Top 11 # Yoga Cho Bà Bầu 8 Tháng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Khám Phá 8 Tư Thế Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa

Ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kì, bạn có thấy mình tràn đầy sức sống hơn không? Các bác sỹ chuyên khoa sản cho biết, thời kì này, chứng ốm nghén của bạn đã qua (hoặc sẽ qua sớm thôi) và bụng bạn đang phát triển nhưng vẫn chưa bắt đầu cản trở khả năng di chuyển tự do khiến bạn thấy thoải mái hơn 3 tháng đầu.

Chính vì vậy, đây là quãng thời gian lý tưởng để bạn hòa mình vào nhịp điệu của việc luyện tập yoga thường xuyên, bất kể bạn là một người dày dạn kinh nghiệm, mới tham gia các lớp yoga trước khi sinh hay thậm chí bạn chưa từng làm quen với yoga.

1, Tư thế cuộn cổ và vai nhẹ nhàng

Tên gọi: Kantha và Skandha Sanchalana.

Lợi ích: Làm động tác này với hơi thở nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giải phóng căng thẳng cho vùng đầu, cổ và vai gáy.

2, Tư thế con bướm

Tên gọi: Poorna Titali Asana hoặc Baddha Konasana

Lợi ích: Đây là tư thế tuyệt vời giúp nới lỏng khớp hông, tăng lưu thông máu đến xương chậu và giúp cho người mẹ quen với cảm giác xương chậu được giãn ra. Tư thế này cũng hỗ trợ làm giảm căng thẳng mệt mỏi cho cơ đùi bên trong.

3, Tư thế sấm sét

Tên gọi: Vajrasana hoặc Thunderbolt

Lợi ích: Thời gian dể thực hành tốt nhất là sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Bài tập này sẽ giúp các mẹ bầu giảm các bệnh về dạ dày như trào ngược axit – một vấn đề thường xuyên gặp phải trong thai kỳ, kích thích tiêu hóa, giảm xung động thần kinh kinh ở vùng xương chậu và tăng cường cơ bắp vùng chậu. Giúp phụ nữ chuyển dạ dễ dàng.

4, Tư thế con mèo

Lợi ích: Tư thế con mèo giúp cải thiện sự linh hoạt của cổ, vai và cột sống, đồng thời tốt cho quá trình chuyển dạ sau này. Tư thế này được các chuyên gia cho biết an toàn trong 6 tháng đầu của thai kỳ.

5, Tư thế uốn cong về phía trước

Tên gọi: Paschimottanasana

Lợi ích: Giúp kéo giãn lưng dưới, massage các cơ quan quanh bụng và làm săn chắc vai.

6, Tư thế đứng lên hoặc giơ tay

Tên gọi: Urdhva Hastasana

Lợi ích: Giảm sự căng cứng của vai và lưng trên. Tăng cường khả năng thở sâu và lấy hơi. Hỗ trợ tim mạch, cải thiện lưu thông máu lên não và toàn bộ bộ phận khác trên cơ thể. Lợi ích: Kích thích và cải thi​ện lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể, giảm đau nhức từ lưng eo trở xuống

8, Tư thế chiến binh

Lợi ích: Tăng cường sức mạnh cho chân, đầu gối, mắt cá chân, vai, cánh tay và lưng, đồng thời cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Bạn có cảm thấy chúng quá khó để thực hành tại nhà không? Đừng quá lo lắng về vấn đề này này, 9 tư thế yoga cho bà bầu 3 tháng giữa mà chúng mình vừa khám phá ở trên đều là những bài tập rất nhẹ nhàng và đã được các chuyên gia khuyên các bà bầu nên áp dụng để cơ thể được thư giãn, kích tích tiêu hóa, ngủ ngon…

Vậy, bạn còn lo lắng gì nữa mà không sắm cho mình một chiếc thảm yoga và bắt đầu ngay hôm nay?

Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối: 8 Bài Tập Không Thể Bỏ Qua

Chăm chỉ tập các bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích vàng như giảm đau lưng, phù nề… Đặc biệt, đây còn là cách để luyện tập hít thở cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Tập yoga cho bà bầu không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể đã tập yoga từ những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bà bầu tập yoga trong tam cá nguyệt thứ ba có an toàn không?

Câu trả lời là “có” nếu sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé đang diễn ra bình thường. Tuy nhiên, không phải tư thế yoga nào cũng phù hợp, bạn chỉ nên tập các tư thế nhẹ nhàng, tránh gây áp lực cho cơ thể. Lời khuyên cho bạn là hãy tập luyện dưới sự giám sát của giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp.

