Top 9 # Xét Nghiệm Máu Ở Phụ Nữ Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Xét Nghiệm Đái Tháo Đường Ở Phụ Nữ Mang Thai

Vì bệnh tiểu đường thai kỳ không phải là một căn bệnh có thể nhìn và phát hiện bằng mắt nên cũng giống như khi bệnh cảm cúm, bị thương, đây là bệnh mà thai phụ rất ít khi phải đến bệnh viện điều trị. Vì vậy, rất nhiều phụ nữ mang thai đang lo lắng khi bản thân không nhận thức mình đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ chưa và nếu bị bệnh mà không biết thì phải làm sao.

Tuy nhiên, trong những lần khám thai chăm sóc cần thiết cho đến lúc sinh, thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm để phát hiện khả năng mắc bệnh càng sớm càng tốt.

Trong những lần khám sức khỏe thai kỳ, buổi khám thường kết thúc với câu chuyện về sự thay đổi có thể thấy ở cơ thể người mẹ và hình dáng em bé cũng như câu nói “Ồ, tôi đã lỡ không nghe!”

Bài viết này sẽ đi sâu khai thác về những loại xét nghiệm đái tháo đường khi mang thai, nội dung xét nghiệm và kết quả sau khi xét nghiệm.

1. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được điều trị sớm, người mẹ có thể sinh con an toàn, tuy nhiên, do các triệu chứng sau đây của bệnh tiểu đường thai kỳ tương tự như các triệu chứng của người phụ nữ giai đoạn đầu thai kỳ, nên thai phụ cần đặc biệt chú ý bởi bệnh tiểu đường thai kỳ có những đặc trưng khó nhận thấy.

Đi tiểu thường xuyên

Cảm thấy khô miệng, khát nước

Cân nặng tăng bất thường

Trở nên dễ mệt mỏi

Khi sản phụ có điều gì băn khoăn hoặc lo lắng, điều quan trọng trước tiên là phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc y tá trong những lần khám thai. Việc có các bác sĩ và y tá lắng nghe băn khoăn lo lắng, quan sát theo dõi, và sau đó tiến hành kiểm tra để loại bỏ sự lo lắng cũng là một trong những cách quản lý sức khỏe hiệu quả khi mang thai.

2. Hai xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi khám thai

– Xét nghiệm nước tiểu / đo huyết áp

Trước hết, tiến hành đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem liệu có nghi ngờ về bệnh tiểu đường thai kỳ trong khi khám thai. Kiểm tra xem huyết áp có tăng không hoặc xét nghiệm trong nước tiểu có mỡ và đường không.

Nếu đường được phát hiện trong xét nghiệm nước tiểu này, đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ, và nếu có mỡ xuất hiện trong nước tiểu, đó là dấu hiệu hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Ngoài ra, tình trạng bệnh có thể được phát hiện qua 1 lần xét nghiệm, và trong sổ tay mẹ và con thường được chia thành các mục với -, ±, + .

Mặc dù ± có dấu dương, nhưng nó là một dấu hiệu dương tính dự đoán tích cực rằng không bị bệnh và không cần thông báo cho thai phụ trong giai đoạn này.

Trong kiểm tra sức khỏe mang thai, về cơ bản thai phụ được tiến hành xét nghiệm máu lần lượt ở mỗi giai đoạn đầu, giữa và cuối của thai kỳ giúp giảm nguy cơ bệnh tiềm ẩn.

Trong xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai này, sẽ kiểm tra các mục sau:

Mục đích xét nghiệm máu:

Nhóm máu

Kháng thể ngẫu nhiên

Lượng máu

Đường trong máu

Kháng thể virus Rubella

Kháng thể HTLV-1

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B

Nếu xét nghiệm máu phát hiện có bất thường về lượng đường trong máu, khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao.

3. Trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Mặc dù mang thai có thể gây ra những thay đổi tình trạng thể chất khác nhau do tăng cân và ảnh hưởng của hormone, nếu các triệu chứng như tê chân, sưng, chuột rút, chóng mặt và khó thở thường xuyên xuất hiện có thể dẫn đến biến chứng của tiểu đường thai kỳ nên hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là kiểm tra những gì?

