Top 11 # Yeu Nhu The Nao Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Dinh Dưỡng Khi Mang Thai: Nhu Cầu Tinh Bột Của Mẹ Bầu

Ăn đủ khẩu phần tinh bột trong một ngày sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và chống lại mệt mỏi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn nhiều tinh bột cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì

Vừa là nguồn dinh dưỡng chính tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và bé, tinh bột vừa có ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, thừa tinh bột trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, béo phì và các bệnh tim mạch. Vậy, ăn bao nhiêu tinh bột là đủ?

1/ Bầu cần bao nhiêu tinh bột mỗi ngày?

Để có một chế độ dinh dưỡng khi mang thai đúng, bà bầu nên ăn cân đối giữa các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. “Thiên vị” chất nào hơn cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.

Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên ăn thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Không nên ăn quá no hoặc quá đói. Tốt nhất, nên ăn sau mỗi 4 tiếng/ lần. Cơm và bánh mì là 2 thực phẩm chứa nhiều tinh bột bầu nên thêm vào thực đơn của mình. Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú. Tuy nhiên, bầu nên hạn chế ăn bún vào buổi tối. Vì bún là gạo được ngâm nở chua, có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

– Ăn vừa ở 3 tháng giữa: Tuy nhu cầu năng lượng có tăng thêm 300 calories, nhưng khẩu phần tinh bột của bầu vẫn nên duy trì như 3 tháng đầu. Mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 1 chén cơm. Hơn nữa, thay vì nạp tinh bột từ cơm, bầu có thể bổ sung tinh bột từ những nguồn khác như ngũ cốc, bánh mì đen, gạo lứt…

– Ăn để “chạy đua” cân nặng cho thai nhi ở 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn thai nhi tăng cân nhanh và nhiều nhất. Cùng với quá trình hoàn thiện các cơ quan, lớp mỡ dưới da của bé cũng đang được hình thành và phát triển để chuẩn bị chào đời. Giai đoạn này, khẩu phần tinh bột của mẹ bầu có thể “nhỉnh” hơn một chút, khoảng 2 chén cơm mỗi bữa. Tuy nhiên, nên chia thành nhiều lần ăn nhỏ trong ngày.

3/ Lưu ý cho mẹ bầu cần biết

– Song song với chế độ dinh dưỡng, bầu nên tăng cường tập luyện thể dục, vừa giúp cơ thể đốt cháy năng lượng dư thừa, vừa chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.

– Không chỉ chứa tinh bột, bánh mì còn có một lượng muối nhất định, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng. Tốt nhất, thay vì ăn bánh mì trắng, bầu nên ăn bánh mì đen, các loại yến mạch, lúa mạch…

– Tinh bột kết hợp với a-xít béo ở mức độ cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch. Thậm chí, theo nghiên cứu, thừa tinh bột còn nguy hiểm hơn so với việc thừa chất béo trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Vì vậy, bầu nên kiểm soát chặt chẽ lượng tinh bột tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhưng lại không quá dư thừa.

Khi Mang Thai Có Nên Quan Hệ Tình Dục Để Giải Quyết “Nhu Cầu” Không?

1. Khi mang thai có nên quan hệ tình dục không?

Xoay quanh câu hỏi khi mang thai có nên quan hệ tình dục không đã và đang có nhiều ý kiến được đưa ra. Đa phần, mọi người đều khá phân vân và lo lắng về việc quan hệ khi mang thai. Bởi vì, họ lo sợ nhu cầu tình dục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Song có nhiều ý kiến lại cho rằng, quan hệ khi mang thai không gây ảnh hưởng, ngược lại còn mang đến nhiều lợi ích.

Trên thực tế, trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố estrogen trong cơ thể nữ giới tăng cao. Do đó, nhu cầu trong chuyện vợ chồng có thể khá cao ở một số người. Tuy nhiên, xét trên phương diện tâm lý thì ai cũng lo lắng việc giải quyết nhu cầu ấy sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng của thai kỳ. Vì vậy, lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên nhiều chị em “nín nhịn” nhu cầu mình.

Nhưng, nhiều chuyên gia sản phụ khoa cho biết thai nhi luôn được bao bọc và bảo vệ bởi màng ối và nước ối của mẹ. Thêm vào đó, thai nhi được ngăn cách với âm đạo bởi nút nhầy ở cổ tử cung. Nút nhầy này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong. Do đó, nếu mẹ “yêu” nhẹ nhàng thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ sản phụ khoa cũng khuyến cáo, nếu mẹ có cơ địa yếu, mang bệnh lý hoặc dễ sảy thai thì tuyệt đối không quan hệ trong thời kỳ mang thai. Thêm vào đó, nên chú ý nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong thời gian này.

