Top 5 # Yếu Dây Chằng Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Nguyên Do Dây Chằng Bị Yếu Khi Mang Thai Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Yếu dây chằng khi mang thai là vấn đề mẹ bầu thường gặp khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này, sự phát triển của em bé sẽ khiến tử cung của mẹ lớn dần lên, dây chằng sẽ bị căng ra dẫn đến các cơn đau như đau bụng dưới hoặc đau lưng.

Vì sao dây chằng bị yếu khi mang thai?

Dây chằng là một nhóm mô xơ cứng có vai trò hỗ trợ hoạt động của cơ bắp cũng như nâng đỡ các cơ quan nội tạng. Dây chằng còn có bên trong tử cung của mẹ, lúc này dây chằng được gắn vào mỗi bên của tử cung và bên thành khung xương chậu. Khi tử cung to lên, dây chằng theo đó cũng bị giãn ra, dẫn đến tình trạng dây chằng bị yếu khiến mẹ bị đau nhức.

Đau nhức dây chằng thường xuất hiện khi mẹ bầu bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng giữa. Cơn đau dây chằng thường ở mức độ nhẹ và tần suất ít. Tuy nhiên, ở 3 tháng cuối thai kỳ, lúc này thai nhi đã phát triển hơn thì mức độ đau càng nặng và tần suất xuất hiện càng nhiều.

Biểu hiện của dây chằng bị yếu khi mang thai

Dây chằng bị yếu khi mẹ bầu mang thai sẽ gây ra những cơn đau cho mẹ. Đau dây chằng thường là những cơn đau ở phần bụng dưới. Có khi đau dây chằng diễn ra ở sâu bên trong háng hoặc kéo dài lên trên và ra phía ngoài hông. Đôi khi cơn đau còn diễn ra ở vùng khung xương chậu hoặc đùi, lưng và vùng bụng mẹ. Các cơn đau gây ra cảm giác nề ở vùng đau. Kèm theo đó là sự đau nhói khi mẹ thay đổi tư thế.

Mẹ bị yếu dây chằng khi mang thai sẽ gây ra đau âm ỷ hoặc đau nhói trong các trường hợp:

Bị khi đột ngột thay đổi vị trí

Đau khi giữ ở một vị trí quá lâu như đứng hoặc ngồi quá lâu

Vận động, đi lại nhiều dẫn đến cơn đau

Bị đau khi làm việc quá tải

Mức độ đau sẽ nặng hơn khi sinh con nhiều lần

Nếu mẹ bầu thấy các cơn đau dây chằng xuất hiện cùng với triệu chứng đau dữ dội, kéo dài, chảy máu, sốt, ớn lạnh, co thắt, ói mửa… thì cần đến ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Lúc này có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.

Mẹ cần phải làm gì khi bị yếu dây chằng?

Chú ý tư thế nằm

Khi bị yếu dây chằng dẫn đến tình trạng bị đau, mẹ nên nằm nghỉ tại chỗ. Mẹ cần chờ cho cơn đau qua đi mới tiếp tục làm việc. Nếu mẹ bầu bị đau dây chằng trong lúc ngủ, mẹ hãy nằm nghiêng về bên không đau. Đồng thời, mẹ nên cong đầu gối về phía bụng, kê gối bên dưới bụng, giữa hai chân và đằng sau lưng để giảm áp lực của dây chằng.

Chườm khăn nóng

Trong trường hợp bị đau quá, mẹ có thể chườm nóng bằng khăn nhúng nước ấm để làm dịu các cơn đau. Mẹ nên lưu ý đến nhiệt độ của nước, mẹ không nên chườm quá nóng. Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên chườm quá lâu, làm ảnh hưởng tới nhiệt độ của vùng bụng.

Sử dụng đai đỡ bụng

Mẹ nên sử dụng đai đỡ bụng bầu khi phải đứng, ngồi lâu hay di chuyển nhiều. Đai đỡ bụng bầu sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực của bụng bầu lên dây chằng. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng đai quá nhiều.

Việc sử dụng dây đai đỡ bụng quá nhiều sẽ khiến dây chằng, cơ lưng hông hoạt động ít đi. Điều đó gây ra hậu quả về vấn đề trương lực sau sinh của mẹ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng dây.

Tập thể dụng nhẹ nhàng

Mẹ bầu tập thể dục khi mang thai cũng là cách giảm đau dây chằng hiệu quả. Khi mẹ tập thể dục sẽ giúp các cơ, dây chằng khỏe và co giãn tốt hơn. Trong thai kỳ, mẹ nên tập một vài môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, bơi, đi bộ. Mẹ đừng quên khởi động các cơ và khớp thật cẩn thận và linh hoạt.

Mẹ có cần gặp bác sĩ khi bị yếu dây chằng lúc mang thai?

