Top 15 # Vì Sao Mang Thai Ngoài Tử Cung Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Vì Sao Lại Mang Thai Ngoài Tử Cung?

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh vì một lý do nào đó mà không thể di chuyển vào tử cung để làm tổ hoặc di chuyển quá chậm khiến thai lớn lên ngoài tử cung và nằm ở vị trí ngoài tử cung (ống dẫn trứng, eo tử cung, ổ bụng,…).

Thông thường, trứng sau khi thụ tinh ở một phần ba ngoài của vòi trứng thì di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ ở đó. Quá trình thai phát triển, buồng tử cung cũng phát triển để đủ chứa thai, bánh nhau và nước ối ở trong đó (ở thời kỳ thai đủ tháng, các sợi cơ tử cung đã phát triển, tăng chiều dài tới 40 lần so với khi không có thai). Trường hợp ngược lại thai không vào tử cung mà nằm ở vị trí nào đó ngoài tử cung được gọi là mang thai ngoài tử cung.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung những chủ yếu là viêm nhiễm âm đạo, buồng trứng và các khối u buồng trứng gây ra.

Khi âm đạo và buồng tử cung bị viêm nhiễm (có thể do bệnh lây truyền qua đường tình dục, do thực hiện các thủ thuật như nạo hút thai không đúng quy cách, bơm hơi, bơm kháng sinh vào buồng tử cung…), vòi trứng cũng bị viêm làm tổn thương lớp niêm mạc và làm hẹp lòng vòi trứng lại và trứng sẽ khó khăn khi di chuyển về buồng tử cung, hoặc do rối loạn nhu động của vòi trứng nên trứng không những không di chuyển về buồng tử cung mà lại rơi vào bề mặt buồng trứng hoặc rơi vào ổ bụng và làm tổ ở đó.

Các khối u buồng trứng cũng có thể gây nên TNTC do khối u làm vòi trứng căng ra, hẹp lại và hạn chế nhu động nên trứng cũng khó di chuyển về buồng tử cung được.

Ngoài ra, việc nạo hút thai cũng làm cho nguy cơ của mang thai ngoài tử cung tăng lên rất nhiều.

Vì Sao Lại Bị Thai Ngoài Tử Cung?

Hết sức chia sẻ với bạn nỗi đau khi không giữ được bé. Thai ngoài tử cung xuất hiện với tỉ lệ từ 1 – 2% trong tổng số những trường hợp mang thai. Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung.

Một số trường hợp viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra thai ngoài tử cung. Viêm nhiễm sinh dục thường dễ xuất hiện và phát triển âm thầm sau nạo phá thai và gây ra biến chứng này. Vòi trứng cũng có thể bị tắc hay hẹp do bẩm sinh hoặc do một can thiệp trước đó trên vòi trứng. Những lần mổ ở vùng bụng cũng có thể gây viêm dính (bên trong hay bên ngoài vòi trứng) và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng (vòi trứng bị kéo dài, bị gập góc, v.v.).

Thai ngoài tử cung thường bị nhầm lẫn với rối loạn kinh nguyệt, rong kinh. Nguyên tắc điều trị là phải làm sao lấy đi khối thai hoặc làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi. Khi khối thai đã vỡ thì thường phải cắt bỏ vòi trứng. Nếu bệnh nhân chỉ còn lại một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai. Tuy nhiên, nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung thì có nhiều khả năng sẽ mất cả vòi trứng còn lại.

Thời gian để có thai lại tùy thuộc vào tình trạng lần thai ngoài tử cung trước, tình trạng mất máu gây ảnh hưởng sức khỏe và phương pháp điều trị đã được sử dụng. Nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%, tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nguyên nhân, nếu do bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng này khá cao. Khả năng bị vô sinh hoặc khó có thai xảy ra nếu cả hai vòi trứng đã từng bị thai ngoài tử cung bám hoặc đã bị cắt bỏ.

Việc em cần làm hiện nay là giữ gìn sức khỏe, tinh thần cũng như tuân thủ nghiêm ngặt theo mọi hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có những cách tốt nhất cho em để có thể có thai an toàn vào lần kế tiếp.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích:

Mang Thai Ngoài Tử Cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng không một chị em phụ nữ nào muốn cả. Do hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều được chỉ định bỏ thai. Vậy mang thai ngoài tử cung là gì? Cách nhận biết chính xác các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí khác bên ngoài tử cung những. Những vị trí thai thường nằm ngoài tử cung là vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng nhưng thường gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng.

Mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì?

Có thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi thông qua những dấu hiệu, có thể giúp chị em sớm nhận biết và xử lý kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Có thai ngoài tử cung là một dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, biến chứng khó lường trong thai kỳ, trong đó phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung. Trong hầu hết các trường hợp thai không thể tồn tại được. Thai ngoài tử cung là một cấp cứu y khoa và nếu không được xử lý sớm có thể dẫn đến tử vong cho thai phụ.

