Top 8 # Xem Mang Thai Tuần Thứ 36 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Mang Thai Tuần Thứ 36

Thai nhi 36 tuần của quá trình mang thai bé nặng khoảng 2,8kg và được coi là đủ ngày đủ tháng. Mẹ bầu đang cảm thấy vô cùng hồi hộp và lo lắng vì không biết lúc nào sẽ chuyển dạ?

1. Những thay đổi của mẹ bầu

a. Những thay đổi về mặt thể chất

– Bạn cảm giác và thấy rõ mình to ra, và biết rằng cái bụng bầu là bộ phận đầu tiên trên cơ thể mình nhoài qua cửa khi bạn bước vào một căn phòng.

– Bây giờ, tìm được áo quần vừa vặn cũng không dễ nữa, kể cả những chiếc “trung thành” nhất với bạn trông cũng như chực bung chỉ.

– Tìm được một tư thế nằm thoải mái thì dường như là điều không thể. Nằm sấp thì chắc chắn là không được, mà nằm ngửa thì không tốt cho cả bạn và bé; lý do là một trong các mạch máu chủ (tĩnh mạch chủ) sẽ bị dạ con chèn ép nếu bạn nằm tư thế này. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt trên một chiếc gối.

– Thời gian này, bạn nên tránh đám đông và người ốm. Không phải lúc nào cũng tránh được bệnh tật, nhưng hãy cố hết sức trong khả năng có thể. Bạn cần phải khỏe mạnh để chuẩn bị cho lúc lâm bồn, và cũng cần phải duy trì nguồn sức lực dữ trữ của mình nữa.

– Bàn chân và mắt cá chân của bạn trông cứ như lẫn vào nhau. Điều này thực sự không có gì đáng buồn cười. Sưng tấy như vậy quả rất khó chịu. Sau khi sinh con, đa phần các bà mẹ đi tiểu tiện rất nhiều, nghĩa là họ đang loại bỏ một lượng lớn các chất lỏng trong cơ thể qua đường tiểu

– Ngực của bạn có thể đang ra càng nhiều sữa non hơn, đến mức phải dùng miếng thấm thường xuyên. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đây, thì điều này lại càng bình thường.

b. Thay đổi về mặt tinh thần

– Bạn hãy dành những khoảng thời gian ngồi thiền và thư giãn trong tĩnh lặng. Những công việc chuẩn bị phải làm quá gấp có thể khiến những bà mẹ tháo vát nhất cũng phải mất bình tĩnh; vậy nên, hãy dành cho mình những khoảng lặng như vậy để tập trung vào những gì quan trọng nhất. Đi tiệm mát-xa trị liệu, tham gia lớp Yoga dành cho bà bầu, đi bơi, hoặc đi bộ từng quãng dài là những cách để bạn giúp đầu óc mình thảnh thơi.

– Có thể bạn đang có chút mặc cảm có lỗi với mấy bé lớn nhà bạn, vì bạn chuẩn bị sinh ra một thành viên gia đình mới và làm xáo trộn cuộc sống của chúng. Bạn có thể đang tự hỏi làm thế nào bạn yêu đứa con sắp tới của mình nhiều như những đứa bạn đang có đây. Đừng lo lắng phiền muộn về những khả năng khó mà xảy ra. Một cách tự nhiên, bạn sẽ yêu thương em bé rất nhiều.

2. Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi 36 tuần tuổi có cân nặng khoảng 2,7 – 2,75 kg (như một quả dưa vàng) và chiều toàn thân đạt khoảng 47cm (chiều dài từ đầu đến mông khoảng 33 -34 cm).

Thời điểm này, lông tơ xuất hiện trên da của bé bắt đầu rụng dần cùng với bã nhờn. Bã nhờn là một chất kem khá dày để bảo vệ da thai nhi trong khi ngâm trong nước ối chín tháng. Bã nhờn và dịch ối kết hợp với nhau tạo thành phân của thai nhi.

