Top 10 # Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Để Làm Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Để Làm Gì?

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Đây là việc làm rất quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của thai kì. Kết quả của các xét nghiệm máu sẽ là thông báo chính xác nhất về tình hình sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Xét nghiệm máu khi mang thai không phải là việc làm bắt buộc nhưng lại thật sự cần thiết đối với mẹ bầu.

Xét nghiệm máu khi mang thai để phát hiện hội chứng Down

Xét nghiệm này thường được chỉ định để phát hiện ra bất thường của bào thai ở những tháng đầu tiên của thai kì. Thường là từ tuần 12 – 14 của thai kì. Đây là thời gian cho kết quả chính xác nhất của xét nghiệm này.

Nếu phát hiện thai nhi có dấu hiệu mắc hội chứng Down, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra những tư vấn và phương pháp xử trí phù hợp.

Tưởng chừng đây là xét nghiệm không cần thiết, nhưng trên thực tế đây lại là một xét nghiệm vô cùng quan trọng. Việc xét nghiệm để biết nhóm máu sẽ giúp khâu chuẩn bị lượng máu phải truyền khi mang thai hoặc sinh nở nếu cần được thuận lợi và sẵn sàng hơn.

Đặc biệt, đối với những mẹ bầu có nhóm máu hiếm, tức thuộc nhóm RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch RH. Cơ thể của các mẹ thuộc nhóm máu này sẽ sản sinh ra những kháng thể có khả năng phá hủy hồng cầu ở cơ thể của thai nhi. Nếu không được phát hiện kịp thời, có thể gây huy hại đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi.

Trong trường hợp này, nếu mẹ bầu nào có chỉ số xét nghiệm hàm lượng heamoglobin thấp thì cần có chỉ định bổ sung sắt. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở 3 tháng đầu của thai kì và lặp lại ở tuần thứ 28.

Phát hiện mức độ miễn dịch với virus Rubella

Nếu mẹ bầu mắc Rubella có thể khiến con bị sinh non, sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra một số dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi. Vì vậy, nếu xét nghiệm cho kết quả chưa miễn dịch với loại virus này, mẹ bầu cần tiêm vắc xin phòng bệnh.

Xét nghiệm máu để phát hiện bệnh viêm gan B

Viêm gan B chỉ được phát hiện chính xác qua việc xét nghiệm máu. Vì vậy mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm này để chắc chắn mình không truyền virus viêm gan B cho con, gây ra những tổn thương về gan cho trẻ.

Phát hiện bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh xã hội có thể di truyền từ mẹ sang con, khiến thai nhi có thể chết lưu, sinh non… hoặc khiến trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh, gây ảnh hưởng tới sinh lý, hệ thần kinh, trí lực của trẻ…

Vì vậy, đây là xét nghiệm vô cùng cần thiết để nếu có kết quả xấu thì mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tư vấn và xử trí kịp thời.

CMV chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu. Đây là virus có thể lây truyền từ mẹ sang con, dễ gây ra những biến chứng không mong muốn như sảy thai, dị tật bẩm sinh, mất khả năng nghe nhìn hoặc chậm phát triển…

Nếu mẹ bầu có xét nghiệm dương tính với HIV, mẹ bầu sẽ được thực hiện các phương pháp xử trí để hạn chế mức tối đa sự lây nhiễm virus cho thai nhi và đảm bảo sự an toàn cũng như duy trì sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kì.

Có thể nói, xét nghiệm máu khi mang thai có thể bao quát được tình hình sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó còn phát hiện được sớm những bất thường ở cả mẹ và bé để có hướng xử trí kịp thời.

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Để Làm Gì? 4

Xét nghiệm máu khi mang thai không phải mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của thai phụ, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra.

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Phát hiện hội chứng Down

Vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng mình có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

Xét nghiệm máu 3 tháng đầu thai kỳ giúp chẩn đoán hội chứng Down ở thai nhi.

Xác định nhóm máu

Phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu bằng cách xét nghiệm để chuẩn bị trước tâm lý. Thông thường, nhóm máu O là nhóm phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.

Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella

Chẩn đoán viêm gan B

Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là một cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, khi phát hiện bệnh trong thời gian thai kỳ, thai phụ sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, có thể tiêm một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh để có thể phòng bệnh một cách an toàn nhất.

