Top 14 # Vì Sao Bà Bầu Bị Ra Máu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Vì Sao Bà Bầu Bị Ra Máu?, Kiến Thức Mang Thai, Cẩm Nang Việt

1. Sảy thai

Ra máu trong thời gian đầu thai kỳ có thể cảnh báo sảy thai (hoặc triệu chứng sắp sảy thai). Khoảng dưới 30% phụ nũ thấy ra máu trong giai đoạn đầu mang thai là bị sảy thai.

2. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung chỉ tình trạng trứng được thụ tinh cấy ở nơi nào đó ngoài tử cung (thường là trong ống dẫn trứng). Theo ước tính, khoảng 1% số thai phụ phải đối mặt với thai ngoài tử cung. Triệu chứng phổ biến của thai ngoài tử cung là đau nặng ở bụng dưới (thường trong tuần 5-8 của thai kỳ). Tuy nhiên một số thai phụ chỉ thấy bị ra máu lốm đốm, kéo dài.

Đôi khi, bạn không biết mình đã có thai, chỉ thấy giống như một kỳ kinh nguyệt nhưng bất thường (nhẹ hoặc nặng hơn bình thường); ra máu lốm đốm kéo dài; máu ra có màu tối sẫm (như nước mận).

3. Khối u

Khối u ở vùng kín tự chảy máu hoặc chảy máu do chà xát khi “quan hệ”. Một số khối u lành sẽ giảm kích thước hoặc biến mất trong vài tháng sau sinh. Bác sĩ chỉ giúp bạn loại bỏ khối u nếu nó gây chảy máu liên tục hoặc làm cho bạn khó chịu.

4. Viêm âm đạo

Ra máu có thể do âm đạo bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Nếu nghi ngờ bị viêm âm đạo, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra xem đó là viêm loại nào, có cần điều trị không… Tùy thuộc vào từng loại viêm, bạn có thể được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh hoặc dùng thuốc chống nấm.

5. Ra máu do hormone

Một số thai phụ tiếp tục ra máu ở khoảng tuần 4-8-12 và 16 của thai kỳ. Điều này do thay đổi bởi hormone khi mang thai. Tình trạng ra máu này phổ biến nhất vào những tuần đầu của thai kỳ nhưng vẫn có thể xuất hiện vào cuối thai kỳ.

6. Ra máu sau khi ‘yêu’

Mang thai khiến tử cung mềm, quá trình cung cấp máu ở đây cũng tăng lên. Với một số phụ nữ, “chuyện ấy” gây ra máu nhẹ trong vài tiếng (hoặc vài ngày), máu màu đỏ tươi hoặc màu nâu.

7. Tế bào thay đổi trong cổ tử cung

Chảy máu vùng kín có thể do thay đổi trong cổ tử cung, có nguy cơ dẫn tới ung thử cổ tử cung. Điều này có thể xảy đến với những phụ nữ không mang thai. Tốt nhất, hãy đi làm xét nghiệm Pap (bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra ung thư cổ tử cung) 1-2 năm trước khi mang thai hoặc trong lần khám thai đầu tiên.

8. Mất mát khi mang song thai hoặc đa thai

Điều này là do một bào thai bị chết trong giai đoạn sớm của thai kỳ trong khi các bào thai khác vẫn tiếp tục tồn tại và có một bé (hoặc một cặp song sinh) chào đời khi số bào thai ban đầu là 2 hoặc 3. Sự mất mát này có thể không được chú ý vì thai phụ không phải phẫu thuật. Bào thai không còn tồn tại sẽ tự tiêu biến mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và các bào thai còn lại.

Vì Sao Âm Đạo Ra Máu Đen

Âm đạo nằm ở cơ quan sinh dục ngoài của người phụ nữ, là “cửa ngõ” để đi vào bên trong cơ quan sinh sản. Vì nằm ở vị trí vô cùng nhạy cảm nên việc xuất hiện các triệu chứng bất thường ở âm đạo không phải là một điều kỳ lạ.

Nói về các nguyên nhân khiến cho vùng kín ra máu đen ở nữ giới, các bác sĩ phụ khoa cho biết, tình trạng âm đạo ra máu đen có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau.

