Top 8 # Vì Sao Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Phải Làm Sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai.

Bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc song song trong suốt thai kỳ. Điều đặc biệt lưu ý là phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

Hình ảnh bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân nào gây viêm tiết niệu?

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là chúng tôi và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.

Ngoài ra, còn do các nguyên nhân sau:

Nhịn tiểu quá lâu: Khi nhịn tiểu quá lâu sẽ làm cho viêm nhiễm tăng lên gấp nhiều lần.

Do thói quen sinh hoạt như mang giày cao gót thường xuyên làm ảnh hưởng đến xương hông và xương sống khiến tiểu tiện không đều, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Đang mang thai: Do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hành.

Do rối loạn thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang và một số loại thuốc uống cũng dễ khiến nữ giới bị viêm đường tiết niệu.

Phụ nữ bị tiểu đường, đặc biệt những người bị tiểu đường không kiểm soát được cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị mắc bệnh, người bệnh lúc nào cũng có cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, đái rắt, đái buốt, đái khó, đôi khi ra máu (lượng nước tiểu ít và bắt sản phụ phải rặn tiểu trong mỗi lần tiểu tiện). Bệnh nhân sẽ có hiện tượng sốt, đau ở lưng, hông, dưới sườn và nôn ói khi có biểu hiện nhiễm khuẩn. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu: thấy chứa các tế bào mủ, vi khuẩn, hồng cầu nhiều trên vi trường.

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời

Viêm thận, bể thận cấp; Áp-xe quanh thận; Nhiễm khuẩn huyết; Suy thận cấp…, trong đó viêm bể thận là hay gặp hơn cả. Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 20 tuần lễ sau của thai nghén, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản).

Về lâm sàng thường gặp các triệu chứng sau đây: Xuất hiện đột ngột trên một sản phụ bình thường hay có thể gặp ở sản phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang đã có trước đó.

Biểu hiện: Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; Sốt, rét run, sốt thường cao, có thể 40 độ C; Đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); Kém ăn hoặc chán ăn; Buồn nôn, hay nôn mửa. Xét nghiệm nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ…

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy thuốc. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi. Sau đợt điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.

Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện. Cần có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không…

Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai… Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung (theo chỉ định của thầy thuốc)…

Lời khuyên của thầy thuốc

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh; Cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện. Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Cần khám ngay khi có dấu hiệu viêm tiết niệu (đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần).

Ngoài ra, bà bầu nên uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.

Vì Sao Phụ Nữ Mang Thai Hay Bị Viêm Đường Tiết Niệu?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai thường xảy ra vào tháng thứ 4 của thai kỳ với các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, sốt và đau bụng. Bệnh sẽ tiến triển nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, nhiễm trùng thai nhi…

1. Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ đặc biệt phụ nữ trong thời kỳ mang thai sức đề kháng suy yếu tạo cơ hội cho các vi khuẩn từ da, âm đạo hay trực tràng xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu như thận, ống niệu quản, ống niệu đạo và đôi khi bệnh tiến triển âm thầm và không có nhiều triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh…

Viêm đường tiết niệu khi mang thai bao gồm một số thể nhiễm khuẩn như sau:

Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng: Vi khuẩn đã sinh sôi và phát triển trong niệu đạo, tuy nhiên người bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng

Thể viêm bàng quang: Vi khuẩn phát triển rộng và có một số biểu hiện cụ thể

Thể viêm thận – bể thận cấp: Bệnh phát triển nặng và triệu chứng rõ rệt hơn, thai phụ phải đến bệnh viện điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

2. Vì sao phụ nữ mang thai hay bị viêm đường tiết niệu?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phụ nữ mang thai hay bị viêm đường tiết niệu hơn so với người bình thường, trong đó:

Sức đề kháng của phụ nữ mang thai thường suy yếu hơn so với bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển và gây ra bệnh

Khi mang thai, do sức ép của tử cung lên bàng quang khiến lượng nước tiểu của thai phụ trong bàng quang khó xuất hết, lượng nước tiểu còn sót lại đó chính là nguồn lây nhiễm khi trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, là môi trường để vi khuẩn phát triển.

Trong thời kỳ mang thai, các hormone thai kỳ sẽ làm giãn trương lực cơ niệu quản khiến dòng chảy của nước tiểu chậm hơn so với bình thường và thời gian đi qua đường tiết niệu mất nhiêu thời gian hơn khiến vi khuẩn có thời gian để sinh sôi và gây ra bệnh.

3. Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai thường xảy ra vào tháng thứ 4 của thai kỳ với các biểu hiện không rõ ràng và nhiều người thường nhầm lẫn với các thay đổi do mang thai. Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể không giống nhau giữa mỗi người nhưng nhìn chung đều có những biểu hiện như sau:

Nhiễm trùng bàng quang: Thai phụ cảm thấy đau, nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên mặc dù có rất ít hoặc không có nước tiểu trong bàng quang, khi đi tiểu thấy vẩn đục hoặc đôi khi có máu kèm theo, nước tiểu có mùi hôi khó chịu, thai phụ cảm thấy đau bụng dưới, có thể sốt nhẹ kèm theo.

