Top 12 # Xem Phim Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

10 Bộ Phim Tránh Xem Khi Mang Bầu

“Jack & Sarah” là một bộ phim hài kịch của Anh với sự dàn dựng của đạo diễn Tim Sullivan năm 1995. Trong phim, nhân vật nữ chính Sarah đã qua đời khi sinh em bé. Vì vậy bộ phim không phù hợp cho những người đang mang bầu đặc biệt là mẹ bầu sắp sinh nở.

2. Bộ phim Jersey Girl – Khi con thiếu mẹ

Đây là bộ phim có tính giáo dục rất cao đối với cả con cái và bố mẹ tuy nhiên nó lại không phù hợp vớiphụ nữ đang mang thai vì nhân vật nữ chính trong phim – Gertrude Steiney – cũng chết trong khi sinh nở vì chứng giãn động mạch.

3. Bộ phim Pan’s Labyrinth – Mê cung của Pan

Pan’s Labyrinth là bộ phim sâu lắng và giàu tính nhân văn được sản xuất năm 2006 của các đạo diễn Mexico. Nhân vật chính trong bộ phim là cô bé Ofelia – một cô bé 12 tuổi. Tất cả bộ phim là một câu chuyện do cố bé tưởng tượng ra với cảnh mẹ cô mang bầu với bố dượng và sinh ra một cậu em trai. Nhưng trong khi sinh nở, mẹ cô đã gặp rất nhiều khó khăn và đã qua đời. Bộ phim sẽ mang đến tâm lý sợ hãi, hoang mang cho những bà bầu.

4. Bộ phim Precious

Bộ phim kể về cô bé 16 tuổi Precious Jones phải sống trong một hoàn cảnh cực kỳ khốn nạn dưới đáy xã hội khi mà sự có mặt của cô trên đời không được ai mong muốn và thậm chí cô còn bị chính bố đẻ của mình hãm hiếp. Bộ phim thực sự không phù hợp với những người đang bầu bí.

5. Bộ phim Rosemary’s Baby

Bộ phim kinh dị cổ điển Rosemary’s Baby luôn ám ảnh người xem bởi những cảnh quay đầm đìa máu và cái không khí ảm đạm, những cảm giác rùng rợn ghê người.

6. Bộ phim Seven

Bộ phim là một chuỗi những bi kịch sảy đến với người phụ nữ trẻ đang mang thai vì vậy nó không phù hợp để xem cho những người đang mang bầu.

7. Bộ phim The Other Woman

Bộ phim với sự diễn xuất chính của nữ hoàng Oscar 2010 Natalie Portman với cảnh quay sinh nở và em bé chỉ sống được 3 ngày sau sinh do hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh. Bộ phim có thể gây những ấn tượng không tốt cho mẹ bầu.

8. Bộ phim The Seventh Sign

The Seventh Sign là bộ phim kinh dị với nội dung người mẹ đang mang thai nhận ra rằng con mình sẽ là vị cứu tinh của cả thế giới nhưng đổi lại điều đó là cô sẽ phải chết khi sinh nở.

9. Bộ phim The Time Travelers Wife

Nói chung, The Time Travelers Wife là một bộ phim sâu lắng, tình cảm nhưng lại luôn có nhưng cảnh sảy thai liên tục. Bộ phim thực sự không phù hợp với phụ nữ mang thai.

10. Bộ phim Trainspotting – Lối sống trụy lạc

Bộ phim được sản xuất năm 1996 với dàn đạo diễn cực xuất sắc. Phim để lại 1 ấn tượng mạnh chưa từng thấy về tác động của heroin, cocain và các loại thuốc gây nghiện khác. Các con nghiện được lột tả chính xác cảm giác sung sướng sau khi hút hít và những lúc quằn quại trong cơn nghiện hành hạ. Xem xong bộ phim, chúng ta sẽ có một cảm giác ghê rợn và sợ hãi. Vì vậy trainspotting không phải là lựa chọn phù hợp với bà bầu.

theo suckhoesinhsan

Phụ Nữ Mang Thai Hãy Cẩn Thận Khi Xem Phim

Chú ý khi đi xem phim ở rạp

Lực tác động vào thị giác và thính giác khi đi xem phim ở rạp là rất lớn, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của thai nhi, vì thế nếu muốn đi xem phim rạp, các bà mẹ nên chú ý làm tốt những điều sau:

1. Lựa chọn rạp chiếu phim: Nên chọn các rạp chiếu phim có sự chăm sóc đặc biệt

Số phụ nữ mang thai đến các rạp chiếu phim thường ít hơn rất nhiều so với người bình thường, vì thế hầu hết các rạp chiếu phim đều không có những ưu tiên đặc biệt dành riêng cho bà bầu.

