Bà bầu ăn dứa với một lượng vừa phải sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời như: tăng cường hệ miễn dịch, ngừa táo bón, giảm ốm nghén. Quả dứa giàu vitamin nhưng lại chứa một lượng bromelain, chất có tác dụng gây co bóp tử cung nên mẹ bầu hạn chế ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ và một số lưu ý khác khi ăn dứa bên dưới. Bà…
Bà bầu ăn dứa với một lượng vừa phải sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời như: tăng cường hệ miễn dịch, ngừa táo bón, giảm ốm nghén. Quả dứa giàu vitamin nhưng lại chứa một lượng bromelain, chất có tác dụng gây co bóp tử cung nên mẹ bầu hạn chế ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ và một số lưu ý khác khi ăn dứa bên dưới.
Bà bầu có nên ăn dứa không?
Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.
100% lượng vitamin và khoáng chất phụ nữ cần đều được dứa cung cấp đủ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thai kỳ của mình. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho dứa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu. Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu.
Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Với thắc mắc “bà bầu tháng thứ mấy được ăn dứa” thì lời khuyên từ chuyên gia y tế là mẹ nên bắt đầu vào những tháng cuối của thai kỳ.
Bà bầu ăn dứa chín có tác dụng gì?
Hỗ trợ hệ miễn dịch: Dứa chứa giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, chất bromelain trong dứa cũng có tác dụng chống lại những triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu đang bị cảm lạnh hoặc đau họng, mẹ bầu có thể thử một miếng dứa.
Giúp xương chắc khỏe: Dứa chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.
Ngăn ngừa táo bón: Là một loại trái cây, dứa chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai. Thêm nữa, lượng bromelain trong dứa có tác dụng phân hủy protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Giảm ốm nghén: Trong một số trường hợp, ăn thơm có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng nghén khi mang thai.
Ăn dứa khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý gì?
Giống như những loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều dứa sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn mà sẽ gây ra những tác dụng ngược. Bổ sung quá nhiều vitamin C từ dứa là nguyên nhân gây tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.
Bromelain trong dứa tuy không đủ để gây ra cơn co thắt tử cung nhưng nếu ăn nhiều vẫn có thể gây rát lưỡi, thậm chí nhiều trường hợp dị ứng gây phát ban, khó thở.
Khi ăn dứa, mẹ bầu cũng nên bỏ qua phần lõi dứa vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.
Tóm lại, với những tác dụng như đã nêu trên, bà bầu ăn dứa còn giúp đẹp da, lấy lại vóc dáng, nhưng bạn nên ăn với mức độ vừa phải và điều độ và hạn chế ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ăn nhiều dứa sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi và sức khỏe bà bầu.
bà bầu ăn dứa nấu chín
bà bầu ăn dứa nấu chín được không
bà bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu
bà bầu nên ăn dứa khi nào
ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu
mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu