Top 7 # Vì Sao Bà Bầu Bị Chảy Máu Cam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Chảy Máu Cam

Cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai. Trong giai đoạn này, hệ thống tuần hoàn của cơ thể phát triển mạnh để cung cấp cho em bé.

Từ đó, tuần hoàn máu tăng và các mạch máu mũi cũng dãn nở. Những mạch máu này khá mỏng manh và việc cung cấp máu tăng trở thành nguyên nhân chính gây chảy máu mũi hay còn gọi là bà bầu bị chảy máu cam.

Gần 20% bà bầu bị chảy máu cam trong khi tỉ lệ này chỉ chiếm 6% đối với phụ nữ không mang thai.

Đa số các trường hợp bà bầu bị chảy máu cam tự nhiên, không phải là triệu chứng báo động và có thể là vô hại. Miễn là mẹ bầu không mất quá nhiều máu.

Các mạch máu mỏng manh trong mũi của mẹ chịu áp lực rất lớn do nguồn cung cấp máu tăng lên trong thai kỳ. Trên thực tế, lượng máu tăng lên tới 50%, do đó các mao mạch nhỏ trong mũi nở rộng. Vì thế, chúng dễ dàng vỡ mạch và gây chảy máu cam.

Các vấn đề y tế khác như tăng huyết áp, rối loạn đông máu hoặc chấn thương có thể trở thành một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam.

Mẹ có thể bị chảy máu cam khi mang thai do bị cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang hoặc ngay cả khi màng mũi bị khô. Điều này dễ xảy ra hơn khi mẹ sống ở vùng khí hậu lạnh hoặc nếu nhà/cơ quan của mẹ thường xuyên bật máy lạnh.

Hít phải các sản phẩm khử mùi (các tác nhân hóa học) có thể gây kích ứng màng mũi.

Sử dụng thuốc Aspirin và thuốc chống đông máu có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng một thuốc thay thế hoặc thay đổi liều lượng.

Dị ứng với các tác nhân trong không khí (khói, bụi, phấn hoa…) có thể dẫn đến chảy máu cam.

Làm gì để cầm máu khi bà bầu bị chảy máu cam?

Mẹ nên ngồi xuống ngay khi bắt đầu chảy máu. Tuy nhiên, mẹ nên đảm bảo rằng đầu luôn cao hơn trái tim, do đó không nên nằm xuống hoặc uốn cong người (ngả người) về phía sau vì máu có thể chảy vào miệng của mẹ.

Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp kẹp chặt phần mềm của mũi, ngay phía trên lỗ mũi đang chảy máu trong khoảng 10 phút.

Mẹ hãy cúi về phía trước một góc khoảng 45 độ và thở bằng miệng trong thời gian này. Hãy đảm bảo giữ lỗ mũi trong ít nhất 7 – 8 phút không thả ra, dù thả để kiểm tra xem còn chảy máu hay không cũng không nên.

Tư thế này sẽ giúp máu chảy ra mũi, ngăn máu chảy ngược vào cổ họng khiến mẹ buồn nôn, giữ yên một thời gian để máu từ từ đông lại.

Theo dõi thời gian dành bà bầu bị chảy máu cam từ lúc bắt đầu đến khi máu ngừng chảy, thời gian này không được quá 20 phút. Khi máu chảy liên tục hơn 20 phút không cầm, mẹ bầu không thể thở được, máu chảy ra phía sau khoang mũi và trào ra miệng, mẹ bầu nuốt máu dẫn đến nôn mửa nặng hoặc tăng huyết áp, lúc này bà bầu cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ngăn ngừa bà bầu bị chảy máu cam trở lại, trong 24 giờ tới, mẹ hãy cố gắng không nằm đầu thấp, không xì mũi quá mạnh, không tập thể dục nặng hoặc hoạt động mạnh.

Ngăn ngừa bà bầu bị chảy máu cam bằng cách nào?

Mẹ bầu không nên xì mũi quá mạnh mà nên xì mũi thật nhẹ nhàng để tránh chảy máu mũi. Ngoài ra, mẹ chỉ nên xì mũi khi cần thiết hoặc khi quá khó chịu.

Nếu bác sĩ đề nghị dùng thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi, mẹ nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn được đưa ra. Vì nếu sử dụng quá mức có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực cho mẹ và bé. Thuốc xịt thường làm khô đường mũi của mẹ, điều này làm tăng kích ứng hơn nữa và dễ khiến mẹ bị chảy máu cam.

Khi mẹ bầu hắt hơi, hãy cố gắng há miệng để phân chia áp lực hơi đẩy qua miệng, giảm bớt áp lực ở mũi.

Khi nào nên lo lắng về việc bà bầu bị chảy máu cam?

Chảy máu cam kèm theo khó thở hoặc đau ngực dai dẳng, cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Mẹ thường bị xây xẩm, thấy tối mắt thoáng qua, ngứa ran hoặc bất kỳ bộ phần nào của cơ thể bị tê rần… đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

Mẹ bị mất ý thức trong quá trình chảy máu cam.