Lợi ích của việc tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối

Các bài tập yoga sẽ giúp các cơ trở nên linh hoạt và đàn hồi hơn. Điều này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ và hồi phục sau sinh.

Yoga có tác dụng thư giãn. Tập luyện bộ môn này thường xuyên không chỉ giúp ổn định tâm trạng mà còn làm tăng lượng oxy cung cấp cho thai nhi để bé tăng trưởng và phát triển.

Các bài tập thiền của yoga còn lại đem lại sự bình yên cho tâm trí và giúp bạn dễ dàng “kết nối” với bé cưng trong bụng.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, có thể bạn sẽ gặp khó khăn đối với việc giữ thăng bằng do bụng lớn. Lúc này, bạn có thể có thể dùng ghế hoặc dựa vào tường để dễ thực hiện.

Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối

1. Xoay vai

Động tác này có tác dụng kích thích các cơ ở vai, lưng trên, cải thiện lưu thông máu, từ đó làm giảm độ cứng ở cổ. Ngoài ra, bài tập này cũng có tác dụng kích thích tuyến vú của mẹ.

Cách thực hiện

Đặt ngón tay lên vai, sau đó xoay các khớp giống theo cách giống như bạn vẽ một hình tròn bằng khuỷu tay.

Xoay theo chiều kim đồng hồ năm lần và đổi chiều. Lặp lại tương tự với cánh tay trái.

Hít vào khi cánh tay ở phía sau và thở ra khi cánh tay ở trước mặt bạn.

2. Xoay mắt cá chân

Động tác này có tác dụng làm tăng lưu thông máu ở bàn chân, giảm sự đau nhức do phù nề hoặc chuột rút.

Cách thực hiện

Gác chân phải lên đầu gối trái rồi dùng tay trái nắm các ngón chân và đặt bàn tay phải lên mắt cá chân.

Nhẹ nhàng xoay mắt cá chân theo theo chiều kim đồng hồ trong mười lần và đảo chiều.

Lặp lại tương tự cho chân trái.

3. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu giúp giảm tình trạng căng bụng dưới. Song, một số trường hợp bà bầu quá đau lưng thì nên tránh tư thế này.

Ngồi thật vững ở trên sàn, hai chân duỗi thẳng phía trước, hai tay chống xuống sàn ngay phía sau hông để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Từ từ gập đầu, kéo hai chân càng về phía gần hông càng tốt. Tay nắm bàn chân, rồi nhẹ nhàng di chuyển khớp gối lên xuống trong 20 nhịp.

4. Tư thế con bướm

Tư thế con bướm có tác dụng làm giảm căng thẳng, đau nhức ở đùi và tăng sức mạnh cho chân.

Cách thực hiện

Ngồi thẳng lưng, hai chân song song nhau, hai tay đặt lên đầu gối.

Uốn cong cả hai đầu gối nhưng thả lỏng đầu gối sang hai bên, mở hông.

Hai lòng bàn chân chạm vào nhau và dùng tay kéo sao cho hai gót chân càng gần háng càng tốt, nghĩa là giữ chặt mắt cá chân và kéo chân về phía xương chậu.

Hai tay nắm lấy phần các ngón chân. Giữ yên tư thế trong 30 – 40 giây.

5. Tư thế em bé

Tư thế này có tác dụng tăng cường sức mạnh ở đầu gối, hông và lưng.

Cách thực hiện

Ngồi quỳ gối lên gót chân. Mở rộng đầu gối và hông. Hít thở đều.

Gập người về trước giữa hai đùi. Thở ra. Chú ý đầu và ngón chân chạm sàn, gáy thư giãn.

Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa hai đùi.

Đưa hai tay duỗi thẳng về phía trước, hai lòng bàn tay mở hướng lên.

Thả lỏng vai. Giữ tư thế trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút hoặc lâu hơn tùy theo khả năng của bạn.

6. Tư thế con mèo

Tư thế con mèo là một trong những động tác hỗ trợ sinh nở rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Bài tập này tác động vào cột sống, vùng lưng, cổ và các cơ quan trong khoang bụng của mẹ.

Cách thực hiện

Quỳ xuống sàn, 2 tay cũng chống xuống sàn theo giống như tư thế con mèo đang đứng.

Cúi đầu, hít sau, cong lưng lên cao.

Giữ vài giây rồi trở về tư thế ban đầu.

