Top 11 # Vì Sao Bà Bầu Bị Táo Bón Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không ? Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Táo Bón ?

Chứng táo bón là một nỗi ám ảnh với nhiều người, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Đối với bà bầu bị táo bón có nên rặn không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Theo số liệu thống kê, cứ 10 bà bầu thì có 3 bà bầu bị táo bón trong thời kỳ mang thai, chứng tỏ đây là một bệnh khá phổ biến đối với phụ nữ trong thai kỳ.

Để trả lời câu hỏi bà bầu bị táo bón có nên rặn thì các bác sỹ sản khoa đã khuyên chị em là không nên rặn, vì việc cố để đào thải phân ra ngoài bằng cách rặn là phản khoa học, việc làm này còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như trĩ, rách hậu môn, đi ngoài ra máu… Không những ảnh hưởng đến bà bầu, việc rặn này còn dẫn tới nguy cơ sinh non, co cơ tử cung, động thai.

Vì sao bà bầu lại bị táo bón ?

1. Do chế độ ăn uống:

Một trong những quan tâm của mẹ bầu khi mang thai đó là việc dung nạp các thực phẩm nhiều chất với mong muốn con to, khỏe, tuy nhiên, do cung cấp quá nhiều chất, trong đó có sắt và canxi sẽ làm cho mẹ bị táo bón, tình trạng đi ngoài khó càng trầm trọng hơn.

2. Thay đổi vị giác:

Do khi mang thai, mẹ bầu luôn bị nhạt miệng nên thường thích ăn đồ ăn có vị cay, chua, mặn, nóng hoặc lạnh sẽ khiến tình trạng táo bón của mẹ nặng hơn.

3. Thay đổi nội tiết:

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi hormone giúp thai nhi phát triển sẽ có tác động lên đường ruột, gây áp lực với chuyển động của ruột từ đó gây ra chứng táo bón.

4. Do lười vận động:

Một số bà bầu có tâm lý lo sợ khi vận động, vì vậy rất hạn chế tập thể dục, thể thao, đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu.

Bà bầu bị táo bón phải làm gì ?

1. Nên tăng cường các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ:

Hàng ngày, bà bầu dễ bị táo bón nên cân đối thực đơn một cách hợp lý bằng việc bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giúp nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau cải cúc, chuối, đu đủ, … Chất xơ ngoài việc làm mềm phân, còn kích thích giúp bà bầu buồn đi ngoài, đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.

2. Bổ sung đủ nước:

Đây là việc làm rất quan trọng, trung bình một ngày bà bầu cần bổ sung 3 lít nước dưới nhiều dạng để hạn chế tình trạng táo bón. Thông qua việc uống các loại nước trái cây, nước ép hoa quả, sinh tố, ăn canh… bà bầu sẽ giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, phân không bị cứng, gây khó khăn cho quá trình đào thải.

3. Tăng cường luyện tập thể thao:

Tùy thuộc vào sức khỏe của mình, các bà bầu có thể lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp, mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để vận động, tập các bài tập dành riêng cho bà bầu.

4. Bổ sung thêm một số món ăn vặt:

Như các loại đỗ, hoa quả sấy khô, sử dụng thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì ?

1. Bà bầu bị táo nhẹ:

Nên điều chỉnh chế độ ăn, uống sinh hoạt hàng ngày, với thực đơn nhiều rau xanh, nhiều trái cây, các chất dễ tiêu hóa. Không sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, các món chiên, rán, tẩm ướp nhiều gia vị.

2. Bà bầu bị táo nặng:

Một số trường hợp bác sỹ có thể kê đơn dùng thuốc nhuận tràng, dùng thuốc thụt táo. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ, có thể không tốt đối với thai nhi, vì vậy trước khi sử dụng cần có chỉ định của bác sỹ và dùng theo liều lượng phù hợp.

3. Nên tạo thói quen đi vệ sinh:

Hàng ngày, vào khung giờ nhất định, nên ngồi xổm, nếu bầu to, có thể ngồi bồn cầu, kê một chiếc ghế dưới chân, hai tay chống lên đầu gối.

4. Nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác “mót”.

Với những bà bầu thường xuyên bị táo, cần tạo cho mình một tâm lý thoải mái mỗi khi đi vệ sinh, tuyệt đối không được cố rặn, nên kiên trì áp dụng thực đơn khoa học để giải quyết tình trạng táo bón nhanh nhất.

Vì Sao Bà Bầu Bị Táo Bón Thường Xuyên Trong Thai Kỳ?

