ có hay không nhiễm loại virus này.