7. Tư thế chiến binh

Tập tư thế chiến binh thường xuyên là cách tuyệt vời để bà bầu giảm đau lưng khi mang thai, đặc biệt trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ.

Cách thực hiện

Đứng thẳng, bước chân phải về phía sau, ngón chân hướng qua bên phải. Chân trước gập lại và vẫn giữ ngón chân hướng về trước.

Dang rộng 2 cánh tay về 2 bên, song song với vai, lưu ý là 2 cánh tay phải song song với nhau.

Tập trung nhìn vào các ngón tay ở phía trước mặt.

Giữ nguyên khoảng 30 giây, trở về tư thế ban đầu và đổi chân.

8. Tư thế ngồi xổm

Tư thế này giúp làm giãn cơ xương chậu để việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, tập tư thế này thường xuyên, bạn còn học được cách lấy hơi và phòng tránh được tình trạng chuột rút.

Cách thực hiện

Dang 2 chân rộng hơn vai, chắp 2 tay để phía trước.

Sau đó hạ trọng tâm thấp xuống giống như ngồi xổm, sao cho phần khuỷu tay chạm vào 2 đầu gối chân là được.

Thực hiện động tác này chừng 60 – 90 giây thì trở về tư thế ban đầu và làm lại.

Khi ngồi xổm mẹ bầu lưu ý chỉnh mũi bàn chân xoay ngang sang 2 bên.

Lưu ý khi tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu tập yoga trong tam cá nguyệt thứ ba cần lưu ý những điều sau:

Nói cho bác sĩ biết rõ về tình trạng của bạn để bác sĩ cho ý kiến tốt nhất về việc có nên tập yoga trong 3 tháng cuối hay không.

Bạn chỉ nên tập yoga khi được sự đồng ý của bác sĩ

Nếu đã tập yoga trong một thời gian dài, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ chứ không nên tự ý tiếp tục thực hiện các động tác

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về việc tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối. Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn vô cùng nhạy cảm.

Vì lẽ đó, việc tập yoga vẫn nên được thực hiện dưới sự giám sát giáo viên dạy yoga riêng. Nếu cảm thấy ngại đến lớp học, mẹ bầu chần chừ gì mà không tải ngay chúng tôi và mời ngay một giáo viên dạy yoga tại nhà.

Nguồn tham khảo

Yoga during Pregnancy Third Trimester https://parenting.firstcry.com/articles/yoga-during-pregnancy-third-trimester-benefits-poses-and-tips/ Ngày truy cập: 29/2/2020

Yoga Cho Bà Bầu Và 8 Lợi Ích Đối Với Thai Nhi Và Mẹ

Yoga cho bà bầu đã được chứng minh là có thể giúp giảm huyết áp, lượng đường trong máu, giảm căng thẳng, tham gia vào hệ thống thần kinh đối.

Việc tập luyện Yoga Bầu thường xuyên sẽ giúp bạn và em bé có cơ thể khỏe mạnh. Nhưng điều quan trọng là phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục, thể thao trong thai kỳ. Vì vậy, một khi bạn đã sẵn sàng để tập Yoga Bầu hãy tìm một nơi uy tín chuyên về Yoga Dành Cho Bà Bầu.

Tăng cường thể chất khi mang thai với Yoga Bầu

Yoga cung cấp sức mạnh thể chất và khả năng chịu đựng trong các lĩnh vực. Vì vậy yoga cho bà bầu cực hữu ích trong giai đoạn cuối của thai kỳ cũng như khi sinh. Chẳng hạn như việc đau nhức vai, hông, chân và lưng đều được giải quyết một cách đáng kể.

Cân bằng thể chất và cảm xúc thông qua các tư thế yoga bầu

Yoga là tất cả về sự cân bằng về thể chất và cảm xúc. Khi nằm trên thảm tập yoga, bạn có thể tập trung vào cả pranayama (thở) và asana (tư thế vật lý).

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là duy trì sự cân bằng giữa hai yếu tố này để bạn có thể đạt đến trạng thái hạnh phúc khi tắt phản ứng chiến đấu hoặc đánh bay (căng thẳng) và kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm (nghỉ ngơi và tiêu hóa).

Khi thai nhi phát triển, bạn có thể cảm thấy mất cân bằng về thể chất và tinh thần, do sự mất cân bằng trong nội tiết tố cũng như cân nặng từ em bé. Yoga sẽ giúp bạn tập trung vào sự cân bằng thể chất và cảm xúc thông qua cả nhịp thở và các tư thế.

