Top 7 # Vì Sao Phải Mang Thai Hộ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Mang Thai Hộ Là Gì Và Vì Sao Phải Nhờ Mang Thai Hộ ?

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là sau khi được các bác sỹ đã tiến hành lấy tinh trùng của người mẹ và người bố thụ tinh trong ống nghiệm được viết tắt là TTTON.

Trước khi thụ tinh trong ống nghiệm thì có thể bơm tinh trùng tử cung để có thai, hay người chồng có thể giao hợp với phụ nữ khác điều này cũng được coi là mang thai hộ.

Khả năng cao phụ nữ này sẽ có thai sau đó trao con trả lại cho bố mẹ theo đúng nhu cầu, nhứng trên thực tế là người mang thai hộ có con với người chồng có con theo sinh học, được phát triển hỗ trợ của bác sỹ, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, với sự việc trên ở nước ta y hữu ít được pháp luật, đạo đức xã hội chấp nhận.

TTTON lấy tinh trùng và noãn của 2 vợ chồng ra khỏi cơ thể để tạo chúng thành phôi và nuôi cấy phôi sau đó tiến hành đưa phôi này vào tử cung một phụ nữ khác để mang thai.

Sau đó chúng ta theo dõi suốt quá trình xem kết quả xác xuất thành công là bao nhiêu, khi được đưa vào tử cung phụ nữ nhờ mang thai hộ.

Làm thế nào để mang thai hộ?

Để mang thai hộ cũng phải có hiệu lực từ 1/1/2015 quy định của luật hôn nhân và gia đình là: Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Do vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ luật và thực hiện theo nhà nước đề ra khi người vợ nhờ mang thai hộ cũng phải có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền.

Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, vợ chồng không có con chung với nhau, đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Nếu vợ chồng nhờ người thân thích mang thai hộ phải xuất phát trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên.

Người mang thai hộ phải là người họ hàng cùng hàng bên phía vợ hoặc chồng của bạn. Người được nhờ mang thai hộ phải trong độ tuổi sinh đẻ, từng có con và chưa mang thai hộ lần nào.

Phải thỏa thuận của 2 bên, tự nguyện và chuẩn bị hồ sơ theo điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/3/2015).

Sau đó gửi đến một trong những cơ sở y tế có có đủ điều kiện về mang thai hộ như: Bệnh viện đa khoa trung ương Huế, bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện phụ sản từ dũ TP HCM.

Điều kiện để được mang thai hộ

Luật pháp quy định khi vợ chồng nhờ người mang thai hộ

Có giấy xác nhận về vợ không có khả năng mang thai hay sinh con cái kể cả khi bạn đã áp dụng phương pháp các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

2 vợ chồng không có con chung với nhau, chưa có con.

Bản thân đã được tư vấn đầy đủ y tế, pháp lý, tâm lý.

Luật với người mang thai hộ

Là người thân thích họ hàng của 2 vợ chồng khi được nhờ mang thai hộ.

Đã từng sinh con trước khi mang thai hộ và chỉ mang thai thai 1 lần.

Điều kiện sinh nở ở độ tuổi phù hợp, có xác nhận của tổ chức y tế về sức khỏe khi mang thai hộ.

Khi mang thai hộ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng hiện tại, nếu có chồng.

Phải nắm rõ và được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.

Mang Thai Hộ, Phải Làm Sao?

“Trong điều kiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, việc thông qua luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam thể hiện ý muốn của các nhà làm luật nhằm tạo cơ hội được có con của chính mình cho các cặp vợ chồng không may mắn”, ThS-BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh chúng tôi (HOSREM), chia sẻ thông tin với Pháp Luật TP.HCM.

+ThS-BS Hồ Mạnh Tường: Cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ cung cấp noãn và tinh trùng chính là cha mẹ sinh học thật sự của đứa trẻ, được gọi là “vợ chồng nhờ mang thai hộ”. Cặp vợ chồng có người vợ là người nhận mang thai hộ gọi là “vợ chồng người mang thai hộ”.