Tuy nhiên cũng có một số ít các rạp chiếu phim đã để ý đến nhu cầu của các bà mẹ đồng thời có những biện pháp mang lại sự thuận tiện và đảm bảo an toàn cho họ khi đến rạp chiếu phim. Đến đây các bà mẹ được cung cấp các loại gối cách âm để đặt phía trước bụng nhằm làm giảm âm thanh của phim khi đến tai thai nhi. Một số rạp chiếu phim còn chuẩn bị sẵn gối ôm dành riêng cho bà bầu, thậm chí có cả những phòng khách cho bà bầu nghỉ ngơi và có nhân viên hỗ trợ trong suốt buổi chiếu, điều này giúp các bà bầu thoải mái dễ chịu hơn rất nhiều mà khi kết thúc buổi chiếu có thể nhanh chóng và thuận tiện khi rời khỏi rạp. Những rạp chiếu phim như thế này luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ mang thai.

2. Lựa chọn thời gian: Nên chọn xem phim vào ban ngày

Các bác sỹ đều khuyên các bà bầu không nên đến những chỗ đông người để tránh bị người khác va vào mình, vì thế nếu muốn đi xem phim, các bà mẹ nên chú ý chọn những buổi diễn có ít người đến xem.

Lượng người đến rạp xem phim thường có quy luật nhất định, vào ngày thường, trong thời gian làm việc, tức trước 18h hàng ngày thì lượng người đến rạp là rất ít. Ngoài ra các bà mẹ cũng nên chú ý không nên đi vào tuần đầu công chiếu hoặc ra mắt phim mới vì lúc này lượng người đến rạp là rất đông.

3. Lựa chọn thể loại phim: Không nên xem phim có tính kích động, bạo lực

Các bà mẹ mang thai không nên xem các thể loại phim có tính kích động, phim kinh dị, khủng bố hoặc bi kịch. Thể loại phim phù hợp là phim gia đình, phim tâm lý tình cảm hoặc phim hài nhẹ nhàng.

Trước khi xem phim nên tìm hiểu đánh giá của mọi người về bộ phim hoặc gọi điện đến rạp để xin tư vấn. Nên chọn những bộ phim có hiệu ứng âm thanh không quá cao vì những loại phim hành động có hiệu ứng âm thanh nổi bật dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Lựa chọn vị trí ngồi: Nên chọn hàng ghế cuối gần lối đi

Các mẹ nên chọn chỗ ngồi ngay bên cạnh lối đi ở hàng ghế cuối cùng vì vị trí này thường ít người chọn, điều này tránh được sự bất tiện vì nhiều người qua lại. Hơn nữa cửa thoát hiểm cũng thường được sắp xếp ở những hàng ghế cuối, trong trường hợp khẩn cấp các bà mẹ có thể nhanh chóng thoát ra ngoài.

Với những bà bầu chưa rõ bụng thì nên nói với nhân viên ở rạp chiếu phim để họ nhớ được vị trí ngồi của bạn và có những chú ý đặc biệt.

Những điều lưu ý khi xem tivi tại nhà: Không nên xem TV ở khoảng cách gần: Thường khoảng cách giữa bạn và TV nên ở mức từ 2m trở lên là phù hợp. Không nên xem TV liên tục trong thời gian dài: Các bà mẹ mang thai không nên xem TV liên tục quá 2 giờ đồng hồ để tránh cho mắt phải làm việc quá lâu. Các bà mẹ có bệnh về huyết áp càng cần phải chú ý đến điều này. Không xem các chương trình, tiết mục có tính bạo lực, khủng bố, căng thẳng hoặc bi kịch. Những thể loại này dễ khiến tâm trạng của bà bầu bị thay đổi, căng thẳng dẫn đến trong máu xuất hiện một loại vật chất đặc biệt gây ảnh hưởng đến thai nhi thông qua cuống rốn.

Không nên xem TV quá muộn ảnh hưởng đến giấc ngủ: Bà mẹ mang thai nên chú ý nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc từ 8-9 tiếng mỗi đêm.