Vì vậy, nếu bạn muốn “hâm nóng” tình cảm vợ chồng và giải quyết nhu cầu sinh lý an toàn thì nên nhận tư vấn từ bác sĩ. Đây là cách đơn giản và đảm bảo nhất cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ.

2. Khi mang thai có nên quan hệ ở 3 tháng đầu không?

Bên cạnh câu hỏi khi mang thai có nên quan hệ tình dục không? Thì câu hỏi khi mang thai có nên quan hệ ở 3 tháng đầu không cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi vì, nhiều người lo lắng đây là giai đoạn quan trọng cần đảm bảo sự ổn định cho thai nhi phát triển. Do đó, bất cứ hoạt động, nhu cầu nào gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi đều nên hạn chế.

Trên thực tế, 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ khá mệt mỏi do xuất hiện tình trạng nghén, ngủ nhiều, thèm ăn nhiều,… Do đó, đa phần nhu cầu trong “chuyện ấy” không được quan tâm và mẹ bầu cũng hạn chế thực hiện. Tuy nhiên, nếu muốn quan hệ trong thời gian này thì mẹ vẫn có thể thực hiện nếu sức khỏe và cơ thể đảm bảo.

Theo một số nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực hành tổng hợp Anh Quốc cho biết: Quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu sức khỏe thai nhi ổn định, mẹ thực sự ham muốn trong “chuyện ấy” thì khá an toàn. Bởi vì, thời gian này thai nhi chưa phát triển nhanh, có kích thước khá nhỏ lại được bảo vệ trong túi nước ối và nút nhầy tử cung. Nhờ đó, bé sẽ được bảo vệ khỏi những tác động từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu sức khỏe của thai nhi và của mẹ không đảm bảo thì chị em cần tránh quan hệ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đặc biệt, đối với những người đã có tiền sự sẩy thai, có nguy cơ sảy thai, bị chảy máu âm đạo, chảy máu sau quan hệ, cổ tử cung yếu, mang song thai, nhau thai thấp,… Thì đều không nên quan hệ khi mang thai.

Thêm vào đó, nếu nửa kia của bạn đang mắc phải các bệnh nam khoa, bệnh lây qua đường tình dục,… thì bạn cũng nên hạn chế quan hệ khi mang thai. Hãy chắc chắn rằng, việc quan hệ khi mang thai an toàn và có lợi cho sức khỏe.

3. Khi mang thai có nên quan hệ dùng bao cao su không?

Ngoài hai câu hỏi trên thì câu hỏi khi mang thai có nên quan hệ dùng bao cao su không cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Một số người cho rằng, việc sử dụng bao cao su có thể khiến “chuyện ấy” bớt thăng hoa, giảm kích thích. Nhưng thực tế, quan hệ khi phụ nữ mang thai nên sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn.

Bao cao su không những giúp bạn hạn chế được việc mang thai ngoài ý muốn mà hơn nữa trong giai đoạn này nó còn giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm do vi khuẩn xâm nhập qua đường tình dục. Vì vậy, việc sử dụng bao cao su trong thời kỳ này là vô cùng cần thiết để tránh nhiễm trùng cho nữ giới.

4. Những đối tượng không nên quan hệ khi mang thai

Nhu cầu tình dục trong thời gian mang thai là nhu cầu sinh lý bình thường của nữ giới. Việc đáp ứng nhu cầu này không những giúp chị em giải tỏa được tâm lý, cảm thấy hứng thú và hưng phấn mà còn tốt cho đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên đáp ứng nhu cầu này, nhất là với những chị em có thể trạng yếu, sức khỏe không đảm bảo.

Một số đối tượng khi mang thai không nên quan hệ tình dục có thể kể đến như:

– Nữ giới co nguy cơ bị sảy thai hoặc đã từng bị sảy thai ở những lần trước đó.

– Những người có nguy cơ sinh non (bị co thắt trước 37 tuần của thai kỳ).

– Những người bị chảy máu âm đạo, bị chảy mủ hoặc bị chuột rút không rõ nguyên nhân.

– Túi ối của nữ giới bị rò rỉ hoặc túi ối bị vỡ màng tuyệt đối không quan hệ tình dục.

– Cổ tử cung của nữ giới mở quá sớm trong thời kỳ mang thai.

– Những người có nhau thai quá thấp trong tử cung.

– Những người có triệu chứng của tình trạng tiền sản giật như bị phù, cao huyết áp.

– Những người được bác sĩ chẩn đoán nhau thai thấp hoặc bám vào nhau tiền đạo.

– Xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như đau quặn từng cơn, máu âm dạo, hở eo tử cung,… thì đều không quan hệ tình dục khi mang thai.