Pháp luật Việt Nam (theo Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi 2014) chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” được giải thích là việc một người phụ nữ tự nguyện (không vì mục đích thương mại) giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Cách thực hiện là lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng cho thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi. Sau đó cấy phôi vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Đứa trẻ sinh ra được trao lại cho bố mẹ sinh học là cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một phụ nữ mang thai cho người khác bằng cách áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc các lợi ích khác.

. Cặp vợ chồng nhờ người khác mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ cần những điều kiện gì, thưa ThS?

+ Đối với cặp vợ chồng nhờ người khác mang thai hộ: Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Cặp vợ chồng đang không có con chung. Đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý, tâm lý.

Đối với người được nhờ mang thai hộ: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Ở độ tuổi phù hợp và và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Người phụ nữ mang thai hộ phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng nếu đang có chồng. Phải được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.

. Bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ cần được tư vấn những vấn đề gì trước khi thực hiện mang thai hộ, thưa ThS?

+ Một số vấn đề cần tư vấn cho vợ chồng nhờ mang thai hộ:

– Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi.

– Qui trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm – mang thai hộ.

– Các khó khăn có thể có khi thực hiện mang thai hộ.

– Tỉ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng thấp hay trên 35 tuổi.

– Chí phí điều trị cao.

– Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ lên cặp vợ chồng, người thân và bản thân đứa trẻ sau này.

– Khả năng đa thai.

– Người mang thai hộ có thể có ý muốn giữ đứa trẻ sau sinh.

– Khả năng đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh.

– Nguy cơ các hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đứa trẻ.

Một số vấn đề cần tư vấn cho người mang thai hộ:

– Qui trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm – mang thai hộ.

– Khả năng phải mang đa thai.

– Khả năng có sự phản đối, không đồng tình của người trong gia đình hoặc bạn bè trong thời gian thực hiện mang thai hộ.

– Các nguy cơ, biến chứng có thể có khi mang thai như sẩy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh…

– Có thể có mặc cảm tội lỗi và chịu trách nhiệm với cặp vợ chồng người nhờ mang thai hộ nếu có thai và sẩy thai.

– Khả năng có thể sẽ chịu cuộc mổ lấy thai.

– Khả năng em bé có thể bị dị tật và khả năng bỏ thai.

– Ảnh hưởng tâm lý lên con ruột của mình.

– Có thể có cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai.

– Có thể không được bù đắp đầy đủ các mất mát có thể có.

– Chỉ nên thực hiện khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

Các trường hợp được xem xét mang thai hộ:

Do nguyên nhân y khoa (nghĩa là một cặp vợ chồng không thế có con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hoặc việc mang thai có thể nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người vợ và của trẻ sinh ra).

Đã phẫu thuật cắt tử cung do bệnh lý hay do các tai biến sản khoa… Không có tử cung hay dị dạng tử cung bẩm sinh.

Người vợ bị bệnh nội khoa nặng không thể mang thai ( bệnh tim, suy tim…).

Các cặp vợ chồng muốn nhờ mang thai hộ cần được xác nhận rõ ràng của cơ sở y tế về chỉ định cụ thể của mang thai hộ.

ThS-BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh chúng tôi (HOSREM)

Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ là ba đơn vị được phép hỗ trợ các gia đình cần nhờ người mang thai hộ.

Trường hợp nhờ mang thai hộ nhưng sau đó gia đình nhờ mang thai có biến cố, không chịu nhận con. Hoặc có trường hợp người mang thai hộ không chịu trao trả con. Những trường hợp này, nếu có tranh chấp, sẽ do tòa án giải quyết. PGS.TS Lưu Thị Hồng, vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế (theo TTO)

Làm sao nếu có biến cố xảy ra?

, nói: “Khi bàn thảo dự luật này đã có những ý kiến cho rằng có

Ảnh 1: Kiểm tra số lượng tinh trùng trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: TRẦN NGỌC

Ảnh 2: Theo dõi quá trình hình thành phôi từ tinh trùng và noãn của cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: TRẦN NGỌC

Nhờ Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo Phải Trả Những Chi Phí Gì?

