Top 9 # Vì Sao Bà Bầu Bị Chóng Mặt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Vì Sao “Bà Bầu” Hay Bị Chóng Mặt?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn. Chóng mặt thời kỳ thai nghén là một biểu hiện thường thấy, cũng có thể do bệnh lý hoặc có thể do cơ thể phản ứng lại với một mầm sống mới đang hình thành trong cơ thể. Trong thời kỳ đầu mang thai, một loạt các triệu chứng xuất hiện như váng đầu, buồn nôn, nôn, kiệt sức… Nguyên nhân phát bệnh có thể là do trạng thái tinh thần và cơ chế tác động của hormon trong cơ thể. Ngoài ra chức năng của tuyến vỏ thượng thận bị suy giảm, thiếu vitamin B6, và tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy phát sinh các phản ứng thời kỳ đầu mang thai làm xuất hiện chóng mặt. Vào cuối thời kỳ mang thai, thai phụ có thể xuất hiện tăng huyết áp, nước tiểu có abumin và có phù, tăng huyết áp có thể dẫn đến chóng mặt, nặng đầu. Khi xuất hiện những triệu chứng này cần chú ý đến khả năng chảy máu cuống rốn, tình trạng đông máu trong mạch máu. Khi bị phù chân voi, chóng mặt, váng đầu ở thời kỳ cuối của quá trình thai nghén cần phải đi khám ngay ở các cơ sở sản khoa tin cậy và không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào dù là Đông hay Tây y.

Chóng mặt khi mang thai cũng có thể do thiếu máu, đây là tình trạng phổ biến nhất là đối với những phụ nữ cơ thể gầy yếu, khi mang thai không được uống bổ sung sắt. Vào cuối thời kỳ mang thai, dung lượng huyết tương tăng nhanh hơn tổng hợp gia tăng của huyết sắc tố và hồng cầu khiến máu bị loãng, tỉ lệ hồng cầu bị hạ thấp làm thai phụ xuất hiện hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Khi thiếu máu nặng sẽ khiến đại não và tai trong bị trở ngại do không được cung cấp đủ máu và xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, sắc mặt tái xanh…

Chóng mặt trong thời kỳ mang thai là tình trạng thường gặp và có thể điều trị được. Để khắc phục tình trạng này, trước khi mang thai người phụ nữ cần bồi dưỡng sức khoẻ, nhất là đối với người có thể trạng gầy yếu. Khi có thai cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không dùng các chất kích thích như r***, bia, cà phê. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, không làm công việc nặng nhọc, nên luyện tập bằng hình thức đi bộ thư giãn. Tránh những nơi ồn ào, kích động. Cần uống viên sắt mỗi ngày, sau khi đẻ một số người do mất máu nhiều cũng có thể gây thiếu máu, váng đầu, ù tai. Thực hiện tốt những lưu ý trên, thai phụ có thể tránh được chứng chóng mặt, váng đầu. Nếu đột nhiên xảy ra tình trạng chóng mặt dữ dội, cần đến ngay bác sĩ để bảo vệ cả mẹ và thai nhi an toàn.

Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng/ SKĐS

Vì Sao Phụ Nữ Mang Thai Hay Chóng Mặt?

Nguyên nhân là do: lúc bạn ngồi, máu trong cơ thể dồn xuống phía dưới (nhất là ở khu vực đôi chân). Nếu đứng dậy đột ngột, các mạch máu từ khu vực chân chưa kịp di chuyển lên phần trên của cơ thể. Kết quả, bạn sẽ bị chóng mặt.

Vì vậy, khi ngồi trên giường hoặc trên ghế mà muốn đứng dậy, bạn nên đứng dậy thật từ từ. Bạn có thể đứng im tại chỗ trong vòng vài phút, trước khi bước đi.

Nếu phải đứng lâu trong một chỗ; thỉnh thoảng, bạn cũng nên di chuyển để kích thích tuần hoàn máu. Bạn cũng không nên mặc quần áo hoặc đi tất chật vì chúng sẽ khiến các mạch máu khó lưu thông.

Các yếu tố khác gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi mang thai là:

Sang quý II-III, sự phát triển của thai nhi có thể gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu ở nửa cơ thể dưới. Nằm ngửa khi ngủ sẽ khiến việc tuần hoàn máu bị gián đoạn. Bác sĩ cho biết, nhiều bà bầu có thói quen nằm ngửa khi ngủ sẽ khiến nhịp tim đập nhanh hơn, huyết áp giảm. Họ cũng thường bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi hơn sau khi ngủ dậy.

Để ngủ ngon khi mang bầu, bạn nên nằm nghiêng về một bên. Bạn có thể sử dụng vài chiếc gối nhỏ, kê dưới hông, giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn.

Chế độ ăn, uống nghèo nàn khi mang bầu sẽ khiến bạn dễ phải đối mặt với tình trạng sụt giảm lượng đường trong máu. Kết quả, bạn sẽ thường xuyên bị hoa mắt, thậm chí có thể bị ngất xỉu.

Ngoài 3 bữa chính trong ngày, bạn nên tăng cường các bữa phụ. Bạn nên lưu ý cân bằng dưỡng chất cần thiết cho người mang thai, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng đói lả.

Tình trạng mất nước khi mang thai cũng khiến bạn bị hoa mắt. Vì vậy, bạn nên uống nước đầy đủ, nhất là khi trời nóng.

Đây là hiện tượng cơ thể bạn không cung cấp đủ lượng hồng cầu, oxy cho não và các cơ quan khác. Biểu hiện tiếp theo của chứng thiếu máu là bạn có thể bị đau đầu nhẹ. Nguyên nhân cơ bản của thiếu máu khi mang thai là thiếu sắt. Do đó, bạn nên bổ sung sắt hàng ngày.

Nếu muốn sử dụng viên sắt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu phải ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc tắm nước quá nóng, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, nôn nao. Nguyên nhân là vì hơi nóng khiến các mạch máu giãn ra, gây giảm huyết áp.

Bạn nên tránh tiếp xúc với môi trường quá nóng nực. Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi, tránh tắm nước quá nóng và không ra ngoài trời khi nhiệt độ tăng cao.

Chế độ luyện tập quá sức hoặc những căng thẳng trong cuộc sống khiến hơi thở của bạn gấp gáp hơn. Kết quả, bạn sẽ bị chóng mặt.

Bạn nên lưu ý chế độ luyên tập khi mang thai. Nếu bạn thấy hơi hoa mắt, bạn nên ngừng việc luyện tập và nhanh chóng tìm cách nghỉ ngơi. Bạn cũng nên tránh làm việc quá sức, nhất là khi cơ thể mệt mỏi.

Mắc một số chứng bệnh khác

Nhiều thai phụ cảm thấy bắt đầu có dấu hiệu hoa mắt khi bị ho, bị đau lưng, đau đầu, huyết áp thấp hoặc các chứng bệnh về tim mạch. Bạn nên lưu ý với những chứng bệnh này để có thể nghỉ ngơi kịp thời ngay khi bạn vừa có dấu hiệu hoa mắt.

Hoa mắt khi cơ thể bị đói hoặc do thời tiết nóng bức là hiện tượng bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu việc hoa mắt tái diễn thường xuyên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nếu rơi vào một trong những trường hợp sau, bạn cũng nên đi khám.

– Bạn có dấu hiệu hoa mắt sau khi bị chấn thương ở đầu.

– Bạn bị hoa mắt đi kèm với các triệu chứng như đau đầu nghiêm trọng, rối loạn thị giác, ù tai, tim đập nhanh, chân tay tê liệt; bạn bị ra máu, ngất xỉu.

– Giai đoạn đầu mang thai, tình trạng đau bụng đi kèm với dấu hiệu hoa mắt có thể cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Do vậy, bạn cũng nên đi khám sớm.

Bà Bầu Hay Bị Chóng Mặt Khó Thở Phải Làm Sao?

Nguyên nhân bà bầu hay bị chóng mặt khó thở

Tình trạng chóng mặt khó thở không phải là hiếm đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, đây có thể dấu hiệu sinh lý bình thường trong quá trình mang bầu, tuy nhiên nó có thể cảnh báo tình trạng bệnh lý trong quá trình mang thai. Thông thường bà bầu hay bị chóng mặt khó thở từ các nguyên nhân sau:

Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm bà bầu thay đổi Hormone nhiều nhất, trong đó phải kể đến sự tăng lên của Progesterone gây kích thích trung khu hô hấp khiến bà bầu phải thở nhanh, thở gấp. Quá trình thay đổi Hormone này cũng tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa, bà bầu hay mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày, gây ra các chứng khó tiêu.

Khi mang thai, tình trạng thiếu máu thường xảy ra do cơ thể cần một lượng máu lớn để thích ứng với sự tăng lên của trọng lượng cơ thể và cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi. Lượng sắt tạo Hemoglobin dự trữ không đáp ứng đủ gây ra tình trạng thiếu máu, các tế bào hồng cầu không đủ để mang oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây nên tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.

Thông thường bước vào giai đoạn tháng thứ 4 hay thứ 5 của thai kỳ, các thai phụ thường gặp tình trạng “ho mọc tóc”. Thời điểm này sức đề kháng của mẹ bầu kém nên hay mắc phải các bệnh về hô hấp và viêm họng. Quá trình bị ho có thể diễn ra dai dẳng, đối với các thai phụ có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản càng khiến bệnh trở nên nặng hơn, gây ra các hiện tượng khó thở, tức ngực.