5. Quan hệ khi mang thai mang đến lợi ích gì?

Nhiều chị em không những quan tâm đến vấn đề khi mang thai có nên quan hệ không thì câu hỏi quan hệ khi mang thai mang đến lợi ích gì cũng được nhiều người tìm kiếm. Thực tế, việc quan hệ khi mang thai nếu đảm bảo an toàn, đảm bảo được yếu tố sức khỏe thì có thể mang đến một số lợi ích như:

“Hâm nóng” tình cảm vợ chồng

Nhu cầu trong “chuyện ấy” của vợ chồng không hề giảm đi trong thời kỳ chị em mang thai mà ngược lại còn tăng cao hơn rất nhiều. Do đó, thay vì e ngại, kiêng kỵ quan hệ thì nhiều chị em có sức khỏe đảm bảo vẫn lựa chọn quan hệ để “hâm nóng” tình cảm vợ chồng.

Cách làm này không những giúp tình cảm vợ chồng đi lên mà hơn nữa còn giúp nhu cầu được được đáp ứng, cả hai đều thấy hưng phấn và thỏa mãn sau chuyện đó. Đây cũng là “liều thuốc tinh thần” giúp tình cảm vợ chồng gắn kết hơn.

Ít ai biết được rằng, quan hệ tình dục khi mang thai còn giúp giảm các cơn đau cho mẹ trong thời kỳ mang thai khá hiệu quả. Bởi vì, khi quan hệ và cả hai đạt cực khoái cơ thể sẽ giải phóng hormone oxytocin. Loại hormone này có tác dụng giúp làm giảm nhanh các cơn đau, khó chịu trong thời kỳ mang thai cho mẹ bầu như đau đầu, đau lưng, mệt mỏi,…

Giúp đốt cháy calo và ngủ ngon hơn

Quan hệ tình dục khi mang thai sẽ giúp nữ giới đốt cháy khoảng 50 calo mỗi lần. Đốt cháy calo trong thời kỳ này cũng giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng, giữ dáng khá hiệu quả. Bên cạnh việc đốt cháy calo thì “yêu” khi mang thai cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon gơn. Bởi, tâm lý được giải tỏa, cảm giác đau nhức, mệt mỏi cũng được xua tan để chị em có giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Giúp cải thiện tinh thần và hệ miễn dịch cho mẹ bầu

Mang thai là giai đoạn mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, stress và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu trong thời kỳ mang thai mẹ bầu quan hệ tình dục thì hormone oxytocin sẽ được giải phóng giúp chị em giải tỏa tâm lý và thấy thoải mái hơn.

Đồng thời, quan hệ tình dục khi mang thai còn làm tăng IGA – Đây là một loại kháng thể giúp hạn chế và ngăn ngừa cảm lạnh và một số bệnh nhiễm khuẩn khác khá hiệu quả.

Mặc dù, quan hệ khi mang thai mang đến khá nhiều lợi ích cho nữ giới. Tuy nhiên, chị em cần chắc chắn sức khỏe, cơ thể ổn định để có thể quan hệ. Tuyệt đối không quan hệ khi sức khỏe không cho phép hoặc đã từng, đang mắc phải một số bệnh lý khác.

Quan hệ “lên đỉnh” có ảnh hưởng đến thai nhi không?

“Lên đỉnh” là “cú chốt” để cả hai thỏa mãn nhu cầu tình dục. Việc phụ nữ mang thai “yêu” và “lên đỉnh” hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi vì, việc đạt cực khoái tuy có kích thích khiến tử cung co bóp nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, hoạt động co bóp tử cung này không mạnh đến mức có thể khiến nữ giới sinh non.

Quan hệ khi mang thai có sảy thai không?

Một số người cho rằng việc quan hệ trong khi phụ nữ đã mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi và làm nữ giới sảy thai. Tuy nhiên, chưa có bất cứ khoa học bài chứng minh quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai khiến phụ nữ sảy thai.

Mặc dù, không khiến phụ nữ sảy thai nhưng đối với những trường hợp thuộc đối tượng không quan hệ khi mang thai tuyệt đối không quan hệ. Bởi, cơ địa cũng như sức khỏe chị em không đảm bảo để có thể “yêu” trong giai đoạn này.

Có nên quan hệ bằng miệng khi mang thai không?

Quan hệ bằng miệng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn khá lớn. Bởi, trong khoang miệng có rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó có một loại vi khuẩn có tên là herpes. Đây là loại vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm cho nữ giới. Vì vậy, khi “yêu” trong giai đoạn này, bạn và đối tác nên đảm bảo an toàn bằng cách không quan hệ bằng miệng.

Khi mang thai quan hệ ra máu có sao không?

Quan hệ khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ và bé. Bởi vì, một số chị em gặp phải tình trạng này do nhau bong non làm xuất huyết nặng, có thể xuất hiện máu đông. Do đó, dễ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Thêm vào đó, một số bệnh viêm nhiễm gặp phải cũng chính là lý do khiến chị em bị chảy máu khi quan hệ.

Vì thế, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này bạn cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và nhận định chính xác tình trạng đang gặp phải.

Quan hệ khi mang thai có sinh đôi không?

Hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho rằng việc quan hệ khi mang thai có thể khiến nữ giới sinh đôi. Tuy nhiên, để chắc chắn an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

7. Những lưu ý cần biết khi mang thai quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục khi mang thai cũng có những điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nắm được những lưu ý này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi “yêu” trong giai đoạn này. Một số lưu ý có thể kể đến như:

– Quan hệ tình dục trong 3 giai đoạn của thai kỳ:

+ Trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể quan hệ tình dục nếu sức khỏe của mẹ đảm bảo an toàn, cơ thể không mệt mỏi và thai nhi phát triển bình thường. Ở 3 tháng giữa thai kỳ, cơ thể mẹ khỏe hơn nên việc quan hệ trở nên dễ dàng hơn nhưng vẫn cần chú ý về sức khỏe của mẹ và bé.

+ Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển lớn khiến cơ thể mẹ nặng nề thì “chuyện ấy” nên hạn chế thực hiện. Bởi, nếu quan hệ gần ngày sinh khi đạt cực khoái có thể khiến cơ thể giải phóng hormone Prolactin của tuyến yên làm xuất hiện nhiều cơn co thắt và có thể gây tổn thương đến mẹ và bé.

– Trong khi mang thai, cả hai nên lựa chọn tư thế quan hệ phù hợp để tránh ảnh hưởng đến bé. Thậm chí, không nên thực hiện những tư thế gây chèn ép đến bụng, các mạch máu vì có thể khiến cơ thể nữ giới bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, không quan hệ bằng miệng khi phụ nữ mang thai.

– Khi quan hệ cần đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé ổn định, đối tác không mắc các bệnh truyền nhiễm và nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

– Để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thời kỳ mang thai, nữ giới nên nhận tư vấn từ bác sĩ về việc khi mang thai có nên quan hệ tình dục không. Việc nhận tư vấn từ bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé khi “yêu”.

Khi mang thai có nên quan hệ tình dục không và những câu hỏi xoay quanh vấn đề này đã được Dr Hùng Clinic giải đáp cụ thể và chi tiết nhất trong bài viết này. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như nên “yêu” lành mạnh hơn. Mọi thắc mắc cần tìm hiểu thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline: 024 9998 879 hoặc để lại thông tin qua form tư vấn. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Nhu Cầu Sinh Lý Của Phụ Nữ Mang Thai Như Thế Nào?

Nhu cầu sinh lý của phụ nữ mang thai qua từng giai đoạn

Khi mang bầu, người phụ nữ sẽ có sự thay đổi nội tiết tố, cơ thể nhạy cảm hơn. Do đó, theo các chuyên gia sinh sản thì trong thời gian thai kỳ ham muốn tình dục của mẹ bầu sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên tình trạng này không diễn ra suốt 9 tháng 10 ngày mà có sự chuyển biến qua từng giai đoạn.

Trong thời gian từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3, nhu cầu sinh lý của phụ nữ mang thai hầu như không có sự thay đổi nhiều. Ở một số chị em còn có xu hướng giảm dần do bị ốm nghén, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu hóa kém. Hoặc sợ ảnh hưởng đến bào thai ngay từ những ngày đầu còn non nớt trong bụng mẹ.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 có sự gia tăng ham muốn tình dục một cách đột biến. Bởi trong giai đoạn giữa thai kỳ, nồng độ hCG trong cơ thể bắt đầu giảm khiến mẹ bầu không còn cảm thấy buồn nôn. Hơn nữa ăn uống cũng ngon miệng và tinh thần thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, nồng độ Estrogen và Progesterone ngày càng tăng cao cùng với quá trình phát triển của thai nhi. Khi hai hormone này cao hơn bình thường thì nhu cầu tình dục của chị em sẽ nhiều hơn. Đồng thời mẹ bầu cũng rất dễ xúc động và muốn được chồng chiều chuộng.

Bước vào giai đoạn cuối từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, nhu cầu sinh lý của mẹ bầu sẽ giảm dần. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc chị em phải đối mặt với việc tăng cân quá mức, cơ thể nặng nề, xương khớp đau nhức. Với nhiều yếu tố tác động cộng với bản năng bảo vệ con của người mẹ nên ở những tuần cuối ham muốn tình dục gần như mất hẳn.