Khi bụng to lên, hông và cột sống của bạn sẽ đau nhức. Độ cong cột sống của bạn tăng lên và hông của bạn thắt lại. Các tư thế yoga cho bà bầu sẽ cho phép bạn giảm bớt một số áp lực căng thẳng khi mang thai. Bằng những bài tập tăng cường sức mạnh, thả lỏng và hít thở sâu những vùng bị căng thẳng sẽ được giải phóng.

Thư giãn hệ thần kinh

Bài tập hít thở sâu của yoga cho bà bầu giúp cơ thể bạn có cơ hội chìm vào trạng thái mà một số người gọi là trạng thái nghỉ ngơi và tiêu hóa. Hệ thống thần kinh phó giao cảm của bạn hoạt động, cho phép cơ thể bạn nghỉ ngơi, tiêu hóa và tự chữa lành những vấn đề tâm lý bạn đang gặp phải. Khi bạn mang thai, cơ thể bạn phải làm việc gấp đôi thời gian cho bạn và em bé đang lớn. Điều quan trọng là phải kích hoạt hệ thống thần kinh nghỉ ngơi và tiêu hóa để bạn và em bé của bạn có thể khỏe mạnh nhất có thể. Và các bài tập yoga bầu sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này.

Nhận thức về cơ thể và tăng cường kết nối với em bé của bạn

Yoga cho bà bầu làm giúp bạn lắng đọng lại và cho phép bạn lắng nghe được tâm hồn của mình. Bằng cách tập trung vào hơi thở và các tư thế chạm đến tận sâu cơ bắp của bạn, nó sẽ cho phép bạn tập trung vào những gì đang thực sự xảy ra với bạn và con bạn. Trong chiều sâu của nhận thức này, bạn sẽ có không gian và cơ hội để kết nối ở mức độ sâu hơn với em bé của bạn.

Các động tác yoga bầu giúp giảm phù chân khi mang thai

Các bài tập yoga luôn kết hợp với thở sâu trong yoga tăng cường lưu thông của bạn. Khi lưu thông máu của bạn được tăng lên, việc chuột rút và phù nề chân sẽ được giảm xuống.

Tập hít thở chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở.

Khi bạn bình tĩnh, thở chậm, sâu, tăng sự tập trung và giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Nếu tập yoga trước khi sinh, bạn đang hình thành thói quen hít thở sâu chậm rãi để chuẩn bị cho ngày vượt cạn. Khi bạn thực hiện một tư thế yoga mới có thể gây đau đớn vì nó đang đánh thức vào vùng cơ thể bị đau hoặc bị bỏ quên. Một trong những điều tốt nhất bạn nên làm là buông tay, thả lỏng cơ mặt, nhắm mắt và hít thở sâu. Kỹ thuật hít thở và các bài tập yoga bầu sẽ hữu ích trong quá trình chuyển dạ.

Bài tập Yoga hít thở giúp mẹ bầu biết yêu bản thân mình hơn.

Việc tập yoga sẽ đưa bạn đi sâu vào tâm hồn của mình. Cho bạn thời gian để lắng nghe chính mình, để nuông chiều bản thân. Cho bạn thời gian để giải tỏa những phiền muộn và căng thẳng sau một ngày bận rộn của bạn. Đó là một cách để nuôi dưỡng bản thân và thúc đẩy lòng yêu bản thân!

Bài tập yoga bầu: lợi ích, tư thế và bí quyết tập luyện 3 quan niệm sai lầm trong việc lựa chọn thời điểm tập yoga bầu VÌ SAO Ở CARE WITH LOVE TẬP YOGA BẦU MANG LẠI LỢI ÍCH THIẾT THỰC NHẤT

Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 8

Thật tuyệt vời, vậy là chỉ còn 2 tháng nữa là cha mẹ sẽ chào đón một thành viên mới của gia đình, chắc hẳn cha mẹ cũng đang rất háo hức.

Từ tháng thứ 8 thai kỳ, các mẹ sẽ bận rộn hơn với việc chuẩn bị đồ đạc đón con yêu chào đời. Tuy nhiên đừng vì chuyện này mà các mẹ quên đi việc quan trọng nhất đó là giữ gìn sức khỏe thai kỳ và có chế độ ăn uống khoa học.

