Top 7 # Yêu Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Quan Hệ Và Cứ “Yêu” Khi Muốn!

Quan hệ khi mang thai có phải là bí mật động trời gì đâu mà dấu kín. Đây là nhu cầu sinh học đời thường của các cặp vợ chồng. Và cũng là cách để giữ lửa yêu thương. Hơn nữa, bác sĩ cũng không hề ngăn cấm bầu bì là phải kiêng!

Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ và cứ “sex” nếu bầu muốn

Tại sao ư? Vì 3 lý do rất đời thực và khoa học như sau:

Thứ nhất quan hệ tình dục khi mang thai rõ ràng không phải là xâm phạm vào một lãnh địa cấm nào đó mà là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho cả hai vợ chồng. Không chỉ các nhà khoa học mà bác sĩ chuyen khoa cũng đồng tình rằng sex hoàn toàn an toàn.

Kế tiếp, thai nhi còn quán nhỏ, chưa phát triển đủ dây thần kinh để nhận biết được cha mẹ chúng đang làm “chuyện ấy”. Thai nhi được bao bọc bởi nước ối êm ái nên chẳng thể nào nhận ra chuyện gì khác thường. Nếu có một thai kỳ khoẻ mạnh và vẫn có cảm hứng để quan hệ, tại sao mẹ bầu không tận hưởng trải nghiệm mới mẻ này nhỉ?

Thứ ba, sex trong thời gian mang thai giúp bầu dễ dàng đạt khoái cảm. Lý do? Bởi vì toàn bộ vùng bộ phận sinh dục và vùng xương chậu, bao gồm cả tử cung, có nhiều máu hơn (do mạch máu giãn nỡ), làm cho vùng âm đạo trở nên nhạy cảm hơn.

Khi đó chỉ cần một kích thích nhỏ sẽ khiến cho vùng âm đạo co bóp để vận chuyển máu, kết quả là bà bầu sẽ cảm thấy thích thú hơn, “lên đỉnh” nhanh hơn.

Xin khẳng định một lần mữa tình dục không ảnh hưởng gì đến thai nhi trong suốt thai kỳ cho đến khi vỡ nước ối.

Chồng nên thay đổi những gì, khi biết nàng có thai?

Ái ân là cần lãng mãng, thăn hoa cần vợ chồng hiểu nhau. Đó là lý do phu quân khi biết tin vợ có thai nên cùng nàng đến kì thăm khám phụ khoa đầu tiên với bác sĩ.

Bác sĩ sẽ kiểm tra, xem phôi thai phát triển thế nào, liệu tất cả có đang ổn. Để an toàn, trong giai đoạn đầu thai kỳ nên từ bỏ mọi dụng cụ hộ trợ và mọi tư thế “tạo ấn tượng” mạnh mẽ. Mục đích, để tránh mọi dạng viêm nhiễm, chấm thương, nỗ lực và căng thẳng cơ bắp thái quá (nhất là ở khu vực bụng).

Trở về với tư thế quan hệ kinh điển truyền thống và chuyển dần cùng thời gian sang tư thế từ đằng sau và nằm nghiêng. Quan trọng nhất, để phu nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, an toàn và không đòi hỏi nỗ lực quá sức.

Tư thế sex an toàn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Trong giai đoạn đầu, khi cơ thể chưa có nhiều sự thay đổi, bầu vẫn có thể trung thành với tư thế truyền thống, chàng trên nàng dưới. Tuy nhiên, theo thời gian, khi cơ thể đã trở nên nặng nề hơn, mẹ bầu nên tránh những tư thế “giao ban” làm gia tăng áp lực lên vùng bụng, những động tác khó hoặc quá mạnh.

Một số tư thế quan hệ khi mang thai an toàn bầu có thể thử như:

Tư thế “úp thìa”: Cả hai nằm song song, và anh xã sẽ xâm nhập từ phía sau. Với tư thế này, phần lưng của mẹ bầu sẽ “gánh” hết áp lực và trở thành một “điểm tựa” cho vùng bụng.

Bầu “cầm lái”: Không có áp lực lên bụng, và bạn có thể kiểm soát tốc độ và chiều sâu của sự thâm nhập tốt hơn.