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu bất thường như: đau dây chằng càng ngày càng nhiều, xuất hiện nhiều hơn 4 cơn cơ thắt trong 1 giờ, đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu, chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều thì lúc này mẹ cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị yếu dây chằng trong quá trình mang thai. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Hiện tượng này chứng tỏ em bé trong bụng mẹ đang ngày một phát triển lớn hơn. Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan. Yếu dây chằng sẽ gây ra những cơn đau, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của mẹ. Mẹ nên theo dõi các cơn đau để có thể có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Đau Dây Chằng Khi Mang Thai: Triệu Chứng Và Cách Đối Phó

Đau dây chằng là đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn, thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là vào khoảng ba tháng giữa đến ba tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân gây đau dây chằng khi mang thai

Khi mẹ mang thai, các dây chằng trở nên căng và dày hơn để hỗ trợ cho tử cung. Dây chằng tròn trở nên mở rộng và kéo dãn khiến mẹ bầu sẽ có cảm giác đau ở hai bên bụng. Việc kéo dài của dây chằng cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh gần đó và gây ra đau.

Đau dây chằng âm ỉ ở bụng dưới.

Đặc biệt nếu tử cung của mẹ bầu bị lệch sang phải thì mẹ sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.

Biểu hiện

Đau dây chẳng ở mẹ bầu có những biểu hiện như mẹ cảm thấy đau nhói khi đột ngột thay đổi vị trí. Lúc này các cơn đau thường xuất hiện khi mẹ đứng, ngồi, rời khỏi giường hay thậm chí là chỉ vì ho.

Khi mẹ làm việc quá sức hay đi bộ nhiều sẽ cảm thấy các cơn đau âm ỉ ở bụng dưới.

Mẹ cũng sẽ cảm thấy các cơn đau thường xuất hiện ở lưng, đùi, xương chậu hoặc là phần bụng.

Cảm giác nặng trịch ở vùng xương chậu, đau ê ẩm và có cảm giác như em bé sắp rơi cũng là một biểu hiện của hiện tượng đau dây chằng.

Đau dây chằng cũng gây đau ở phần lưng.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị đau vùng bụng dưới kèm với các triệu chứng như kéo dài, chảy máu, có thắt, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa… thì mẹ nên ngay lập tức đến cơ sở y tế để được chăm sóc. Lúc này triệu chứng không còn là đau dây chằng bình thường nữa.

Thường đau dây chằng xuất hiện ở các mẹ bầu mang thai nhiều lần hơn là ở mẹ bầu mang thai lần đầu đấy.

Những biện pháp đối phó với hiện tượng đau dây chằng

Đau dây chằng khó tránh khỏi trong thai kỳ, nhưng mẹ bầu có thể làm các động tác sau để giảm sự khó chịu cho cơ thể:

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Lúc này mẹ bầu nên làm việc nhẹ nhàng, thư giãn và tránh các công việc khuân vác nặng, đứng hay ngồi quá lâu.

Ngoài ra, nếu công việc buộc mẹ phải ngồi nhiều thì tốt nhất mẹ nên cố gắng thỉnh thoảng đứng dậy và đi lại.

Tư thế khi ngủ

Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng và chèn một chiếc gối dưới bụng và kẹp một chiếc khác giữa hai chân.

Ngoài ra, khi đang ngồi hay nằm mà cảm thấy đau thì mẹ bầu nên thay đổi tư thế từ từ để thư giãn và giảm đau cho cơ thể.

Dùng thuốc giảm đau

Paracetamol là loại thuốc giảm đau an toàn mà mẹ bầu có thể dùng để điều trị chứng đau dây chằng. Thế nhưng, để tránh các rủi ro có thể mẹ bầu nên được bác sĩ tư vấn trước khi dùng.

Dùng đai đỡ bụng

Đai đỡ bụng giúp mẹ bầu bớt đau hơn.

Gặp bác sĩ

Nếu các cơn đau kéo dài và có các triệu chứng bất thường hoặc đau dữ dội mà mẹ bầu không thể chịu đựng được thì tốt nhất mẹ nên đến bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Phụ Nữ Mang Thai Với Đau Dây Chằng

Đau dây chằng là gì?

Đau dây chằng là hiện tượng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn, các dây chằng bao quanh tử cung của thai phụ trong vùng khung xương chậu. Khi thai nhi phát triển, các dây chằng căng và dày lên để đủ sức hỗ trợ tử cung. Những thay đổi này đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở một hoặc cả hai bên bụng của thai phụ.

Thông thường, thời điểm xuất hiện đau dây chằng thường xuất hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ, với những cơn đau nhẹ, ít và sẽ đau tăng ở 3 tháng cuối của thai kì các cơn đau có thể tăng nhiều do lúc này thai nhi phát triển và đã lớn hơn.

Biểu hiện

Thai phụ có thể cảm thấy đau nhói nhất là khi đột ngột thay đổi vị trí, chẳng hạn như đang đi ra khỏi giường hoặc đứng dậy, ho,… hoặc đau âm ỉ nếu có một ngày hoạt động, làm việc, đi bộ quá nhiều… khiến thai phụ rất khó chịu. Đa số thai phụ cảm thấy đau ở vùng xương chậu, khung xương chậu, lưng đùi hoặc bụng. Nếu đứng hay ngồi lâu, hoặc nhanh chóng thay đổi tư thế, thai phụ sẽ bị đau thường xuyên hơn.

Cần phải làm gì?

Khi bị đau biện pháp lý tưởng và an toàn nhất là thai phụ cần được nghỉ ngơi, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Thai phụ nên nằm nghiêng khi ngủ, đặt một chiếc gối hoặc chăn gấp mỏng dưới bụng (kê để đỡ bụng) và một cái khác ở giữa hai chân. Như vậy sẽ đỡ được tất cả các bên và giúp làm giảm các cơn đau. Nếu đang ngồi mà xuất hiện cơn đau hãy từ từ đứng lên hoặc nằm xuống nếu có thể.

Trong trường hợp đang làm việc lao động chân tay (cấy, trồng ngô, nấu cơm,…) mà bị đau dây chằng thì nên ngừng hoạt động ngay để xem có giảm đau hay không. Sau đó, nếu thấy giảm đau mới làm việc cho đến mức độ bạn cảm thấy thoải mái nhất và duy trì như vậy, không nên cố sức quá nhiều sẽ nguy hiểm.

Đối với thai phụ làm công việc ngồi nhiều như: thợ may, dệt vải,… thỉnh thoảng nên đứng lên đi bộ giúp bạn thoải mái hơn và giảm những cơn đau dây chằng.

Gặp bác sĩ khi nào?

Khi có những dấu hiệu bất thường như: đau dây chằng càng ngày càng tăng, xuất hiện nhiều nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ (ngay cả khi cơn đau này không gây ra các tổn thương); đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống); chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều; sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn; tiểu tiện đau hoặc rát… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Ngồi máy tính quá nhiều dễ mắc bệnh , bệnh và . Đến nhà thuốc nam An Dược để có bài tập và bài thuốc nam hay điều trị bệnh hiệu quả!

Đau Dây Chằng Tròn Ở Phụ Nữ Mang Thai

Dây chằng bao quanh tử cung quanh vùng xương chậu của thai phụ sẽ căng ra và dày lên để hỗ trợ và nâng đỡ tử cung ngày một phát triển. Những thay đổi này đôi khi gây đau một hoặc cả hai bên phần bụng của bạn. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau này trong tam cá nguyệt thứ hai.

Cơn đau có thể ngắn hoặc dài, xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế đột ngột (khi bạn ra khỏi giường, thay đổi tư thế nằm, hay đứng dậy khỏi ghế, ra khỏi bồn tắm…). Bạn có thể nhận thấy các cơn đau âm ỉ khi đi bộ nhiều hay làm việc quá sức. Cơn đau xuất hiện ở háng, di chuyển lên trên và ra ngoài vùng hông của bạn. Cơn đau ở phía trong nên bạn không nhìn thấy được, nếu bạn muốn theo dõi cơn đau bạn có thể nhìn theo đường cắt may của đồ bikini.

Bạn hãy gọi cho bác sĩ khi cơn đau vẫn tiếp tục sau khi bạn đã nghỉ ngơi, kèm theo các triệu chứng sau đây: Đau dữ dội hoặc bị chuột rút, có nhiều hơn bốn cơn co trong một giờ ( ngay cả khi bạn không thấy đau nhiều), các cơn đau dai dẳng không kết thúc. Đau lưng, đặc biệt là khi bạn chưa có cảm giác đau lưng trước đó, bạn cảm thấy áp lực lên vùng chậu ( giống như em bé di chuyển xuống). Bạn bị chảy máu âm đạo, đốm âm đạo hoặc tăng tiết dịch nhày âm đạo. Sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn. Đau rát khi đi tiểu.

Tôi nên làm gì để giảm bớt khó chịu?

Bạn hãy ngồi xuống và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi thoải mái sẽ làm giảm các triệu chứng của cơn đau. Bạn hãy thử gập đầu gối về phía bụng. Bạn có thể nằm xuống , kê một gối dưới bụng hỗ trợ, một gối giữa hai chân để giảm áp lực. Tắm nước ấm cũng giúp giảm bớt khó chịu. Hãy hạn chế các cử động hay việc làm khiến bạn bị đau. Bạn có thể gia tăng từ từ đến khi bạn cử động thoải mái lại.