Khi được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu khi khám thai, những xét nghiệm sau đây được tiến hành riêng biệt với việc khám thai.

– Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Là xét nghiệm đo lượng đường trong máu của thai phụ ở trạng thái bình thường mà không cần quyết định thời gian. Không có giới hạn về việc ăn uống trước khi xét nghiệm. Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ và kiểm soát lượng đường trong máu được thực hiện theo tiêu chuẩn.

– Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Là xét nghiệm đo lượng đường trong máu bằng cách lấy mẫu máu của thai phụ trong trạng thái đói đã nhịn ăn sáng vào ngày xét nghiệm. Lượng đường trong máu đo ở trạng thái thấp nhất và được sử dụng như một chỉ số xác định liệu kết quả chẩn đoán và điều trị có thu được hay không.

– Xét nghiệm dung nạp glucose

Xét nghiệm dung nạp glucose là một xét nghiệm để kiểm tra sự thay đổi sau khi hấp thụ glucose bằng miệng.Tiến hành lấy mẫu máu sau khi thai phụ uống nước trái cây có chứa đường để xét nghiệm. Để xác định có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không, có hai xét nghiệm như sau:

+ 50g GCT (50g Glucose challenge test)

Đo lượng đường trong máu sau khi hấp thụ 50g glucose bằng miệng. Nếu xét nghiệm này cho kết quả dương tính, tiến hành xét nghiệm tiếp theo.

+ 75g OGTT (Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống 75g )

Đo lượng đường trong máu sau khi hấp thụ 75g glucose bằng miệng. Nếu lượng đường trong máu ở mức cao tại 1 trong 3 lần đo khi bung đói, một giờ sau khi hấp thụ glucose, hai giờ sau thì bác sĩ sẽ kết luận thai phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Thời điểm nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm nước tiểu thường được tiến hành trong mỗi lần khám thai. Ngoài ra, xét nghiệm đường huyết sẽ được chỉ định tiến hành ở tất cả phụ nữ có thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ (thường khoảng trước sau 10 tuần khi nhận sổ tay mẹ và bé) và giữa thai kỳ (từ 24~28 tuần).

Xét nghiệm 50g GCT chủ yếu được thực hiện ở giữa thai kỳ, trong khi xét nghiệm 75g OGTT ngoài việc được thực hiện khi xét nghiệm 50 GCT cho kết quả dương tính, còn được thực hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ nếu thai phụ được chẩn đoán có cơ địa dễ bị tiểu đường thai kỳ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ

Qua xét nghiệm sàng lọc, thai phụ sẽ được chẩn đoán là dương tính nếu xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên của phụ nữ giai đoạn đầu thai kỳ là trên 95 mg/dl và xét nghiệm 50g GCT ở giai đoạn giữa của thai kỳ cho kết quả lượng đường trong máu là trên 140 mg/dl.

Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để phân loại những thai phụ có thể bị tiểu đường thai kỳ và thai phụ không bị bệnh. Nếu thai phụ được chẩn đoán là dương tính bằng xét nghiệm này, tiến hành xét nghiệm tiếp theo.

– Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu thai phụ được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong xét nghiệm sàng lọc, tiến hành xét nghiệm 75g OGTT và nếu kết quả xét nghiệm tương ứng với trên 1 trong 3 mục: lượng đường trong máu trên 92 mg/dl khi nhịn ăn trước xét nghiệm, 180 mg/dl sau 1 giờ, trên 153 mg/dl sau 2 giờ, thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Khi tiến hành tái xét nghiệm, điều quan trọng là không nên bi quan, phải tập suy nghĩ về những gì mình có thể làm cho bản thân.

Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành tái xét nghiệm

Khoảng thời gian bao lâu để tiến hành tái xét nghiệm khác nhau tùy vào từng bệnh viện sản, nhưng phần lớn là khoảng trước sau 1 tuần. Vì vậy, trong khoảng trước sau 1 tuần, thai phụ có thể làm gì để không gặp vấn đề khi tái xét nghiệm?