Ở tháng thứ 8 thai kỳ, thai nhi đang lớn rất nhanh nên cơ thể mẹ cũng cần bổ sung nhiều năng lượng. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ có thể phải đối mặt với triệu chứng ợ nóng, ăn uống khó tiêu. Vì vậy chị em nên chú ý chọn lựa những thực phẩm giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa để cơ thể được hấp thụ tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Thời gian mang thai tháng thứ 8 hết sức quan trọng nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng hết sức cần thiết. Việc cung cấp đủ dưỡng chất giúp sức khỏe mẹ được đảm bảo và bé phát triển hoàn thiện, tránh tình trạng còi xương sau khi sinh.

Mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Trong những tháng cuối thai kỳ, việc quan trọng nhất là mẹ cần phải ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi. Khi sinh con, lượng máu mẹ mất đi là khá nhiều vì vậy mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ chất sắt ngay từ trong thai kỳ. Ngoài ra, canxi cũng giúp xương và răng của thai nhi phát triển tốt.

Những thực phẩm giàu sắt, canxi mẹ nên ăn mỗi ngày như: Các loại rau lá xanh thẫm, các loại quả mọng, hoa quả sấy khô, lòng đỏ trứng, thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa, chuối.

Vào những tháng cuối thai kỳ, lượng chất béo mà thai nhi cần là rất lớn để tích tụ lớp mỡ dưới da. Vì vậy mẹ chớ bỏ qua: Thực phẩm giàu protein, thịt nạc, lòng trắng trứng, đậu phụ, cá, thịt gà, sữa.

Thực phẩm giàu carbohydrates: Khoai tây, các loại ngũ cốc, khoai lang, các loại đậu, quả mọng.

Thực phẩm giàu chất béo: Trứng, cá, đậu phộng.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ là rất quan trọng với mẹ bầu giai đoạn này để ngăn ngừa chứng táo bón. Những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất xơ cao bao gồm: Ngô, đậu trắng, đậu đen, bơ, gạo lức, bánh mì, súp lơ, bông cải xanh các loại rau xanh, cần tây.

Mang thai tháng thứ 8 nên tránh ăn gì?

Ở những tháng này, việc căn uống với các mẹ sẽ thoải mái hơn, tuy nhiên chị em vẫn cần nhớ phải tránh những thực phẩm như: Cà phê, sữa chưa tiệt trùng, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, đồ ăn tái sống, đồ ăn cay, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, pho mát mềm, pate, rượu, thuốc lá…

Mách mẹ những món ngon cho bà bầu tháng thứ 8

Sườn chua ngọt

Sườn non: 500 gr, tỏi, chanh, mắm, đường, ớt, hạt tiêu.

Bước 1: Sườn non rửa qua rồi chặt miếng vừa ăn (hoặc bạn có thể nhờ chặt sẵn từ lúc mua), sau đó đem luộc sơ cho hết chất bẩn và bọt.

Bước 2: Trong lúc rán sườn, bạn dùng các nguyên liệu: tỏi bằm nhỏ, nước cốt chanh, đường, ớt, nước mắm để pha một bát nước chấm vừa miệng, đầy đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.

Bước 3: Đổ nước mắm đã pha vào đun cùng sườn, lửa nhỏ để gia vị thấm được thấm. Đến khi sườn ngả màu vàng sậm hơn, nước mắm cũng keo lại, dính và bóng đều trên mặt miếng sườn thì rắc hạt tiêu và tắt bếp. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể ướp sườn đã rán với nước mắm vừa pha khoảng 20-30 phút cho thấm kĩ.

Bước 4: Cho sườn xào chua ngọt ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.

Nguyên liệu:

Cá sông 750g;

Tảo tía 5 miếng;

Trứng gà 1 quả;

Hành, gừng, muối, gia vị, tinh bột, dầu vừng lượng vừa đủ.

Cá rửa sạch, dùng dao mổ từ sống lưng, bỏ da, lọc hết xương. Dùng dao thái nhỏ thịt cá cho vào bát, thêm bột gừng, rượu, muối, gia vị, lòng trắng trứng (1 quả), 100ml nước lã và trộn đều. Sau đó cho thêm tinh bột và dầu vừng, lại trộn đều thành bột cá.

Lấy lòng đỏ trứng gà trộn đều với tinh bột, muối, dàn thành 5 miếng làm vỏ. Trải một tấm tảo tía lên thớt, cho một miếng bằng trứng lên, sau đó cho một lần bột cá, ở giữa cho hành và cuộn lại. Cũng phương pháp đó làm 5 chiếc, cho vào nồi hấp, để lửa to hấp khoảng 10 phút, vớt ra, sau khi nguội cắt thành miếng là ăn được.

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay bây giờ: http://easy.poh.vn/