Top 14 # Xem Mang Thai 30 Tuan Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

#30 Mang Thai Tuần 30

Ở tuần thứ 30, trọng lượng cơ thể người mẹ cũng lớn hơn do em bé ngày càng phát triển. Trọng lượng cơ thể bé lúc này rơi vào khoảng 1,5 kg , chiều dài cơ thể từ tính từ đỉnh đầu đến chân là khoảng 40,1 cm. Trung bình một tuần bé sẽ tăng khoảng 250g và cho đến tuần thứ 35 bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và biết mở mắt nhắm mắt. Lúc này, em bé hay có các cử động nghịch ngợm như là liếm, nuốt, nhăm mặt, nhíu mày….

Giai đoạn này khung xương bé đã khá chắc chắn và cần rất nhiều canxi cho sự phát triển của khung xương. Vì vậy người mẹ ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, DHA, ….thì bạn cần phải bổ sung canxi gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường. Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho mẹ và bé trong tuần thứ 30 của thai kỳ đó là sữa chua, phomat, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh… Để em bé thông minh hơn, mẹ cũng nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, dầu hạt cải…Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn nhanh… và có một chế độ dinh dưỡng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất giúp mẹ và bé luôn an toàn và khỏe mạnh.

Hầu hết thai nhi ở 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Hầu hết các bà mẹ đều đã có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Nếu xuất hiện 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của việc sinh non như co thắt tử cung trước ngày dự định sinh, đau lưng, chảy máu âm đạo….bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.

Đa số các trường hợp thai nhi quay đầu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là tuần thứ 35,36 của thai kỳ. Còn đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn, thai nhi có thể quay đầu ngay từ tuần thứ 28. Nếu muộn hơn khoảng thời gian này mà thai nhi chưa có dấu hiệu quay đầu, mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị nhanh chóng, kịp thời. Có những trường hợp đến khi chuyển dạ thai nhi vẫn không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ để để đưa bé ra ngoài.

Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ thường hay xuất hiện các triệu chứng gò cứng ở bụng gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng bình thường, các mẹ không cần quá lo lắng khi chỉ chịu những cơn gò nhẹ. Nếu xuất diện các triệu chứng như đau lưng, chảy máu âm đạo…thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Khi đó, người mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Áp lực từ thai nhi dồn nén lên vùng xương chậu sẽ khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và xương chậu. Các cơ ở tử cung thỉnh thoảng cũng co thắt nhưng nó không gây nên cảm giác đau, nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng khi tử cung mình bị co thắt. Cái bụng khá to khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mỗi khi phải di chuyển vì khá lạch bạch.

Người mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi đúng khoa học. Dành nhiều thời gian để quan sát các hoạt động của bé như đạp nhẹ vào bụng mẹ, cử động của tay… sẽ khiến mẹ ngày càng thích thú và mong ngóng từng ngày bé ra đời để được nhìn thấy mặt con. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, axit folic, sắt, vitamin… để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu cũng nên tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ vào mỗi buổi sáng sớm để hỗ trợ quá trình chuyển dạ.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 31 tuần

Mang Thai Tuần 30

Thay đổi của mẹ

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, phần năng lượng và sức lực mà Mẹ có được trong tam cá nguyệt thứ hai dường như đã mất đi. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và tử cung tiếp tục phình to tạo áp lực lên các cơ quan và hệ tuần hoàn.

Trong tuần thứ 30 của thai kỳ:

Tử cung Mẹ tiếp tục phình to lên đến dưới lồng ngực.  Cổ tay tê cứng! Do bị sưng phù và gánh thêm trọng lượng của bé, đôi khi các dây thần kinh ở cổ tay có thể bị chèn ép. Nếu Mẹ cảm thấy bị tê cứng, ngứa ran hoặc thậm chí đau ở hai bàn tay, có lẽ Mẹ bị hội chứng ống cổ tay – hội chứng này ảnh hưởng 25% phụ nữ mang thai. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con. 