Trường hợp vẫn quan hệ tình dục để thỏa mãn nhu cầu của chồng thì cần thực hiện nhẹ nhàng. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu sinh sớm, ra huyết nơi âm đạo, bị chuột rút nhiều lần. Hoặc biểu hiện giống như mắc chứng bệnh phụ khoa nào đó, mẹ bầu nên ngừng quan hệ và đến ngay cơ sở y tế để thăm khám sớm.

Thực tế một số người cho rằng, mang thai là thời kỳ nhạy cảm nên sẽ cảm thấy e ngoại hoặc lãnh tránh việc quan hệ tình dục với chồng. Tuy nhiên các bác sĩ sản khoa cho biết, nếu bạn thực hiện các động tác quan hệ nhẹ nhàng và đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi bé đã được bảo vệ bên trong bọc nước ối.

Mặt khác việc làm tình khi mang bầu còn khiến chị em cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi được gần gũi và chia sẻ với ông xã của mình. Khi tinh thần thư giãn, mẹ bầu sẽ có cảm giác ăn ngon miệng, dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ. Từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Cách quan hệ an toàn cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Mặc dù việc quan hệ tình dục trong thai kỳ mang đến những lợi ích thiết thực phụ nữ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, chúng ta cần lưu ý những điều cơ bản như sau:

Những tuần đầu và cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên quan hệ tình dục. Bởi đây là hai thời điểm khá nhạy cảm với thai nhi.

Tránh tình trạng quan hệ với tần suất cao trong ngày hoặc trong tháng. Điều này không chỉ khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của em bé.

Người chồng không nên để dương vật tiến quá sâu vào bên trong âm đạo khi ân ái với vợ bầu.

Cuộc yêu chỉ nên bắt đầu thực hiện khi mẹ bầu đã sẵn sàng về sức khỏe lẫn tinh thần, tránh tình trạng bất ổn về tâm lý.

Với những chị em có sức khỏe yếu, tiền sử bị động thai, sảy thai nên hạn chế hoặc tuyệt đối kiêng cữ trong suốt thai kỳ.

Hy vọng những thông tin mà Hana Lady chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ về nhu cầu sinh lý của phụ nữ mang thai như thế nào. Thông thường ham muốn của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi qua từng giai đoạn và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Vì vậy, chúng ta chỉ nên quan hệ khi có nhu cầu thỏa mãn và cảm thấy thực sự thoải mái. Như vậy cuộc yêu sẽ diễn ra thuận lợi với nhiều cảm xúc thăng hoa để gắn kết tình yêu thương và tình cảm gia đình bền chặt hơn.

Thai Nhi 28 Tuần Tuổi Nhu Cầu Dinh Dưỡng Cao Cho Bé Phát Triển

Thay đổi của thai nhi 28 tuần tuổi

Thai nhi 28 tuần nặng khoảng 1- 1,1 kg và chiều dài tính từ đầu đến chân đạt khoảng 33 – 35 cm (đầu đến mông khoảng 23 – 25 cm).

Từ tuần thai này, một số em bé đã bắt đầu xoay đầu về vị trí đầu quay xuống dưới để thuận lợi cho quá trình sinh thường. Hầu hết khoảng thời gian trong ngày bé bận rộn với việc tập những kỹ năng mới như nháy mắt, mút ngón tay, ho, nấc và hít thở.

Những thay đổi của thai nhi khi bước sang tuần thứ 28.

Cũng tại thời điểm này, thai nhi có thể nhìn thấy ánh sáng lọc qua tử cung của mẹ. Trong não của bé hàng tỉ tế bào thần kinh đang phát triển, bề mặt não nhẵn và mặt não xuất hiện các rãnh nhăn cùng với các vết lõm điển hình; lông mày, lông mi của bé đã xuất hiện và tóc mọc dài ra; chất béo trong cơ thể bé tăng lên nên thân hình tròn trịa hơn để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.

Ngay ở thời điểm này, qua thiết bị siêu âm, bác sĩ sẽ cho bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung.

Nếu bạn cảm thấy đầu bé trì nặng ở vị trí cổ tử cung, bé có thể có ngôi đầu. Những bé có ngôi bất thường, thường phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên từ tuần lễ này đến khi sinh, bé vẫn còn đến hai tuần để thay đổi tư thế nằm trong tử cung, vì vậy mẹ chớ quá lo lắng khi hiện giờ bé có ngôi thai bất thường. Hầu hết các bé có thể tự xoay tư thế nằm của mình để chuẩn bị cho ngày chào đời.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 28

Ngày thứ 190: Mặc dù tử cung có nhiều biến đổi ở tam cá nguyệt này thì bé vẫn duỗi người và thúc nhiều vào bụng mẹ. Hầu như bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt ít nhất là 10 cú huých của bé vào mỗi sáng.