Chảy máu cam do chấn thương gây ra.

Khi nào bà bầu bị chảy máu cam phải đi bác sĩ?

Chảy máu cam là vấn đề phổ biến trong thai kỳ, nhưng mẹ chắc chắn không muốn mạo hiểm nếu tần suất chảy máu liên tục một cách bất thường. Tốt nhất, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nhanh trong những trường hợp sau đây:

– Chảy máu khá nhiều.

– Chảy máu không ngừng ngay cả sau 20 – 30 phút giữ chặt mũi.

– Chảy máu kèm theo hơi thở nặng nề và dẫn đến khó thở.

– Trong các trường hợp chấn thương đầu dẫn đến bị chảy máu mũi. Hãy đến bác sĩ ngay lập tức cả khi chảy máu cam rất nhẹ.

– Mẹ bầu cảm thấy mất phương hướng, người lâng lâng hoặc mệt mỏi nhiều.

– Chảy máu cam kèm theo đau ngực.

– Da dẻ trở nên nhợt nhạt do chảy máu.

– Mẹ bị huyết áp cao có chảy máu cam nên thông báo với bác sĩ vì lưu lượng máu có thể tăng.

Tuy nhiên, bà bầu bị chảy máu cam không nên quá lo lắng. Các trường hợp nêu trên là rất hiếm.

Khi mẹ bầu bị chảy máu cam trước hết nên bình tĩnh cầm máu và cảm nhận cơ thể mình, đừng để nỗi lo lấn át đi những trải nghiệm tuyệt vời trong suốt thai kỳ của mẹ.

Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/nosebleeds-during-pregnancy/

Tại Sao Bà Bầu Lại Bị Chảy Máu Cam?

Thật khó chịu và bất tiện, chảy máu cam là một hiện tượng rất bình thường trong thời kỳ mang thai, nhất là kể từ quý thứ II. Hoóc môn thai kỳ gọi là hoóc môn progesterone và estrogen thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu. Đồng thời, cơ thể bạn sản xuất ra nhiều máu hơn, và điều này gây ra áp lực cho các mạch máu trong mũi bạn.

Màng nhầy của mũi bạn có thể bị sưng lên và bị khô, đặc biệt vào mùa đông. Chính vào thời điểm này mà những bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và ớn lạnh thường xuyên xảy ra, và không khí trong nhà chúng ta thường được làm khô. Tất cả những yếu tố này làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong mũi bạn và có thể phá vỡ, và gây chảy máu nhẹ

Làm thế nào để máu cam ngừng chảy?

Phần lớn hiện tượng chảy máu cam là do sự vỡ mạch ở lối vào của lỗ mũi, hiện tượng chảy máu cam này nhìn chung dễ xử lý. Ngược lại, hiện tượng chảy máu cam ở sau mũi gây ra bởi các mạch lớn hơn và chứa nhiều máu hơn thì khó ngăn chặn hơn.

Khi mũi bạn bắt đầu chảy máu:

* Hãy ngồi xuống và véo mũi bạn ngay phần bên trên lỗ mũi, ở phần mềm của mũi (trước phần xương)

* Hãy ngồi trong tư thế này 10 phút.

* Nghiêng người về phía trước để máu có thể chảy ra ngoài hơn là chảy vào trong họng bạn. Nếu bạn nuốt phải máu, bạn có thể sẽ buồn nôn.

* Hãy ngồi thẳng đứng, việc này tốt hơn là nằm dài để giảm áp lực máu trong mũi bạn.

*Tiếp tục ấn mũi bạn đến tận khi máu đã đông lại. Việc này có thể mất đến 20 phút.

* Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá lên mũi để làm dịu vùng này.

Để tránh mũi bạn chảy máu lại sau đó, trong vòng 12h tiếp theo, chú ý không:

* Đặt mình ở vị trí mà đầu bạn lại thấp hơn tim bạn

* Cố gắng quá sức.

* Hỉ mũi

Tôi có thể làm gì để tránh chảy máu cam?

* Tránh làm khô mũi, đặc biệt là vào mùa đông hoặc khi không khí khô. Để làm được điều này, hãy bôi chút kem vaseline trong lỗ mũi. Nếu không khí trong nhà bạn khô do hệ thống lò sưởi, hãy lắp đặt máy tạo độ ẩm.

* Hãy nhẹ nhàng với mũi bạn! Không mân mê mũi, và chỉ hỉ mũi khi thật sự cần thiết – và luôn làm việc này một cách nhẹ nhàng. Hỉ mũi quá mạnh có thể gây ra chảy máu cam.

* Uống nhiều nước hơn bình thường để tránh mất nước cho các cơ quan trong cơ thể bạn, bao gồm cả màng mũi.