Tê cứng hoặc ngứa ran ở những nơi khác? Khi Mẹ mang thai được 30 tuần, tử cung đang phình to của Mẹ có thể chén ép lên các dây thần kinh liên kết với hai cẳng chân hoặc hai cánh tay, khiến cho hai cẳng chân, các ngón chân hoặc toàn bộ hai cánh tay bị tê cứng. Triệu chứng này là bình thường đối với một số phụ nữ và sẽ biến mất sau khi sinh con. Khó thở? Điều này là bình thường đối với các phụ nữ mang thai được 30 tuần và xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Tử cung đang phình to của Mẹ chèn ép, gây khó khăn cho sự hoạt động của cơ hoành. Mẹ có thể cảm thấy mình như bị nghẹt thở, tình trạng này có thể làm mẹ khó chịu và cần nghỉ ngơi thêm.

Các hoócmôn tiếp tục làm mềm các mô liên kết trong cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh con. Mẹ có thể nhận thấy mình bị đau hông, nhiều khả năng chỉ đau một bên, cũng như đau thắt lưng do tử cung đang phình to. Nhưng nên nhớ, với lượng progesterone (hoóc môn giới tính nữ có chức năng duy trì sự phát triển của thai nhi) tăng cao trong cơ thể, mỗi lần thở Mẹ phải hô hấp sâu hơn và hít vào nhiều không khí hơn so với trước khi mang thai.

30 Phụ Nữ Mang Thai Hộ Đã Sinh Con

Ngày 23/12, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, cả nước đã có 30 trường hợp sinh con nhờ mang thai hộ.

Theo Bộ Y tế, lúc 7h20 ngày 22/1/2016, em bé đầu tiên được sinh từ mang thai hộ đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bằng kỹ thuật mổ sinh.

Bộ Y tế cho rằng, em bé này chào đời đã đánh dấu thành công kỹ thuật mang thai hộ và thực hiện theo đúng Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2015.

Đến nay, cả nước đã có gần 200 hồ sơ mang thai hộ được duyệt, trong đó hơn 30 trường hợp đã sinh con. Hiện tại, cả nước có 3 đơn vị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là BV Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) và Bệnh viện Trung ương Huế.

TS. Lê Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, các bác sĩ ở Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được kỹ thuật mang thai hộ. Do đó, từ khi Luật cho phép, bệnh viện đã bắt tay vào thực hiện. Thực tế, có rất nhiều phụ nữ có hoàn cảnh éo le, không có tử cung đến bệnh viện nhờ thực hiện kỹ thuật này. Bệnh viện cũng giúp họ thắp sáng niềm hy vọng và có cơ hội làm mẹ.

Cũng theo TS. Lê Hoàng, tỉ lệ thành công khi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cao hơn kỹ thuật mang thai trong ống nghiệm. Những người mang thai hộ thường khỏe mạnh, không có bệnh lý, đã sinh con. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ đều được các bác sĩ tư vấn kỹ về tâm lý.

Tại Việt Nam, chi phí cho một ca mang thai hộ khoảng 30-50 triệu trong khi đó tại Singapore khoảng 400 triệu. Tại Thái Lan, chi phí cho một ca mang thai hộ trên 300 triệu, Philippines khoảng 200 triệu.

Ngoài ra, quy trình mang thai hộ rất đơn giản. Bệnh viện sẽ tư vấn những điều kiện được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Bước tiếp theo, Hội đồng chuyên môn và Hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện sẽ kiểm tra để xác định cặp vợ chồng hiếm muộn có đúng chỉ định được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ hay không.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế sẽ có cách kiểm soát chặt chẽ người mang thai hộ. Chẳng hạn, những người mang thai hộ sẽ được thống kê trên hệ thống máy tính có kết nối dữ liệu. Khi người mang thai hộ đăng ký làm tại trung tâm này mà sang trung tâm khác đăng ký sẽ không được.

Thuốc hen P/H được bình chọn thuốc thảo dược được lựa chọn số 1…

30 Dấu Hiệu Mang Thai (Có Thai) Sau 1

Có rất nhiều chị em đã mang thai em bé được 1-2 tuần nhưng bản thân lại không hề hay biết. Thông thường trễ kinh chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất và sau khi phát hiện sự khác biệt thì thai nhi đã khá cứng cáp. Vậy làm sao để nhận biết bản thân có thai từ sớm? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 30 dấu hiệu mang thai sau 1 tuần khi quan hệ.

Quan hệ bao lâu thì biết có thai?

