Bà bầu bị đau xương cụt cũng là một biểu hiện khó chịu không kém những ốm nghén, táo bón hay ợ nóng. Vậy bị đau xương cụt khi mang thai phải làm sao ?
Cơn đau xương cùng xuất hiện thường xuyên; thậm chí đau âm ỉ đến cả tháng trời liền. Điều này khiến sự mệt mỏi, căng thẳng tăng lên; gây ra nhiều nguy hại tới tâm lý của bà bầu. Vậy đâu là cách giảm đau xương cụt khi mang thai hiệu quả nhất dành cho các chị em trong thai kì ?
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu và bổ sung ngay cho mình những kiến thức cần thiết nhất về bất thường khi mang thai này
Bà bầu bị đau xương cụt có sao không ?
Đây là một hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở các mẹ bầu. Đa phần là đau xương cụt khi mang thai 3 tháng đầu; đặc biệt là tháng thứ 2 của thai kì. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp gặp phải triệu chứng này trong những tháng cuối thai kì.
Tình trạng bà bầu bị đau xương cụt không gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên có thể gây ra nhiều cảm giác khó chịu chịu cho bà bầu. Tùy vào sức khỏe và cơ địa của người phụ nữ mà mức độ cơn đau cũng có sự khác biệt.
Bị đau xương cụt khi mang thai là triệu chứng mà mẹ bầu cảm thấy đau ê ẩm hoặc nhói tại vùng mông hoặc hông. Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện ở cả vùng háng, hai bắp chân, đầu gối; nhiều trường hợp còn bị đâu cả mắt cá chân nữa.
Các chị em đã hoặc đang mang thai và từng được thử qua cảm giác này đều có nhận xét chung. Triệu chứng đau đớn này đều xuất phát từ một điểm sau đó lan sang những vị trí xung quanh.
Có thể nói nếu trong thời kì mang thai bạn gặp phải tình trạng này một vài lần thì cũng không cần quá lo lắng. Bởi khi thai phát triển càng lớn, áp lực tác động đến các chi dưới càng lớn; đó chính là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhức.
Mức độ của cơn đau xương cụt sẽ còn tăng lên nhiều khi chị em chuẩn bị sinh em bé. Bên cạnh đó, cũng có người sau khi sinh vẫn còn có cảm giác đau đớn ở xương cụt.
Nguyên nhân đau xương cụt khi mang thai ?
Có nhiều chị em bị lẫn lộn giữa hiện tượng đau xương cụt với đau hông. Tuy nhiên, thực tế là xương cụt được hình thành từ 5 đốt sống hình tam giác kết nối với xương hông; nằm giữa xương sống và xương hông.
1. Sự biến đổi hormone khi mang thai
Khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai, cơ thể nữ giới sẽ sản sinh ra một loại hormone có tên gọi là relaxin và estrogen. Đây đều là các loại hormone có tác động tới các dây chằng xung quanh vùng xương cụt; hình thành nên những cơn đau nơi xương cụt.
2. Sự phát triển của thai nhi
Khi đến những tháng cuối của thai kì, phần đầu của thai nhi thường chèn vào xương cụt người mẹ. Điều này cũng có thể lý giải tại sao bà bầu bị đau xương cụt kèm theo cảm giác mệt mỏi.
Thời điểm này, bất cứ mọi vận động của mẹ bầu đều có thể dẫn đến đau đớn khó chịu. Từ những hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe… cho đến những thao tác đơn giản như ngồi xuống, đứng lên. Đó cũng là lý do tại sao chị em khi mang bầu cần chú ý cẩn thận khi làm bất cứ việc gì.
3. Căng cứng cơ khiến bà bầu bị đau xương cụt
Nguyên nhân đau xương cụt khi mang thai có thể đến từ sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông. Tình trạng căng cứng cơ này hình thành do việc sinh hoạt sai tư thế; vận động không khoa học. Hoặc cũng có thể là vì mẹ bầu đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.
4. Những căn bệnh gặp khi mang thai
Mắc phải những căn bệnh khi mang thai như xương khớp, ung thư vùng chậu hoặc rối loạn chức năng xương mu… cũng là một trong những nguyên nhân đau xương cụt khi mang thai; đặc biệt là chứng bệnh ung thư vùng chậu.
Bên cạnh đó, chị em mắc chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón cũng có những tác động nhất định. Tạo thành những cảm giác không thoải mái ở vị trí xương cụt.
Vùng xương cụt xuất hiện những cơn đau từ nhẹ đến dữ dội.
Những cơn đâu liên tiếp ở lưng dưới hoặc ở hông.
Mức độ cơn đâu tăng dần ở vị trí cuối cột sống.
Cơn đau dữ dội hơn vào ban đêm; ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ bầu.
Mức độ cơn đau biến đổi cùng với sự thay đổi tư thế.
Đau xương mu, đau ở khớp háng, đau lưng, hông, chân hay đầu gối.
Khi bà bầu vận động đi lại, đứng lên ngồi xuống, uốn người; thì những cơn đau cũng xuất hiện trở lại.
Mức độ đau đớn càng nặng hơn nếu bà bầu bị táo bón.