Không nên xem TV sau khi ăn no: Sau khi ăn no cần có thời gian để tiêu hoá thức ăn, nếu xem TV ngay thì não bắt buộc phải làm việc, vì thế lượng máu trong cơ thể cần cung cấp cho dạ dày bị giảm đáng kể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và chức năng hấp thụ, điều này hoàn toàn bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi. Từ bỏ thói quen xấu: Nếu vừa ăn vặt vừa xem TV hoặc nằm xem TV sẽ khiến áp lực trong ổ bụng tăng cao và làm giảm nhu động của dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến sự tiêu hoá và hấp thụ thực phẩm, đặc biệt là sự bài tiết của dịch mật dễ dẫn đến các bệnh về gan và túi mật.

Các Mẹ Mang Bầu Chú Ý Khi Xem Phim/Tv Nhé

Mình đang mang bầu 27 tuần nhưng vẫn rất máu xem phim, hôm qua mình đi xem Priest, bộ phim về ma cà rông, kinh dị, hành động ở rạp. Trong lúc xem phim, tiếng động trong rạp rất lớn khiến con gái quẫy đạp bùm bụp, cho đến tận đêm hôm qua vẫn rất quấy trong bụng me. Mình lo lắng mới search ra được bài này:

Chú ý khi đi xem phim ở rạp

Lực tác động vào thị giác và thính giác khi đi xem phim ở rạp là rất lớn, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của thai nhi, vì thế nếu muốn đi xem phim rạp, các bà mẹ nên chú ý làm tốt những điều sau:

1. Lựa chọn rạp chiếu phim: Nên chọn các rạp chiếu phim có sự chăm sóc đặc biệt

Số phụ nữ mang thai đến các rạp chiếu phim thường ít hơn rất nhiều so với người bình thường, vì thế hầu hết các rạp chiếu phim đều không có những ưu tiên đặc biệt dành riêng cho bà bầu.

Tuy nhiên cũng có một số ít các rạp chiếu phim đã để ý đến nhu cầu của các bà mẹ đồng thời có những biện pháp mang lại sự thuận tiện và đảm bảo an toàn cho họ khi đến rạp chiếu phim. Đến đây các bà mẹ được cung cấp các loại gối cách âm để đặt phía trước bụng nhằm làm giảm âm thanh của phim khi đến tai thai nhi. Một số rạp chiếu phim còn chuẩn bị sẵn gối ôm dành riêng cho bà bầu, thậm chí có cả những phòng khách cho bà bầu nghỉ ngơi và có nhân viên hỗ trợ trong suốt buổi chiếu, điều này giúp các bà bầu thoải mái dễ chịu hơn rất nhiều mà khi kết thúc buổi chiếu có thể nhanh chóng và thuận tiện khi rời khỏi rạp. Những rạp chiếu phim như thế này luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ mang thai.

2. Lựa chọn thời gian: Nên chọn xem phim vào ban ngày

Các bác sỹ đều khuyên các bà bầu không nên đến những chỗ đông người để tránh bị người khác va vào mình, vì thế nếu muốn đi xem phim, các bà mẹ nên chú ý chọn những buổi diễn có ít người đến xem.

Lượng người đến rạp xem phim thường có quy luật nhất định, vào ngày thường, trong thời gian làm việc, tức trước 18h hàng ngày thì lượng người đến rạp là rất ít. Ngoài ra các bà mẹ cũng nên chú ý không nên đi vào tuần đầu công chiếu hoặc ra mắt phim mới vì lúc này lượng người đến rạp là rất đông.

3. Lựa chọn thể loại phim: Không nên xem phim có tính kích động, bạo lực

Các bà mẹ mang thai không nên xem các thể loại phim có tính kích động, phim kinh dị, khủng bố hoặc bi kịch. Thể loại phim phù hợp là phim gia đình, phim tâm lý tình cảm hoặc phim hài nhẹ nhàng.

Trước khi xem phim nên tìm hiểu đánh giá của mọi người về bộ phim hoặc gọi điện đến rạp để xin tư vấn. Nên chọn những bộ phim có hiệu ứng âm thanh không quá cao vì những loại phim hành động có hiệu ứng âm thanh nổi bật dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Lựa chọn vị trí ngồi: Nên chọn hàng ghế cuối gần lối đi

Các mẹ nên chọn chỗ ngồi ngay bên cạnh lối đi ở hàng ghế cuối cùng vì vị trí này thường ít người chọn, điều này tránh được sự bất tiện vì nhiều người qua lại. Hơn nữa cửa thoát hiểm cũng thường được sắp xếp ở những hàng ghế cuối, trong trường hợp khẩn cấp các bà mẹ có thể nhanh chóng thoát ra ngoài.

