Top 15 # Xét Nghiệm Đường Máu Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai

Trong tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, các bác sĩ hay chỉ định xét nghiệm đường huyết khi mang thai với các bà bầu để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ nếu có và có thể xử lý kịp thời những vấn đề xảy ra. Căn bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào, do đó xét nghiệm là biện pháp duy nhất để mẹ bầu sớm phát hiện ra bệnh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu ở cao hơn mức bình thường và chỉ xảy ra hiện tượng này trong quá trình mang thai. Có tới 5% phụ nữ mang thai đã mắc tình trạng này và xét nghiệm đường huyết khi mang thai là xét nghiệm sàng lọc chỉ ra những nguy cơ, có tác dụng như một bước đệm quan trọng để các bác sĩ quyết định có nên tiến hành các xét nghiệm khác cho bạn hay không.

Nếu như kết quả là dương tính thì các mẹ bầu sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm dung nạp G…L…U…C..O…S…E…. Xét nghiệm này lâu hơn nhưng sẽ khẳng định được chính xác tình trạng tiểu đường của thai kỳ.

Khi làm xét nghiệm nước tiểu, nếu phát hiện thấy lượng đường cao thì ngay lúc đó các bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu làm xét nghiệm thử G…L…U…C..O…S…E… trước khi bước vào tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu kết quả không có gì bất thường thì bạn sẽ được làm các xét nghiệm tầm soát khác vào tuần thứ 24 tới tuần thứ 28 của thai kỳ.

Khi tiến hành làm xét nghiệm, bạn sẽ được uống một dung dịch ngọt có chứa 50g G…L…U…C..O…S…E…, bạn cần phải uống hết dung dịch này trong 5 phút để có thể tiến hành xét nghiệm đường huyết khi mang thai. Một tiếng sau đó, bạn sẽ được lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết. Cơ thể bạn chuyển hóa đường như thế nào sẽ được cho thấy sau thí nghiệm này. Vài ngày sau đó, kết quả sẽ được thông báo. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao, bạn cần làm thêm xét nghiệm dung nạp G…L…U…C..O…S…E… sau đó.

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Xét nghiệm máu khi mang thai là xét nghiệm vô cùng cần thiết được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện ở các thai phụ. Vậy, xét nghiệm này có thật sự cần thiết, nên lưu ý những gì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho mẹ và bé? Bài viết sau sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Vì sao mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là xét nghiệm mang ý nghĩa quan trọng giúp:

Đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Dự đoán nguy cơ cho thai kì và quá trình sinh nở để có các phương án dự phòng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng, thực hiện sàng lọc trước sinh.

Loại bỏ nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn ở trẻ.

Các loại xét nghiệm máu khi mang thai cần thực hiện

Để đảm bảo quá trình mang thai cũng như sinh nở của người phụ nữ được trọn vẹn và đảm bảo sức khỏe, sự phát triển toàn diện của bé yêu, thai phụ nên tiến hành các xét nghiệm máu cơ bản sau:

Hội chứng Down: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra sớm những bất thường ở bào thai xem thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm và gây nên những hệ lụy nghiêm trọng cần được phát hiện sớm để có liệu pháp điều trị kịp thời.

Kiểm tra nhóm máu: Thông qua xét nghiệm máu giúp xác định chính xác nhóm máu của người mẹ để từ đó đưa ra các phương án dự sinh trong trường hợp sản phụ mất máu quá nhiều khi sinh cần được truyền máu để cứu mạng. Đặc biệt, có những trường hợp trong nhóm máu của mẹ có yếu tố Rh- và bố là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố RH+ đối nghịch với mẹ khiến cơ thể người mẹ sản xuất ra chất kháng thể phá hủy hồng cầu ở thai nhi gây nên những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, xét nghiệm máu lúc này giúp đưa ra những phương án dự phòng và giải pháp điều trị hữu hiệu đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và trẻ.

Bất thường hồng cầu: Thông qua kiểm tra công thức máu sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia – là hai căn bệnh rối loạn tế bào máu nguy hiểm gây nên tình trạng thiếu máu ở mẹ, cản trở thai nhi phát triển.

Mức độ kháng thể với virus: Các virus nguy hiểm như: Rubella, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, HIV,… tiềm ẩn những rủi ro rất lớn với thai phụ nếu mắc phải. Do đó, xét nghiệm máu khi mang thai là thủ thuật cần thiết giúp hạn chế tối đa rủi ro từ các virus gây hại này.

Phát hiện CMV (Cytomegato virus): Đây là một loại virus lây truyền khi tiếp xúc giữa người với người và chỉ có thể phát hiện khi tiến hành xét nghiệm máu. Thông thường, bệnh không gây nên hậu quả nặng nề nào. Tuy nhiên, với bà bầu thì đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sảy thai, dị tật bẩm sinh nghe nhìn, chậm phát triển.

Viêm gan B: Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ mắc bệnh qua con là rất cao gây nên tổn thương nghiêm trọng cho gan của trẻ. Bệnh nếu được phát hiện sớm có thể loại bỏ hoàn toan nguy cơ lây nhiễm bằng vacxin. Tuy nhiên, ngoại trừ xét nghiệm máu thì rất khó để phát hiện bệnh lý này bằng các liệu pháp thông thường khác.