Điều đầu tiên là có lối sống không làm tăng lượng đường trong máu, nhưng để đạt được điều này, cách hiệu quả nhất là quản lý việc ăn uống. Không quá nhiều thai phụ chú ý suy nghĩ bản thân mình ăn gì và những đồ mình ăn có tác dụng như thế nào đối với cơ thể.

Cho đến khi tái xét nghiệm, tránh giảm lượng ăn uống quá mức, thai phụ hãy ăn theo thực đơn điều độ về lượng đường và muối.

Đường có nhiều trong thực phẩm chính như gạo, bánh mì, nhưng không nên tránh không ăn một cách cực đoan mà nên ăn vừa phải và quan trọng thai phụ cần hấp thụ nhiều món chính chứa chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai. Việc thai phụ ăn đồ mặn, đồ ngọt mà mình thường vô thức thèm ăn một cách điều độ sẽ là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, tập thể dục cũng có tác dụng hạ đường huyết, do đó những thai phụ nhận thấy mình ít tập thể dục nên tích cực vận động cơ thể.

Điều này thật sự khá khó khăn, nhưng điều quan trọng là thai phụ nên cố gắng thư giãn để không căng thẳng quá mức trước khi xét nghiệm.

Phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Nếu thai phụ được chẩn đoán nghi ngờ mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm, nhưng trong kiểm tra sức khỏe mang thai, ngay cả khi sử dụng một phiếu trợ cấp, sẽ mất những chi phí gì. Có rất nhiều bà mẹ lo lắng về chi phí khi họ muốn chuẩn bị đầy đủ những bộ quần áo dễ thương và những vật dụng cần thiết cho những đứa trẻ được sinh ra.

– Chi phí xét nghiệm nước tiểu

Tại Nhật, thai phụ thường sử dụng phiếu trợ cấp để đo cân nặng và siêu âm nên chỉ phải trả trong khoảng 1,000~2,000 yên; trường hợp thai phụ phải xét nghiệm đặc biệt, do một số bệnh viện tư nhân sẽ miễn phí cho thai phụ, vì vậy thai phụ lo lắng về vấn đề này nên hỏi bệnh viện nơi mình khám. Tại Việt Nam chi phí xét nghiệm nước tiểu dao động khoảng từ 30.000- 50.000.

– Chi phí xét nghiệm dung nạp glucose

Chi phí xét nghiệm dung nạp glucose tại Nhật thường là khoảng trên dưới 3,000 yên, trong khoảng 2,000 yên~5,000 yên. Trong trường hợp nghi ngờ mắc tiểu đường thai kỳ phải làm xét nghiệm dung nạp glucose, thai phụ có thể sử dụng bảo hiểm, chi phí sẽ rẻ hơn. Tại Việt Nam, chi phí xét nghiệm dung nạp glucose khoảng từ 120.000-150.000

Tuy nhiên, bởi vì các xét nghiệm sàng lọc là khám bệnh tự do nên chi phí khác nhau tùy thuộc vào bệnh viện và khu vực. Nếu liên lạc với bệnh viện sản, thai phụ sẽ được tư vấn, vì vậy tốt hơn nên liên lạc trước khi đi xét nghiệm.

Trường hợp thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần nhập viện

Xét nghiệm dung nạp glucose lần đầu tiên thường không cần phải được tiến hành trong bệnh viện, nhưng trường hợp có kết quả dương tính trong xét nghiệm 75g OGTT cũng là chẩn đoán xác nhận bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ phải được nhập viện theo dõi tiến hành xét nghiệm chi tiết lượng đường trong máu.

Để đo giá trị chính xác hơn, thai phụ sẽ theo chế độ ăn uống cho người tiểu đường được điều chỉnh do bệnh viện chuẩn bị và được tiến hành xét nghiệm. Tại Nhật, thông thường khi nhập viện từ 2 đến 3 ngày, thai phụ có thể sử dụng bảo hiểm. Trung bình, chi phí thai phụ phải trả phần lớn trong khoảng 50,000 yên.