Ngoài các triệu chứng như ốm nghén, thiếu máu, trầm cảm, cảm cúm… thì bà bầu bị táo bón cũng là tình trạng khá phổ biến. Tuy táo bón không quá gây nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng một khi mắc phải chứng bệnh này, bà bầu cảm thấy rất bí bách và vô cùng khó chịu.Vì sao bà bầu bị táo bón thường xuyên trong thai kỳ? Táo bón khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nóng bức trong người do “có vào mà không có ra”. Vậy, nguyên nhân của táo bón trong thai kỳ là gì và làm sao để khắc phục?

1. Nguyên nhân gây táo bón trong thai kỳ?

Trong suốt thai kỳ, do sự biến đổi cả về tâm, sinh lí nên bà bầu thường mắc các chứng bệnh như: trầm cảm, ốm nghén, cảm cúm, đái tháo đường, viêm âm đạo do nấm… Trong số này, có chứng táo bón cũng gây khó chịu và cản trở sinh hoạt hằng ngày của các bà bầu. Xét về nguyên nhân gây nên chứng táo bón thì nó bao gồm các lí do sau:

Đầu tiên là do hormone thai kỳ progesterone gây nên. Đây là nguyên nhân chính làm bà bầu bị táo bón vì hormone này gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột khiến cho bà bầu khó khăn trong việc “giải quyết nỗi buồn”.

Kế đến, trong quá trình mang thai, bà bầu cần bổ sung các viên uống như viên sắt, viên bổ sung canxi. Chính vì cung cấp sắt và canxi nhiều nên càng khiến cho cơ thể bà bầu nóng và gây nên chứng táo bón.

Cùng đó, táo bón xuất hiện trong thai kì còn là vì thai nhi lớn lên làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết khiến táo bón xuất hiện.

Nguyên nhân khác cũng là tác nhân gây nên chứng táo bón là do sự ốm nghén trong thai kì. Khi bị ốm nghén, bà bầu không ăn đủ chất, thường xuyên buồn nôn và nôn mửa khiến lượng nước bị thiếu hụt.

Cuối cùng, thói quen ăn đồ cay nóng và những thức ăn khó tiêu, lười uống nước cũng tiềm ẩn nguy cơ táo bón trong thai kì của bạn.

Trước khi mang thai, bà bầu thường xuyên bị táo bón hay đã mắc bệnh trĩ thì tỉ lệ bị táo bón trong thai kì càng cao.

2. Táo bón có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bà bầu?

Bà bầu bị táo bón tuy không phải là bệnh lí nguy hiểm song nó luôn khiến bà bầu cảm thấy bức rức, khó chịu. Đi ngoài không được khiến cho bà bầu chướng bụng, đầy hơi và bỏ ăn nên thai nhi có khả năng bị thiếu chất dinh dưỡng. Cùng đó, táo bón lâu ngày tích tụ nhiều chất độc hại từ chất thải, nó dân hấp thu vào máu và lan truyền đến nhiều cơ quan, gây ra các chứng bệnh khác. Đặc biệt khi bị táo bón nặng, bà bầu sẽ dễ bị trĩ. Ngoài ra, rặn nhiều khiến cho thai nhi bị đe dọa sảy thai hoặc làm rách hậu môn khiến bà bầu đau rát mỗi khi đi ngoài.

3. Bà bầu khắc phục táo bón bằng cách nào?

Để khắc phục cũng như hạn chế chứng táo bón, bà bầu cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể có nên áp dụng các biện pháp như sau: Bà bầu cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, trung bình từ 2,5 lít -3 lít nước để thanh lọc cơ thể, tiêu hóa tốt, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Nước còn giúp mẹ có lượng nước ối ổn định trong suốt thai kì. Bà bầu cần bổ sung chất xơ và các thức ăn dễ tiêu hóa. Ví dụ như trong thực đơn hằng ngày ngoài tinh bột, đạm, chất béo thì phải có đủ rau xanh, hoa quả tươi. Đặc biệt, một số loại rau và hoa quả như: rau cải xanh, rau hẹ, mồng tơi hay đu đủ, chuối, khoai lang… rất tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện chứng táo bón rõ rệt. Các bữa ăn phụ nên xen kẽ hoa quả tuôi để dễ dàng tiêu hóa và không gây đầy bụng.

Cùng đó, bà bầu tránh ăn các loại thức ăn có tính nóng và khó tiêu như: không ăn cay, ít ăn tiêu, hạn chế ăn ngũ cốc nhiều, không dùng quá nhiều thức uống như cà phê, trà, nước ngọt có ga và rượu bia… Đồng thời, việc chăm chỉ đi lại, luyện tập các bài thể dục thể thao cũng khiến cho bà bầu khỏe mạnh, ăn ngon ngủ khỏe và góp phần hạn chế tối chứng táo bón hay gặp. Luyện tập thể thao còn giúp quá trình “lâm bồn” của bà bầu sau này dễ dàng hơn. Như vậy, bà bầu bị táo bón có rất nhiều nguyên nhân gây nên song cũng có nhiều cách khắc phục. Do đó, khi bà bầu bị táo bón vẫn có thể hạn chế dễ dàng và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.