Với những bà bầu chưa rõ bụng thì nên nói với nhân viên ở rạp chiếu phim để họ nhớ được vị trí ngồi của bạn và có những chú ý đặc biệt.

Những điều lưu ý khi xem tivi tại nhà:

– Không nên xem TV ở khoảng cách gần: Thường khoảng cách giữa bạn và TV nên ở mức từ 2m trở lên là phù hợp.

– Không nên xem TV liên tục trong thời gian dài: Các bà mẹ mang thai không nên xem TV liên tục quá 2 giờ đồng hồ để tránh cho mắt phải làm việc quá lâu. Các bà mẹ có bệnh về huyết áp càng cần phải chú ý đến điều này.

– Không xem các chương trình, tiết mục có tính bạo lực, khủng bố, căng thẳng hoặc bi kịch. Những thể loại này dễ khiến tâm trạng của bà bầu bị thay đổi, căng thẳng dẫn đến trong máu xuất hiện một loại vật chất đặc biệt gây ảnh hưởng đến thai nhi thông qua cuống rốn.

– Không nên xem TV quá muộn ảnh hưởng đến giấc ngủ: Bà mẹ mang thai nên chú ý nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc từ 8-9 tiếng mỗi đêm.

– Không nên xem TV sau khi ăn no: Sau khi ăn no cần có thời gian để tiêu hoá thức ăn, nếu xem TV ngay thì não bắt buộc phải làm việc, vì thế lượng máu trong cơ thể cần cung cấp cho dạ dày bị giảm đáng kể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và chức năng hấp thụ, điều này hoàn toàn bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi.

– Từ bỏ thói quen xấu: Nếu vừa ăn vặt vừa xem TV hoặc nằm xem TV sẽ khiến áp lực trong ổ bụng tăng cao và làm giảm nhu động của dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến sự tiêu hoá và hấp thụ thực phẩm, đặc biệt là sự bài tiết của dịch mật dễ dẫn đến các bệnh về gan và túi mật.

Trung Linh

Tổng hợp từ PC

Theo ***********

Khổ thân cháu. :Crying::Crying::Crying:

Vợ Mang Thai Nằm Viện, Chồng Đi Xem Phim Với Bồ

Mang thai đến tháng thứ 8 thì cô phải nằm viện do bị động thai. Mệt mỏi về thể xác và nỗi lo lắng cho sức khỏe của con đè nặng tâm trí cô. Nhưng có một điều khiến cô cũng buồn bã không kém, đó là thái độ của chồng mình.

Ngay từ khi mang thai, cô đã không được khỏe. Nhưng mới đầu anh còn hỏi thăm, đưa cô đi khám nọ kia, chứ từ khi thai được 3,4 tháng thì anh gần như lạnh nhạt hẳn. Anh đi sớm về khuya, vợ ăn ngủ, làm việc thế nào cũng chẳng màng. Lí do anh đưa ra là: bận việc!

Anh nói, anh cố gắng cho ai, chẳng phải là vì cô và con sao, do vậy cô phải thông cảm cho anh, chứ đừng giở thói trẻ con mè nheo ra! Lòng tủi thân xen lẫn chút bất an, cô cũng thoáng nghĩ đến một khả năng xấu, đó là anh có bồ bên ngoài. Nhưng rồi cô lại gạt đi. Cô và anh mới cưới vừa đầy năm, cô lại đang mang thai, anh sao có thể đang tâm làm như thế. Có lẽ đúng là anh bận, anh muốn chăm chỉ làm việc để lo cho đứa con sắp ra đời thật!

Nằm viện, bố mẹ 2 bên có lên chăm nom nhưng cũng chỉ ở được 1,2 hôm rồi các cụ lại phải về quê lo việc nhà việc cửa. Hơn nữa, tình trạng của cô cũng đã khá hơn, nên cô bàn với mọi người không cần phải lo lắng, ban ngày anh đi làm, tối sẽ vào viện với cô, thế là ổn. Nhưng anh chỉ vào với cô đúng đêm đầu tiên, rồi viện lí do bận việc, lí do làm thêm về muộn, lí do bệnh viện ồn ào anh không quen… để bảo cô tự thân vận động 1 mình. “Em có phải ốm liệt giường đâu, cần gì người trông! Em đừng có nhõng nhẽo như trẻ con thế được không?” – anh cáu kỉnh nói với cô như thế.

Nhìn những bà bầu cùng phòng bệnh cũng trong tình trạng như mình có chồng ngày đêm săn sóc, lo lắng, cô tủi thân vô cùng. Trong một lần mẹ chồng gọi điện lên, cô đã không kìm lòng được mà “mách tội” chồng. Chẳng biết mẹ chồng cô đã nói gì với anh, nhưng hôm sau anh có vào ngủ đêm với cô thật.