Những xét nghiệm cần thiết cho bà bầu

Đo độ mờ da gáy

Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần thứ 13 của thai kỳ, bên cạnh đó còn kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính nguy cơ hội chứng Down ở bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Làm xét nghiệm Triple test

Xét nghiệm này nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ gây rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test thường làm xét nghiệm để đánh giá 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ kết quả đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.

Đăng ký nhận tư vấn

Bà Bầu Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Để Làm Gì?

Bà bầu xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì? Câu hỏi này hiện được không ít chị em thai phụ quan tâm đặt ra, nhất là những phụ nữ mang thai lần đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm lẫn kiến thức chăm sóc thai kỳ căn bản. Đối với vấn đề xét nghiệm máu trong thai kỳ này, mẹ phải nắm rõ vài điều quan trọng cũng như mục đích cuối cùng của việc thực hiện xét nghiệm là để phát hiện hội chứng Down, kiểm tra hàm lượng sắt đủ hay chưa, phát hiện bất thường về hồng cầu, xác định nhóm máu và phát hiện trước các virus có khả năng gây bệnh không mong muốn. Thường thì trong vòng 3 tháng đầu mang thai, bác sĩ thường khuyến khích mẹ nên khám thai định kỳ đều đặn và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác cũng như can thiệp xử trí sớm dấu hiệu bệnh nguy hiểm cho mẹ & bé.

1. Những thắc mắc của mẹ khi xét nghiệm máu thai kỳ phổ biến thường gặp nhất

1.1 Xét nghiệm máu khi mang thai tốn bao nhiêu tiền?

Nhìn chung mức xét nghiệm ở VN sẽ tùy vào bệnh viện nơi bạn đến thăm khám. Ở những bệnh viện công ở nước ta thì giá xét nghiệm máu như sau:

Xét nghiệm mức đường huyết: 25.000 VND

Xét nghiệm nhóm máu: 70.000 VND

Xét nghiệm huyết sắc tố: 60.000 VND

Xét nghiệm HIV: 100.000 VND.

1.2 Nên xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần bao nhiêu?

Tùy vào từng loại xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định cho bà bầu. Nếu bà bầu xét nghiệm để biết có thai thì nên xét nghiệm mức HCG ở tuần thứ 2-4.

1.3 Xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn không?

Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều mẹ bầu trước khi tiến hành xét nghiệm. Câu trả lời là có, bởi lượng đường và chất béo sau khi ăn xong sẽ tăng lên làm cho kết quả xét nghiệm không còn chính xác nữa. Bởi vậy, tốt nhất trước khi xét nghiệm mẹ nên nhịn ăn khoảng vài tiếng, đồng thời tránh uống nước hoa quả hay các đồ uống khác, ngoại trừ nước lọc.

2. Tại sao bà bầu phải làm xét nghiệm máu khi mang thai?

2.1 Phát hiện bất thường hồng cầu

Trong quá trình xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đưa ra chuẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Đây chính là căn bệnh gây ra tình trạng rối loạn tế bào máu ở mẹ làm cản trở sự phát triển của thai nhi suốt thai kỳ.

2.2 Phát hiện hội chứng Down

Hội chứng Down là tập hợp những bất thường bẩm sinh, trẻ mắc bệnh này thường ở tình trạng tinh thần trì trệ, não bộ kém phát triển, gặp phải dấu hiệu bất thường về hệ tim mạch và tiêu hóa … dễ có nguy cơ tử vong trong 5 năm đầu tiên. Thông qua việc xét nghiệm máu ở 3 tháng đầu, bác sĩ có thể phát hiện ra rằng liệu thai nhi có thể mắc hội chứng Down hay không để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

2.3 Xác định nhóm máu

Một số trường hợp cần phải truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, bởi vậy mẹ cần kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị trước. Nếu bạn thuộc nhóm máu Rn, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính của RH. Nếu trong thai kỳ, cơ thể có thể sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu của cơ thể bé nên dẫn tới nguy hiểm trong quá trình mang thai. Khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong nhóm máu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp để tránh nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

2.4 Kiểm tra hàm lượng sắt

Hàm lượng heamoglobin có trong máu sẽ được kiểm tra trong xét nghiệm để xác định liệu bà bầu có thiếu máu do thiếu sắt hay không. Bởi thực tế, phụ nữ mang thai có nhu cầu sắt lớn gấp đôi so với người bình thường. Chính vì vậy, mực heamoglobin trong máu rất quan trọng nhằm phát hiện và điều chỉnh ngay trong thai kỳ, giúp thai nhi phát triển bình thường.