Trong một vài trường hợp, lượng máu đen bất thường này không gây nguy hại gì cho sức khỏe của người phụ nữ mà chỉ là do ảnh hưởng của các hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý cơ quan sinh dục, sinh sản đặc biệt nguy hiểm mà các chị em cần đặc biệt lưu tâm.

ÂM ĐẠO RA MÁU ĐEN TRONG KỲ KINH NGUYỆT

Kinh nguyệt bị ra máu đen; máu kinh ra nhiều, có màu nâu đen; rong kinh ra máu đen bất thường… Đây là một số dấu hiệu bất thường có thể xảy ra trong kỳ “nguyệt san” của nhiều bạn gái. Và ở từng trường hợp mà nguyên nhân khiến máu kinh nguyệt chuyển sang màu đen sẽ khác nhau. Cụ thể:

Kinh nguyệt có màu đen do ảnh hưởng của tâm lý:

Kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố tâm lý. Khi gặp phải tình trạng căng thẳng, lo âu, stress trước và trong chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến cho hormone sinh dục bị xáo trộn. Điều này sẽ khiến cho kinh nguyệt màu nâu đen, ra ít kéo dài.

Rối loạn nội tiết tố khiến máu kinh có màu đen, nâu

Nội tiết tố có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Nếu nội tiết tố bị rối loạn, kinh nguyệt không thể đều đặn và ổn định. Bởi vậy, những nữ giới bị rối loạn nội tiết tố thì rất dễ gặp phải tình trạng rong kinh ra lẫn máu đen hoặc nâu.

Kinh có màu đen do ảnh hưởng của quá trình đông máu:

Quá trình đông máu của cơ thể thường đặc trưng bởi dịch xả có màu hơi nâu hoặc đen. Vì vậy, nó có thể khiến nữ giới gặp phải hiện tượng chảy máu vùng kín nhưng không đau.

Âm đạo ra máu đen do quan hệ tình dục khi đang có kinh nguyệt

Nữ giới nếu quan hệ tình dục vào những ngày hành kinh có thể khiến cho máu kinh bị đẩy ngược vào bên trong. Và nó sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ cũng như ứ đọng kinh nguyệt. Từ đó thời gian hành kinh của chị em sẽ bị kéo dài và máu kinh chuyển sang màu đen.

Kinh nguyệt có màu đen do cấu tạo tử cung

Việc sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai sẽ khiến cho nội tiết tố trong cơ thể của nữ giới bị rối loạn, đồng thời là nguyên nhân khiến quá trình đông máu bị ảnh hưởng dẫn tới rong kinh ra máu đen.

Có một vài chị em phụ nữ có phần cấu tạo của tử cung gập hơn so với những người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm cho máu kinh không thể lưu thông ổn định, dẫn tới kinh nguyệt màu đen và chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài hơn bình thường (còn gọi là rong kinh).

ÂM ĐẠO RA MÁU ĐEN LÀ DO BỆNH LÝ

Âm đạo ra máu đen là bệnh gì? Theo các bác sĩ sản phụ khoa, vùng kín chảy máu màu đen bất thường rất có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý khác nhau đang tiềm ẩn trong cơ thể người phụ nữ.

Những căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và nếu không được chữa trị nó có thể tác động đến khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của các chị em.

Viêm nhiễm âm đạo khiến vùng kín ra máu màu đen

Khi âm đạo bị tấn công bởi các loại nấm, vi khuẩn hay kí sinh trùng… sẽ rất dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và nó có thể khiến cho chị em gặp phải hiện tượng chưa đến kỳ kinh những ra máu nâu, đen.

Bên cạnh đó, viêm nhiễm âm đạo còn gây ra những triệu chứng bất thường khác như: khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, kinh nguyệt bị rối loạn. Người bệnh sẽ còn bị đau rát vùng kín, có cảm giác nóng buốt và đau khi đi tiểu hay quan hệ….

Các bệnh lý về nội mạc tử cung như lạc nội mạc tử cung hay tăng sản nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rong kinh ra lẫn máu đen ở nữ giới.

Ngoài ra, một số bệnh lý phụ khoa khác như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư biểu mô… cũng là những chứng bệnh điển hình có thể gây ra máu đen ở vùng kín nếu như không kịp thời chữa trị ngay từ lúc đầu.