Nhưng mang tiếng vào chăm người bệnh, mà chồng cô mặt mũi xầm xì, toàn muộn muộn mới vào, rồi vào là trèo lên giường ngủ say tít. Bộ dạng của anh giống người ngủ nhờ hơn là vào chăm vợ. Mấy người cùng phòng hỏi han, cô chỉ đành cười gượng, chống chế rằng dạo này anh bị áp lực công việc nên tâm trạng không được tốt lắm.

Tối đó, cô nhắn tin cho chồng muốn anh vào sớm với cô, vì bác sĩ vừa thông báo cô đang bị dọa đẻ non. Nhưng anh không trả lời. Cả tối, cô gọi cũng không thấy chồng nghe máy. Cô cứ điên cuồng gọi hết cuộc này tới cuộc khác trong vô vọng như thế. Nước mắt cô lặng lẽ rơi ướt đẫm cả gối tự lúc nào.

Mãi muộn anh mới vào. Cô trách thì anh đáp qua loa: “Bận việc thì làm sao mà nghe máy được! Anh ngủ đây, đừng mè nheo nữa!”. Nhìn chồng thản nhiên nằm ngủ ngon lành, trong lòng cô dâng lên đủ thứ tư vị cay đắng, chua xót mà bất lực. Lúc cô cầm chiếc áo khoác anh để ở giường lên, định mang cất thì bỗng rơi từ trong túi áo ra tờ giấy nhỏ. Cô nhặt lên xem thì lặng người khi đó là 2 cuống vé xem phim, suất chiếu vừa tối nay!

Hóa ra việc anh bận là đi xem phim! Cái việc lãng mạn mà một người đàn ông làm này nếu không phải cùng với bạn gái thì là với ai? Thật khó để có khả năng khác.

Nghĩ lại những biểu hiện của chồng gần đây, dự cảm xấu trong lòng cô càng dâng cao. Cô không kiềm chế được, lay chồng dậy, chìa ra cho chồng xem cặp cuống vé xem phim đó và nhìn anh với ánh mắt thắc mắc. “Sao lại lục đồ của người khác?” – anh giật đồ trên tay cô, lạnh lùng hỏi. Nỗi ấm ức và tủi thân dâng trào, cô vừa rơm rớm nước mắt vừa chất vấn chồng: “Vậy mà anh nói anh bận việc! Việc bận của anh là đi xem phim với gái phải không?”.

“Đừng có hoang tưởng nữa, chẳng có gái gủng gì cả. Ngày đã phải đi làm, tối lại bị tra tấn tinh thần thế này thì ai mà chịu nổi” – nói rồi anh ta vớ chiếc áo khoác mặc vội vào rồi không nói không rằng, bỏ ra về. Thấy vợ chồng cô to tiếng, những người cùng phòng bệnh đều nhìn cô với ánh mắt thương hại. Cô chỉ biết trùm chăn, che giấu nước mắt và những cái nấc nghẹn ngào.

Từ sau tối đó không thấy chồng cô vào viện thăm cô nữa. Cô gọi về cho mẹ chồng mới biết anh ta nói với bà rằng, vào viện toàn bị cô kèo nhèo, lải nhải nọ kia, mất giấc ngủ thành ra mệt mỏi, hôm sau không đi làm được.

Cô chỉ còn biết cười chua chát. Nhấc máy gọi cho một anh bạn thân của chồng, cô vào đề luôn: “Anh biết anh ấy có bồ, tất cả mọi người đều biết, chỉ có em không biết thôi nhỉ? Em nằm trong này, ắt hẳn anh ta ở ngoài công khai ngang nhiên lắm phải không”. Nhận lại tiếng thở dài và anh bạn chỉ an ủi: “Em cứ yên tâm dưỡng thai rồi sinh con mẹ tròn, con vuông. Mọi chuyện cứ bình tĩnh”. Cô biết, những điều mình đã nói đúng sự thật. Sau đó cô hỏi han thêm thì biết sự thực đúng là vậy. Anh ta đã cặp bồ từ lúc cô mang thai được 3, 4 tháng rồi.

Người này là chồng cô ư, người sẽ gắn bó cả đời, chia ngọt sẻ bùi, cùng chung hoạn nạn với cô ư? Có xứng không!? Cô khẽ đặt tay lên bụng mà nước mắt lại tuôn trào…