Trường hợp thai phụ chuyển từ nhập viện để xét nghiệm sang nhập viện điều trị và số ngày nhập viện tăng lên, nếu thai phụ nộp đơn xin “Giấy chứng nhận hạn mức tín dụng”, thai phụ có thể giảm chi phí nhập viện ngay cả khi khoản tiền phải tự thanh toán cao. Khi nghe việc nhập viện, thai phụ có thể cảm thấy chán nản, nhưng hãy coi đó là cơ hội để chuẩn bị thể trạng thuận lợi cho việc sinh con, hãy suy nghĩ tích cực về điều hữu ích có thể áp dụng sau khi ra viện, chẳng hạn như bữa ăn của bệnh viện.

Lưu ý về việc ăn uống trước khi xét nghiệm

Trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu, việc ăn uống của thai phụ không được đề cập đến, nhưng vì kết quả xét nghiệm được phân chia giữa kết quả dương tính và âm tính dựa theo bữa tối trước ngày xét nghiệm, biện pháp an toàn là thai phụ nên tránh các loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, dinh dưỡng có xu hướng mất cân bằng do bệnh ốm nghén và sự thay đổi sở thích, vì vậy thai phụ nên tránh ăn đồ ngọt và đồ ăn nhanh.

Điều trị khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Hãy thực hiện triệt để việc quản lý bữa ăn được hướng dẫn bởi bệnh viện. Về cơ bản, bệnh viện sẽ khuyến khích chia làm 5 đến 6 lần ăn trong một ngày đồng thời giảm lượng chất đường và đảm bảo lượng calo cần thiết cho cơ thể.

Về liệu pháp tập thể dục khi mang thai, thai phụ được khuyến khích nên đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ khoảng 15 phút sau khi bữa ăn kết thúc 30 phút sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Thai phụ hãy cố gắng giữ mức đường huyết ổn định bằng việc trò chuyện với chồng hoặc bạn bè cùng đang mang thai.

Trong thời gian mang thai, để kiểm soát lượng đường trong máu, theo dõi sự ảnh hưởng đến thai nhi, việc điều trị bằng insulin được thực hiện. Thai phụ có thể tự tiêm insulin vào bụng, nó chỉ như một vết chích nên không đau quá nhiều.

Một số thai phụ tự mình cải thiện giá trị về lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn uống và liệu pháp tập thể dục, cũng có thai phụ tiến hành 2 liệu pháp trên cùng với liệu pháp điều trị bằng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ phụ trách của mình và tiếp nhận điều trị thích hợp.

Nguy cơ thai chết lưu và sinh khó cũng có thể tăng cao.

Nếu tình trạng của lượng đường trong máu cao kéo dài trong khi mang thai, có khả năng em bé trong bụng sẽ trở nên nặng cân quá mức do sự tăng đường huyết. Một em bé cân nặng quá mức là một em bé có trọng lượng từ 4000g trở lên khi mới được sinh ra, cần mất nhiều thời gian khi tiến hành sinh, vai của em bé bị kẹt và không thể ra ngoài, tăng nguy cơ sinh khó.

Ngoài ra, do các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ, khả năng sinh non ở thai phụ bị bệnh tăng lên, vì vậy hãy trao đổi với bệnh viện và tiếp nhận điều trị để nhằm mục đích có thể sinh con khỏe mạnh một cách an toàn.

Tự quản lý không chỉ là việc ý thức về các con số mà còn quan tâm đến những thay đổi trong tình trạng thể chất là điều quan trọng đối với thai phụ.

Khi thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ hoặc khi được chẩn đoán là dương tính, họ sẽ cố gắng làm giảm giá trị lượng đường trong máu, chẳng hạn như giảm việc ăn uống quá mức, vận động quá sức, để ý giá trị đường trong máu bằng mọi cách. Bằng cách làm như vậy, thai phụ sẽ bị căng thẳng khi không thể ăn theo ý muốn, hoặc khi lượng đường trong máu không giảm, và thậm chí lượng đường trong máu có thể tăng hơn nữa.

