Vì sao bà bầu không nên ăn cua đồng? Khoa học đã nói gì? Cua đồng được xem là thực phẩm giàu canxi, các vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng ăn được cua đồng, trong đó có phụ nữ mang thai. Vậy tại sao bà bầu không nên ăn cua đồng?
Giá trị dinh dưỡng của cua đồng
Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 31oC, tốt nhất là 15 – 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l.
Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
Về dinh dưỡng, theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin… Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin.
Trong thịt cua đồng có hàm lượng kẽm, đồng, selen,… cao hơn cả thịt gà, hàm lượng canxi trong thịt cua rất lớn, chính vì thế, đây được xem là nguồn thực phẩm cung cấp canxi rất tốt cho hệ xương và răng của mẹ và thai nhi. Trong dân gian, cua đồng thường được dùng để chữa nhiều bệnh như lở loét, kém ăn, viêm thận, sưng tấy,…
>> Hé lộ thực đơn cho bà bầu đầy đủ dưỡng chất
Vì sao bà bầu không nên ăn cua đồng?
Với nhiều chất dinh dưỡng là thế, nhưng tại sao bà bầu không nên ăn cua đồng?
Trong thịt cua, nhất là cua biển có chứa một lượng nhỏ thủy ngân, gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bên cạnh đó, do ô nhiễm môi trường hoặc do nhiễm độc hóa chất độc hại, thịt cua có thể chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Theo các nhà nghiên cứu, 2 loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy mà bà bầu không nên ăn cua đồng.
Trong Đông y, cua đồng có tính độc, công năng phá, nên thường dùng để dĩ độc trị độc, chữa các bệnh nhiễm độc nhẹ, cũng như phá các khối u. Bà bầu không nên ăn cua đồng, đặc biệt là những tháng đầu mang thai hoặc thai nhi yếu.
Một là do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Chính vì những lý do này mà bà bầu không nên ăn cua đồng khi đã bước vào thai kỳ.
>> Mẹ bầu không thể bỏ qua những thực phẩm này trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ăn cua đúng cách khi mang thai 3 tháng đầu
Nếu mẹ muốn ăn cua đồng, thì đây là những gợi ý cho mẹ.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng trong 3 tháng đầu mang thai cũng như trong suốt thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn thai nhi đang hình thành và phát triển cơ thể.
Vì vậy, mẹ bầu nên lựa những cơ sở cung cấp cua có uy tín, không nên ham rẻ mà mua cua chết hoặc cua sắp chết. Mẹ bầu nên chọn cua tươi sống, được chế biến trong ngày, không nên ăn thực phẩm đã để qua đêm hoặc còn thừa phải nấu đi nấu lại nhiều lần.
Các mẹ không nên ăn cua chưa nấu chín hoặc uống nước cua sống vì mẹ có thể nhiễm ấu trùng giun sán, khuẩn dấu phẩy,…
Đặc biệt, mẹ không nên uống trà hoặc ăn hồng trước, trong và sau khi ăn cua bởi 2 loại thực phẩm này khi kết hợp với thịt cua sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá, có thể gây tiêu chảy.
Món ăn bổ dưỡng từ cua mà mẹ có thể tham khảo
Nhiều bà bầu lo lắng rằng việc ăn cua sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, sau này con sinh ra sẽ ” ngang như cua”. Nhưng trên thực tế, các món canh cua rất tốt cho sức khoẻ mẹ bầu và còn giúp mẹ giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức nữa đấy.
Các mẹ có thể dùng cua để chế biến thành những món ăn ngon và nhiều lợi ích như canh cua rau nhút và khoai sọ làm cho mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi; bún riêu cua giúp dễ ăn và ngon miệng; canh cua rau đay, canh cua bí đao có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giảm chứng phù nề, lợi tiểu và lợi món ăn lợi sữa cho mẹ sau khi sinh.
Khi chọn cua, mẹ nên chọn con cua tươi, khoẻ, lành lặn, cầm chắc tay. Mẹ có thể dùng tay bấm nhẹ vào phần yếm bụng, nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.
Những trường hợp nào tuyệt đối bà bầu không nên ăn cua đồng?
Bà bầu không nên ăn cua đồng khi bị đau ốm, mới khoẻ, hệ tiêu hoá còn yếu.
Mẹ bầu bị tiêu chảy.
Bà bầu không nên ăn cua đồng khi bị cảm cúm, ho hen.
Các mẹ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mẫn đỏ hoặc mề đay khắp người.