Khi thai nhi phát triển, tử cung của mẹ sẽ dần to ra sẽ gây áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể trong đó có phổi. Dung tích phổi bị hạn chế, làm tăng mức độ hoạt động của tim khiến cho bà bầu bị khó thở, lượng oxy đáp ứng cho não không đảm bảo nên hay gây ra tình trạng chóng mặt.

Cách ngăn ngừa hiện tượng chóng mặt khó thở ở bà bầu

Tình trạng chóng mặt khó thở ở bà bầu thông thường sẽ kéo dài hết chu kỳ mang thai. Nếu các cơn chóng mặt diễn ra dai dẳng có kèm theo các triệu chứng như mờ mắt, đau đầu dữ dội, xuất huyết, tê bì , đau bụng, đau tức ngực… mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ.

Đây có thể là những dấu hiệu của bệnh lý, chúng ta cần nhờ đến biện pháp y tế kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Nếu chỉ là các hiện tượng sinh lý bình thường, bà bầu có thể áp dụng những cách sau để ngăn ngừa các cơn chóng mặt khó thở:

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là cách tốt nhất để bà bầu có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Tăng cường các loại thức ăn cung cấp sắt và các loại Vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nên tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá để ngăn chặn tình trạng khó thở ở bà bầu.

Khi mang thai cần giữ tâm trạng ổn định, luôn vui vẻ, tránh áp lực căng thẳng. Mẹ bầu cần có các hoạt động giải trí lành mạnh để tạo ra năng lượng tích cực cho cơ thể. Thời gian này, mẹ bầu lưu ý tránh việc thay đổi tư thế đột ngột đặc biệt là đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm dễ gây ra hiện tượng chóng mặt khó thở.

Giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên thực hiện những động tác vận động nhẹ nhàng, mặc những bộ quần áo rộng rãi để cơ thể thoải mái. Tránh mang vác các vật nặng làm cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và khó thở.

Bà bầu hay bị chóng mặt khó thở là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về những nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng chóng mặt khó thở, để giai đoạn mang thai trở nên nhẹ nhàng hơn.

Bà Bầu Bị Chóng Mặt Buồn Nôn Vì Do Đâu Và Cách Khắc Phục

Đứng lên quá nhanh khiến cơ thể không kịp điều chỉnh huyết áp, lượng máu trở về tim sẽ không đủ và kết quả là, huyết áp của bạn giảm xuống nhanh chóng gây ra choáng hoặc hoa mắt.

Nằm ngửa: Trong giai đoạn thai kỳ thứ hai và ba, tử cung đang lớn dần của bạn có thể làm chậm sự lưu thông máu ở chân do chèn lên các tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch lớn đưa máu từ phần dưới cơ thể về tim) và các tĩnh mạch khung chậu. Nằm ngửa khiến cho nhịp tim tăng, huyết áp giảm, và cảm thấy bồn chồn, hoa mắt, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.

Không ăn uống đủ chất, lượng đường trong máu có thể bị hạ thấp (hạ đường huyết), khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Thiếu nước cũng có thể gây chóng mặt khi mang thai.

Thiếu máu: Nếu bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm, có thể làm cho bạn có cảm giác chóng mặt, choáng váng.

Nóng quá: ở trong một căn phòng quá nóng hoặc tắm nóng lâu có thể làm cho các mạch máu của bạn giãn ra, gây hạ huyết áp và khiến bạn chóng mặt.

Ngất do cường phế vị: Một số người bị chóng mặt khi cố sức ho, hoặc đi vệ sinh. Những hoạt động này có thể kích thích đáp ứng của dây thần kinh phế vị (tức là một phản ứng trên hệ thống tuần hoàn qua dây thần kinh phế vị) – gây giảm huyết áp và nhịp tim, dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu.

Cách khắc phụ hiện tượng chóng mặt khi mang thai

Ngồi lên từ từ, tránh đứng dậy đột ngột khiến máu không trở kịp về tim

Nếu đang đứng và bị chóng mặt bạn nên xem xét việc tìm kiếm một chỗ ngồi. Vẫn ngồi cho đến khi cảm giác này qua đi. Nếu cảm giác tiếp tục, bạn có thể xem xét nằm xuống.

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi bạn nằm xuống, hãy thử xoay người qua trái hoặc phải sao cho mình cảm thấy thoải mái nhất.

Ăn uống đẩy đủ nước và chất dinh duỗng. Mang thai là một thời gian mà bạn nên chăm sóc hết sức của mình.

Tránh mặc đồ quá nóng, làm việc hoặc đi dạo trong thời tiết nóng.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt cho cơ thể (nhất là trong quý II – III)

Nếu bạn bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu, bạn nên đi khám ngay để hạn chế các tai biến nguy hiểm hơn.