Ngoài ra, việc áp dụng quá mức liệu pháp tập thể dục và hạn chế việc ăn uống sẽ ảnh hưởng xấu đến không chỉ cơ thể của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, vì vậy việc quan tâm bản thân có thực hiện các liệu pháp quá mức không hoặc tình trạng thể chất có thay đổi không là không thể thiếu cho đời sống mang thai khỏe mạnh.

Tất nhiên, các giá trị kết quả của việc điều trị và xét nghiệm tiểu đường cho bà bầu là quan trọng, nhưng trước hết điều quan trọng là phải lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình, luôn trao đổi đầy đủ với bệnh viện với mục đích quan trọng là có thể sinh con khỏe mạnh an toàn.

Bạn đang xem bài viết: Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai tại chuyên mục kiểm soát bệnh tổng thể

https://kienthuctieuduong.vn/

Xét Nghiệm Yếu Tố Máu Rh Cho Phụ Nữ Mang Thai

Phụ nữ mang thai thường được chỉ định xét nghiệm yếu tố máu Rh trong những tuần đầu của thai kỳ. Đây là xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua.

Trong máu của mỗi người đều tồn tại yếu tố máu Rh + (dương tính) hoặc Rh – (âm tính). Yếu tố máu Rh là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trong tế bào hồng cầu giúp cơ thể hình thành cơ chế tự bảo vệ bằng cách phân biệt hóa máu của chính mình. Yếu tố xác định nhóm máu của trẻ đều được thừa hưởng từ gen của cha mẹ mình.

Hệ thống nhóm máu Rh gồm gần 50 loại kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là quan trọng nhất với tính sinh miễn dịch cao. Trong hai loại thì nhóm máu Rh+ phổ biến hơn cả và nhóm máu Rh- được coi là nhóm máu hiếm. Tuy nhóm máu Rh- không được coi là một loại bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thai kỳ nếu người này mang thai.

Nguy cơ sẽ xảy ra khi người mẹ mang nhóm Rh- nhưng mang thai đứa con có nhóm Rh+. Lúc này, cơ thể người mẹ có thể sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có Rh+ của trẻ và gây ra những biến chứng nguy hiểm không thể lường trước.

Lý do cần phải xét nghiệm yếu tố máu Rh khi mang thai

Nếu người mẹ có yếu tố máu Rh- nhưng lại mang bầu bé có nhóm máu Rh+, thì trẻ có thể bị biến chứng tán huyết do cơ thể mẹ bầu sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh- trong tế bào hồng cầu của thai nhi. Vì yếu tố máu Rh không tương thích giữa mẹ và con, nên khi máu của thai nhi rò rỉ vào cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sinh ra kháng thể tấn công máu của thai nhi, làm tổn hại đến tính mạng của bé.

Để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng do bất đồng yếu tố máu giữa mẹ và con, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm yếu tố máu ở thời gian đầu thai kỳ.

Thông thường, nếu hai vợ chồng mang yếu tố máu Rh khác nhau, các bác sĩ sẽ phải theo dõi suốt quá trình mang thai để đảm bảo cơ thể mẹ không sản sinh ra kháng thể chống lại yếu tố máu bất đồng trong cơ thể bé.

Không tương thích Rh gặp ở những đối tượng nào?

Đối với bất kỳ người phụ nữ nào nếu có nhóm máu Rh- và mang thai em bé có nhóm mau Rh+ hoặc chưa xác định được tình trạng nhóm máu Rh thì đều có nguy cơ xảy ra bất đồng nhóm máu Rh.

Bởi vì cần phải mất một khoảng thời gian để phát triển kháng thể nên thường mang thai đứa con đầu tiên không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong lần mang thai tiếp theo nếu đứa trẻ tiếp tục mang Rh+ thì các kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và phá hủy các tế bào hồng cầu của thai nhi.

Ngoài ra, sản phụ có thể tiếp xúc với máu Rh+ trong các xét nghiệm hoặc thủ tục trước sinh như chọc ối.

