Top 13 # Vì Sao Bà Bầu Bị Ngứa Bụng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Vì Sao Bà Bầu Bị Ngứa Bụng Và Có Nên Gãi Không

Tình trạng bà bầu bị ngứa bụng là tình trạng phổ biến, thường gặp khi mang thai giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. bà bầu bị ngứa bụng nên làm gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc về vấn đề này.

Giai đoạn mang thai là giai đoạn nhạy cảm với mẹ bầu, bất cứ một triệu chứng, một vấn đề nào đó cũng gây khó chịu và lo lắng cho mẹ bầu. Tình trạng bà bầu bị ngứa bụng cũng là một trong những nỗi lo của các mẹ bầu thường gặp phải.

Theo quan niệm cha ông ta thường truyền lại với nhau, bà bầu bị ngứa bụng nguyên nhân là do thai nhi mọc tóc. Nhưng theo một số nghiên cứu và các nhận định của bác sĩ chuyên khoa, cho rằng bà bầu bị ngứa bụng không phải hoàn toàn là do thai nhi mọc tóc, đây là biểu hiện của hội chứng IPC ( intrahepatic cholestasis of pregnancy) hay còn gọi là bệnh ứ mật trong gan.

MANG THAI 3 THÁNG GIỮA NÊN KIÊNG GÌ

Đây là tình trạng gan không thể lọc được các chất độc hại, do thay đổi của nội tiết tố khi mang thai dẫn tới thay đổi dòng chảy mật, làm cho mật trong gan tràn vào máu gây ngứa bụng ở bà bầu.

Ngoài ra bà bầu bị ngứa bụng còn do nhiều nguyên nhân khác như: bà bầu bị tăng hormone estrogen, mẹ bầu bị viêm nang lông, viêm da bọng nước, dị ứng, hiện tượng rạn da làm da bụng căng ra gây nên cảm giác ngứa ở bà bầu, cũng có thể là dị ứng với kem dưỡng da hoặc thức ăn.

Trong hầu hết các trường hợp bị ngứa bụng, theo tự nhiên mẹ bầu sẽ gãi. Nhưng khi gãi như vậy sẽ gây ngứa thêm và đây là cách mà các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện khi mang thai.

Trong trường hợp bà bầu bị ngứa bụng, mẹ bầu có thể sử dụng kem dưỡng ẩm thoa lên vùng bụng, giúp giảm kích ứng gây ngứa. Lưu ý nên dùng kem dành cho phụ nữ mang thai và đảm bảo an toàn.

Theo nhiều nghiên cứu và nhận định của bác sĩ, khi bà bầu bị ngứa bụng ở mức độ nặng và kéo dài mỗi ngày một nặng thêm thì nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, theo dõi cũng như đưa ra liệu pháp chữa trị, can thiệp kịp thời tránh trường hợp xấu tới mẹ và thai nhi.

Khi bà bầu bị ngứa bụng có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vùng bụng. Nhưng tuyệt đối không được gãi, gãi có thể gây kích ứng da làm càng ngứa thêm.

Nên sử dụng những bộ đồ rộng, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời để giảm thiểu ngứa bụng.

Nên uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm dễ dị ứng.

Ngoài ra khi bà bầu bị ngứa bụng có thể dùng tinh dầu dừa bôi lên bụng, tránh các loại sữa tắm có độ PH cao, nếu có nên tắm nước lá khế sẽ giúp giảm ngứa.

Trong hầu hết các trường hợp bà bầu bị ngứa bụng, ngoài bị ứ mật trong gan hoặc ngứa bụng kèm theo các triệu chứng: vàng da, nóng rát âm đạo, bị tổn thương ngoài da, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay thì những trường hợp còn lại đều an toàn cho mẹ và bé nên mẹ bầu không cần phải lo lắng quá. Nguồn : https://zcare.vn/ba-bau-bi-ngua-bung.html

Bà Bầu Bị Ngứa Bụng Có Sao Không.

by Lê Trang83 Views

Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, gây ra nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu. Thông thường, ngứa bụng sẽ xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối tùy vào cơ địa của mỗi người, những mẹ mang đa thai cũng có nguy cơ bị ngứa khi mang thai nhiều hơn vì da bụng căng nhiều.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hiện tượng nổi mẩn ngứa quanh bụng bầu còn được gọi là nổi mề đay khi mang thai. Căn bệnh này rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Vị trí nổi mẩn ngứa thường gặp nhất là quanh bụng bầu. Ngoài ra, nhiều bà bầu còn nổi mề đay ở các vị trí khác như tay, chân, cổ…

Nổi mẩn ngứa, mề đay trên bụng bầu hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Phần lớn trường hợp tình trạng này sẽ tự biến mất khi bà bầu sinh con. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên chủ quan với các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay khi mang thai. Bởi căn bệnh này gây ra những cơn ngứa ngáy dai dẳng, vô cùng khó chịu, có thể khiến bà bầu mất ngủ, ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của người mẹ. Ngoài ra, nếu bà bầu không kiểm soát được việc gãi ngứa, khiến dã bụng bị tổn thương, rất dễ dẫn tới nhiễm trùng nguy hiểm.