Bên cạnh giường: Bạn nằm ngửa trên mép giường, đầu gối cong và bàn chân trên mép giường. Khá giống với kiểu “yêu” truyền thống, nhưng với tư thế này, bầu sẽ không phải chịu thêm áp lực của anh xã lên bụng.

Sau khi quan hệ, trường hợp nào cần đi khám thai ngay?

Mọi chuyện đang diễn ra như ý muốn nhưng bất chợt vợ yêu cảm thấy đau bụng hoặc có vấn đề nào đó bất thường xuất hiện, chồng cần đưa vợ đi khám thai càng sớm càng tốt.

Giai đoạn bầu bì có thể là thời kỳ đỉnh cao trong “chuyện yêu” của nhiều cặp vợ chồng nhưng với những cặp khác, “chuyện ấy” lại là mối lo âu, sợ hãi. Đừng ngại chia sẻ cảm xúc sợ hãi và lo cho sự an toàn của thai nhi.

Trong trường hợp có bất cứ nghi ngại nào về “chuyện ấy” trong thời kỳ thai nghén thì hãy cởi mở và chia sẻ điều đó với bác sĩ.

Những trường hợp không nên quan hệ khi mang thai

Tiền sử bị sảy thai

Bị động thai hoặc có dấu hiệu sảy thai

Mắc bệnh lây qua đường tình dục

Nguy cơ từ bệnh viêm âm đạo

Bất thường về nhau thai

Thường xuyên xuất hiện những cơn co thắt

Xuất hiện triệu chứng suy tử cung

Có dấu hiệu rỉ ối

Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ và cứ quan hệ khi vợ chồng đều cảm thấy thoải mái. Dĩ nhiên những trường hợp cấm kỵ thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

“Yêu” Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Liệu Có Dẫn Đến Sảy Thai Hay Không?

Có thai 3 tháng đầu có được quan hệ không?

Việc có nên hay không quan hệ tình dục trong thời gian mang thai không tùy thuộc vào ý thức cũng như ham muốn của vợ hoặc chồng mà nó hoàn toàn phải căn cứ theo sức khỏe của người vợ.

Điều đó có nghĩa là, trong các lần siêu âm, khám thai, nếu người mẹ có sức khỏe tốt, ít mệt mỏi, không có nguy cơ động thai, sảy thai; đồng thời thai nhi có các chỉ số phát triển ổn định thì không có lý do gì bác sĩ lại ngăn cấm “chuyện ấy” của các bạn.

Thế nhưng, trong 2 lần khám thai quan trọng ở thời điểm mang thai 3 tháng, bác sĩ đều cảnh báo mẹ bầu phải hết sức cẩn thận vì có nguy cơ sảy thai thì cần nói không tuyệt đối với quan hệ tình dục cho đến khi tình trạng ổn định lại. Bên cạnh đó, thai nhi chậm phát triển, quá nhẹ cân so với mức chuẩn thì mẹ cũng nên “cấm vận” chồng.

Ngoài ra, 3 tháng đầu khoảng thời gian mà hầu hết các mẹ bầu sẽ bị những cơn ốm nghén, buồn nôn, trướng bụng tấn công khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Tình trạng này nếu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ. Chính vì thế, một khi mẹ đang bị mệt và trông thiếu sức sống do ốm nghén, mẹ nên hạn chế những “vận động mất sức” do “yêu” gây ra.

Mẹ bầu “yêu” có gây sảy thai, sinh non không?

Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không? – Nhiều người lựa chọn “cấm vận” chồng hoàn toàn suốt 9 tháng 10 ngày vì lo lắng rằng việc làm tình trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Thế nhưng theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa không phải lúc nào tình huống đau buồn này cũng xảy ra.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng – Trưởng khoa Nam học – Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết thai nhi nằm gọn bên trong tử cung của mẹ, đồng thời được bọc nước ối chở che an toàn để tránh mọi tác động từ bên ngoài.