Điều đáng lo lắng là các biểu hiện mang thai ngoài tử cung không khác gì các dấu hiệu mang thai thông thường. Vậy có thai ngoài tử cung biểu hiện như thế nào?

Chính vì thế, để xác định nguyên nhân chảy máu âm đạo thì thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Giảm lượng hCG

Qua dụng cụ thử thai, bác sĩ có thể giúp chị em biết được mức hCG đang giảm dần. Vậy liệu mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Các chuyên gia cho biết, thai ngoài tử cung thử que vẫn lên vạch như bình thường.

Do đó, để nhận biết thai ngoài tử cung sớm nhất, chị em có thể dùng que thử thai. Nếu mang thai bình thường, mức độ hCG tăng lên 2 – 3 lần. Nếu mức độ hCG có thể tăng nhưng tăng rất chậm hoặc có đứng yên, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm để xem thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không.

Chuột rút

Chuột rút nhẹ trong giai đoạn đầu mang thai là bình thường nhưng chuột rút nghiêm trọng. Hoặc kèm theo một số dấu hiệu khác như đau bụng, chảy máu âm đạo,…thì có thể đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất.

Chóng mặt

Chóng mặt cũng là dấu hiệu có thai ngoài tử cung sớm nhất. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu bị ốm nghén hoặc ăn uống thiếu chất, thiếu máu,…

Đau bụng một bên

Đau bụng dữ dội một bên là dấu hiệu sớm của hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng chung của tất cả các ca mang thai ngoài tử cung. Khi ống tử cung bị vỡ thì triệu chứng đau bụng sẽ dữ dội hơn nhiều.

Áp lực lên trực tràng

Nếu cảm thấy áp lực lên trực tràng hoặc bị táo bón kèm với triệu chứng chảy máu âm đạo thì nên đi khám ngay. Vì đây có thể là biểu hiện của việc mang thai ngoài tử cung.

Buồn nôn

Buồn nôn cũng là triệu chứng báo hiệu mang thai ngoài tử cung.

Như vậy, ban đầu thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu thông thường như mọi trường hợp mang thai khác. Nếu đột ngột thấy đau bụng hoặc vùng chậu, tăng nhịp tim, chóng mặt, ngất xỉu thì chị em nên đi khám ngay.

   Địa chỉ phòng khám: 1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, chúng tôi

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Người bệnh hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những phòng khám uy tín, cũng như tham khảo đánh giá từ phía truyền thông khi quyết định khám và chữa bệnh

Thai Ngoài Tử Cung

Mang thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ.

Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 4,5 – 10,5 phần ngàn, có nghĩa là cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 đến 10 người có thể bị thai ngoài tử cung. Người có thai ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị thai ngoài tử cung lại.

1. Tại sao phụ nữ có thể bị thai ngoài tử cung?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung đứng hàng đầu là nguyên nhân làm viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng,…

2. Diễn tiến của mang thai ngoài tử cung

Khối thai phát triển bên ngoài tử cung sẽ theo nhiều diễn tiến khác nhau.

– Nếu khối thai nằm bên trong vòi trứng, khi thai phát triển sẽ làm vòi trứng bị giãn to dần và căng phồng (gây đau thường xuyên vùng bụng dưới) và có thể bị rạn nứt (gây chảy máu ít, âm ỉ trong bụng). Khối thai có thể bị vỡ ra khi vượt quá khả năng căng dãn của vòi trứng, khi đó sẽ làm chảy máu nhiều trong ổ bụng. Trường hợp này cần phải mổ cấp cứu để cầm máu.

– Ở một số trường hợp khác, khối thai sẽ bị tống xuất qua vòi trứng vào trong ổ bụng, tạo nên một khối bên trong ổ bụng gây chảy máu muộn sau đó (gọi là huyết tụ thành nang).

– Hiếm hơn, khối thai sẽ tự tiêu biến đi sau một thời gian.

3. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Phần lớn mang thai ngoài tử cung nằm ở đoạn bóng vòi trứng, nhưng thai cũng có thể làm tổ ở cổ tử cung, buồng trứng, và ổ bụng. Thai ngoài tử cung là một cấp cứu y khoa, và nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong cho sản phụ.

Điều đáng nói là các triệu chứng mang thai ngoài tử cung không khác gì các dấu hiệu mang thai thông thường và vì vậy nó rất khó chẩn đoán. Theo số liệu thống kê, mang thai ngoài tử cung là lý do hàng đầu khiến thai phụ tử vong trong ba tháng đầu.

Chảy máu âm đạo bất thường

Một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên khi mang thai ngoài tử cung là xuất hiện đốm máu nơi vùng kín. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu phôi thai cấy vào thành tử cung, và đó là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Chính vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số nguyên nhân khác có thể gây chảy máu âm đạo là triệu chứng sảy thai hoặc dấu hiệu mang thai.