Đọc thêm: Bà bầu bị sốt khi mang thai: ĐI KHÁM BÁC SĨ càng sớm càng tốt

Triệu chứng của nổi mẩn ngứa khi mang thai

Mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa trên bụng thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể sớm hơn. Tình trạng này được gọi là sẩn ngứa nổi mề đay trong thai kỳ.

Khi mắc phải tình trạng này, phụ nữ mang thai thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như sau:

Ngứa dữ dội ở vùng bụng

Vùng quanh rốn có nổi mẩn đỏ sau đó lan rộng ra toàn bụng, rồi tới đùi, cẳng chân, cẳng tay. Cổ, mặt, bàn tay thường không bị.

Khi ngứa khiến mẹ bầu gãi, gây trầy xước

Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở những người mang thai lần đầu, đặc biệt là những trường hợp mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai.

Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai

Ngứa bụng trong thai kỳ có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:

Do tử cung có sự tăng trưởng nhanh chóng: Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạngn gứa thai sản, thai nhi càng lớn thì tử cung càng cần phải tăng trưởng để có chỗ cho em ở, điều này khiến cho da bị giãn và khô, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Do sự gia tăng hoocmon estrogen khi mang thai: Sau khi sinh em bé, hiện tượng này sẽ tự biến mất.

Mẹ bầu có tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm.

Bị dị ứng thức ăn.

Mắc chứng ứ mật trong gan

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng ngứa bụng trong thai kỳ bao gồm: Mẹ bầu làm việc đổ mồ hôi nhiều, mắc phải bệnh trĩ hoặc bị rạn daquá mức…

Tham khảo: Mẹ bầu có nên ăn mít? 8 lợi ích tuyệt vời của mít đối với phụ nữ mang thai

Ngứa thai sản nên đi khám khi nào?

Đa số các mẹ bầu đều bị ngứa khi mang thai, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ gặp phải và không gây ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai nhi, tình trạng ngứa sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe thì mẹ bầu cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay khi bị ngứa kèm theo các dấu hiệu sau:

Bị ngứa toàn thân kèm vàng da

Sốt kèm phát ban (triệu chứng của bệnh thủy đậu, herpes…)

Triệu chứng ngứa đi kèm các tổn thương ngoài da như vảy nến, chàm…

Ngứa thai sản kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp giúp hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ thì mẹ bầu đã bị ngứa hãy chủ động tìm hiểu các biện pháp điều trị để giảm bớt sự khó chịu, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

Hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ bằng cách nào?

Tại Sao Bà Bầu Bị Ngứa Bụng? Có Sao Không? Phải Làm Sao?

Mẹ bầu bị ngứa bụng cũng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng trong suốt thai kỳ. Vấn đề là các mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân nào khiến các mẹ mắc phải tình trạng này. Tại sao bà bầu bị ngứa bụng ? Có sao không ? phải làm sao ? là những thắc mắc mà các mẹ trẻ đang muốn biết. Vậy hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé !

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa bụng

Bụng trở nên to ra : Thông thường ngứa bụng là do tử cung phát triển khiến da bị căng ra, dẫn đến tình trạng da bị mất độ ẩm và cảm thấy ngứa khi mang thai.

Nội tiết thay đổi : Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt khi nồng độ estrogen tăng cao là nguyên nhân gây cảm giác ngứa bụng.

Những kiểu ngứa bụng các mẹ bầu thường gặp

Bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do sự gia tăng hàm lượng hormone estrogen trong quá trình mang thai làm cho da bị mẩn cảm gây ra mẩn ngứa. Do thai nhi phát triển nhanh khiến da bụng nở ra, do môi trường thời tiết nóng bức khiến da khô dễ nổi mẩn ngứa.

Thông thường, nổi mẩn ngứa hoặc gây ngứa trên vùng bụng sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi và sẽ tự động hết sau sinh. Tuy nhiên, việc bà bầu bị ngứa bụng , khó chịu của những vết dị ứng này cũng sẽ khiến cho mẹ bầu bị stress và căng thẳng thần kinh nếu không giải quyết triệt để.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa : Những vết mẩn đỏ xuất hiện trên bụng lại không gây ngứa cho mẹ bầu nguyên nhân có thể do mẹ bầu bị dị ứng với một số loại thức ăn nạp vào cơ thể. Do môi trường, thời tiết, hoặc do tiền sử mẹ bị da khô.

