--- Bài mới hơn ---
Những Loại Trái Cây Bà Bầu Không Nên Ăn Khi Mang Thai
Bà Bầu Ăn Dâu Tây Được Không?
Bà Bầu Ăn Dâu Tây Có Tốt Không?
Nên Hay Không Nên Ăn Kiwi Khi Mang Thai?
Ăn Kiwi Có Tác Dụng Gì, Ăn Nhiều Có Tốt Không ?
Nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc mẹ bầu có được ăn Đào không vì dân gian vẫn truyền tai nhau lời cảnh báo chị em thai kỳ mà ăn đào thì con dễ bị câm và điếc. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì các chuyên gia đều khẳng định lời cảnh báo trên không có cơ sở khoa học. Nhưng dựa trên nghiên cứu đặc tính của quả đào thì đây là loại quả có tính nóng, lông ở vỏ Đào dễ gây ngứa họng và dị ứng. Ngoài ra, hiện nay thị trường tràn ngập nhiều loại Đào không rõ nguồn gốc xuất xứ, được tẩm hóa chất nhiều nên có thể trở thành mối nguy hiểm thực sự đối với bà bầu.
Mang thai ăn đào con dễ bị câm, điếc?
Nghe câu này thì ai chẳng sợ, kiểu vất vả lắm mới mang bầu mà có ai đó bảo ăn đào thì con sau này sinh ra dễ bị câm điếc, người mẹ nào chẳng lo lắng. Phải nói là nhiều chị em nhìn đào là thèm nhỏ dãi, muốn ăn một vài quả cho đã cơn thèm, nhưng trước những lời bàn ra tán vào của anh em họ hàng, rồi bạn bè thì thật không dám, lỡ ăn đào rồi sau này con mình có mệnh hệ gì thì mọi tội lỗi bị trút lên đầu mình.
Nếu gia đình bạn có người lớn tuổi, khi mang thai chắc chắn bạn sẽ được nhắc nhở về việc không được ăn trái đào trong suốt quá trình mang thai bở theo quan niệm dân gian khi mang thai mà ăn phải trái đào không có hạt thì con sinh ra sẽ bị chốc lở hoặc bị chậm nói. Tuy nhiên, trên thực tế, khoa học chưa thể chứng minh được quan niệm này.
Nhưng không phải tự nhiên mà trong dân gian mọi người thường truyền tai nhau về kinh nghiệm không cho bà bầu ăn trái đào. Trong trái đào có chứa rất nhiều đường vì vậy, nếu ăn nhiều đào trong thời gian mang thai phụ nữ dễ dàng bị chứng tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, bản thân trái đào có tính nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu ăn nhiều đào bà bầu có thể bị xuất huyết và táo bón. Lông ở vò trái đào rất dễ gây ngứa khiến cho bà bầu dễ bị dị ứng và rát cổ họng khi ăn. Do đó, bạn nên loại bỏ đào ra khỏi danh sách hoa trái ăn hàng ngày trong thời kỳ mang thai.
Theo quan niệm dân gian, bà bầu kiêng tuyệt đối ăn đào nhất là trong 3 tháng đầu bởi đào sẽ gây sẩy thai. Nhưng các chuyên gia cho biết, nếu nói bà bầu cần kiêng đào tuyệt đối thì không phải. Vì quả đào có tính nóng nên nếu ăn nhiều, liên tục đào bà bầu có thể bị xuất huyết, chỉ nên ăn mỗi tuần khoảng 2-3 quả đào để không gây hại gì cho mẹ và bé. Hơn nữa, lông ở vỏ quả đào có thể gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng nên tốt nhất là các mẹ bầu nên gọt vỏ khi ăn.
Một số người nói phụ nữ mang thai ăn đào là con có thể bị câm, chậm nói, nhưng đây chỉ là tin đồn, không có tính khoa học. Thực chất đào rất tốt, hạt và quả còn là vị thuốc trong đông y, giúp hành huyết, còn việc chậm nói hay nhanh còn phụ thuộc nhiều nguyên nhân như độ tuổi, môi trường, yếu tố gia đình…
Về quan niệm ăn đào trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu liệu có gây sẩy thai hay không, điều này toàn không có cơ sở. Trong Đông y, quả đào phơi khô, sấy khô có vị hơi chua, đắng, tính bình có tác dụng chỉ huyết nên có thể dùng trong các trường hợp động thai.
Bên cạnh đó, mẹ bầu ngoài việc không nên ăn quá nhiều đào (chỉ nên ăn 1 quả mỗi lần, 2 – 3 ngày ăn 1 lần) thì cũng luôn nhớ chọn đào an toàn, đã chín, rửa sạch trước khi ăn và nên gọt vỏ để tránh lớp lông đào gây kích ứng khó chịu.
Tại sao phụ nữ có thai không nên ăn đào?
1.Đào là một trong những loại quả có dư lượng chất bảo quản lớn
Vấn nạn chung của xã hội là nguồn gốc và chất lượng thực phẩm đáng báo động. Nhiều người vì bất chấp lợi nhuận mà buôn hàng bẩn cho người dân ăn, quả là tán tận lương tâm. Dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản ở những loại đào chưa qua kiểm định rất lớn. Đối với giai đoạn phát triển của thai kì, chỉ cần một tác động xấu đến từ bên ngoài có thể dẫn đến các biến chứng khó lường. Vì vậy các mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các hóa chất độc hại. Nguyên nhân chính khiến phụ nữ có thai không nên ăn đào đó chính là vì dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản.
Đào là loại quả chủ yếu trồng trên các vùng núi có khí hậu mát mẻ, cộng thêm việc trong quả đào chín có chứa một lượng nước khá lớn, trong quá trình vận chuyển, va đập, gặp thời tiết nắng nóng rất dễ bị hỏng. Vì vậy để đảm bảo quả đào được tươi ngon một số người đã sử dụng chất bảo quản. Không chỉ vậy đào là loại quả có vị ngọt nên rất dễ bị sâu, ngay từ khi quả còn trên cây người ta đã bắt đầu phun thuốc trừ sâu để có được những sản phẩm đẹp nhất. Dư lượng những chất trừ sâu và chất bảo quản có trong quả đào sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả thai nhi và người mẹ. Đây là lý do chính giải đáp thắc mắc tại sao phụ nữ có thai không nên ăn đào.
2.Quả đào có tính nóng
Phụ nữ có thai thường gặp tình trạng nhiêt, nóng trong người như: cổ họng khô rát, da, môi khô, táo bón. Quả đào cũng là một trong những loại quả có tính nóng, vì vậy nếu phụ nữ có thai ăn nhiều đào liên tục sẽ khiến tình trạng nhiệt tăng lên, có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết âm đạo, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì. Các cụ ngày xưa thường nói ăn đào trong 3 tháng đầu dễ bị xảy thai cũng vì nguyên nhân này. Tuy nhiên với những phụ nữ mới sinh, đào lại là loại quả rất tốt, có tác dụng làm tử cung, giúp cầm máu sau sinh.
Phụ nữ có thai có nên kiêng tuyệt đối đào?
Vì quả đào có tính nóng nên nếu ăn nhiều, liên tục đào bà bầu có thể bị xuất huyết, Phụ nữ có thai có thể ăn từ 2 – 3 quả đào trên một tuần mà không gây hại cho mẹ và thai nhi. Hơn nữa, lông ở vỏ quả đào có thể gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng nên tốt nhất là các mẹ bầu nên gọt vỏ khi ăn. Theo Đông y, đào tính ấm, vị ngọt chua, đi vào kinh tâm, can phế và đại trường, có công hiệu bổ khó sinh tân, dưỡng huyết, hoạt huyết, rất tốt cho các bệnh tiêu hóa, người mắc đại tràng và dạ dày.
Một quả đào chứa khoảng 2,5g chất xơ chủ yếu là lượng chất xơ không hòa tan, có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp nhu động ruột tốt, chống táo bón, ngăn ngừa ung thư đại tràng. Quả đào cũng đáp ứng 8% nhu cầu kali cơ thể cần cho một ngày nên tốt cho người bị viêm loét dạ dày, giải độc cho thận, hạn chế các bệnh sỏi thận, sạn thận…
Mặt khác, quả đào chứa khoảng 15% -20% nhu cầu vitamin C, chứa nhiều chất chống oxy hóa beta-carotene, có thể giúp chống lại các gốc tự do, nên có tác dụng phòng chống ung thư và giúp làm đẹp da cho chị em phụ nữ. Lượng calo ít so với các loại quả khác nên thích hợp cho những người béo.
Quả đào có thể gây các phản ứng dị ứng ở một số người. Những triệu chứng này bao gồm hội chứng dị ứng miệng, mày đay khi tiếp xúc như ngứa, các triệu chứng đường tiêu hóa và đường hô hấp như ho, viêm họng bởi chúng có lông, nên khi ăn phải chú ý rửa sạch, gọt vỏ để giảm các tác nhân trên. Đào là quả có tính nóng, nên người hay bị rôm sảy, nhiệt, phụ nữ mang thai … cần hạn chế sử dụng.
Mẹ bầu nào nên hạn chế ăn đào?
Thai phụ mắc chứng tiểu đường nên hạn chế đào; bởi vì, quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Nhóm bà bầu mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.
Lượng đào an toàn trong thai kỳ của mẹ: Nhóm người mẹ có kinh nghiệm từng ăn đào khi mang thai cho biết, họ đã sinh ra những em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Nhóm người mẹ này cho biết, nếu mỗi tuần thai phụ ăn khoảng 2-3 quả đào (cách 2 hoặc 3 ngày, bạn có thể ăn một quả đào) thì không gây hại gì.
Những lưu ý cần thiết khi ăn đào cho mẹ bầu: Đào chứa rất nhiều vitamin A nên sử dụng đào tươi là tốt nhất. Mẹ nên gọt bỏ vỏ đào trước khi ăn để tránh bị ngộ độc và hạn chế được việc ngứa, rát cổ họng do lông đào gây ra. Nước ép đào cũng an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng mẹ cũng chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải mới không có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.
--- Bài cũ hơn ---
Bà Bầu Ăn Đào Có Sao Không
Ăn Cóc Non Có Tốt Không?
Bà Bầu Ăn Cóc Được Không Và Nên Ăn Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?
Ăn Cóc Có Giảm Cân Không? 5 Cách Giảm Béo Bằng Cóc An Toàn Nhất
Ăn Cốc Có Tác Dụng Gì, Có Tốt Không ?