Các bệnh lý này còn gây ra những triệu chứng khác đi kèm như khí hư ra nhiều, mùi hôi tanh khó chịu, đau bụng dưới dữ dội kéo dài từng cơn dai dẳng. Người bệnh ăn uống không ngon, trí nhớ giảm sút nhanh.

Âm đạo có máu đen do các bệnh ở buồng trứng

Khi mắc các chứng bệnh u nang buồng trứng hay đa nang buồng trứng, nữ giới sẽ dễ bị mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể gây cản trở quá trình rụng trứng và dẫn đến tình trạng cháy máu bất thường.

Máu chảy ra âm đạo có thể có màu đỏ thẫm hoặc nâu đen. Nếu như không được chữa trị kịp thời, các căn bệnh này có thể khiến nữ giới bị suy giảm chức năng sinh sản, thậm chí là vô sinh – hiếm muộn.

RA MÁU ĐEN BẤT THƯỜNG Ở ÂM ĐẠO KHI MANG THAI

Một số nguyên nhân khiến nữ giới bị ra máu đen khi mang thai thường gặp là:

Khi mẹ bầu mang thai ngoài tử cung, trong những tuần đầu thai kỳ sẽ có thể xuất hiện hiện tượng ra máu đen. Kèm theo đó là tình trạng đau quanh hố chậu và đau bụng dưới.

Nếu thai ngoài tử cung chưa bị vỡ sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo, thường có màu nâu đen, đau bụng dưới âm ỉ, ngất. Còn khi thai bị vỡ thì thai phụ sẽ bị sốc, chảy máu đen, đau bụng dưới đột ngột gây choáng váng hoặc ngất.

Nếu có các dấu hiệu này, các bạn hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra và xử lý.

Nếu trong thai ký mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu đau bụng dưới, ra máu đen bất thường kèm theo chuột rút và đau lưng dữ dội… thì đây có thể là dấu hiệu của việc động thai, dọa sảy thai tự nhiên. Nếu mẹ không đi khám kịp thời thì có thể bị sảy thai.

Thai phụ bị mắc bệnh mãn tính, bệnh nội tiết hay thai bị rối loạn nhiễm sắc thể… rất dễ gặp phải tình trạng thai lưu. Đây là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng khi thai đã ngừng phát triển mà vẫn bị lưu lại bên trong tử cung.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng này chính là mẹ bầu bị ra máu đen ở vùng kín, không còn bị ốm nghén, mất cảm giác mang thai… Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng tử cung và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Mang thai ra máu đen cũng là biểu hiện khi mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo. Đây là tình trạng tử cung bị nhau thai che phủ một phần hoặc toàn phần. Nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình “vượt cạn”…

Tức là nhau thai bị bong ra trước khi thai nhi bị đẩy ra ngoài. Lúc này thai phụ không chỉ bị chảy máu mà còn bị sốc, đau bụng dưới từng cơn cho tới liên tục.

Khiến thai nhi bị đẩy vào ổ bụng cực kỳ nguy hiểm. Những người mang thai lần thứ 5, bị chấn thương…

Vùng kín ra máu đen sẽ khiến cho các chị em cảm thấy lo lắng, hoang mang. Đặc biệt khi tình trạng này xảy ra trong nhiều ngày, người bệnh sẽ dễ bị căng thẳng, stress… từ đó làm giảm hiệu quả công việc và học tập.

Ra máu đen vùng kín nếu kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm cho cơ quan sinh dục do “cô bé” luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, khiến vi khuẩn sinh sôi khi không vệ sinh sạch sẽ.

Âm đạo ra máu đen do các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng gây ra nếu không được chữa trị sẽ làm ảnh hưởng tới việc thụ thai. Từ đó làm tăng khả năng vô sinh nữ hay hiếm muộn.

Vùng kín ra nhiều máu đen nếu kéo dài nhiều ngày còn cản trở việc quan hệ vợ chồng. Gây ra những rạn nứt trong đời sống hôn nhân, gia đình.

Ra máu đen khi mang thai báo nhiều nhiều vấn đề nguy hiểm mà nếu không được khắc phục sẽ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người phụ nữ.

ÂM ĐẠO RA MÁU ĐEN NGUY HIỂM KHÔNG?