Bị nổi mẩn đỏ ở bụng sẽ không gây hại tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Mẹ cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, chú ý tới chế độ ăn uống, tránh dùng những thức ăn dễ gây dị ứng như đồ biển.

Đặc biệt, ngứa da bụng khi mang bầu cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng mà thai phụ không thể lơ là như:

Nổi mề đay mẩn ngứa : Có khoảng 1% phụ nữ mang thai bị nổi mề đay mẩn ngứa, đặc trưng của bệnh là các nốt ban nhỏ xuất hiện trên vùng da, thường xuất hiện ở vùng bụng sau đó lan sang các vùng khác như tay, chân, ít xuất hiện ở cổ và mặt. Căn bệnh vô hại này sẽ nhanh chóng hết sau khi sinh.

Bọng nước dạng Pemphigus : Đây là tính trạng các vết ngứa phát triển thành các vết loét lớn. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, thậm chí kéo dài từ 1-2 tuần sau khi sinh. Các vết ngứa thường xuất hiện ở quanh rốn lan sang tay, chân.

Bệnh có thể gây ra sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thậm chí là thai lưu.

Chốc dạng Herpes : Tuy không phải do virus gây ra nhưng chốc dạng herpes là một dạng bệnh vảy nến mưng mủ. Bệnh thường gặp ở giai đoạn cuối của thai kỳ và xuất hiện dưới dạng mẩn đỏ đầy mủ. Sau đó phát triển thành mụn đỏ màu trắng. Mẹ bầu thường bị ngứa kèm theo nôn mửa, tiêu chảy, sốt và ớn lạnh. Bệnh thường xuất hiện ở bụng, đùi, hán và các vùng khác. Triệu chứng này có thể mất sau khi sinh và sẽ lập lại trong lần mang thai kế tiếp.

Ứ mật trong gan : là tình trạng ngứa trầm trọng ở thai phụ và rất hiếm gặp. Thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Tình trạng này khiến mật bị ứ đọng trong gan khiến cho axit trong máu tăng lên, làm lượng mật của cơ thể có xu hướng dâng cao và lắng đọng trên da gây ngứa dữ dội. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến thai lưu.

Bà bầu bị ngứa bụng có sao không ?

Thông thường mẹ bầu bị ngứa bụng sẽ không gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi nếu như ngứa là do những nguyên nhân thời tiết, dị ứng, thay đổi hormone. Tuy nhiên, các mẹ cần phải theo dõi vài ngày, nếu thấy tình trạng ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương hướng điều trị đúng cách, an toàn cho cả mẹ và bé.

Các mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống cho dù thuốc có ghi nhãn mác dùng cho phụ nữ mang thai. Vì nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị ngứa bụng phải làm sao ?

Bà bầu hay bị ngứa bụng có thể áp dụng những cách sau đây để xoa dịu cơn ngứa

Dùng xà phòng dịu nhẹ : Các mẹ nên chọn những loại sữa tắm có độ PH cân bằng ở mức 4.5 đến 5.5 sẽ giúp da không bị khô. Bởi vì tình trạng da khô sẽ khiến mẹ bầu ngứa lại càng ngứa hơn.

Dưỡng ẩm cho da : Vì da bụng của mẹ bị kéo giãn đồng thời với sự giãn nở của tử cung bên trong sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng rạn da và khô da. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy không ngừng tăng lên. Để giảm ngứa bên canh việc chọn sữa tắm phù hợp thì mẹ cần giữ ẩm cho da. Các mẹ có thể chọn kem giữ ẩm có dán nhãn an toàn hoặc dùng các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu oliu để cải thiện tình trạng khô da ở bụng.

Uống nhiều nước : Nước giúp cân bằng độ cho làn da, vì vậy mẹ muốn da bụng bớt ngứa thì phải uống nhiều nước.

Giữ áo quần luôn khô ráo : Quần áo bị ẩm ướt kích thích cảm giác ngứa ngáy trỗi dậy mạnh mẽ. Với những bà bầu bị ngứa ở bụng hay bất kỳ chỗ nào trên cơ thể cũng rất cần giữ cho quần áo luôn được khô ráo, thoáng mát, không mặc đồ chật chội.

Chế độ ăn uống hợp lý : Nha đam và yến mạch giảm ngứa rất hiệu quả. Không ăn những đồ ăn gây dị ứng như hải sản. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, không ăn đồ nóng, cay.

Tránh tắm nước nóng, khi bị ngứa bụng các mẹ không nên gãi sẽ dễ gây lây lan và viêm nhiễm, không tự ý mua thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nên vận động nhẹ nhàng, giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm cho bà bầu bị ngứa bụng càng thêm nặng hơn.

Vì Sao Bị Ngứa Sau Khi Khỏi Bệnh Zona Thần Kinh?

Bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh là tình trạng mà rất nhiều người bệnh thường hay gặp phải. Với trường hợp này, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Vì sao bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh?

Zona thần kinh là bệnh lý do virus varicella zoster gây ra. Đây là virus gây bệnh thủy đậu. Chúng có thể tồn tại ở các tế bào thần kinh nhưng không hoạt động. Đến khi gặp yếu tố thuận lợi, virus sẽ nhanh chóng hoạt động trở lại khiến da hình thành các loại mụn rộp chạy dọc theo phần dây thần kinh ở cơ thể con người. Bệnh zona thần kinh thường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương da, viêm gan, thận, viêm màng não,…

Với những bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus sẽ không biến mất mà “ngủ đông” ở các mô thần kinh tủy sống và não. Nếu hệ miễn dịch của con người suy yếu, virus sẽ nhanh chóng tấn công và gây ra bệnh zona. Virus sẽ ẩn nấp ở một nhánh dây thần kinh tam thoa. Đây là dây thần kinh chịu trách nhiệm mang đến cảm giác ở vùng trán và mắt. Thông thường, người bệnh sẽ bị đau vùng da và tình trạng đau sẽ biến mất sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, một số người, cơn đau vẫn luôn tồn tại trong khoảng thời gian dài.

Sau khi bệnh nhân đã chữa trị khỏi bệnh zona thần kinh, không ít trường hợp người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các tế bào thần kinh ở da bị tổn thương vẫn còn gửi tín hiệu đến não khiến cho da bị ngứa dai dẳng. Tình trạng ngứa da kéo dài còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của bệnh nhân. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh là do biến chứng của bệnh gây ra.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, virus gây ra bệnh zona thần kinh có cấu tạo vô cùng đặc biệt, gắn liền với đầu dây thần kinh cảm giác dưới da. Chính đặc tính luôn biến đổi của loại protein vô cùng đặc biệt này khiến virus dễ dàng xâm nhập và di chuyển ở dọc hệ thần kinh và tạo nên những tổn thương ở da. Bệnh sẽ kéo dài dai dẳng đến 3 tháng dù vết thương trên da đã lành. Do đó, bệnh nhân cần phải thận trọng nếu gặp phải triệu chứng này bởi dù bệnh có khỏi thì triệu chứng ngứa ngáy trên da vẫn còn tồn tại.

Thông thường, khi bị zona thần kinh, người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương ở bề mặt da khoảng 2 – 3 tuần. Sau đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau nhức, bỏng rát, ngứa ngáy, mọc mụn nước. Làn da bắt đầu bị đỏ rát, mụn nước liên kết với nhau tạo thành các bọng nước, gây ngứa ngáy cho bệnh nhân. Rất nhiều trường hợp dù bệnh chữa trị khỏi nhưng làn da vẫn bị ngứa, khó chịu. Mặc dù bệnh sẽ khỏi sau vài tuần nhưng người bệnh vẫn bị ngứa kéo dài khoảng 2 – 6 tháng, thậm chí là cả năm.

Để điều trị và cải thiện những tổn thương, ngứa da do đau dây thần kinh sau zona gây ra, người bệnh cần phải thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mục đích của việc chữa trị căn bệnh này là kiểm soát các biến chứng của căn bệnh này. Việc sử dụng thuốc để chống virus gây bệnh trong giai đoạn đầu là rất cần thiết. Bệnh sẽ nhanh chóng giảm nhanh trong khoảng thời gian khoảng 7 – 10 ngày.

Bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh – Phải làm sao?

Bệnh zona thần kinh rất dễ tái phát và để lại sẹo trên bề mặt da nếu không được chữa trị dứt điểm. Với trường hợp người bệnh vẫn bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh, bệnh nhân nên sớm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý các vấn đề sau để sớm cải thiện tình trạng bệnh, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Vệ sinh da sạch sẽ, cải thiện tình trạng ngứa, khó chịu ở da

Tránh dùng tay gãi ngứa gây chảy máu, tổn thương nghiêm trọng ở bề mặt da

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn những thực phẩm gây kích ứng da như hải sản, thịt gà, đậu phộng,… Những loại thức ăn này có thể khiến làn da bị ngứa ngáy nhiều hơn.

Không nên dùng các sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng da

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể

Nếu sử dụng thuốc bôi, bạn không được bôi quanh vùng mắt vì dễ gây tình trạng kích ứng, bỏng rát.

Mặc quần áo thoáng mát để giúp tránh gây tổn thương đến làn da

Nếu tắm các loại thảo dược tự nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn

Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thăm khám bệnh theo hướng dẫn

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh. Đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến khi mắc phải căn bệnh này. Tình trạng ngứa ngáy có thể khiến cho người bệnh bị mất tự tin, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chú ý đến vấn đề này để đảm bảo an toàn cho da của mình và cải thiện bệnh hiệu quả.