Mẹ làm cho bé: Để tăng cường độ chắc khỏe cho xương bé và bạn, mỗi ngày bạn cần 250ml can-xi. Nên uống 3-4 ly sữa hớt váng hoặc nước cam tươi là đủ.

Ngày thứ 191: Não bộ của bé tăng trưởng từng bước một. Xương sọ của bé khá mềm ở tuần tuổi này.

Mẹ làm cho bé: Bạn nên ngủ trưa, chợp mắt một chút giúp bạn thoải mái tinh thần mà bé cũng được nghỉ ngơi theo.

Ngày thứ 192: Bề mặt trước của não bé có vẻ trơn hơn.

Mẹ làm cho bé: Bạn cần bổ sung tiếp omega-3 để giúp bé tăng cường trí não, nguồn omega-3 dồi dào nhất vẫn là các loại cá hồi, cá ngừ, cá trích, dầu olive…

Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3.

Ngày thứ 193: Bé của bạn đã có thể mở mắt nhưng chỉ trong vòng 1 – 2 giây

Mẹ làm cho bé: Mặc dù bạn muốn liều lĩnh để có được một làn da nâu bóng thì giới hạn tốt nhất vẫn là nằm trên giường cho đến khi bé yêu ra đời. Lý do là bé sẽ gặp nguy hiểm khi nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên đột ngột. Trong khi đó, mặc dù bạn sử dụng các loại thảo mộc và sữa dưỡng thể chống nắng nhưng ánh nắng vẫn có thể thẩm thấu qua da.

Ngày thứ 194: Não bộ của bé đã có thể quản lý việc hô hấp và điều chỉnh thân nhiệt

Mẹ làm cho bé: Sau khi bé chào đời, nếu bạn muốn xác định xem nhiệt độ cơ thể bé quá nóng hay quá lạnh, hãy sờ vào sau gáy của bé. Nếu bé lạnh, hãy ủ ấm cho bé, đừng quên làm ấm cả tứ chi của bé.

Ngày thứ 195: Bé giờ đã có thể nghe, nếm, nhìn, ngửi nhiều hơn mỗi ngày.

Mẹ làm cho bé: Cho bé làm quen với những âm thanh ồn ào thường nhật trong gia đình bạn, tiếng chó sủa, tiếng máy hút bụi, tiếng tivi…và đừng ngạc nhiên là bé có thể ngủ rất say với những âm thanh ồn ào đó.

Ngày thứ 196: Số lượng tế bào mô não bắt đầu gia tăng nhanh và nhiều hơn.

Mẹ làm cho bé: Tìm một cái tên thật hay cho con, kể cả tên đệm, tên gọi âu yếm ở nhà nữa.

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong tuần mang thai thứ 28

Đây là giai đoạn bạn có rất nhiều cảm xúc nảy sinh. Bạn bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các phụ nữ mang thai, em bé, trẻ con, quan tâm đến kinh nghiệm của phụ nữ mang thai khác. Ngay cả khi bạn mang thai ngoài kế hoạch, đến tuần thứ 28 này bạn bắt đầu cảm nhận thiên chức làm mẹ rõ rệt hơn. Nếu bình thường bạn không phải là người dễ bộc lộ cảm xúc, ở tuần thứ 28 này bạn sẽ thay đổi. Khi bạn xem tin tức hoặc nghe những câu chuyện không vui, bạn dễ dàng xúc động và rơi lệ.

Trong suốt trải nghiệm của đời người thì giai đoạn tâm lý nhạy cảm nhất là khi bạn mang thai. Nhưng việc này không có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Việc có nhiều cảm xúc, trở nên nhạy cảm, mong manh trong giai đoạn này là hoàn toàn bình thường. Đây chính là sự kỳ diệu của tạo hoá khi tăng độ cảm xúc cho các bà mẹ để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng con mình một cách nhạy cảm và tình cảm hơn.

Sự thay đổi trong cơ thể bạn:

Em bé trong bụng bắt đầu phát triển hơn và sẽ dịch chuyển xuống chèn vào bàng quang làm cho bạn cần đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thậm chí, bạn sẽ cảm giác khó chịu vì đi tiểu nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác là chưa tiểu hết. Tuy nhiên, bạn đừng nên chạy vội vã ra khỏi nhà vệ sinh. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng làm trống bàng quang mình và vệ sinh tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Chứng mất ngủ vào buổi tối bắt đầu gây khó chịu cho bạn dù bạn đang rất mệt mỏi và thèm ngủ. Đây cũng là triệu chứng thông thường trong ba tháng cuối thai kỳ và khó khắc phục. Tuy nhiên, có vài biện pháp như việc duy trì thói quen trước khi đi ngủ của mình, tránh đưa lượng caffeine vào cơ thể vào buổi chiều, nằm ở hướng gió mát nhè nhẹ trong phòng ngủ và đảm bảo một cái giường thật êm ái cùng gối dựa giúp bạn thay đổi tư thế cho thoải mái. Vài tiếng động dễ chịu như tiếng quạt gió hoặc âm nhạc thư giãn cũng hữu ích.