Đặc biệt, theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, khi “yêu”, tử cung của mẹ đã bị đóng chặt bởi một nút nhầy nên tinh trùng khó có thể vào được bên trong tử cung, từ đó khả năng thai nhi gặp nguy hiểm là không thể.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ cho rằng các cơn co thắt khi đạt cực khoái có thể dẫn đến chảy máu, dọa sảy thai. Trước vấn đề này, các chuyên gia y tế cho biết những cơn co thắt nhẹ sau khi “yêu” sẽ nhanh chóng biến mất nên không để lại tác động nào nghiêm trọng cho thai nhi. Thế nhưng, nếu cơn co thắt mạnh, dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo chảy máu nhiều thì các mẹ nên đi bệnh viện kiểm tra.

Khi nào bà bầu nên tránh quan hệ tình dục?

Mẹ đã từng có tiền sử sảy thai

Sức khỏe không tốt, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu

Mẹ bị ốm nghén nặng

3 tháng đầu, mẹ có hiện tượng chảy máu nhiều ở âm đạo và bị cảnh báo có khả năng bị động thai, sảy thai

Mẹ mang thai khi đã ngoài 40 tuổi

Mẹ bị chứng nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo

Mẹ đang mang song thai hoặc đa thai

Mẹo Chữa Đau Đầu Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Ngoài ra, khi đang mang thai cơ thể đã mệt mỏi do phải cung cấp dưỡng chất do thai nhi, vì vậy đau đầu sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ảnh hưởng đến tinh thần, tính cách và cả trẻ sau sinh.

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu

Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân đau đầu chủ yếu là do sự thay đổi hormone của cơ thể, ốm nghén, xáo trộn tuần hoàn máu sẽ gây nên hiện tượng này, Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh tác động không nhỏ đến hệ thần kinh của mẹ bầu Thường các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu sẽ đau nửa đầu và phần vai gáy, đây là một triệu chứng tự nhiên của cơ thể trong thời kỳ sinh sản nhưng vẫn cần theo dõi và thăm khám để tránh các biến chứng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra đau đầu đó là:

Stress

Mệt mỏi

Nghén

Chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều caffein, hay để cơ thể bị đói.

Thiếu ngủ, thường xuyên hoạt động quá sức.

Uống ít nước.

Hạ đường huyết.

– Tắm vòi hoa sen: Việc tắm có thể làm giảm đau nhức tạm thời. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho việc lưu thông tuần hoàn máu, khiến cảm thấy thoải mái hơn.

– Không để cơ thể thiếu nước và quá đói: Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thường xuyên trong ngày thay vì ăn những bữa lớn. Nên ăn một số loại thức ăn như bánh quy, hoa quả, sữa chua để năng lượng đường trong máu tụt có thể gây đau đầu. Uống nước nhiều cũng giúp cơ thể thải độc tốt hơn, làm giảm các triệu chứng đau đầu.

– Nghỉ ngơi: Khi bị đau đầu, các bà mẹ nên cố gắng chợp mắt, nghỉ ngơi. Nên thư giãn trong một căng phòng yên tĩnh, ít ánh sáng. Tránh thức khuya hay ngủ quá nhiều, nên có một chế độ sinh hoạt điều độ.

– Sử dụng các kỹ thuật thư giãn: Thiền, yoga, mát xa cổ vai và lưng giúp giảm các cơn đau đầu tạm thời

Khi bị đau đầu, các bà mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đau đầu kể cả có nguồn gốc thiên nhiên. Nếu đau dữ dội và không thể giảm đau bằng các cách thức trên thì cần lập tức thăm khám bác sĩ để có những phương pháp trị bệnh tốt nhất.

Lời khuyên cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Ngoài các biện pháp giúp giảm đau tạm thời, các bà mẹ mang thai 3 tháng đầu nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh bị căn bệnh đau đầu này làm phiền:

– Tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đau đầu, nhất là ở bà bầu. Vì vậy cần tránh những nơi ồn áo để đảm bảo sức khỏe không chỉ cho mẹ mà còn cả cho sự phát triển của thai nhi.

– Chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ dinh dưỡng yếu kém, mất cân bằng là một trong số những nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng đau đầu. Chính vì vậy, lưu ý tới chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất hàng ngày của mình là cần thiết. Ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu có thể sử dụng thêm thuốc bổ cho bà bầu mỗi ngày. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, sắt, acid folic, canxi, I-ốt…

– Nên uống đủ từ 2 lít nước trở lên mỗi ngày.

