Top 7 # Xuất Huyết Khi Mang Thai Tháng Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Dấu Hiệu Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Theo các tin tức y tế thì bệnh sốt xuất huyết chính là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra, bệnh lây lan từ người này qua người khác do một loại muỗi vằn hút máu gây ra. Căn bệnh này xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa, có thể phát sinh thành dịch và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Khi có thai bị sốt xuất huyết rất nguy hiểm vì virus của bệnh sẽ tác động vào cơ quan máu của người mẹ và con (thai nhi) gây nên tình trạng rối loạn đông máu và làm giảm số lượng tiểu cầu.

Bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai sẽ khó chuẩn đoán hơn bình thường do tình trạng máu bị pha loãng lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu. Khi tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến hiện tượng đông máu, gây ra tình trạng chảy máu kéo dài và có thể gây nên những nguy hiểm nhất định cho mẹ và bé.

Hiện nay, tỉ lệsốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai ngày càng khó kiểm soát, do đó mà các mẹ cần phải biết được các dấu hiệu của bệnh đề phòng ngừa một cách hiệu quả.

Dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Có biểu hiện sốt kèm theo các biểu hiện như viêm hô hấp, đau họng, xuất tiết, đau đầu.

Nhiều trường hợp mẹ có thai bị sốt xuất huyết có dấu hiệu giống như bị cảm cúm nên các mẹ cần phải đề phòng.

Mẹ bầu có thể bị xuất huyết dưới da.

Chảy máu chân răng kèm theo chảy máu đường tiêu hóa.

Trong trường hợp nặng khi mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu sẽ bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hoặc màng phổi, màng tim.

Có nhiều mẹ sẽ bị sốc hoặc giảm thể tích máu.

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có tác hại thế nào?

Nếu mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt xuất huyết thường nguy hiểm hơn bình thường, một số tác hại nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp phải chính là”

Khiến cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc suy thai.

Tình trạng hạ tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến sinh non, gây ra các biến chứng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật…

Trường hợp nguy hiểm có thể khiến cho cả mẹ và con đều tử vong.

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có tác hại thế nào?

Phòng tránh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả

Để hạn chế tối đa khả năng mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu thì mẹ bầu cần áp dụng các phương pháp phòng tránh sau:

Chủ động phòng tránh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai bằng cách dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như phát quang bụi dậm và dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Không để cho ao tù, nước đọng trong chum, thùng..

Ngủ trong mùng, màn.

Uống thật nhiều nước mỗi ngày và ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C, mẹ bầu không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân.

Mẹ bầu nên khám sức khỏe thường xuyên để bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.

Tóm lại, sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu vô cùng nguy hiểm nên các mẹ bầu cần cẩn trọng và tìm hiểu về căn bệnh này để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Xuất Huyết Khi Mang Thai

Khi thấy hiện tượng xuất huyết âm đạo dù có đau bụng hay không, các thai phụ thường hoảng sợ. Nguyên nhân vì đâu? Xuất huyết trong thai kỳ là một trong các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai.

Khi thấy hiện tượng xuất huyết âm đạo dù có đau bụng hay không, các thai phụ thường hoảng sợ. Nguyên nhân vì đâu? Xuất huyết trong thai kỳ là một trong các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai.

Nếu thấy tình trạng này, thai phụ nên dùng băng vệ sinh thấm để biết lượng huyết nhiều hay ít, màu sẫm hay đỏ tươi và báo cho bác sĩ. Qua đó, họ sẽ biết thai đang trong tình trạng nào.

Xuất huyết vào những tháng đầu thai kỳ

Khoảng 20 – 30% số bà bầu thường bị xuất huyết trong thời gian đầu mang thai, rơi vào các trường hợp:

Dọa sảy thai: một số thai phụ thấy ra máu khi tuổi thai khoảng 4 – 8 – 12 tuần. Đó là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Ra máu thường kèm các triệu chứng đau lưng, nặng ở bụng dưới…

Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra nội tiết tố giúp thai phát triển. Tuy nhiên, đôi khi lượng nội tiết tố không đủ, dẫn đến xuất huyết như có kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ hết sau ba tháng đầu.

Thai lưu: trường hợp thai phát triển không bình thường sẽ gây tình trạng thai lưu. 1/3 các trường hợp là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể.

Các nguyên nhân khác gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng… Cơ thể thai phụ sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết âm đạo.