Mẹ có thể bị mất ngủ trong thời gian thai nhi 28 tuần tuổi.

Bạn tuyệt đối không nên dùng thuốc an thần và thuốc ngủ vì những loại được phẩm này có tính rủi ro cao và không có lợi cho thai nhi. Thay vào đó, bạn nên uống sữa, kê thêm gối, nằm nghiêng một bên và kê đùi trên gối ôm dài. Hãy để máy tính và điện thoại ngoài phòng ngủ. Dọn dẹp phòng ngủ tạo không gian thoải mái vì phòng ngủ là nơi bạn nghỉ ngơi và thanh tịnh.

Bạn cũng cảm thấy khó chịu với chứng chuột rút do giãn tĩnh mạch ở chân. Có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân khiến chân bị chuột rút.

Bà bầu thường bị chuột rút vào những thời gian cuối thai kỳ.

Ở một vài trường hợp, phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch nơi âm đạo tạo sự khó chịu cực kỳ nếu đang bị trĩ cùng giai đoạn. Vài biện pháp cải thiện như chọn đồ lót có chất liệu lycra phù hợp yêu cầu vừa bó sát và phải co giãn tốt thuận tiện các cử động, chọn vớ dài phù hợp hỗ trợ, ngâm mình hoặc tắm mát và tránh đứng quá lâu. Kiểm tra việc tăng cân và nâng chân và đùi cao bất cứ khi có thể. Chứng giãn tĩnh mạch có thể giảm sau khi sinh vài tháng, nhưng vẫn có thể tiếp tục gây cho bạn sự khó chịu trong vài trường hợp.

Những triệu chứng phổ biến khi mang thai 28 tuần là:

Đầy hơi

Chóng mặt

Nghẹt mũi

Hội chứng bồn chồn chân tay

Chảy máu nướu răng

Da, tóc và móng phát triển nhanh

Những thay đổi về mặt tâm lý:

Nếu bạn còn đang đi làm, bạn sẽ có một chút cảm giác nặng nề và rất khó tập trung. Nếu bạn đang làm công việc toàn thời gian, sẽ có khả năng muốn chuyển sang làm việc bán thời gian cho đến khi bạn nghỉ thai sản. Hãy hỏi người quản lý trực tiếp của bạn nếu bạn có thể làm việc tại nhà hoặc chuyển sang những công việc nhẹ nhàng hơn trong vài tuần còn lại. Khi đó, có thể bạn sẽ cần bổ sung tờ giấy xác nhận của bác sĩ.

Nếu bạn còn phải chăm sóc thêm đứa con lớn trong lúc mang thai, bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy bạn hãy tranh thủ kết hợp việc nghỉ trưa với các con. Hãy thoả thuận với ông xã việc chăm sóc con cái, phân chia việc nhà để bạn có thời gian nghỉ. Sự mệt nhọc có thể làm tâm trạng mọi người trong nhà đi xuống.

Bạn có gặp khó khăn trong việc tập trung? Nếu bạn đang học tập hoặc nghiên cứu, bạn sẽ thấy tâm trí mình bay bổng ngoài cuốn sách. Tập trung vào những công việc cần làm ngay có thể cần một lực tập trung tinh thần cao độ khi bạn đang trong giai đoạn thai kỳ cuối. Nếu bạn đang chần chừ và tìm lý do để không phải làm việc bạn phải làm, hãy tự cài đặt giờ đồng hồ chính xác khoảng thời gian mình cần phải làm. Hãy tự ép mình phải thật sự tập trung trong vòng một tiếng và nghỉ giải lao. Nó sẽ rất hiệu quả!

Khi mang thai, mẹ nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ để phòng tránh táo bón. Thêm vào đó, bé con của mẹ vẫn cần được cung cấp acid folic và vitamin để tạo máu và phát triển.

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ.

Mẹ nên ăn nhiều rau củ trong bữa ăn hàng ngày như cải bó xôi, đậu bắp, súp lơ… Mẹ cũng có thể chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ để tránh khó tiêu mà vẫn nạp vào đủ năng lượng cho thời gian mang thai tuần 28 này.

Ăn ổi cung cấp nhiều vitamin C cho bà bầu.

Cũng như các tuần trước, khi mang thai tuần 28 mẹ cũng nên uống thật nhiều nước vì sẽ giúp tăng lượng nước ối trong tử cung của mẹ. Việc này cũng hỗ trợ cho mẹ tránh khỏi các tình trạng như tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sinh non.