– Tập thể dục thường xuyên: Không những tăng cường sức khỏe, mà còn có thể hạn chế được những căn bệnh thường xuyên gặp phải trong quá trình mang thai như đau đầu, cảm cúm,…

– Chú ý đến tư thế ngồi, nằm: Cần xem lại tư thế ngồi làm việc, tư thế nằm ở nhà có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu.

– Giữ tinh thần thoải mái: Kiểm soát căng thẳng, không để stress, buồn bực kéo dài lâu.

– Đi khám định kỳ thường xuyên: Thường xuyên khám sức khỏe để đảm bảo sức khỏe cho không chỉ bản thân người mẹ mà còn cả cho thai nhi.

Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác.

Thời kỳ 3 tháng đầu khi mang thai rất nhạy cảm, chị em sẽ gặp những dấu hiệu, thay đổi lạ khiến không ít người hoang mang và vô cùng lo lắng. Trong rất nhiều thay đổi đó có tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có bình thường không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các thai phụ không?

1. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị chóng mặt?

Hormon thai kỳ là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai. Hormon làm các mạch máu co giãn, tăng lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi dẫn đến huyết áp bà bầu giảm hơn bình thường, máu lên não giảm làm bà bầu có cảm giác chóng mặt.

Ngoài ra, bà bầu bị chóng mặt cũng có thể do một số nguyên nhân khác :

– Thiếu máu, thiếu vitamin B6 : Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu khiến lượng oxy tới não suy giảm. Một số trường hợp nghiêm trọng, chóng mặt đi kèm với phù, huyết áp tăng cao có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ tiền sản giật. Mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý.

– Thay đổi tư thế quá nhanh có thể dẫn đến tut huyết áp làm choáng váng, chóng mặt.

– Nhiệt độ quá nóng bức hay việc tiếp xúc giữa hai môi trường nóng, lạnh liên tục, đột ngột làm cơ thể sốc nhiệt.

– Tập luyện thể dục quá mức hay căng thẳng, lo lắng thường xuyên cũng dẫn đến hoa mắt, chóng mặt ở mẹ bầu.

2. Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai có nguy hiểm không

Mẹ bầu vẫn thường chủ quan bỏ qua hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi mang thai. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro cho thai nhi. Đặc biệt khi mẹ gặp các triệu chứng này trong 3 tháng đầu tiên thì cần phải cẩn trọng hơn. Điều này có thể báo hiệu nguy cơ mẹ bị tiền sản giật. Do đó, nếu mẹ thường xuyên bị những cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt thì nên đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra , hiện tượng chóng mặt khiến thai phụ có thể bị ngã hoặc bị tai nạn gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật

3. Cần làm gì để khắc phục hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

– Khi bị chóng mặt, cách khắc phục đầu tiên là nằm xuống hoặc ngồi xuống ngay khi cơn chóng mặt ập đến để không bị ngã giúp bảo toàn sức khỏe và thai nhi.

– Tránh căng thẳng và mệt mỏi, hãy giữ cho tâm trạng luôn phấn chấn, thoải mái, lạc quan.

– Tránh đứng lên đột ngột: Việc đứng lên quá đột ngột sẽ làm máu không kịp lưu thông hết vòng tuần hoàn dẫn đến choáng váng. Do đó, khi muốn đứng lên bạn nên thực hiện động tác từ từ .

– Ăn uống đủ chất, lành mạnh: Khi mang thai là lúc cơ thể mẹ cần lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Mẹ hãy chú ý cung cấp đầy đủ thức ăn lành mạnh cho cơ thể, đồng thời chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên uống đủ 8 – 10 ly nước/ngày để tránh hiện tượng choáng váng.

– Bổ sung chất sắt: Bị hoa mắt chóng mặt khi mang thai có thể là do mẹ thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất sắt trong thai kỳ qua những thực phẩm giàu sắt hoặc viên uống bổ sung sắt.

– Vận động cơ thể nhẹ nhàng: Vận động cơ thể bằng việc đi bộ hay tập những bài tập yoga nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn, tránh được tình trạng choáng váng.