Bà bầu bị đau xương cụt tháng cuối có phải sắp sinh?
Có thể nói đây là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở nữ giới. Bởi xương cụt (hay xương cùng) của chị em thường có kết cấu ngắn và rộng hơn ở đàn ông.
Theo thống kê, trong thời gian thai kì có đến hơn 80% bà bầu phải trải qua tình trạng đau xương cụt này; với rất nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Cũng bởi vậy, việc bà bầu bị đau xương cụt tháng cuối có phải sắp sinh không ? là chưa chắc. Để khẳng định có phải mẹ bầu sắp sinh hay không; phải quan sát thêm một vài triệu chứng khác như:
Bụng tụt xuống thấp.
Tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Đau mỏi lưng dưới.
Những cơn co chuyển dạ mạnh và xuất hiện dồn dập ở tử cung; với tần suất từ 5 – 7 phút trong ít nhất trong một tiếng.
Âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn có màu như lòng trắng trứng; hoặc dịch có lẫn máu hồng…
Vì sao tình trạng đau xương cụt nghiêm trọng hơn ?
Bà bầu bị đau xương cụt không phải là một căn bệnh nguy hiểm; tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của chị em. Có nhiều yếu tố khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, có thể kể đến như:
Hội chứng tăng động khớp (Hypermobility) là hiện tượng mà các khớp dễ dàng chệch ra khỏi vị trí đúng của nó.
Các mẹ bầu ngồi hoặc đứng quá lâu mà không thay đổi tư thế; vô tình tạo thành áp lực lớn hơn lên xương cùng.
Mẹ bầu đã từng gặp phải tình trạng này trong quá khứ hoặc đã từng bị chấn thương tại vị trí đó.
Bị nhiễm trùng bởi bất cứ nguyên nhân nào cũng là nguyên nhân hình thành áp lực lớn hơn lên vùng xương cụt; khiến cho những cơn đau trở nên nặng nề hơn.
Những chị em có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.
Cách giảm đau xương cụt khi mang thai
Bà bầu bị đau xương cụt nên thay đổi tư thế ngủ
Bà bầu nên thay đổi tư thế ngủ phù hợp để giảm đau xương cụt khi mang thai. Theo đó, tư thế phù hợp với các chị em đó chính là nằm nghiêng về bên trái. Kèm theo đó là một cái gối đặt vào giữa 2 đùi; làm như vậy là để trọng lượng của cơ thể không bị dồn vào một chỗ.
Hạn chế những hoạt động mạnh
Trong thời gian mang thai, chị em tuyệt đối cần tránh những hoạt động mạnh. Nếu các mẹ hay đi bộ tập thể dục hay trong đi lại bình thường; hãy hạn chế lại ngay khi xuất hiện những cơn đau ở xương cụt.
Không nên đứng ngồi quá lâu
Nếu mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài vì tính chất công việc. Hãy nhớ thường xuyên thay đổi tư thế đều đặn; chắc chắn các mẹ sẽ có cảm giác thoải mái hơn đó.
Thỉnh thoảng, chị em cũng nên đứng lên và đi lại xung quanh chỗ ngồi của mình 1-2 phút. Thực hiện đều đặn nhiều lần trong ngày sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông máu và giúp các đốt xương linh hoạt hơn.
Nên ngồi thẳng để giúp trọng tâm cơ thể được cố định. Giảm tải áp lực đè nặng lên xương cụt. Nếu có thể, bà bầu hãy ngồi trên một quả bóng chuyên dụng trong tập thể dục.
Bà bầu bị đau xương cụt nên tham gia các hoạt động thể thao
Chị em hãy giữ cho mình một cân nặng cân đối; hạn chế tăng cân quá nhanh và quá nhiều. Vì nó sẽ làm gia tăng áp lực đè nén lên xương cụt; kèm theo đó là vô số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Sử dụng đai hỗ trợ vùng bụng
Sử dụng đai hỗ trợ vùng bụng là cách tốt nhất để giảm bớt những áp lực đè nén lên vùng xương cùng. Giúp các chị em cải thiện được tư thế; cũng như giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối.
Chị em có thể tìm mua loại đai hỗ trợ vùng bụng này tại các shop mẹ và bé.
Các bài tập đơn giản cho bà bầu bị đau xương cụt
Bài tập Standing Pelvic Tilt:
Mẹ bầu đứng thẳng lưng, hai chân ngang vai. Thực hiện lặp lại động tác gồng mông lên rồi thả lỏng ra nhiều lần.
Chị em cần ngồi vắt chéo chân trên thảm hoặc trên giường; dùng tay trái nắm lấy chân phải. Tiếp theo, đặt lòng bàn tay còn lại lên sàn và xoay phần trên cơ thể về phía bàn tay này.
Giữ nguyên động tác này trong 5 giây rồi đổi sang làm tương tự với chân còn lại. Thực hiện động tác từ 8 – 10 lần.
Có thể nói, bộ môn bơi lội chính là bài tập hoàn hảo; có khả năng đóng góp không khác gì một thần dược ngăn ngừa đau xương sống trong thai kì.