Triệu chứng khi không tương thích Rh

Sự ảnh hưởng của việc không tương thích Rh ở thai nhi có thể gây ra những biến chứng từ nhẹ cho đến nặng, nguy hiểm nhất là đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Khi các kháng thể của mẹ được sản xuất và tấn công tế bào hồng cầu của thai nhi với triệu chứng của bệnh tan máu, đồng nghĩa với việc tế bào hồng cầu của đứa trẻ đang bị phá hủy và tích tụ bilirubin trong máu.

Trong trường hợp có quá nhiều nồng độ bilirubin trong máu thì em bé sẽ có một vài triệu chứng như vàng da và vàng củng mạc, trương lực cơ thấp, hôn mê…

Tuy nhiên những triệu chứng này sẽ thuyên giản nếu việc điều trị không tương thích Rh thành công.

Biến chứng của không tương thích Rh

Nếu được phát hiện kịp thời và có những can thiệp cần thiết thì sẽ hạn chế tối đa những nguy cơ mà tình trạng không tương thích Rh tạo ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những ảnh hưởng của tình trạng bất đồng Rh không được ngăn chặn thì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

– Co giật

– Thiếu máu

– Suy tim

– Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, vận động, thính giác,…

– Tổn thương não thai nhi hay vàng da nhân não

– Tử vong

Chẩn đoán không tương thích yếu tố Rh bằng cách nào?

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ thực hiện xét nghiệm nhóm máu để xác định tình trạng Rh của bản thân.

Nếu kết quả là nhóm máu Rh- thì có thể người chồng cũng được đề nghị kiểm tra yếu tố này để có nhận định chính xác hơn. Trong trường hợp người chồng mang nhóm máu Rh- thì sẽ không cần phải lo lắng. Ngược lại, nếu người chồng mang nhóm máu Rh+ thì cần thực hiện một số xét nghiệm khác để tìm kiếm những yếu tố bất đồng nhóm máu.

Theo đó, sản phụ có thể thực hiện thêm xét nghiệm dương tính gián tiếp Coombs. Phương pháp này sẽ sử dụng mẫu máu để tìm sự hiện diện của các kháng thể phá hủy tế bào trong huyết tương.

Ngoài ra, các bác sĩ còn căn cứ vào nồng độ bilirubin trong máu của em bé để xác định sự bất động nhóm máu. Nếu chỉ số cao hơn bình thường thì đó là dấu hiệu của sự không tương thích.

Một hình thức khác nữa là tiến hành lấy máu sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định hình dạng và cấu trúc của các tế bào hồng cầu để xem có xuất hiện dấu hiệu phá hủy hồng cầu trong máu trẻ sơ sinh hay không.

Điều trị bất đồng nhóm máu Rh

Nếu trường hợp bất đồng nhóm máu Rh ở thể nhẹ thì em bé ngay sau khi sinh có thể được điều trị theo 3 cách chính là truyền máu, truyền chất điện giải và quang trị liệu.

Theo đó, quang trị liệu là phương pháp sử dụng đèn huỳnh quang chiếu lên cơ thể trẻ để làm giảm hàm lượng bilirubin trong máu và được tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi các kháng thể Rh âm tính cùng lượng bilirubin dư thừa được loại bỏ khỏi máu.

Còn đối với mẹ bầu trong giai đoạn mang thai nếu chưa tạo ra kháng thể thì sẽ được tiêm globulin miễn dịch để phòng tránh bất đồng nhóm máu.

Cách phòng tránh bất đồng nhóm máu Rh

Điều đầu tiên để phòng tranh bất đồng nhóm Rh thì người phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm Rh khi mang thai để phân loại nhóm máu Rh+ hay Rh-. Sau đó nếu kết quả là Rh- thì cần có phương pháp can thiệt kịp thời như hỏi ý kiến bác sĩ về kế hoạch tiêm globulin miễn dịch trong khi mang thai.