Thai lạc chỗ: đây là tình trạng phôi thai nằm ngoài tử cung. Các dấu hiệu thai lạc chỗ gồm chảy máu âm đạo, đau nhói vùng bụng dưới. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, không xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm đến tình trạng người mẹ. Người có tiền sử phá thai, bị viêm nhiễm vùng sinh dục, từng bị thai lạc chỗ dễ gặp tình trạng này.

Thai trứng: trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi và các phần phụ như túi ối, nhau, gai nhau… Sự phát triển của phôi và các thành phần phụ phải tương ứng nhau. Nhưng có trường hợp, thành phần phụ phát triển quá nhanh, không tương ứng với phôi thai.

Điều này khiến gai nhau nhanh chóng bị thoái hóa, tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho. Các tổn thương này làm trứng hỏng nhưng gai nhau vẫn được nuôi dưỡng nhờ máu của mẹ nên tiếp tục hoạt động. Hiện tượng này gọi là thai trứng. Dấu hiệu của thai trứng gồm xuất huyết âm đạo, có màu nâu đen hoặc đỏ, chảy máu dai dẳng hoặc ồ ạt. Xét nghiệm máu có hàm lượng hCG cao. Tim thai không thấy đập.

Các trường hợp khác: viêm nhiễm đường sinh dục, bướu ở cổ tử cung… hoặc sau khi gần chồng cũng gây ra xuất huyết.

Tình trạng xuất huyết từ tuần 20 của thai kỳ

Xuất huyết âm đạo trong nửa giai đoạn sau của thai kỳ thường do các nguyên nhân:

Nhau bong non: tình trạng nhau thai tách khỏi vị trí thành tử cung khi bé chưa chào đời. Triệu chứng thường là đau bụng, xuất huyết âm đạo. Khi xác định nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng thai nhi, mẹ và sự co bóp của tử cung. Việc xử trí tùy mức độ của nhau bong và tuổi thai. Nếu thai trưởng thành, bác sĩ sẽ theo dõi và cho kích thích chuyển dạ.

Nhau tiền đạo: bình thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy tử cung. Nếu vì lý do nào đó như: tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt… bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đặc biệt là gây chảy máu khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.

Lưu ý: thai phụ bị ra huyết không phải chuyện hiếm. Có nhiều trường hợp ra huyết do những nguyên nhân nhỏ, không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.

BS. THU PHƯƠNG

Bị Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai Có Sao Không ?

Các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai mắc sốt xuất huyết, các bà bầu cần đến bệnh viện khám và điều trị để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo ghi nhận của PV xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội gentis , tại khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), số ca mắc sốt xuất huyết là phụ nữ mang thai chiếm khoảng 15% tổng số bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết.

Các bác sĩ nhận định, trường hợp biến chứng điển hình vì sốt xuất huyết thường nguy hiểm ở giai đoạn đầu mang thai hoặc trong những tuần cuối thai kỳ. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối, sốt xuất huyết dễ làm chảy máu trong lúc sinh nở, dễ dẫn đến rối loạn đông máu.

Trao đổi với báo chí, TS. BS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai khuyến cáo khi phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết cần lưu ý:

1.Nhất thiết khi mang thai cần nhập viện khám và điều trị, tốt nhất là tại bệnh viện có sự phối hợp các chuyên khoa Truyền nhiễm, sản, huyết học, điều trị tích cực;

2.Biểu hiện sốt xuất trên phụ nữ có thai rất khó lường. Do vậy, khi bệnh nhân có thai mắc sốt xuất huyết sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận… hàng ngày và theo dõi tình trạng của thai nhi để xem có biểu hiện như: Dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (nếu ở trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không; (do mo da gay la gi )

3.Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, sốt xuất huyết dễ làm chảy máu, cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho người mẹ và thai nhi.

Cùng chung khuyến cáo với BS.Cường, TS.BS.Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu Sản M, BV Từ Dũ chúng tôi lưu ý thêm, bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai khá nguy hiểm. Vi rút sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Bệnh có thể gây sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

“Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến thai kỳ do 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ cân và có một tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai. Với các bà bầu có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa do tình trạng giảm tiểu cầu. Nếu diễn tiến nặng hơn có thể bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ tử vong”, BS.Hà khuyến cáo.