Một trong những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi là sự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấp. Nếu bị đẻ non, trẻ rất dễ mắc phải hội chứng suy hô hấp ngay từ khi mới sinh. Trong trường này là do phổi phát triển không hoàn thiện, thai nhi không có khả năng tự thở mà cần có sự hỗ trợ của máy trợ thở, bình ôxy. Vì vậy, ở tuần 36, hệ thống phổi và hệ hô hấp của bé cũng dần hoàn thiện.

Ở tuần 36 thai kỳ, khuỷu tay, chân và đầu bé có thể nổi lên trên bụng của người mẹ khi bé “vươn vai” hay chuyển động. Khuôn mặt bé trông khá bầu bĩnh, một phần do các lớp mỡ và một phần do sự phát triển mạnh của các cơ mút.

Tóc bé có thể mọc dài đến 5 cm. Các móng tay, móng chân của bé cũng rất dài, vì thể bạn có thể sẽ phải cắt móng tay cho bé khi bé vừa mới chào đời.

Lúc này thành tử cung và thành bụng bạn đang giãn hết cỡ, ngày càng mỏng hơn, đây là cơ hội để bé học hỏi và làm quen với nhịp sinh học ngày và đêm do ánh sáng đã có thể xuyên qua thành bụng chút ít. Thai nhi cũng bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay, chân. Thận đã phát triển hoàn thiện và gan cũng đã bắt đầu thực hiện chức năng lọc thải.

Đến cuối tuần này, con bạn sẽ gần như được coi là đủ tháng. Đủ tháng nghĩa là bé được từ 37 – 42 tuần. Tất cả những bé sinh trước 37 tuần là thiếu tháng và sau 42 tuần là già tháng.

3. Lời khuyên cho tuần này

– Bắt đầu từ tuần này, bạn có thể phải đến khám bác sĩ mỗi tuần rồi. Bác sĩ hoặc bà mụ thể khám bên trong để phát hiện xem cổ tử cung của bạn có hẹp hay giãn không. Bạn cũng có thể có cảm giác sa bụng, khi bé đã xuống khung chậu của mẹ để chuẩn bị cho cơn đau đẻ. Hiện giờ bạn cũng có thể có cảm giác thèm ăn trở lại vì bé đã không còn nằm đè lên dạ dày và ruột của bạn nhiều nữa, và nếu bạn bị ợ nóng thì việc bé nằm tụt uống cũng có thể làm cho bạn dịu bớt phần nào.

Mang Thai Tháng Thứ 9 (Thai Tuần 36)

Bây giờ trông bạn quả thật giống như một trái đào chín vậy, tròn trịa và đầy hứa hẹn. Cho dù bạn luôn trân trọng từng giây phút mang thai tính cho đến thời điểm này, thì một vài ý nghĩ đáng sợ, vẩn vơ vẫn cứ lảng vảng trong tâm trí bạn. “Bụng bầu mình có to quá không nhỉ”, “Bụng bầu mình có bé quá không?”, “Có chắc là con mình sẽ ra đời được không?”, và câu hỏi này thì mới thật là kinh điển đây: “Làm sao mà con chui ra khỏi người mình được cơ chứ?”. Phút trước bạn vừa cảm thấy thật bình thản thì phút sau đã lo sợ phát cuống lên. Chỉ hai tuần nữa là đến ngày dự sinh rồi, và đầu óc bạn chẳng nghĩ được gì ngoài chuyện đó khi mang thai tháng cuối. Cố gắng đừng suy nghĩ tiêu cực, mà hãy chỉ tin tưởng rằng cơ thể của bạn có đầy đủ khả năng để đưa em bé đến với cuộc sống này thật an toàn. Và hãy tin vào những người đang chăm sóc sức khỏe cho mình và sắp trợ giúp mình sinh bé. Dù gì đi nữa, cũng luôn có đầy đủ những thiết bị y tế và dịch vụ cấp cứu sẵn sàng trợ giúp bạn và con. Hãy nhớ, điều duy nhất bạn có thể chắc chắn về việc mang thai là sớm muộn nó cũng kết thúc, và với bạn thì sắp rồi.

Bạn sắp sinh em bé?

Một số bà bầu có thể sẽ sinh luôn khi thai nhi 36 tuần tuổi. Nếu bạn cảm giác như thai nhi không có thêm sự phát triển gì, và các triệu chứng còn giảm dần nữa, thì hãy coi như đó là vì cơ thể bạn đang tập quen dần với thực tế là bạn sắp hết mang thai. Ở một số bà bầu, nút màng nhầy ở cố tử cung biến mất, và họ coi đó là dấu hiệu mình sắp chuyển dạ đến nơi. Thực ra thì, nút nhầy này có thể biến mất hàng mấy tuần trước lúc em bé ra đời, thế nên bạn cũng đừng phấn khích quá khi thấy hiện tượng này.

Hãy chốt lại danh sách tên cho em bé, và hãy vẫn sẵn sàng xem xét những cái tên mới. Nếu bạn là người hay hoài niệm, hãy nhớ lại những cái tên trong gia phả, và có thể chọn một cái tên của một ai đó. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng cuộc sống thay đổi rất nhiều cùng thời gian, những cái tên được cho là sang quý ở thế kỷ 19 có khi nghe lại hơi kỳ cục ở thời điểm hiện tại.

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Cơ thể bạn thay đổi như thế nào khi thai ở tuần 36?

Bạn cảm giác và thấy rõ mình to ra khi mang thai tuần 36, và biết rằng cái bụng bầu là bộ phận đầu tiên trên cơ thể mình nhoài qua cửa khi bạn bước vào một căn phòng. Đã mấy tuần rồi bạn không còn nhìn thấy chân mình, và phần dưới bụng bầu cứ như thể không hề tồn tại vậy.

Thai nhi 36 tuần tuổi, để tìm được áo quần vừa vặn cũng không dễ nữa, kể cả những chiếc “trung thành” nhất với bạn trông cũng như chực bung chỉ. Hãy sáng tạo một chút, và hãy mượn áo quần từ những người bạn đã có con rồi. Đó cũng là việc bình thường ở những tuần cuối này.

Tìm được một tư thế nằm thoải mái thì dường như là điều không thể khi thai 36 tuần. Nằm sấp thì chắc chắn là không được, mà nằm ngửa thì không tốt cho cả bạn và bé; lý do là một trong các mạch máu chủ (tĩnh mạch chủ) sẽ bị dạ con chèn ép nếu bạn nằm tư thế này. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt trên một chiếc gối.

Thời gian này, bạn nên tránh đám đông và người ốm. Không phải lúc nào cũng tránh được bệnh tật, nhưng hãy cố hết sức trong khả năng có thể. Bạn cần phải khỏe mạnh để chuẩn bị cho lúc lâm bồn, và cũng cần phải duy trì nguồn sức lực dữ trữ của mình nữa.

Bàn chân và mắt cá chân của bạn trông cứ như lẫn vào nhau. Điều này thực sự không có gì đáng buồn cười. Sưng tấy như vậy quả rất khó chịu. Có thể bạn đã phát ngấy việc phải mang mỗi một đôi giày ngày này qua ngày khác, nhưng cũng đừng lấy vậy làm phiền. Sau khi sinh con, đa phần các bà mẹ đi tiểu tiện rất nhiều, nghĩa là họ đang loại bỏ một lượng lớn các chất lỏng trong cơ thể qua đường tiểu. Bạn đừng nên mua giày ngay bây giờ; bàn chân của bạn sẽ sớm hết phù nề thôi. (Tham khảo: Bà bầu phù chân tháng cuối)

Ngực của bạn có thể đang ra càng nhiều sữa non hơn, đến mức phải dùng miếng thấm thường xuyên. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đây, thì điều này lại càng bình thường. Cho dù bạn cảm thấy hai bầu ngực thật nặng nề và khó chịu, hãy nghĩ rằng chúng đang làm một công việc rất quan trọng, đó là sản sinh sữa để nuôi con bạn.

Những thay đổi tâm lý nào bạn có thể gặp khi thai 36 tuần?