Việc tiêm dự phòng kháng thể anti-D Immunoglobuli trong ba tháng cuối của thai kỳ để trung hòa mọi kháng nguyên RhD dương tính, giúp ngăn tạo ra kháng thể chống lại hồng cầu của thai nhi.

Lý Giải Tại Sao Nên Xét Nghiệm Nước Tiểu Ở Phụ Nữ Mang Thai

Xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai là một trong những yêu cầu được chỉ định. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những nguy cơ và có biện pháp phòng tránh kịp thời để bảo vệ thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu trong thời kỳ mang thai để phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ mang thai là việc làm cần thiết để phát hiện những căn bệnh như:

Nhiễm trùng đường tiểu: Tiền sản giật có thể là nguy cơ đối với thai phụ nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu. Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu cao thai phụ dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp. Kể cả khi lượng protein trong nước tiểu không đáng kể, huyết áp bình thường các bác sĩ vẫn sẽ gửi mẫu nước tiểu cho phòng thí nghiệm để cấy vi khuẩn từ đó có thể xác định xem thai phụ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Bạch cầu trong nước tiểu, cộng với pH tăng cao cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt khi có nitrite trong nước tiểu (là sản phẩm khi nhiễm trùng gây ra). Khi đó, thai phụ thường sẽ được tiếp tục làm thêm xét nghiệm cấy nước tiểu tìm vi trùng, xét nghiệm này phức tạp hơn, cần thời hạn 2-3 ngày để có kết quả.

Khi thấy có máu trong nước tiểu thường xuyên 2 – 3 lần khám thai liên tục( dù không có tình trạng ra máu ở thai phụ) thì thai phụ nên được thăm khám thêm vì có thể nguyên nhân các bệnh lí về thận.

Bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, virut herpes, giang mai, …: những nguy hiểm này có thể đe dọa sinh non, sảy thai, hay những nhiễm trùng ở mắt và phổi bé sơ sinh.

Tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm y học năm 2018

Xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu: một lượng đường nhỏ trong nước tiểu vào thời kì mang thai là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu liên tiếp các lần xét nghiệm sau đó, lượng đường tăng cao thì có thể bạn được chuẩn đoán chứng tiểu đường thai kỳ. Dược sĩ Cao Đẳng Dược TPHCM cho biết, nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân nên đến các bác sĩ để tiến hành làm xét nghiệm glucose. Tiến hành xác định lượng glucose máu ở tuần 24-28 của thai kì nhằm đưa ra kết luận chính xác rằng thai phụ có bị tiểu đường không.

Lưu ý nên lấy nước tiểu giữa dòng, tức là sau khi đi tiểu bớt một ít phần đầu rồi mới lấy phần nước tiểu tiếp đó để làm xét nghiệm. Bỏ đi phần nước tiểu đầu là nhằm mục đích giảm khả năng dây bẩn nước tiểu từ vùng sinh dục ngoài, vùng hậu môn, vốn rất gần với lỗ tiểu. Thêm nữa. tay lấy nước tiểu nên rửa sạch cũng nhằm tránh việc dây bẩn. Nếu có điều kiện rửa sạch vùng kín trước khi đi tiểu thì tốt hơn. Nếu nhớ được chi tiết của bữa ăn (khoảng cách bữa ăn tới lúc lấy nước tiểu, có ăn hay uống quá ngọt … ) trước khi lấy nước tiểu sẽ càng tốt cho việc diễn giải chính xác kết quả xét nghiệm.

Tóm lại, xét nghiệm nước tiểu thường làm trong khi mang thai là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, cho kết quả nhanh, mang lại lợi ích thiết thực cho việc theo dõi sức khoẻ của bà mẹ và bé do vậy các mẹ cần tuân thủ việc xét nghiệm định kỳ.

Bà Đẻ Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Ở Tuần Thứ Mấy?