Trước thực trạng nhiều bà bầu lo lắng khi mắc sốt xuất huyết sẽ phải bỏ thai nhi, chúng tôi Hà khẳng định, thông thường bác sĩ không có chỉ định bỏ thai khi mắc sốt xuất huyết. Vì thế, khi mắc bệnh, chị em không nên lo lắng thái quá bởi sẽ làm ảnh hưởng đến em bé. Điều quan trọng là phải theo dõi khám thai định kỳ, xét nghiệm trước sinh để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Xuất Huyết Dưới Da Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Gây Xuất Huyết Da

Xuất huyết dưới da là bệnh gì?

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng trên da xuất hiện nhiều vết bầm, đốm nhỏ màu tím, đỏ, nâu… được gọi là xuất huyết dưới da. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các mạch máu bị tổn thương. Những vết xuất huyết dưới da có thể xuất hiện giống như phát ban hoặc mọc thành chùm và phẳng khi chạm vào.

Xuất huyết dưới da có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể từ chân, tay, mí mắt cho tới miệng. Không khó để bệnh nhân có thể phát hiện ra tình trạng xuất huyết dưới da trên cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với vết bầm tím do bị tổn thương ngoài da, va đập mạnh,…

Vậy xuất huyết dưới da là bệnh gì? Theo các chuyên gia y tế chia sẻ thì xuất huyết dưới da có thể là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:

Giảm tiểu cầu.

Thành mạch bị tổn thương bẩm sinh.

Rối loạn cơ chế đông máu.

Thiếu một số vitamin như: PP, C,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da thì có rất nhiều. Trong đó, chúng ta có thể kể đến như:

Theo các chuyên gia y tế chia sẻ thì bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân khiến trên da xuất hiện những mảng bầm tím. Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ khiến cho huyết mao trong dây thần kinh, da, mạch máu bị suy yếu và hình thành xuất huyết dưới dưới.

Tình trạng bầm tím dưới da cũng có thể xuất hiện khi bạn tập thể dục quá mức. Theo đó, những người nâng tạ hay tập những bài tập mạnh sẽ có thể tự làm tổn thương và khiến các mao mạch bị vỡ gây nên những vết bầm tím ở xung quanh các thới sợi cơ bắp.

Quá trình sản sinh lớp mỡ bảo vệ da và collagen cũng sẽ giảm dần khi cơ thể ngày càng lớn tuổi. Vậy nên, con người cũng sẽ rất dễ bị xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể dù chỉ tác động lên da rất nhẹ.

Vùng da sẽ có thể xuất hiện các vết bầm tím khi va chạm dù là rất nhẹ khi cơ thể bị mắc những bệnh lý do rối loạn máu gây nên như: máu khó đông, bệnh ưa chảy máu, ung thư máu,… Vậy nên, khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì bạn nên tới những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Những vết bầm tím, xuất huyết dưới da có thể xuất hiện khi bạn sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc điều trị hen suyễn, aspirin, thuốc chứa sắt, thuốc chống đông máu,… trong một thời gian dài.

Với những người mắc bệnh ban xuất huyết, ở các mao mạch nhỏ máu sẽ dễ dàng thoát ra. Từ đó dẫn đến rất nhiều các vết bầm tím dưới da có kích thước nhỏ. Bệnh lý này khi ở thể nặng còn kèm theo cả ngứa ngáy.

Vitamin C đóng vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.

Ngoài ra, thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu, thiếu vitamin K làm giảm đông máu, thiếu vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng và có thế sinh ra các vết bầm tím thường xuyên.

Khi cơ thể phụ nữ bị mất cần bằng hormone sinh dục nữ sẽ khiến cho các vết bầm tím xuất hiện dày đặc trên cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các mao mạch và mạch máu bị suy yếu, dễ tổn thương hơn. Tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai, trong giai đoạn cho con bú hoặc trong thời kỳ mãn kinh.

Nhìn chung, tình trạng xuất huyết dưới da xuất hiện có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, dù cho lý do có là gì đi nữa thì đó cũng là dấu hiệu phản ánh về sức khỏe của bạn. Vậy nên, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên nhanh chóng tới những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, thăm khám để có liệu pháp điều trị chuẩn xác và kịp thời nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công Ty Cổ Phần NESFACO

Địa chỉ công ty: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 093 878 6025 – 1900 633 004

Email: info@nesfaco.com