Nhiễm trùng thận: Sốt nặng kèm theo ớn lạnh, run hoặc đổ mồ hôi, đau ở nhiều vị trí như thắt lưng, một hoặc cả hai bên xương sườn, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn. Khi đi tiểu thai phụ có thể thấy máu hoặc mủ trong nước tiểu.

4. Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai như thế nào?

Phụ nữ mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà bằng các kháng sinh ít có hại cho mẹ và bé, sau đợt điều trị thai phụ phải đi xét nghiệm lại nước tiểu để đánh giá tình trạng bệnh tránh để bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm cho thai phụ.

Đối với các trường hợp viêm đường tiết niệu khi mang thai thể nặng như viêm thận, bể thận cấp… thai phụ cần tích cực đến bệnh viện để phối hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thai phụ sẽ được theo dõi sát sao và tiến hành các xét nghiệm cần thiết cho quá trình điều trị cũng như được chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai...

Bên cạnh việc điều trị thì việc phòng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai là yếu tố cần mà mỗi thai phụ nên tuân thủ để tránh mắc phải căn bệnh này. Thai phụ có thể giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu bằng các cách như sau:

Uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít nước một ngày để làm loãng nước tiểu, góp phần loại bỏ các vi khuẩn có trong nước tiểu

Không nên nhịn tiểu, nên đi khi cảm thấy buồn và đảm bảo tiểu sạch hoàn toàn

Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục

Vệ sinh sau khi đi tiểu như dùng giấy nhẹ nhàng thấm khô, dùng nước rửa…

Vệ sinh âm đạo đúng cách, tránh việc đưa vi khuẩn từ hậu môn quay ngược trở lại âm đạo

Dùng quần lót làm từ chất liệu cotton, không mặc quần quá bó sát, không ngâm bồn tắm quá lâu và thường xuyên…

Hạn chế đi giày cao gót

Thai phụ nếu bị các bệnh viêm nhiễm âm đạo nên điều trị dứt điểm để tránh lây nhiễm sang các vùng khác

Thai phụ nên đi thử nước tiểu định kỳ để sớm phát hiện viêm nhiễm nếu có.

Để bảo vệ sức khỏe thai phụ và bé trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Có Sao Không, Chữa Thế Nào?

Rất nhiều bà bầu bị viêm đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời, đây là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai, sinh non hoặc nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.

Viêm đường tiết niệu là gì? Biểu hiện

Đường tiết niệu gồm: 2 thận, niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (còn gọi là bọng đái) và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo. Nếu đường tiết niệu bị viêm nhiễm ở dưới sẽ gây nhiễm trùng bàng quang. Còn ở phía trên sẽ gây nhiễm trùng thận (còn gọi là viêm bể thận).

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ rất yếu, cộng với những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến phụ nữ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Đây cũng là bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Đôi lúc bệnh diễn ra âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng, bà bầu bị viêm đường tiết niệu chỉ biết bệnh tình khi đi khám và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, cũng có lúc bệnh biểu hiện ra nhiều triệu chứng rõ ràng. Thông thường, khi đó bệnh đã chuyển biến nặng

Triệu chứng chung nhất của viêm đường tiết niệu là đi tiểu khó và tiểu rắt ở bà bầu. Ngoài ra, tùy vào vị trí bị viêm nhiễm, bà bầu sẽ có các triệu chứng khác nhau:

Đối với viêm bàng quang: nước tiểu có thể bị đục và lẫn máu. Bà bầu sẽ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc không.

Đối với viêm bể thận: Bà bầu sẽ bị sốt cao, mạch đập nhanh; nước tiểu lẫn máu; đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn vùng thắt lưng xuống hố chậu và bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm nhiễm đường tiết niệu là sự xâm nhập của vi khuẩn E. Coli. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào bất cứ ai. Tuy nhiên, bà bầu là đối tượng dễ xâm nhập nhất.

Bình thường, dòng chảy của nước tiểu sẽ tống hầu hết các vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đường tiết niệu. Khi mang thai, tử cung gây chèn ép bàng quang, gây khó tiểu và khiến nước tiểu bị ứ đọng. Nếu để quá lâu, nước tiểu sẽ trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu và thói quen nhịn tiểu khiến nước tiểu ứ đọng rồi tràn qua đường niệu quản cũng gây nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn.