Đối với các chị em chu kì kinh nguyệt ổn định, cả hai vợ chồng đều khỏe mạnh và không sử dụng đến các biện pháp tránh thai thì trong thời kỳ rụng trứng, khả năng mang thai của người phụ nữ là rất cao.

Sau khi quan hệ từ 1-2 ngày, tinh trùng sẽ kết hợp với trứng, tạo thành phôi nang và di chuyển về tử cung để làm tổ tại đó. Vậy nên thời gian khoảng từ 7-10 ngày bạn đã có thể biết được chính xác mình mang thai hay không.

Tính được thời điểm mang thai dễ dàng và chuẩn xác nhất với những chị em phụ nữ có kinh nguyệt không đều chính là dùng que thử rụng trứng. Đây cũng là cách giúp cặp vợ chồng sử dụng khi muốn có con.

Dấu hiệu có thai sau bao lâu thì xuất hiện?

Thông thường sau khi quan hệ tình dục thì các biểu hiện của mang thai sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 9-14 ngày. Việc chậm kinh nguyệt 5-7 ngày so với bình thường chính là dấu hiệu có thai sau 1 tuần dễ quan sát nhất, các chị em nên sử dụng que thử thai khi phát hiện ra sự bất thường này.

Các dấu hiệu như đi tiểu nhiều hay buồn nôn cũng khiến bạn cần phải lưu ý. Thường xuyên đi tiểu hay có triệu chứng buồn nôn cũng thông báo cho bạn biết có một sự sống đang trỗi dậy trong bụng.

Dấu hiệu nhận biết có thai và mang thai giả

Chậm kinh hay kinh nguyệt không đều là trường hợp thường xuyên gặp ở chị em phụ nữ bởi các tác động bên ngoài. Nếu thấy trường hợp này cùng sử dụng que thử thai báo một vạch là dấu hiệu nhận biết bạn mang thai giả.

Thông thường những người mang thai hay có hiện tượng căng ngực và đau. Nếu bạn thấy biểu hiện đó xảy ra xung quanh núm vú trong thời gian ngắn và lặp lại theo từng tháng thì đó chỉ là hiện tượng trước kỳ kinh nguyệt.

Nhiều người lầm tưởng việc bụng to có nghĩa rằng mình đang mang thai. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu có thai sau 1 tuần mà nguyên nhân của vấn đề này là do bạn ăn uống không điều độ, lười vận động dẫn tới tình trạng béo bụng. Bởi vì khi phụ nữ mang thai thì trong thời gian 2 tháng đầu kích thước vòng bụng sẽ to không đáng kể so với thân hình vốn có trước đó của người mẹ.

Những chị em phụ nữ mong muốn có con thường cảm thấy buồn nôn, hay đầy bụng. Nhưng những hiện tượng này cũng đang báo hiệu việc kinh nguyệt hoặc dạ dày bạn đang gặp vấn đề thay vì mang thai như bạn nghĩ

30 dấu hiệu mang thai trong 1-2 tuần đầu chính xác nhất

1. Thường xuyên đi tiểu

Một trong 30 dấu hiệu có thai sau 1 tuần đầu tiên nếu bạn mang thai đó là việc đi tiểu thường xuyên được lặp đi lặp lại một thời gian dài. Vào khoảng tuần thứ 6 cho đến tuần thứ 8 sẽ có hiện tượng này do lưu lượng máu tăng lên đáng kể trong cơ thể. Hơn nữa tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép bàng quang, ngoài ra thận cũng bài tiết nhiều nước hơn.

2. Chảy máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo là khi trứng được thụ tinh sau khoảng 6-12 ngày. Lượng máu này so với chu kỳ kinh nguyệt sẽ ra ít hơn và chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 ngày. Nguyên nhân chính xảy ra là do trứng sau khi được thụ tinh các lớp niêm mạc của tử cung sẽ bị bung ra. Tuy nhiên không phải chị em phụ nữ nào khi mang thai cũng gặp phải điều này.

Trong tất cả các dấu hiệu có thai sau 1 tuần thì buồn nôn chính là hiện tượng dễ nhận biết nhất và nó thường xuất hiện từ rất sớm. Chị em phụ nữ sẽ bị nôn ọe ở bất cứ thời điểm hay địa điểm nào trong ngày mà không cần dự báo trước, cho dù chưa ăn bất kỳ thứ gì.