Một điều mẹ cần nhớ là hãy thường xuyên nghỉ ngơi, vào buổi tối mẹ chỉ nên ăn các món ăn nhẹ, uống 1 ly sữa nóng và đi ngủ sớm. Khi tinh thần được thư giãn, mẹ sẽ tránh cho bản thân bị làm phiền bởi những cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi mang thai cũng như chứng khó ngủ đấy mẹ ạ.

Tử cung của bạn lớn lên mỗi ngày để phù hợp với sự phát triển của bé. Điều này cũng khiến cho mẹ mắc phải các triệu chứng của bệnh trĩ. Mạch máu ở vùng hậu môn sưng lên là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nếu bị ngứa hoặc có cảm giác đau đớn, hãy thử ngâm mình trong một bồn tắm ngồi hoặc chườm lạnh ở các vùng này.

Bạn phải tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai. Để tránh cảm giác khó chịu của bệnh táo bón gây ra, bạn nên có một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.

Một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón vẫn tiếp tục trong giai đoạn này. Các loại hoocmon thai kỳ, đặc biệt là progesterone khiến các mô của mẹ giãn ra, ở cả đường tiêu hóa. Chậm tiêu có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi và ợ nóng, đặc biệt là sau khi bạn ăn quá nhiều, các triệu chứng của táo bón cũng theo đó mà xuất hiện.

Bạn nên khám thai hai tuần một lần ngay từ lúc này cho đến tuần thứ 36. Bạn nên chú ý tới một vài điểm sau:

Siêu âm Rhogam

Chụp hình ảnh sơ đồ hoạt động của bào thai

Tính các lần bé đạp

Tham gia các lớp học tiền sản

Nên cho bé bú sữa mẹ hay bú bình

Không có quy định nào về việc bạn bắt đầu nghỉ sinh vào lúc nào. Có bà mẹ quyết định nghỉ sinh sớm khi họ thấy cơ thể nặng nề từ tháng thứ 8 để chờ sinh, nhưng cũng có mẹ làm việc sát đến ngày dự sinh mới nghỉ sinh. Thời gian nghỉ sinh sẽ tính theo quy định từ ngày bạn quyết định nghỉ, vì vậy tùy vào thể trạng và tình hình mang thai của bản thân cũng như hoàn cảnh thực tế ở doanh nghiệp nơi công tác để quyết định thời điểm nghỉ sinh.

Thai phụ cũng được nghỉ khám thai 5 lần trong suốt thai kỳ, mỗi lần 1 ngày (không tính ngày nghỉ hàng tuần và ngày lễ).

Câu hỏi 2: Ngoài chế độ nghỉ, tôi có được hưởng trợ cấp gì khi mang thai và sinh con?

Trong khi nghỉ sinh, bạn được hưởng trọn vẹn tiền công theo mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh. Các ngày nghỉ khám thai theo quy định cũng được Bảo hiểm xã hội chi trả tương tự nghỉ sinh con. Ngoài ra, bạn còn nhận được trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 tháng lương tối thiểu theo quy định Nhà nước.

Câu hỏi 3: Nếu tôi bị sẩy thai hoặc mất bé trong khi mang thai, tôi có được nhận chế độ thai sản?

Nếu không may bị sẩy thai, buộc phải bỏ thai, hoặc thai chết lưu, bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau: 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng, 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, và 50 ngày nếu thai trên 6 tháng (thời gian nghỉ bao gồm ngày nghỉ hàng tuần và các ngày lễ). Thời gian này bạn được hưởng 100% lương theo bình quân lương đóng bảo hiểm lao động của 6 tháng liền kề trước.

Mua sắm vài thứ cần thiết. Hãy lên danh sách những thứ cần chuẩn bị trước cho một vài tuần đầu tiên sau sinh khi mẹ không thể ra ngoài mua sắm được:

Tã bỉm sơ sinh và khăn em bé.

Đồ dùng cho trẻ sơ sinh như bấm móng tay, nhiệt kế, hút mũi cao su và vú giả.

Bột giặt an toàn cho trẻ sơ sinh.

Băng vệ sinh cho mẹ (vì mẹ sẽ chảy sản dịch trong vài tuần sau sinh).

Khăn giấy và chén đĩa giấy để tiện dọn dẹp sau bữa ăn.

Mẹ bầu sắm đồ sơ sinh cho bé.

Tận hưởng sự tự do: Hãy tận hưởng những tuần cuối trước khi sinh để làm những việc mẹ yêu thích như xem phim, chăm sóc da, hoặc một bữa tối lãng mạn với chồng chẳng hạn.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 29 tuần tuổi