Giảm lượng hCG trong máu

Qua dụng cụ thử thai, bác sĩ có thể cho bạn biết mức hCG đang giảm dần. Nếu bạn có thai kỳ bình thường, mức độ này sẽ tăng lên 2-3 lần. Nếu mức độ hCG có thể tăng nhưng tăng rất chậm hoặc có xu hướng đứng yên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm để khẳng định xem bạn có mang thai ngoài tử cung hay không.

Chuột rút

Chuột rút nhẹ trong thời gian đầu mang thai là bình thường nhưng chuột rút nghiêm trọng hoặc bị chuột rút đi kèm với các dấu hiệu khác như đau bụng, chảy máu âm đạo… thì đó có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai ngoài tử cung. Chuột rút thường đi kèm với triệu chứng đau bụng như hiện tượng đau bụng kinh.

Chóng mặt

Chóng mặt là dấu hiệu sớm của việc mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu bạn bị ốm nghén hoặc ăn uống thiếu chất, thiếu máu hoặc ngủ không đủ giấc.

Đau bụng một bên

Đau bụng dữ dội một bên là dấu hiệu sớm của việc mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu chung của tất cả các ca mang thai ngoài tử cung. Khi ống tử cung bị vỡ thì triệu chứng đau bụng sẽ dữ dội hơn nhiều.

Áp lực lên trực tràng

Nếu cảm thấy khó chịu ở trực tràng, cảm giác áp lức lên trực tràng hoặc cảm thấy bị táo bón đi kèm với triệu chứng chảy máu âm đạo, bạn cần đi khám thai ngay. Đây rất có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai ngoài tử cung.

Huyết áp thấp

Rò rỉ máu ở âm đạo có thể khiến chị em bị tụt huyết áp. Ngoài ra, chị em có thể còn cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Đây rất có thể là dấu hiệu sớm của việc thai ngoài tử cung.

Đau vai gáy

Sau khi thai ngoài tử cung đã vỡ, bạn có thể cảm thấy đau vai gáy ghê gớm. Trong trường hợp này bạn cần đến ngay bệnh viện. Khi thấy đau vai kèm các triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo thì rất có thể bạn đã bị thai ngoài tử cung rồi đấy.

Buồn nôn

Buồn nôn cũng là một triệu chứng báo hiệu bạn mang thai ngoài tử cung. Vì ốm nghén gây nôn ói là rất phổ biến trong thai kỳ nên triệu chứng này rất khó để nhận biết.

Xuất huyết

Nếu ống dẫn trứng bị vỡ, bạn sẽ bị xuất huyết âm đạo ồ ạt. Trong trường hợp này có thể đe dọa đến tính mạng mẹ bầu. Khi ống dẫn trứng bị vỡ, bạn cần nhập viện để điều trị ngay. Nếu có bất cứ triệu chứng gì như ớn lạnh, lo lắng, chóng mặt, ra mồ hôi, mệt mỏi… bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nhé!

4. Mang thai ngoài tử cung có thể lầm với bệnh lý gì?

Mang thai ngoài tử cung có thể lầm với những trường hợp bệnh lý sau đây:

– Rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt (Đây là trường hợp thường gặp nhất) – Có thai giai đoạn sớm: cũng có thể bị ra máu và đau ít hay trằn nặng vùng bụng dưới. Có thai ở giai đoạn quá sớm khi siêu âm cũng sẽ không thấy được túi thai trong lòng tử cung, tương tự như hình ảnh siêu âm của mang thai ngoài tử cung. – Dọa sảy thai: cũng có tình trạng đau bụng và chảy máu âm đạo. – Thai hư (thai lưu) ở giai đoạn sớm sẽ có tình trạng ra máu dây dưa kéo dài, khi sắp bị sảy tự nhiên cũng có đau bụng. – Bệnh lý của các cơ quan khác trong ổ bụng (tùy thuộc vị trí mang thai ngoài tử cung bám vào hoặc gây đau).

5. Hậu quả của mang thai ngoài tử cung

Khối thai ngoài tử cung khi vỡ, có thể gây chảy máu ồ ạt trong bụng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể bị mất máu nhiều, choáng và tử vong.

Hậu quả về sau:

– Khả năng tiếp tục có thai ngoài tử cung lại ở những lần có thai sau. – Khả năng bị vô sinh hoặc khó có thai (nếu cả hai vòi trứng đã từng bị thai ngoài tử cung bám hoặc đã bị phẫu thuật cắt bỏ).

6. Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

– Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sinh và cho con bú – Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện nay – Hạn chế nạo phá thai – Nên đi khám thai sớm:

+ Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén) + Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì + Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó

– Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng – duy trì khả năng có thai lại bình thường.

– Khi có viêm nhiễm sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

– Cuối cùng, người phụ nữ mang thai khi đi khám bệnh dù bất kì bệnh lý gì cũng nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên Y tế về tình trạng có thai của mình, tránh việc chẩn đoán lầm và dùng thuốc không thích hợp.