Theo thông tư số 32/2016/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 1/11/2016, người nhờ mang thai hộ phải chi trả các chi phí thực tế cho người mang thai hộ nhằm bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đây được coi là trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Về nguyên tắc và theo tinh thần của Thông tư 32/2016/TT-BYT, người nhờ mang thai hộ sẽ phải chi trả các chi phí thực tế cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong các trường hợp sau:

Người nhờ mang thai hộ phải chi trả các chi phí thực tế cho người mang thai hộ nhằm bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản

– Giai đoạn chuẩn bị mang thai hộ.

– Quá trình áp dụng kỹ thuật chuyển phôi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

– Kỹ thuật thăm khám, sàng lọc, điều trị và xử lý các bất thường, dị tật của bào thai (nếu có) và theo dõi, chăm sóc thai nhi.

– Quá trình sinh đẻ và chăm sóc trong vòng 42 ngày sau sinh cho người mang thai hộ hoặc cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

– Khám sức khỏe tổng quát cho người mang thai hộ sau khi sinh.

Ngoài những chi phí thực tế bắt buộc còn có những chi phí do hai bên thỏa thuận

Ngoài ra, các chi phí thực tế mà người nhờ mang thai hộ phải thanh toán cho người mang thai hộ để đảm bảo quyền lợi, sức khỏe của sản phụ và thai nhi là những chi phí thực tế bắt buộc và những chi phí do hai bên thỏa thuận:

Thứ nhất, các chi phí bắt buộc mà bên nhờ mang thai hộ phải thanh toán cho bên mang thai hộ:

– Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế.

– Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Thứ hai: Các chi phí khác ngoài các chi phí trên do hai bên thỏa thuận và xác định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

Bên nhờ mang thai hộ phải có nghĩa vụ chi trả đầy đủ các chi phí theo quy định tại Thông tư này cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không có thẻ bảo hiểm y tế.

Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thẻ bảo hiểm y tế khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí theo quy định của Thông tư này theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có trách nhiệm chi trả các chi phí quy định của Thông tư này sau khi trừ đi phần chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có).

Theo Thạc sĩ, luật sư Vũ Hồng Hoa (HTX Luật Đống Đa), để thanh toán các chi phí nêu trên người nhờ mang thai hộ có thể dựa vào các căn cứ thực tế sau:

Chi phí đi lại xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.

Chi phí khám bệnh, chữa bệnh…vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh.

Chi phí thuốc, máu…căn cứ các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật.

Chi phí các dịch vụ chưa được định giá thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.

Các chi phí khác do hai bên thỏa thuận xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.

Video: Hy hữu mẹ chồng mang thai hộ con dâu

Người Mang Thai Hộ Không Giao Đứa Trẻ Thì Phải Làm Sao?

Xin chào luật sư! Vợ tôi không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho nên chúng tôi có nhờ người khác mang thai hộ. Tuy nhiên, khi sinh đứa bé ra thì chị ấy không giao đứa trẻ cho vợ chồng tôi, chị ấy bảo rằng chị ý là người sinh ra đứa bé nên chị ấy là mẹ đứa bé. Giờ chúng tôi phải làm sao, thưa Luật sư? Cảm ơn Luật sư rất nhiều!

Người gửi: Hoàng Trung Tuyến (Hà Nội)

Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1. Căn cứ pháp luật

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2. Người mang thai hộ không giao đứa trẻ thì phải làm sao?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Khoản 1 Điều 97 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ của người mang thai hộ như sau:

“1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.“

Như vậy, theo quy định của pháp luật người mang thai hộ phải có nghĩa vụ giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Căn cứ vào điểm q khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Do đó, nếu như bên mang thai hộ không thực hiện nghĩa vụ này thì anh, chị có thể yêu cầu Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc buộc bên mang thai hộ giao con.

LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT