Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một trong những loại rau củ rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như axit folic, phốt pho, mangan, magiê và kẽm. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn mướp đắng khi mang thai 3 tháng đầu đề phòng nguy cơ sảy thai, sinh non có thể xảy ra. Bà bầu thèm ăn mướp đắng phải làm sao? bà bầu ăn mướp đắng khi mang thai có sao không? là những câu…
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một trong những loại rau củ rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như axit folic, phốt pho, mangan, magiê và kẽm. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn mướp đắng khi mang thai 3 tháng đầu đề phòng nguy cơ sảy thai, sinh non có thể xảy ra.
Bà bầu thèm ăn mướp đắng phải làm sao? bà bầu ăn mướp đắng khi mang thai có sao không? là những câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Vậy khi mang thai có nên ăn mướp đắng và ăn như thế nào đúng cách mời bạn đọc tham khảo qua bài viết bên dưới.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả mướp đắng (khổ qua)
Calorie – 17kcal
Carbohydrate – 3,7g
Protein – 1g
Chất xơ – 2,8g
Chất béo – 0,17g
Axit folic – 72 mcg
Axit pantothenic – 0,212g
Niacin – 0,4mg
Riboflavin – 0,04mg
Pyridoxine – 0,043 mg
Thiamin – 0,04 mg
Vitamin A – 471 IU
Vitamin C – 84 mg
Canxi – 19 mg
Sắt – 0,43 mg
Đồng – 0,034 mg
Kẽm – 0,80 mg
Mangan – 0,089 mg
Bà bầu có nên ăn mướp đắng xào, mướp đắng hầm thịt?
Mướp đắng từ lâu luôn nằm trong nhóm thực phẩm cực tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng, việc mẹ bầu ăn mướp đắng khi mang thai có thể gây ra những tác hại với các mẹ và làm tăng nguy cơ sinh non.
Thành phần dưỡng chất trong quả mướp đắng rất đa dạng nếu mẹ biết cách sử dụng và dùng với liều lượng thích hợp thì có thể yên tâm về tác dụng của mướp đắng.
Đáng kể nhất là hàm lượng axit folic trong mướp đắng cao tương đương với súp lơ xanh. Trong đó axit folic là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong thai kỳ có tác dụng phát triển não bộ và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và vitamin trong quả mướp đắng còn giúp mẹ bầu tiêu hóa dễ dàng và tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất khác. Đối với những mẹ bầu có cơ địa yếu ớt, dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thì mướp đắng là nguồn vitamin C để mẹ tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng phân giải sắt và canxi hiệu quả.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 200 gam mướp đắng đã qua chế biến. Ở mức độ này vẫn đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu mẹ bầu mà không lo những tác dụng phụ đến thai nhi.
Mang thai tháng thứ mấy thì có thể ăn khổ qua?
Trong thời gian mang thai, nếu bạn chỉ ăn khổ qua ở một mức độ vừa phải thì không có gì đáng lo. Các nghiên cứu cho thấy ăn khổ qua quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về tử cung, do đó dẫn đến sinh non.
Ngoài ra, khổ qua còn có thể gây ra bệnh thiếu máu favism (G6PD). Một bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sốt, đau đầu, khó chịu ở bụng và hôn mê.
Theo truyền thống ở một số quốc gia, khổ qua còn được sử dụng để nạo phá thai. Đó là lý do tại sao bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn. Nếu bác sĩ cho phép thì bạn mới ăn.
Thời gian tốt nhất để ăn khổ qua là giai đoạn thứ hai của thai kỳ (tức là từ tháng thứ 4 trở đi) bởi vì lúc này nguy cơ sẩy thai đã không còn nữa. Lưu ý bà bầu chỉ nên ăn khổ qua với một lượng vừa phải (dưới 200 gam mướp đắng đã qua chế biến).
Bà bầu ăn nhiều mướp đắng có hại như thế nào?
Như đã nói ở trên, mướp đắng thuộc nhóm rau xanh có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro xảy ra khi mẹ bầu ăn mướp đắng nhiều hơn mức cho phép:
Bà bầu ăn nhiều mướp đắng có thể bị rối loạn tiêu hóa
Theo một số nghiên cứu cho biết, việc ăn mướp đắng chưa qua chế biến, uống nước mướp đắng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng…
Hạn chế tầm nhìn mẹ bầu
Lượng kiềm có nhiều trong mướp đắng khi được cơ thể dung nạp nhiều sẽ gây ra những hạn chế tầm nhìn ở mắt, dễ khiến mẹ vấp ngã khi đi lại. Hoạt động tăng tiết nước bọt nhiều hơn cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị buồn nôn, nôn ói ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bà bầu bị thiếu máu không nên ăn mướp đắng
Lời khuyên cho những bà bầu bị thiếu máu là không nên ăn mướp đắng khi mang thai. Các bằng chứng khoa học cũng đã khẳng định rằng, hàm lượng chất vicine trong mướp đắng có khả năng ức chế hoạt động truyền dẫn máu ở mẹ sang thai nhi.
Ăn nhiều mướp đắng có thể làm mẹ bầu bị ngộ độc
Ngoài ra, nếu mẹ bầu ăn mướp đắng mà không bỏ hạt cần cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc vicine, độc tính này sẽ làm mẹ bầu nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí dẫn gây hôn mê.
Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non nếu ăn nhiều mướp đắng
Một số nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu mẹ bầu ăn mướp đắng khi mang thai. Thành phần có trong mướp đắng làm tăng các hoạt động co thắt ở tử cung và tiếp diễn thường xuyên có thể khiến thai nhi bị tác động, dẫn đến động thai và tác dụng phụ tồi tệ nhất của mướp đắng với thai kỳ đó là có thể gây sinh non hoặc sảy thai trong 3 tháng đầu.
Uống nước ép từ quả mướp đắng có tác dụng cân bằng lượng đường trong cơ thể rất tốt. Nhưng nếu mẹ lạm dụng thói quen này sẽ gây ra những cơn đau nhức bắp chân, bởi mướp đắng có khả năng làm yếu cơ và khiến mẹ bầu bị chuột rút trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Tóm lại, bà bầu có thể ăn mướp đắng với một lượng vừa phải (dưới 200 gam mướp đắng đã qua chế biến). Thời gian tốt nhất để ăn khổ qua là giai đoạn thứ hai của thai kỳ (tức là từ tháng thứ 4 trở đi) bởi vì lúc này nguy cơ sẩy thai đã không còn nữa.
Từ khóa:
bà bầu có nên ăn mướp đắng xào trứng
lỡ ăn mướp đắng khi mang thai
bầu 5 tháng có ăn được khổ qua không
bà bầu 4 tháng ăn khổ qua được không
bà bầu thèm mướp đắng
bầu 8 tháng ăn khổ qua được không
bầu 9 tháng ăn khổ qua được không