Bạn hãy dành những khoảng thời gian ngồi thiền và thư giãn trong tĩnh lặng. Những công việc chuẩn bị phải làm quá gấp có thể khiến những bà mẹ tháo vát nhất cũng phải mất bình tĩnh; vậy nên, hãy dành cho mình những khoảng lặng như vậy để tập trung vào những gì quan trọng nhất. Đi tiệm mát-xa trị liệu, tham gia lớp , đi bơi, hoặc đi bộ từng quãng dài là những cách để bạn giúp đầu óc mình thảnh thơi.

Có thể bạn đang có chút mặc cảm có lỗi với mấy bé lớn nhà bạn, vì bạn chuẩn bị sinh ra một thành viên gia đình mới và làm xáo trộn cuộc sống của chúng. Bạn có thể đang tự hỏi làm thế nào bạn yêu đứa con sắp tới của mình nhiều như những đứa bạn đang có đây. Đừng lo lắng phiền muộn về những khả năng khó mà xảy ra. Một cách tự nhiên, bạn sẽ yêu thương em bé rất nhiều.

Hãy mua sắm một vài thứ mới cho bé, cho dù bạn có thấy là bé chỉ cần thừa hưởng áo quần từ anh chị mình thôi là đã khá đủ rồi. Bạn cần làm gì đó để bản thân cảm thấy là mình đã cố gắng để trân trọng em bé, đúng nghĩa là một đứa trẻ đặc biệt và duy nhất. Hãy bảo anh chị bé viết thư cho bé. Khi mấy đứa trẻ lớn lên, những bức thư này có thể khiến chúng vui và nhớ rằng chúng cần yêu thương nhau như thế nào.

Mẹ mang thai tuần 36 nên làm gì?

Hãy nói chuyện với gia đình và bạn bè, những người vừa mới có em bé gần đây. Nếu họ có những trải nghiệm hay nào đó với bác sĩ nhi của con họ, bạn cũng hãy nói những điều này với bác sĩ của bạn. Nếu bạn có bác sĩ riêng, bạn có quyền yêu cầu để được tự chọn bác sĩ nhi cho con mình.

Hãy lên danh sách những ai có thể hỗ trợ bạn khi bạn sinh con. Tuy nhiên, cần tránh việc lên kế hoạch quá cụ thể và cứng nhắc. Việc làm này sẽ giúp bạn biết rằng xung quanh mình luôn có những người quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Chỉ cần biết như vậy bạn cũng đã cảm thấy khác lắm rồi.

Hãy để bạn đời thử chở bạn đến bệnh viện, để các bạn làm quen với lộ trình, nơi đỗ xe, biết phải làm gì nếu bạn đi sinh ngoài giờ làm việc, và những số điện thoại, thông tin quan trọng của bệnh viện mà bạn cần biết khi đi sinh.

Hãy sắp xếp ghế ngồi của em bé trên xe của bạn, và nhớ rằng điều quan trọng nhất là sự an toàn của bé. Tránh việc mượn hoặc mua một chiếc ghế đã qua sử dụng trừ phi bạn biết rõ lai lịch của nó. Những dụng cụ bảo đảm an toàn cho bé không phải là những thứ mà bạn có thể xuề xòa về chất lượng.

Xem tiếp Thai nhi tuần 37 .

Xem thêm thông tin tại Mang thai và Thai kỳ theo tuần.