Ra máu đen ở âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Và một khi dấu hiệu này bắt nguồn từ các bệnh lý hay các vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của người phụ nữ.

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỮA TRỊ ÂM ĐẠO RA MÁU ĐEN

Âm đạo ra máu đen thường là biểu hiện của các vấn để nguy hiểm ở cơ quan sinh dục, sinh sản. Bởi vậy, khi phát hiện bản thân gặp phải hiện tượng này mà không rõ nguyên do. Nhất là những trường hợp bị ra máu đen kéo dài hay ra máu đen trong thời kỳ mang thai. Các chị em nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Với những trường hợp bị rối loạn nội tiết, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc nội tiết. Các loại thuốc này sẽ giúp cho nội tiết tố trong cơ thể bạn ổn định hơn, từ đó giúp khắc phục hiệu quả tình trạng kinh nguyệt ra máu đen hay máu đen bất thường ở vùng kín.

Nếu bạn bị ra máu đen vùng kín do rối loạn đông máu. Bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại thuốc đặc trị để đẩy máu đen ra ngoài giúp máu kinh trở lại như bình thường.

Các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa có thể được dùng các loại thuốc đặt tại chỗ hoặc thuốc kháng sinh để tiêu viêm, làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đối với những nữ giới bị mắc các bệnh phụ khoa và các vấn đề về tử cung, buồng trứng cần kết hợp dùng thuốc với điều trị ngoại khoa để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Phụ nữ mang thai bị ra máu đen do sảy thai, thai chết lưu hay thai ngoài tử cung sẽ được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa để đưa thai ra ngoài mà không làm tổn thương đến cơ quan sinh sản của người mẹ.

Nếu người bệnh bị ra máu kinh nguyệt màu đen do ảnh hưởng của tâm lý thì có thể điều trị bằng các liệu pháp tâm lý phù hợp.

Thông qua việc kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn cần phải áp dụng cách điều trị nào để có thể khắc phục được tình trạng này cũng như bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản.

Không nên quan hệ trong ngày hành kinh: Lúc này, việc quan hệ tình dục sẽ dễ gặp phải nguy cơ bị viêm nhiễm và dễ bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục hơn ngày bình thường.

Ngưng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, nói không với việc tự ý sử dụng thuốc nội tiết sinh dục: Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sẽ là nguyên gây ra hiện tượng kinh nguyệt màu đen.

Thả lỏng tâm trạng giúp cho kỳ kinh diễn ra suôn sẻ hơn: Căng thẳng kéo dài dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh vùng kín hay thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần trong kỳ kinh. Đây là cách giúp giảm hiện tượng kinh nguyệt màu đen mà chị em nên biết.

Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa.

Trên thực tế, không phải nữ giới nào bị ra máu đen ở cơ quan sinh dục cũng đều chữa trị bằng cách giống nhau. Tùy vào nguyên nhân chính xác ở từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ chữa trị nội – ngoại khoa phù hợp:

CÁCH ĐỀ PHÒNG ÂM ĐẠO RA MÁU ĐEN

Để giúp phòng tránh tình trạng vùng kín ra máu đen. Các chuyên gia phụ khoa khuyên chị em:

Vì Sao Bà Bầu Cần Xét Nghiệm Máu?

Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả thai phụ và thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. Việc này sẽ giúp phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe bà bầu và em bé từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Phát hiện hội chứng Down: Khi đi khám thai trong thời kì, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, các bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Qua kết quả này, người mẹ có thể biết thai nhi có mắc phải hội chứng Down hay không. Xác định nhóm máu: Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai. Kiểm tra hàm lượng sắt: Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu. Phát hiện bất thường hồng cầu: Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi. Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng. Phát hiện bệnh giang mai: Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao. Tìm kháng thể HIV: Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV. Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn? Đối với các xét nghiệm máu:thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uốngnước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khilàm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúngthời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác. Những xét nghiệm cần thiết cho bà bầu 1/ Đo độ mờ da gáy Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ (thường làm vào quý 1 của thai kỳ). Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%. 2/ Xét nghiệm Triple test Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai. Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó. Ngoài kết quả xét nghiệm với máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ… 3/ Siêu âm 3-4 chiều Siêu âm 3-4 chiều thường được khuyến khích thực hiện ở 3 giai đoạn quan trọng của thai kỳ bao gồm 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Với hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí. Một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở 3 thời điểm sau: Thai 12 tuần: đo độ mờ da gáy và tính nguy cơ hội chứng Down theo phần mềm của Fetal Medicine Foundation – London. 75% trẻ Down sẽ có da gáy dày. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% trẻ Down, đây là phương pháp giúp tầm soát hiệu quả hội chứng Down nhất hiện nay. – Thai 22 tuần: là thời điểm lý tưởng để khảo sát hình thái học thai nhi, nước ối rộng rãi và thai đủ lớn để có thể nhìn thấy được các cấu trúc. Siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều sẽ giúp khảo sát tốt hơn. Nếu thai có dị tật nặng phải chấm dứt thai kỳ thì có thể cho sản phụ sanh non. Thai 32 tuần: siêu âm màu, đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi bằng việc đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa… Tránh hiểu lầm siêu âm màu và siêu âm đen trắng giống như tivi màu và tivi đen trắng. Siêu âm màu là siêu âm đen trắng nhưng những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch sẽ được hiển thị màu, qui ước màu đỏ khi dòng máu hướng vể đầu dò siêu âm và màu xanh khi dòng máu rời xa đầu dò siêu âm. 4/ Xét nghiệm đường huyết Mỗi lần khám thai, sản phụ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu nếu như lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối. Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thai phụ có khá năng mắc bệnh tiểu đường. Khi thai phụ bị bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn (hơn 4,2 kg) gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản. Vừa hết kinh nguyệt quan hệ có thai không?

Bà Bầu Đi Đại Tiện Bị Ra Máu Có Sao Không

Bà bầu đi vệ sinh ra máu có sao k

Ngoài những biểu hiện lạ lẫm lúc mang thai, thì khả năng gặp phải những căn bệnh kèm theo cũng làm cho không ít nữ giới cảm thấy mỏi mệt, đặc biệt là bệnh trĩ cũng như táo bón, tỉ lệ nữ giới mắc phải những bệnh này chiếm khoảng hơn 50%.

Khi bản thân có triệu chứng đi đại tiện ra máu trong thời gian mang thai, nếu như trường hợp này chỉ xảy ra một vài lần cũng như tự hết thì đây thường là vì sự thay đổi của Hormone. Nhưng nếu trường hợp này kéo dài và diễn ra thường xuyên thì đây có thể là biểu hiện ở các căn bệnh vùng hậu môn trực tràng như:

– Bệnh trĩ: Được biết là chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch ở bên trong cũng như xung quanh bộ phận hậu môn – trực tràng. Căn bệnh phát sinh lúc vùng hậu môn chịu nhiều áp lực vì sự phát triển của thai nhi cộng với sự suy giảm lượng máu vùng chậu, mạch máu lưu thông kém kết hợp cùng chế độ ăn uống không hợp lý. Khi bị bệnh, bên cạnh việc đi ngoại ra máu, nữ giới còn gặp phải các dấu hiệu khó chịu khác. Đặc biệt là cảm giác vướng víu, căng tức ở hậu môn, sa búi trĩ, ngứa ở vùng hậu môn…

– Nứt kẽ hậu môn: Bệnh có thể đi kèm với tình trạng táo bón hoặc căn bệnh trĩ, đôi khi là cả hai. Căn bệnh xảy ra do chính sự căng giãn quá mức ở những cơ lân cận ống hậu môn, dẫn tới hiện tượng rách nứt bề mặt da. Khi bệnh lý phát triển nặng tổn thương này sẽ bị lan rộng, và ăn sâu vào bên trong cơ vòng, nếu như người bệnh cố gắng rặn phân ra bên ngoài.

– Táo bón: Những tác nhân sinh lý, hoạt động của nhu động ruột bị suy giảm mạnh bởi vì sự tăng cường nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai… Chính là các “thủ phạm” chính dẫn tới trường hợp táo bón ở nữ giới lúc có thai. Ngoài ra, chế độ ăn uống ko phù hợp cũng là yếu tố chính khiến chị em bị táo bón. Táo bón sẽ làm phân bị khô cứng, lúc phân đi qua niêm mạc ống tại vùng hậu môn có thể gây trầy – xước cũng như dẫn đến ra máu.