Thế nhưng tùy từng thể trạng của mỗi người mà cơn buồn nôn sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các trường hợp nặng thường xuất hiện ở những người nhạy cảm, dễ khóc, dễ xúc động và nhẹ xuất hiện đối với người có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao…

Việc ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C và bổ sung các thực phẩm có chứa hàm lượng sắt sẽ giúp cho bà bầu vượt qua tình trạng ốm nghén này. Hãy hạn chế các đồ uống chứa cồn, quá nhiều đồ ngọt hoặc nước có gas.

4. Nhiệt độ cơ thể tăng

5. Thói quen ăn uống bị đảo lộn

Việc có bầu khiến cho tình trạng ăn uống cũng trở nên bị đảo lộn. Ví dụ như trước đây bà bầu không ăn chua nhưng đến thời điểm này lại bỗng dưng thèm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các hormone progesterone gây nên.

6. Thính giác trở nên nhạy bén

Nếu có một ngày bỗng dưng bạn cảm thấy thính giác của mình trở nên nhạy bén hơn thường ngày thì chúc mừng vì sắp được làm mẹ. Ở 1-2 tuần đầu tiên cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm với các mùi xung quanh gây nên cảm giác khó chịu.

Những trường hợp nặng sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc thậm chí còn sợ hay ghét chính mùi mà bạn từng cảm thấy yêu thích. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do các nội tiết tố Estrogen tăng lên làm các chị em phụ nữ cũng trở nhạy bén với mùi.

7. Sự thay đổi ở ngực

Việc mang thai em bé cũng khiến cho ngực trở nên thay đổi như: to hơn, căng tức, đầu ti bị thâm hoặc có cảm giác nóng ở các núm vú… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các hormone làm cho lượng máu đến các vùng ngực tăng lên nhanh chóng.

8. Cảm giác mệt mỏi

Khi mang thai phụ nữ sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi. Nguyên nhân là do trong 1-2 tuần đầu thai kỳ cơ thể của các bà bầu sẽ phải hoạt động liên tục để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

9. Bị táo bón

Bị táo bón cũng là dấu hiệu có thai sau 1 tuần mà bạn cần lưu ý để nhận biết. Nguyên nhân là do sự thay đổi của các hormone và nội tiết tố progesterone tăng cao làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sự hình thành và phát triển thai nhi tạo nên áp lực của xương chậu và bàng quang cũng khiến cho bà bầu bị rơi vào hiện tượng táo bón.

10. Vùng ngực bị ngứa

Ngoài biểu hiện đau thì hiện tượng ngứa ran ở vùng ngực cũng xảy ra với các bà bầu. Điều này xuất hiện trong 1-2 tuần đầu thai kỳ, nguyên nhân là do các hormone thay đổi khiến lượng máu cung cấp phần ngực tăng lên.

11. Bị tưa miệng, sâu răng hoặc viêm lợi

Tình trạng này sẽ xuất hiện vào khoảng 2 tuần thai kỳ nhưng rõ rệt nhất là thời điểm tuần thứ 6 trở đi. Ốm nghén gây nên hiện tượng buồn nôn bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nguyên nhân xảy ra theo các chuyên gia nhận định là do các hormone HCG và Estrogen gây nên.

13. Cảm thấy khó thở

Hiện tượng này thường thấy ở các phụ nữ mang thai trong thời điểm 1- 2 tuần đầu thai kỳ và có những người xảy ra trong suốt 9 tháng mang thai mới chấm dứt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hormone progesterone tăng mạnh hoặc thiếu oxy để cung cấp cho thai nhi đang phát triển

14. Dấu hiệu từ máu báo thai

Dấu hiệu báo thai sẽ xuất hiện sau 1 tuần quan hệ với những vết máu lấm tấm màu hồng nhạt. Nguyên nhân là do trứng sau khi được thụ tinh làm tổ và bám vào nội mạc tử cung gây nên.

15. Dịch tiết ở âm đạo

Đối với những người mang thai thì các dịch tiết âm đạo thường sẽ nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do thay đổi và dày lên ở thành của âm đạo gây nên, xuất hiện các dịch nhờn màu trắng hoặc màu trắng đục.

16. Dễ bị bất tỉnh tạm thời

Việc bị bất tỉnh tạm thời cũng là dấu hiệu có thai sau 1 tuần mà bạn nên để ý. Nguyên nhân là do nhịp tim, tốc độ bơm máu và lượng máu cơ thể tăng lên bất ngờ gây nên khiến cho bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu. Hoặc cũng có thể huyết áp giảm đi trong 1-2 tuần đầu thai kỳ

17. Chảy máu cam

Trong thời kỳ mang thai các hormone tạo áp lực làm giãn nở những mạch máu nhỏ ở mũi gây nên tình trạng chảy máu cam. Đây là triệu chứng chung của bà bầu thường dễ nhận thấy.

18. Chậm kinh, trễ kinh

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của những người có thai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt khi mang thai là do các hormone HCG sản sinh từ nhau thai. Giúp duy trì thai nhi và làm giảm sự tích trứng ở các buồng trứng.

19. Bị chuột rút

20. Đầy bụng, khó tiêu

Hiện tượng đầy bụng, khó tiêu hoặc ợ hơi là sự thay đổi của thường gặp ở các bà bầu. Với cảm giác luôn thèm ăn nhưng cứ ăn vào thì dạ dày lại phản đối thật là khó chịu phải không.

21. Đau bụng dưới âm ỉ

Các cơn đau ở vùng bụng dưới cũng là dấu hiệu nhận biết có thai. Những cơn đau không liên tục với tần suất xuất hiện vài ba lần trong ngày và kéo dài đến tuần thứ 6 của thai kỳ.

22. Thường cảm thấy lạnh.

Việc mang thai khiến cơ thể của chị em trở nên yếu hơn làm cho các bà bầu sẽ hay cảm thấy ớn lạnh và nổi da gà. Dấu hiệu có thai sau 1 tuần này cũng dễ nhận thấy nhất là khi mọi người cảm thấy nóng nhưng bản thân lại thấy lạnh đến mức muốn đắp chăn.

23. Thèm ngủ và hay ngáp

Việc có thai khiến cho lượng Progesterone tăng mạnh dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cơ thể. Do đó bà bầu luôn trong cảm thấy mệt mỏi, thèm ngủ và hay ngáp cũng không có gì là lạ.

24. Tóc rụng dễ gãy

25. Thay đổi màu sắc âm hộ, âm đạo

Thông thường các vùng âm hộ hay âm đạo sẽ có màu sắc hồng nhưng sẽ chuyển sang màu tím đỏ thẫm khi xuất hiện thai kỳ. Nguyên nhân là do lượng máu được gia tăng để cung cấp cho khu vực này.

26. Tăng cân hoặc giảm cân

Việc thay đổi bất thường trong vấn đề cân nặng cũng là dấu hiệu có thai sau 1 tuần của các bà bầu. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ không nhận thấy rõ rệt ở thời điểm của 1-2 tuần thai kỳ. Việc tăng hay giảm cân phụ thuộc vào việc mang thai có ốm nghén, chán ăn, buồn nôn hay không.

27. Xét nghiệm beta HCG

Sau thời gian quan hệ nếu cảm thấy nghi ngờ mình có thai hãy sử dụng phương pháp beta HCG để đưa ra kết quả chuẩn xác nhất. Nếu beta HCG của bạn lớn hơn 5 thì đồng nghĩa bạn đã có thai rồi đấy.

28. Quan hệ trong thời kỳ rụng trứng

Việc quan hệ trong thời kỳ rụng trứng là thời điểm vàng ngọc giúp sản sinh thai nhi. Nguyên nhân là do vào thời gian này lực co bóp của tử cung sẽ mạnh hơn khiến tinh trùng dễ trôi vào sâu và nhanh hơn. Ngoài ra nó còn gây nên kích thích trứng rụng nhanh làm cho trứng gặp tinh trùng được thuận lợi hơn.

29. Que thử thai báo 2 vạch

30. Tâm trạng bất thường

Sự thay đổi của các hormone trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra tâm trạng bất thường này của các bà bầu. Có thể bạn đang vui vẻ, yêu đời nhưng chỉ vài phút sau lại trở nên bực bội và khó chịu.