Nhật Ký Mang Thai Tuần 36

Hết tuần này, bé sẽ được coi là đủ tháng. (Đủ tháng được tính từ 39 đến 40 tuần. Trẻ sinh trước 37 tuần được coi là sinh non, và sau 42 tuần là sinh muộn). Nhiều khả năng bây giờ em bé của bạn đã quay đầu xuống.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Bé đã chiếm nhiều chỗ trong tử cung và bạn có thể bị khó chịu khi ăn no. Hãy chia bữa ăn ra thành những bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên, có thể bạn đã ít bị ợ nóng hơn và dễ thở hơn khi em bé bắt đầu tụt xuống khung xương chậu của bạn. Quá trình này – gọi là sa bụng – thường xảy ra một vài tuần trước khi chuyển dạ nếu đây là đứa con đầu tiên của bạn. (Nếu bạn đã từng sinh rồi, thì quá trình này sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ). Nếu em bé tụt xuống, bạn có thể cảm thấy gia tăng áp lực ở vùng bụng dưới khiến việc đi bộ ngày càng khó khăn, và bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu em bé tụt xuống rất thấp, bạn sẽ cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và cũng khá khó chịu. Một số phụ nữ nói rằng họ cảm giác như thể đang mang một quả bóng bowling giữa hai chân vậy!

Bạn cũng có thể nhận thấy các cơn co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Hãy xem lại các dấu hiệu chuyển dạ. Nếu mang thai đủ tháng, thai không có biến chứng và ối vẫn chưa vỡ, bác sĩ có thể sẽ bảo bạn chờ cho tới khi có những cơn co thắt kéo dài khoảng 1 phút mỗi cơn, diễn ra sau khoảng 5 phút, trong vòng 1 giờ. Tất nhiên, bạn hãy gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy em bé giảm hoạt động hoặc nghĩ rằng bạn đang bị rỉ nước ối, hoặc thấy có chảy máu âm đạo, sốt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.

Ngay cả khi bạn đang tận hưởng một thai kỳ không biến chứng thì tốt nhất cũng hãy tránh đi máy bay (hoặc đi du lịch xa nhà) trong tháng cuối cùng này bởi vì bạn có thể chuyển dạ vào bất cứ lúc nào. Thực tế là một số hãng hàng không sẽ không cho phép phụ nữ trong vòng 30 ngày trước ngày dự sinh lên máy bay.

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ

Đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, thời gian chuyển dạ trung bình khoảng 15 giờ, mặc dù những trường hợp kéo dài hơn 20 giờ cũng không phải hiếm. (Còn với những phụ nữ đã từng sinh thường trước đây, trung bình mất khoảng 8 giờ). Quá trình chuyển dạ và sinh nở được chia thành ba giai đoạn chính.

Giai đoạn đầu. Giai đoạn này bắt đầu khi bạn bắt đầu có những cơn co thắt, dần dần làm giãn và làm mờ cổ tử cung, và kết thúc khi cổ tử cung mở hoàn toàn. Giai đoạn này được chia thành hai thời kỳ, chuyển dạ sớm và chuyển dạ tích cực.

Đôi khi khó xác định chính xác khi nào chuyển dạ sớm bắt đầu. Bởi vì các cơn co thắt ở chuyển dạ sớm thường khó phân biệt với các cơn co thắt Braxton Hicks mà bạn thỉnh thoảng vẫn thấy.

Trừ khi có biến chứng hoặc bác sĩ đã tư vấn cho bạn, nếu không, bạn nên ở nhà trong suốt giai đoạn này. (Tuy nhiên, hãy chắc chắn có bác sĩ kiểm tra cho đảm bảo).

Giai đoạn chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung mở được khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực. Các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn, dài hơn, và mạnh hơn.

Cuối giai đoạn chuyển dạ tích cực – khi cổ tử cung mở ra 8-10 cm – được gọi là giai đoạn chuyển tiếp, vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn thứ hai. Đây là phần căng thẳng nhất của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, với những cơn co thắt thường rất mạnh, cách nhau khoảng 2.5-3 phút và kéo dài một phút hoặc lâu hơn.

Giai đoạn hai. Khi cổ tử cung đã giãn ra hoàn toàn, giai đoạn chuyển dạ thứ hai bắt đầu: em bé tụt xuống thấp nhất và ra đời. Đây là giai đoạn “rặn đẻ”, có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. (Thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường).

Đầu bé sẽ nhô ra dần sau mỗi lần rặn cho đến khi lọt hẳn ra ngoài. Sau khi đầu bé lọt ra, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ hút dịch ở miệng và mũi bé, sờ quanh cổ bé để tìm dây rốn. Sau đó, đầu bé sẽ xoay sang một bên khi vai xoay bên trong xương chậu để tìm vị trí chui ra. Đến cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để đẩy vai bé ra, sau đó là cả cơ thể bé.