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Khi mang thai xét nghiệm máu không có tính bắt buộc phải làm nhưng nó lại cực kỳ cần thiết và quan trọng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. Bởi nhờ vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của mẹ và của thai nhi, để xem xét những bất thường nếu thai nhi gặp phải. Thông thường, xét nghiệm máu khi mang thai nhằm để kiểm tra các vấn đề như:

Xác định nhóm máu: xét nghiệm để xác định nhóm máu để phòng trường hợp sau này mẹ sinh nở thiếu máu và cần truyền gấp. Thông thường thì người có nhóm máu O là nhiều nhất, sau đó là A, B, AB, Rh.Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

Phát hiện bệnh Down sớm ở trẻ: đây là xét nghiệm khá quan trọng mà tất cả các bà mẹ bầu không nên bỏ qua, bởi lần xét nghiệm này có thể chẩn đoán, kiểm tra bất thường ở thai nhi, cụ thể là hội chứng down. Vào đầu tháng thứ 3 là bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra độ mờ da gáy, hoặc xét nghiệm máu để biết được kết quả chính xác thai nhi có phát triển không. Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3 mm được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Còn nếu độ mờ da gáy dày 3,5-4.,4 mm thì khả năng mắc bệnh đao là rất lớn.

Kiểm tra hàm lượng sắt: Sắt, canxi là dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Thiếu sắt dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và trẻ sau khi sinh. Hơn hết, khi mang thai cơ thể mẹ cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.Và khi xét nghiệm máu sẽ biết được hàm lượng heamoglobin có trong máu cao hay thấp để nhanh chóng kịp thời bổ sung đầy đủ.

Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella: Vào độ tuổi 12-15 tuổi thường các trẻ đều được tiêm phòng mũi miễn dịch virus Rubella, do đó khi có mũi này rồi chị em sẽ tránh đưuọc virus Rubella gây ra tình trạng sinh non, sảy thai, thai chết lưu hay một số dị tật khác. Do đó, xét nghiệm máu để kiểm tra độ kháng thể với virus Rubella trong cơ thể mẹ như thế nào để có thể tiêm phòng bổ sung.

Chẩn đoán viêm gan B: viêm gan B là bệnh khá nguy hiểm và cũng rất khó để phát hiện, cách duy nhất để biết chính xác bệnh đó chính là xét nghiệm máu. Bởi vì mẹ bị viêm gan B thì khả năng di truyền qua con là rất cao. Do đó phát hiện sớm, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm mũi Gloubulin miễn dịch, giúp bé phòng tránh viêm gan B sau khi sinh.

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy?

Không có yêu cầu bắt buộc là phải xét nghiệm máu khi mang thai, tuy nhiên nếu bạn muốn đảm bảo thai nhi khi sinh ra được khỏe mạnh thì không nên bỏ qua bước xét nghiệm này. Thông thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Bạn sẽ được bạn sĩ tư vấn khám thai định kỳ, tư vấn các xét nghiệm cần thiết mẹ cần biết.

Xét nghiệm máu khi mang thai thường được thực hiện vào tuần thứ 14-22, nhưng thời điểm tốt nhất là tuần thứ 16-18. Xét lần tuần này sẽ giúp mẹ sớm nhận biết được khả năng thai nhi có bị dị tật bẩm sinh không. Đây là còn được gọi là xét nghiệm Triple Test – nó sẽ đưa ra 3 chỉ số quan trọng là hCG, AFP và estriol – những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng định hình bào thai.

Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia bác sĩ khoa sản cho biết, nếu bà mẹ mang bầu được xét nghiệm Triple Test kết hợp với xét nghiệm máu và siêu âm sẽ mang lại kết quả chuẩn xác phát hiện về bệnh Down và thai nhi có dị tật ống thần kinh hay không.

Tiền xét nghiệm máu: Tùy theo mỗi bệnh viên tư, nhà nước hay bác sĩ tư mà có giá tiền xét nghiệm máu khác nhau, do đó các bà mẹ bầu cũng đừng quá ngạc nhiên nếu thấy sự chênh lệch. Riêng đối với bệnh viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh mức giá xét nghiệm được niêm yết sẵn, cụ thể như:

Huyết đồ: 60.000 đồng

Đường huyết: 25.000 đồng

Nhóm máu: 70.000 đồng

TS, TP, TCA: 100.000 đồng

HIV: 100.000 đồng