Làm mẹ – Tags: ba bau bi cao huyet ap, bà bầu bị rạn da, ba bau bi tao bon, thắc mắc thai kỳ

Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Táo Bón? Liệu Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Vì sao bà bầu bị táo bón

– Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

– Tử cung ở thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng dẫn đến các mẹ dễ bị táo bón khi mang thai và bệnh trĩ.

– Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước. Cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm ba bầu bị táo bón.

– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia,…Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.

– Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón gia tăng. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

– Do lúc mang thai bị ốm nghén, mệt mỏi khiến thai phụ lười đi lại, vận động.

– Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

Mang thai bị táo bón có ảnh hưởng thai nhi không?

– Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

– Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai.

– Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không, Làm Sao Để Giảm Táo Bón?

– Quá trình mang thai sẽ sản sinh ra nhiều hormone progesterone, khiến thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa. Điều này thường khiến các mẹ bầu bị táo bón thường xuyên, tiêu hóa khổ sở.

– Khi mang thai ruột thẳng chịu nhiều áp lực do thai nhi phát triển chiếm dần khoảng trống của đường ruột. Do đó, chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn, chất thải khó đi qua được đường ruột để ra ngoài.

– Ít vận động, ít tập thể dục, lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến các bà bầu bị táo bón.

Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, cảm xúc thay đổi thất thường, stress cũng có thể gây ra tình trạng táo bón.

– Hoạt động của ruột non bị suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già.

– Dùng thuốc bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Một số mẹ bầu cho rằng việc dùng thuốc bổ sung sắt làm chứng táo bón trầm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu có thể dùng các loại thực phẩm tự nhiên chứa nhiều chất sắt để thay thế như rau lá xanh, các loại thịt đỏ và các loại đậu…

– Nhịn đi vệ sinh, không đi ngay khi có nhu cầu đều có thể dẫn đến táo bón. Nếu việc này lập lại nhiều lần có thể dẫn đến những thay đổi trong thành ruột và trực tràng, khiến cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn?

Lời khuyên cho mẹ bầu bị táo bón là không nên rặn vì rặn sẽ kích thích các cơn gò tử cung, dễ dẫn đến sảy thai, sinh non hay các biến chứng nguy hiểm khác. Hơn nữa, nếu mẹ bầu rặn nhiều sẽ làm hậu môn bị nứt, gây nhiễm trùng hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên nhịn đi vệ sinh mà cần phải “giải quyết” ngay. Điều này giúp các chất thải được thải không bị ứ đọng, giảm triệu chứng táo bón trong thai kỳ.

Phương pháp chữa táo bón tự nhiên

– Nếu trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ có thể dùng tay xoa theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn đế hỗ trợ nhu ruột già hoạt động, giúp làm mềm phân. Nếu thai nhi trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối, mẹ bầu không nên thực hiện mẹo này vì dễ khiến sinh non, sảy thai.

– Nước chanh: vắt 1 nửa quả chanh cho vào ly nước ấm, uống vào buổi sáng. Cách này giúp đường ruột vận hành trơn tru hơn.

– Dưa hấu: Dưa hấu chứa nhiều nước, nên ăn nhiều sẽ giúp kích thích đường ruột hoạt động hiệu quả hơn. Dưa hấu còn giúp bổ sung magie cho bà bầu trong thai kỳ.

– Hoa quả sấy: Nho, mận sấy cũng là những thực phẩm giúp hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua giàu lợi khuẩn.

– Khoai lang: Khoai lang chứa rất ít chất béo, không có cholesterol, có nhiều chất xơ nên có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón. Ăn khoai lang khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

– Bí đỏ: Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6, rất hữu ích cho bà bầu trong thai kỳ. Bí đỏ cũng chứa nhiều chất sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, bí ngô còn giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, ngừa bệnh táo bón và bệnh trĩ, giúp mẹ bầu có một thai kỳ dễ chịu hơn.

Ngoài ra mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số thực phẩm giàu magie để ngăn ngừa táo bón.

Cacao và socola đen,

Rau màu xanh đậm,

Gạo và lúa mì, yến mạch,

Kết luận

Bà bầu bị táo bón chắc hẳn sẽ vô cùng khó chịu, do đó việc tìm ra phương pháp điều trị sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Các mẹ bầu cần ghi nhớ những món nên và không nên ăn để tránh bị táo bón giúp thai kỳ khỏe mạnh.