Lúc này, mẹ có thể sẽ có rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích, và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã hoàn thành. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức, nhưng cũng có thể cảm thấy đầy năng lượng, và không muốn ngủ lúc này.

Giai đoạn ba. Giai đoạn cuối cùng bắt đầu ngay khi em bé sinh ra và kết thúc với việc cắt nhau thai. Các cơn co thắt trong giai đoạn thứ ba này tương đối nhẹ.

Hoạt động của tuần này

Hãy lên danh sách những người mà bạn muốn thông báo về sự ra đời của bé – gồm cả số điện thoại hoặc địa chỉ email – sau đó đưa cho một người bạn có thể giúp bạn thông báo tin vui này. Bằng cách này, khi đã sẵn sàng thông báo cho mọi người, bạn chỉ cần nhấc máy lên và gọi. Hãy bao gồm ít nhất một đồng nghiệp vào danh sách, để người ấy có thể thông báo giúp bạn trong công ty.

Tam Cá Nguyệt Là Gì? Mang Thai Tuần Thứ 36 Ăn Gì Tốt Cho Thai Nhi

1. Tam cá nguyệt là gì & tầm quan trọng của giai đoạn mang thai tuần thứ 36

“Tam cá nguyệt” là thuật ngữ chỉ ba giai đoạn của một thai kỳ, gồm: tam cá nguyệt đầu tiên, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt cuối cùng.

Có nhiều cách để đánh dấu điểm đầu và điểm cuối cho một kỳ tam cá nguyệt, nhưng cách tính đơn giản nhất, thường được các mẹ áp dụng như sau:

Tuần thai thứ 36 là thời điểm quan trọng của giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, khi mẹ và bé bước vào giai đoạn sẵn sàng để đón bé chào đời (Nguồn: loveofmom.vn)

1.1. Tam cá nguyệt đầu tiên

Được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối tới ngày kết thúc của tuần thứ 13 trong thai kỳ.

Đây chính là 3 tháng đầu tiên trong quá trình mang thai của người mẹ, là lúc cơ thể mẹ trải qua quá trình rụng trứng, mang thai. Tình trạng sức khỏe của mẹ lúc này tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những biến chuyển và phản ứng khác nhau. Có người mệt mỏi, có người chỉ buồn ngủ, có người lại dị ứng với thứ gì đó…

Được tính từ tuần thứ 14 của thai kỳ, kéo dài tới hết tuần thứ 27 của thai kỳ.

Giai đoạn này, cơ thể mẹ bắt đầu có những thay đổi ở bụng và ngực. Thai nhi phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý bổ sung đủ Vitamin, Protein, Canxi và thực phẩm giàu chất xơ, ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa và có thể dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung vi dưỡng chất khác để tăng cường sức đề kháng.

1.3. Tam cá nguyệt cuối cùng

Được tính từ tuần thứ 28 của thai kỳ và kết thúc vào thời gian bé chào đời.

Trong thời gian này, thai nhi phát triển nhanh hơn hẳn 2 kỳ tam cá nguyệt trước. Đặc biệt là từ tuần thai thứ 36 trở đi, cơ thể mẹ nặng nề hơn, cảm nhận rõ áp lực dồn xuống bụng dưới. Lá phổi và dạ dày của mẹ được “nới rộng” ra một chút, giúp mẹ hô hấp và tiêu hóa dễ hơn, nhưng đôi khi vẫn có cảm giác khá mệt mỏi, hay đi tiểu đêm và gặp nhiều dấu hiệu sinh giả.

Những dấu hiệu sinh giả khiến cho triệu chứng lo âu cũng bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở những tuần cuối trước khi sinh. Mẹ bầu sinh con đầu lòng thì sợ sinh sớm, mẹ bầu sinh lần 2, lần 3 thì sợ con bị nhau cuốn thai hay các tình huống thai ngược ngoài ý muốn… Vì vậy, tuy là ở giai đoạn khi thai nhi đã cứng cáp nhưng mẹ vẫn không thể hết lo lắng.

Lúc này, các mẹ nên bình tĩnh, tham gia một số hoạt động như học một khóa học tiền thai sản để chuẩn bị cả tâm lý lẫn kiến thức cho ngày con chào đời, mua sắm vật dụng và chuẩn bị phòng ốc, đồ dùng cho con, tìm hiểu thêm về dịch vụ thai sản trọn gói và lựa chọn một gói phù hợp với mình và lên lịch khám thai định kỳ hay chế độ dinh dưỡng thích hợp trong giai đoạn này.

2. Mang thai tuần thứ 36 nên ăn gì

Vào những ngày cuối của tuần thứ 36, thai nhi đã đủ tháng và sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, dinh dưỡng cho mẹ vào thời gian này có thể không cần tập trung đầu tư kỹ lưỡng nhiều như thời gian trước, nhưng cần đa dạng và đảm bảo dinh dưỡng.

2.1. Ăn đủ bữa – uống đủ nước

Dù là ở giai đoạn nào trong thai kỳ, điều quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng của mẹ vẫn là ăn đủ bữa và uống đủ nước. Với các mẹ không ăn được nhiều có thể chia ra thành các bữa nhỏ trong ngày và dùng thêm thực phẩm bổ sung vi dưỡng chất và Vitamin. Tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn.

Canxi là dưỡng chất mà các mẹ bầu cần bổ sung ngay từ khi bắt đầu thai kỳ, không chỉ ở thời gian này. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp phát triển hệ xương của bé, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ chuột rút hay loãng xương cho mẹ sau khi sinh.

Để bổ sung nguồn dưỡng chất này, các mẹ nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi, bao gồm: các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua; trái cây như cam hoặc trái cây khô; các loại rau xanh: cải xoăn, bông cải xanh (súp-lơ); các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân; bột ngũ cốc dinh dưỡng như yến mạch, cốm… và các loại cá, đặc biệt là cá mòi.

Các loại đậu hạt, bông cảnh xanh, cá, rau xanh lá đậm và chế phẩm từ sữa hay các loại ngũ cốc dinh dưỡng là các loại thực phẩm giúp mẹ bầu bổ sung nguồn canxi thiết yếu giúp phát triển hệ xương cho thai nhi và tăng cường sữa cho mẹ (Nguồn: conlatatca.vn)

2.3. Mang thai tuần thứ 36 cần bổ sung dưỡng chất và Vitamin thiết yếu gì

Omega-3

Omega-3 có trong mỡ cá hay thịt các loại cá béo sẽ giúp phát triển trí não toàn diện cho trẻ. Nếu không thích cá, mẹ cũng có thể dùng một số loại tảo dinh dưỡng hay viên uống bổ sung để thay thế.

Sắt

Việc bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều chất sắt trong bữa ăn hàng ngày của mình sẽ giúp các mẹ tránh được nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt. Một số loại thực phẩm giàu sắt có thể kể tới, bao gồm: thịt bò, thịt gà, bí ngô, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, các loại trái cây như mía, chuối, nho…

Vitamin K

Vitamin K là dưỡng chất quan trọng giúp mẹ cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương, đồng thời, có tác dụng với sự đông máu. Mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 36 nhất định không được bỏ qua các loại thực phẩm có chứa chất này.

Bổ sung chất sắt trong giai đoạn tuần thứ 36 của thai kỳ sẽ giúp mẹ tránh nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt (Nguồn: vinamilk.com.vn)

Các loại thực phẩm mẹ có thể tìm thấy Vitamin K gồm: các loại rau lá xanh như cải bó xôi, xà lách, bông cải xanh (súp lơ), bắp cải, rau càng cua; các loại rau gia vị như húng quế, cần tây, mùi tây; các loại trái cây khô và cà rốt; dầu oliu; trứng gà…

Ngoài những chú ý về dinh dưỡng kể trên, các mẹ cũng cần hạn chế ăn quá mặn và các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hay ăn đồ sống. Bởi ăn quá mặn và uống nhiều nước sẽ khiến các mẹ có nguy cơ bị phù nề, trong khi đó thì việc ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ vừa không tốt cho sức khỏe lại dễ gây ra nguy cơ dư thừa cân nặng trong thai kỳ. Đồ sống hay các loại thực phẩm chưa được tiệt trùng sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh và có thể dẫn đến sinh non.