Đối với phụ nữ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến lượng nước thải đi qua bàng quang nhiều hơn bình thường buộc họ phải đi tiểu thường xuyên. Một số người chọn cách nhịn tiểu hoặc uống ít nước để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những nguyên nhân khiến họ dễ mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tỷ lệ bà bầu bị viêm đường tiết niệu rất cao. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, tử cung thường nghiêng sang phải và đè ép niệu quản và thận phải. Bà bầu luôn cảm giác mắc tiểu nhưng lại khó tiểu được nhiều.

Viêm đường tiết niệu ở bà bầu có nguy hiểm không?

Mức độ ảnh hưởng của viêm đường tiết niệu đến thai kỳ phụ thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ phát triển vào bàng quang và thận, gây viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thai nhi và người mẹ. Bà bầu bị viêm đường tiết niệu có thể gặp những nguy cơ sau:

Nhiễm khuẩn thường hoặc viêm bàng quang cấp: không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang viêm thận cấp.

Viêm thận cấp: người mẹ có nguy cơ bị suy tuần hoàn và suy hô hấp cấp. Thai nhi dễ bị sinh non hoặc suy thai.

Suy thận cấp: bệnh khiến bé bị nhẹ cân khi sinh ra hoặc sinh non. Nặng hơn có thể gây sảy thai hoặc chết lưu. Khi ở giai đoạn này, tỷ lệ tử vong ở mẹ và bé đều rất cao.

Tăng huyết áp.

Tiền sản giật/ nhiễm độc thai.

Để tránh những nguy cơ đáng tiết có thể xảy ra với mẹ và bé, bà bầu cần phải chủ động đi kiểm tra ngay khi mình có những dấu hiệu viêm đường tiết niệu. Khi thận chưa bị tác động và còn khỏe, việc điều trị sẽ nhanh có kết quả hơn. Nếu để lâu, viêm thận chuyển sang cấp tính và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu, chữa thế nào?

Khi bị viêm đường tiết niệu, bà bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh không ảnh hưởng đến thai nhi có thể kể đến là: ampicillin, erythromycin, cephalexin + nitrofurantoin hoặc amoxicillin + acid clavulanic. Để đạt hiệu quả tốt, bà bầu cần dùng đủ liều lượng đã được kê đơn (ngay cả khi đã thấy hết bệnh).

Cùng với đó, bà bầu bị viêm đường tiết niệu cần lưu ý những điều sau để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất:

Không nhịn đi tiểu.

Giữ vùng kín sạch sẽ.

Tăng cường các loại rau quả trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Uống nhiều nước: nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày.

Với trường hợp bị viêm thận cấp, người bệnh sẽ được điều trị tích cực tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống kháng sinh theo phác đồ hoặc các loại kháng sinh phổ rộng cho bà bầu (trường hợp chưa có phác đồ). Bệnh nhân sẽ được đánh giá tình trạng mạch, nhiệt độ và huyết áp thường xuyên. Trường hợp nặng có thể tiến hành chạy thận nhân tạo.

Cách phòng viêm đường tiết niệu ở bà bầu

Khi bà bầu bị viêm đường tiết niệu ở niệu đạo hoặc bàng quang, rất khó để phát hiện. Nhưng nếu không sớm phát hiện thì bệnh rất nhanh chuyển biến nặng. Do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh là kiểm tra định kỳ nước tiểu khi khám thai. Bà bầu nên khám thai định kỳ ít nhất 3 tháng/lần.

Bên cạnh đó, bà bầu cần phải:

Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và uống đủ nước.

Không nhịn tiểu và nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp.

Đi đại tiện nên lau từ trước ra sau, tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn vào đường tiết niệu.

Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hằng ngày, từ trước ra sau.

Trị triệt để viêm âm đạo, viêm cổ tử cung để vi khuẩn không có cơ hội lây sang đường tiết niệu.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Việc phòng bệnh này không phải quá khó. Điều quan trọng là mẹ bầu nên có thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó là thói quen kiểm tra nước tiểu khi khám thai.

Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Nên Làm Thế Nào?

Rất nhiều chị em bị viêm đường tiết niệu trong thời gian mang thai. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Vậy bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên làm thế nào?

Viêm đường tiết niệu là gì? Biểu hiện viêm tiết niệu khi mang thai ra sao?

Đường tiết niệu gồm: 2 thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nếu bị viêm nhiễm đường tiết niệu ở dưới sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng bàng quang. Còn viêm đường tiết niệu trên sẽ gây tình trạng nhiễm trùng thận (hay còn gọi là viêm bể thận).

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể chị em phụ nữ rất yếu, cộng với những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến chị em phụ nữ rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu. Đây cũng là bệnh lý rất thường gặp ở chị em phụ nữ khi mang thai.

Đôi lúc bệnh viêm đường tiết niệu diễn ra âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng, bà bầu bị viêm đường tiết niệu chỉ biết được bệnh tình của mình khi đi thực hiện khám và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, cũng có lúc bệnh biểu hiện ra nhiều triệu chứng rất rõ ràng, dễ nhận biết. Thông thường, lúc này bệnh đã chuyển biến nặng

Triệu chứng bà bầu bị viêm đường tiết niệu điển hình nhất là đi tiểu khó, tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt. Ngoài ra, tùy vào vị trí bị viêm nhiễm trên đường tiết niệu, bà bầu sẽ có các triệu chứng khác nhau như:

Đối với viêm bàng quang: Nước tiểu của người bệnh có thể bị đục và lẫn máu. Bà bầu sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc có thể không.

Đối với viêm bể thận: Người bệnh sẽ bị sốt cao, mạch đập nhanh, tiểu ra máu, đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn tại vùng thắt lưng lan xuống hố chậu và bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn E. Coli.

Bình thường, khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, dòng chảy của nước tiểu sẽ tống hầu hết các vi khuẩn ra ngoài. Khi chị em mang thai, tử cung gây chèn ép bàng quang, gây ra tình trạng khó tiểu và khiến nước tiểu bị ứ đọng. Nếu để quá lâu sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây ra nguy cơ viêm nhiễm.

Ngoài ra, thói quen uống ít nước và thói quen nhịn tiểu cũng là yếu tố dẫn đến nguy cơ viêm đường tiết niệu cho bà bầu.

Đối với các bà bầu, sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai khiến lượng nước thải đi qua bàng quang nhiều hơn bình thường buộc chị em phải đi tiểu thường xuyên. Một số chị em lại chọn cách nhịn tiểu hoặc uống ít nước để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu mà chị em không hề hay biết.

Tỷ lệ bà bầu bị viêm đường tiết niệu trong 3 tháng cuối thai kỳ rất cao. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, tử cung của các chị em thường nghiêng sang phải và đè ép niệu quản cũng như thận phải khiến các chị em luôn cảm giác buồn tiểu nhưng lại khó tiểu được nhiều.

Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn thường hoặc viêm bàng quang cấp: Tình trạng này không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang viêm thận cấp.

​​​​​​​ Viêm thận cấp: Bà bầu có nguy cơ bị suy tuần hoàn và suy hô hấp cấp. Từ đó dễ dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc suy thai.

​​​​​​​ Suy thận cấp: Bệnh khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc sinh non. Nặng hơn có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ. Khi ở giai đoạn này, tỷ lệ tử vong ở bé và mẹ đều rất cao.

​​​​​​​ Tăng huyết áp cho người mẹ.

​​​​​​​ Nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc thai nhi.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu phải làm sao?

Để tránh những nguy hiểm do viêm đường tiết niệu có thể gây ra với mẹ và bé, bà bầu cần phải chủ động đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu viêm đường tiết niệu. Khi thận chưa bị ảnh hưởng thì việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao và nhanh chóng. Nếu để lâu, viêm nhiễm lây lan đến thận thì sẽ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Thông thường, khi bị viêm đường tiết niệu, các bà bầu có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh điều trị bệnh không ảnh hưởng đến thai nhi có thể kể đến là: erythromycin, amoxicillin, cephalexin + nitrofurantoin hoặc amoxicillin + acid clavulanic. Để đạt hiệu quả tốt, bà bầu cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Song song với việc điều trị, mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu cũng cần lưu ý những điều sau đây để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất:

– Giữ vùng kín luôn sạch sẽ.

– Không được nhịn đi tiểu.

– Uống nhiều nước, khoảng hơn 2 lít nước mỗi ngày.

– Tăng cường bổ sung các loại rau quả trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C.

– Thực hiện chữa viêm đường tiết niệu đơn giản cho bà bầu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Uống nhiều nước

Các chị em hãy cố gắng uống ít nhất 8 ly nước một ngày. Sự gia tăng số lần đi tiểu sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.

Đi tiểu thường xuyên

Hãy cố gắng đi tiểu đi khi có nhu cầu, đừng nín nhịn vì việc giữ nước tiểu trong người quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Mặc đồ lót có kích cỡ phù hợp, chất liệu làm bằng cotton

Môi trường ẩm ướt chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh. Do đó, chị em nên mặc quần lót có kích cỡ vừa vặn, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn đảm bảo khô thoáng.

Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau

Việc lau chùi hậu môn từ trước ra sau sẽ giúp chị em ngăn ngừa được tình trạng nhiễm khuẩn ngược.

Thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm vệ sinh phụ nữ

Chị em hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được sản phẩm thích hợp trong giai đoạn mang thai, không tự ý thụt rửa âm đạo.

Duy trì một chế độ ăn lành mạnh

Các chuyên gia khuyên chị em nên ăn sữa chua hàng ngày hoặc uống men vi sinh để giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn có lợi. Đồng thời, chị em nên hường xuyên uống nước ép nam việt quất và tránh ăn nhiều đồ ngọt.