Rối loạn tế bào máu: Xét nghiệm máu khi mang thai cho phép bác sĩ xác định hàm lượng heamoglobin trong máu, từ đó đánh giá hàm lượng sắt hiện tại.

Tìm kháng thể HIV: Virus HIV chính là nghuyên nhân gây bệnh AIDS – nỗi ám ảnh của cả nhân loại. Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh lý này hiệu quả, nếu xác định kết quả dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe mẹ và bé, cũng như hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm virus HIV.

Thời điểm nào cần xét nghiệm máu cho bà bầu?

Trên thực tế, không có quy định bắt buộc bà bầu phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì xét nghiệm máu là hoạt động cần thiết với thai phụ nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì.

Từ tuần 28 của thai kì trở lên xét nghiệm máu cũng được coi là thủ tục cần thiết để chuẩn bị ca sinh nở: nhóm máu, sự đông máu, một số bệnh về máu, bệnh truyền nhiễm,…

Việc nắm được các chỉ số máu cơ bản sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát sức khỏe của bản thân và dành sự chăm sóc tốt nhất cho bé yêu. Bạn có thể tham khảo một vài chỉ số cơ bản của xét nghiệm máu trong thời kỳ mang thai sau:

Vượt ngưỡng: Mẹ bầu có vấn đề hoặc các nguyên nhân: suy tim sung huyết, xuất huyết tiêu hóa, sốc, sốt,…

Vượt ngưỡng: Tăng nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh Gout ảnh hưởng tới khớp, sỏi thận

Thấp hơn: dẫn tới bệnh Wilson, tổn thương tế bào gan.

Vượt ngưỡng: khả năng đào thải của gan bị suy giảm gây nên các vấn đề về gan.

Nhóm mỡ máu

Cholesterol: 3,4 – 5,4 mmol/l

Trglycerid: 0,4 – 2,3 mmol/l

HDL – Choles: 0,0 – 2,9 mmol/l

Vượt ngưỡng: nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp.

Vượt ngưỡng: giảm sức đề kháng của gan và hệ miễn dịch.

Vượt ngưỡng: tăng đường huyết gây nguy cơ tiểu đường ở mẹ bầu.

Thấp hơn: Mẹ bầu mắc chứng tụt huyết áp.

Vượt ngưỡng: nguy cơ bệnh về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, NMCT cấp,…

Thấp hơn: có thể dẫn đến tình trạng sản giật.

Tuy nhiên, để hiểu rõ nhất về các thông số kiểm tra máu cho mẹ bầu, cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để được các bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm và tư vấn giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Hiện nay, Đa khoa Pacific chính là địa chỉ xét nghiệm máu uy tín, chất lượng dành cho bà bầu được nhiều người lựa chọn vì những ưu thế nổi bật:

Kết Quả Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Đây là chỉ số giúp bác sĩ phát hiện thận có dấu hiệu bất thường không. Nếu chỉ số URE vượt quá khoảng giới hạn 2,5- 7,5 mmol/l thì thận của mẹ đang có vấn đề. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp URE tăng do tắc nghẽn đường tiết niệu, suy tim sung huyết, cơ thể bị mất nước, xuất huyết tiêu hóa, sốt.

URIC trong giới hạn là 150 – 360 umol/l. Nếu chỉ số này bị vượt quá, nguy cơ mẹ bầu mắc gout là rất cao. Và nếu chỉ số quá thấp thì dẫn tới tổ thương tế bào gan, bệnh Wilson.

Đây là nhóm chỉ số có vai trò rất quan trọng mà mẹ bầu cần biết, nếu chỉ số nhóm mỡ máu vượt quá giới hạn, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp rất cao, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhóm mỡ máu có khoảng giới hạn là Cholesterol 3,4- 5,4 mmol/l, Tryglycerid 0,4- 2,3 mmol/l, HDL- Choles t0,9- 2,1 mmol/l, LDL- Choles 0,0- 2,9 mmol/l.

Đây là một chỉ số miễn dịch cho tế bào gan. Giới hạn bình thường của GGT là từ 0,0- 53,0 umol/l. Khi chỉ số này tăng lên, gan giảm sức đề kháng, giảm khả năng miễn dịch và khả năng đào thải kém đi.

Chỉ số GLU sẽ cho mẹ bầu biết lượng đường có trong máu có ở mức giới hạn trung bình không, có mắc bệnh tiểu đường không. GLU bình thường từ 4,1-6,1 mmol/l, nếu nhỏ hơn thì mẹ bầu bị mắc chứng tụt đường huyết, và nếu cao hơn thì mẹ bầu đang có nguy cơ tăng đường huyết dễ bị tiểu đường, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, cũng như thai nhi.