Bên cạnh đó, một chút vận động sẽ mang lại cảm giác thư thái, giải tỏa bớt căng thẳng cho mẹ. Tùy vào điều kiện và thể trạng của mình mà các mẹ lựa chọn bộ môn phù hợp để tập luyện, như yoga hay đi bộ.

Việc bổ sung thực phẩm chứa vitamin K trong chế độ ăn ở tuần thai thứ 36 giúp mẹ cải thiện mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương và có tác dụng với sự đông máu (Nguồn: wp.com)

3. Thai 36 tuần cần khám những gì

Khám thai mốc 36 giúp mẹ xác định tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi, đồng thời kiểm tra, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của thai kỳ để kịp thời xử lý.

Vào tuần thứ 36, hầu hết thai nhi đều quay đầu xuôi xuống dưới theo chiều thuận (còn gọi là ngôi thai thuận). Nhưng một tỷ lệ khoảng 4% các bé vào thời điểm này vẫn nằmngang tử cung (còn gọi là ngôi thai ngược) hoặc ở tình trạng ngôi mông. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mẹ và bé vượt cạn. Vì vậy, mẹ cần lên lịch khám từ tuần 36 với bác sĩ để được tư vấn về hình thức sinh phù hợp.

Một vài những nguy cơ cần lưu ý cho mẹ khi khám thai ở giai đoạn này, gồm:

Ngôi thai Giảm nguy cơ sinh non

Sau tuần 36, em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc khám thai định kỳ trong thời gian này giúp mẹ phát hiện sớm các biểu hiện, dấu hiệu và được bác sĩ tư vấn về giải pháp.

Tránh nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật thường gây co các mạch máu, làm huyết áp tăng cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng lên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, trong giai đoạn tuần thai thứ 36, mẹ cần làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ, siêu âm và theo dõi tim thai của bé một cách thường xuyên để đề phòng biến chứng.

Phát hiện sớm nguy cơ chậm tăng trưởng ở bé.

Trong một số trường hợp, dù đã qua tuần thai thứ 36, trọng lượng của thai nhi vẫn không đủ tiêu chuẩn, đồng thời có biểu hiện suy dinh dưỡng nhưng mẹ không phát hiện được. Lúc này, cần phải thăm khám để các bác sĩ siêu âm, làm xét nghiệm thường qui và theo dõi tim thai để xác định chính xác tình trạng của con. Từ đó, tư vấn cho mẹ về chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để cải thiện cân nặng hay bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho bé.

Theo dõi thai sản tuần 36 đẻ thường, thai đơn tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Times City với chi phí 37,200,000đ/gói là dịch vụ đang được các mẹ bầu rất quan tâm (Nguồn: vinmec.com)

4. Khám thai tuần 36 ở đâu Hà Nội an tâm chu đáo nhất

Nếu các mẹ nắm vững những kiến thức cần thiết về thai sản và sinh nở, lại có sẵn một bác sĩ sản khoa thân thiết và một bệnh viện gần nhà, thuận tiện thì không còn gì tuyệt vời hơn. Chỉ cần đặt lịch khám đều đặn và lắng nghe tư vấn của bác sĩ.

Nhưng nếu các mẹ vẫn đang băn khoăn, chưa biết chọn dịch vụ nào, hay các mẹ mới chỉ “nhập môn làm mẹ” thì lời khuyên là nên chọn thai sản trọn gói tuần 36 tuần tại Vinmec Times City với các loại hình và chi phí tương ứng theo từng nhu cầu.