2.5 Phát hiện tình trạng mắc bệnh virus Rubella, CMV hay viêm gan B ở bà bầu

Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp phát hiện CMV – một virus gây ra dị tật bẩm sinh, sảy thai cho bà bầu. Đây cũng là cách để chuẩn đoán mẹ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B không. Khi mẹ bầu mắc viêm gan B thì nguy cơ truyền bệnh cho con rất cao khiến gan trẻ bị tổn thương nghiêm trọng. Nhờ vậy, bà bầu sẽ được chỉ định tiêm mũi Globulin miễn dịch sớm.

Cần Làm Xét Nghiệm Glucose Máu Khi Mang Thai Để Tầm Soát Tiểu Đường

CẦN LÀM XÉT NGHIỆM GLUCOSE MÁU KHI MANG THAI ĐỂ TẦM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG

Đối với phụ nữ mang thai, tiểu đường là một trong những bệnh nguy hiểm nhưng lại không có dấu hiệu cụ thể. Vì thế, việc mẹ bầu thực hiện xét nghiệm glucose máu khi mang thai là cần thiết để tầm soát nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là những mẹ thuộc các trường hợp sau đây.

Xét nghiệm glucose máu khi mang thai có mối liên kết trực tiếp với bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi vì nếu mẹ bầu bị bệnh thì lượng glucose trong máu nhất định sẽ tăng cao hơn mức bình thường. Ở mức nhất định thì glucose có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa sức khỏe của cả người mẹ và em bé.

Những đối tượng cần xét nghiệm glucose máu khi mang thai

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ còn được gọi là xét nghiệm glucose máu khi mang thai. Đây là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng trong giai đoạn mang thai tuần 24 – 28, nhằm mục đích phát hiện nguy cơ tiểu đường ở thai phụ.

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ không loại trừ bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt đối với những đối tượng sau đây thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn:

Đối với những mẹ bầu có chỉ số (BMI) lớn hơn 30.

Những mẹ đã có tiền sử từng sinh con nặng hơn 4,1 kg.

Gia đình có người bị tiểu đường, hoặc mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

Người mẹ tăng cân nhanh và béo phì trước và trong khi đang mang thai.

Những kiểu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm thử nồng độ glucose

Đối với xét nghiệm thử glucose (GCT) sẽ đưa ra các chỉ số giúp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ là bước đệm để bác sĩ quyết định người mẹ có cần thực hiện thêm các kiểm tra khác hay không. Mẹ cũng cần hiểu rằng khi xét nghiệm glucose máu bước đầu nếu như kết quả dương tính chưa thể kết luận bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ.

Nghiệm pháp dung nạp glucose trong máu

Còn gọi là xét nghiệm GTT, quy trình xét nghiệm sàng lọc thường mất nhiều thời gian hơn và cho kết quả chính xác về nguy cơ tiểu đường của người mẹ. Để làm xét nghiệm chính xác, trước đó thai phụ sẽ không được ăn gì trong khoảng 8-12 tiếng. Xét nghiệm GTT vào buổi sáng sớm để đảm bảo mẫu máu đầu tiên được lấy ra nguyên chất tuyệt đối.

Sau khi lấy máu lần đầu mẹ sẽ được uống một lượng dung dịch glucose và sau 2 tiếng bác sĩ sẽ tiếp tục lấy mẫu máu tiếp theo để kiểm tra. Trường hợp cả 2 mẫu máu của mẹ đều dương tính thì 100% là mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ và tình trạng bệnh để có phương án tư vấn điều trị phù hợp cho mẹ.

Lợi ích khác của việc xét nghiệm glucose máu khi mang thai

Không chỉ đem đến kết quả chính xác về việc mẹ có bị tiểu đường hay không mà xét nghiệm glucose máu khi mang thai còn có ý nghĩa làm rõ các nguy cơ khác trong thai kỳ đối với cả người mẹ và thai nhi.

Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ có cơ sở để phát hiện sớm nguy cơ trẻ bị thừa cân, béo phì và các khả năng có thể dẫn đến thai lưu, sảy thai hay sinh non.