CRE (Creatinine) là chất thải của quá trình trao đổi chất ở cơ. Đối với mẹ bầu giới hạn CRE là 53- 100 umol/l. Nếu vượt quá chỉ số giới hạn này sẽ dẫn tới các trường hợp bệnh về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, ngược lại nếu chỉ số này thấp hơn giới hạn tiền sản giật có thể là một nguy cơ,

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến các Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai như HIV, Anti-Hbs, HbsAg,… xác định những nguy cơ: viêm gan B, bệnh giang mai, Rubella,… kiểm tra được hàm lượng chất dinh dưỡng, xác định thai nhi mắc hội chứng Down không.

Lưu ý để kết quả xét nghiệm máu khi mang thai chính xác

– Thời điểm lấy máu xét nghiệm cho thai phụ tốt nhất là vào buổi sáng.

Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần xét nghiệm máu ngay ba tháng đầu thai kì phát hiện dấu hiệu bất thường cũng như xét nghiệm máu định kì trong mỗi lần đi khám thai, để có những thông tin chính xác về sức khỏe thai kỳ từ đó được chỉ định xử trí đúng cách.

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai cách đọc thế nào và những lưu ý gì, hi vọng rằng qua thông tin trên bạn đọc đã có những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai Tháng Thứ 7

Hầu hết bác sĩ sẽ khuyên mẹ tiến hành xét nghiệm đường huyết khi mang thai tháng thứ 7, xét nghiệm này sẽ giúp mẹ sớm phát hiện và có cách xử lý kịp thời

Bác sĩ nói rằng tôi cần phải làm xét nghiệm đường huyết để kiểm tra xem mình có mắc chứng tiểu đường khi mang thai hay không. Tại sao tôi cần phải làm xét nghiệm này, và quy trình kiểm tra gồm những bước gì?

Đừng cảm thấy quá phiền phức về kiểm tra này mẹ à. Hầu hết các bác sĩ đều thực hiện xét nghiệm đường huyết đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ từ 24 -28 tuần. Những phụ nữ mang thai lớn tuổi, béo phì hoặc gia đình có tiểu sử tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn. Và họ thường sẽ được kiểm tra đường huyết sớm và đều đặn trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, việc bác sĩ yêu cầu mẹ xét nghiệm đường huyết là một thao tác rất thông thường.

Quá trình xét nghiệm đường huyết cũng rất đơn giản, đặc biệt khi mẹ là một người thích ăn ngọt. Trước khi lấy máu để kiểm tra, chuyên viên xét nghiệm sẽ cho mẹ uống một ly nước glucose rất ngọt (50 gram glucose), thường có vị giống như soda (chúng có thể có vị cam, cola hay chanh), một số nơi còn ướp lạnh cho mẹ nữa; mẹ cũng không cần phải nhịn ăn trước khi thử máu. Đa số các mẹ đều uống một hơi hết ly nước này và không gặp phải vấn đề hay tác dụng phụ gì cả; một số ít, đặc biệt là những người không thích uống nước ngọt, có thể cảm thấy hơi buồn nôn sau đó.

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra mức độ đường huyết trong máu của mẹ Nếu việc xét nghiệm đường huyết cho kết quả cao, điều đó có nghĩa là có thể mẹ chưa tiết đủ lượng insulin để chuyển hóa đường trong máu; và do đó mẹ phải thực hiện tiếp một bước xét nghiệm nữa gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose. Đây chính là bước kiểm tra để chẩn đoán xem mẹ có bị chứng tiểu đường khi mang thai hay không. Quá trình này sẽ kéo dài trong 3 giờ đồng hồ và mẹ không được ăn bất cứ thứ gì trước khi tiến hành; lượng glucose mà mẹ dung nạp vào cơ thể cũng sẽ cao hơn lần trước.

Mỗi bác sĩ sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để xác định xem đường huyết của mẹ có quá cao không. Một số sẽ xác định theo chuẩn, nếu lượng đường trong máu sau một giờ của mẹ là 140 miligam glucose/1 decilít huyết tương (mg/dL) hoặc nhiều hơn, mẹ cần phải thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose. Một số bác sĩ khác đặt chuẩn là 130 mg/dL để sàng lọc được nhiều phụ nữ có thể có tiểu đường thai kỳ hơn, mặc dù theo chuẩn này sẽ ít có trường hợp dương tính hơn.

Nếu lượng đường trong máu của mẹ cao hơn 200 mg/dL, hầu hết các bác sĩ sẽ kết luận mẹ bị tiểu đường và mẹ sẽ không cần làm xét nghiệm dung nạp glucose nữa. Nhưng nếu kết quả là bất kỳ điểm số nào giữa 140 và 200, mẹ sẽ phải đi xét nghiệm dung nạp glucose để có một chẩn đoán chính xác.

Chứng tiểu đường khi mang thai xảy ra trên 4 – 7% thai phụ. Đây là biến chứng phổ biến nhất trong quá trình mang thai. May mắn thay, nó cũng là biến chứng dễ đối phó nhất. Một khi đã kiểm soát được lượng đường trong máu bằng một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục, và nếu cần thiết thì sử dụng thêm thuốc hỗ trợ; phụ nữ mắc chứng tiểu đường khi mang thai hoàn toàn có thể mang thai và hạ sinh em bé một cách khỏe mạnh. Tổng hợp & BT: Hiền Nhi (sinhcon.com)