Khi nào bạn nên khám bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu:

* Bạn bị chảy máu cam thường xuyên

* Bạn bị chảy máu cam nhiều

* Máu cam không ngừng chảy sau khi bạn ấn lên mũi trong vòng 20 phút

Đi khám bác sĩ đơn giản chỉ vì chảy máu cam, bạn sẽ thấy việc này khá mang tính cưỡng ép. Nhưng một khi đến nơi, bác sĩ chắc chắn sẽ đặt một miếng băng hoặc gạc xung quanh lỗ mũi để tạo áp lực lên các mạnh của mũi và làm ngưng chảy máu cam. Băng hoặc gạc sẽ được đặt trong một khoảng thời gian, và bạn có thể sẽ phải quay lại gặp bác sĩ để ông ấy tháo nó ra.

Hãy yên tâm: dù chảy máu cam rất phiền toái và khó chịu, nó chỉ là bất lợi tạm thời và sẽ biến mất khi bạn sinh em bé.

Theo chúng tôi

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Bà Bầu Bị Chảy Máu Cam Có Sao Không? Xử Lý Như Nào?

Bà bầu bị chảy máu cam có sao không?

Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu cam

Theo nghiên cứu, có tới 20% số phụ nữ bị chảy máu cam khi mang thai, trong đó tập trung chủ yếu ở tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ). Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị chảy máu cam là do sự thay đổi Hormone trong cơ thể, đặc biệt là Hormone Progesterone và Estrogen tác động lên các mạch máu, khiến các mạch máu giãn nở và sản xuất nhiều máu hơn. Điều này tác động lớn tới thành mũi và gây ra hiện tượng chảy máu cam khi mang thai. – Ngoài ra, khi bà bầu bị cúm, cảm lạnh, niêm mạc mũi khô, cũng có thể là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu mũi.

Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, các nguyên nhân gây chảy máu cam khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố và Hormone trong cơ thể, nên không quá nguy hiểm. Có rất ít trường hợp bà bầu bị chảy máu cảm gây ảnh hưởng đến thai nhi, do đó các mẹ không cần quá lo lắng. Và đó cũng là câu trả lời bà bầu bị chảy máu cam có sao không, nguy hiểm gì không? – Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị chảy máu mũi trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn nên cân nhắc giữa sinh thường và sinh mổ. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể để chọn được phương pháp sinh nở tốt nhất.

Các trường hợp bà bầu bị chảy máu cam nguy hiểm cần phải biết

Tuy bà bầu bị chảy máu cam không quá nguy hiểm, nhưng nếu hiện tượng này có các dấu hiệu bất thường như: Chảy máu không ngừng (Quá 20 phút), chảy máu nhiều và trào ra miệng,… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám xét và khắc phục hiệu quả.

Bị chảy máu cam khi mang thai phải làm gì? Cách xử lý bà bầu bị chảy máu cam

Cách phòng tránh tình trạng chảy máu cam khi mang thai

Để phòng tránh tình trạng bà bầu bị chảy máu cam các mẹ cần lưu ý:

Đối với thời tiết hanh khô, không nên để mũi quá khô. Nếu cần thiết bạn có thể thoa một chút Vaseline một lớp mỏng để làm mềm và giữ độ ẩm cho mũi.

Tránh tác động mạnh vào mũi.

Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung khoáng chất, cũng là cách phòng tránh bị chảy máu cam ở bà bầu.

Bà Bầu Bị Chảy Máu Cam Có Sao Không? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến ở các bà bầu. Có khoảng 20% số bà bầu bị chảy máu cam. Vậy nguyên nhân do đâu?

Giai đoạn mang thai, các hormone là estrogen và progesterone gia tăng, từ đó lượng máu trong cơ thể cũng gia tăng. Lượng máu này nhằm đáp ứng nhu cầu cho phát triển cơ thể của mẹ và thai nhi. Các mạch máu từ đó giãn ra, tăng áp lực máu trên thành mạch, dễ tăng nguy cơ vỡ mạch máu.

Những thay đổi trong nội tiết tố ở phụ nữ mang thai, khiến màng nhầy ở mũi của mẹ bầu sưng lên, dẫn tới nghẹt mũi, khó thở, dễ chảy máu cam.

Trong giai đoạn mang bầu, sức đề kháng của người phụ nữ giảm đáng kể, dễ mắc các chứng cảm cúm, viêm mũi, nhiễm trùng xoang, dị ứng hoặc thời tiết thay đổi khiến khô mũi. Ở nhiều trong phòng máy lạnh cũng khiến khô mũi và gây chảy máu mũi.

Một số chấn thương và bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn đông máu ở bà bầu cũng có thể gây chảy máu cam.

Một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm như aspirin, warfarin, enoxaparin hoặc thuốc không chứa steroid có thể khiến bà bầu chảy máu cam. Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng, thuốc thông mũi, xịt mũi vô tình khiến bà bầu chảy máu cam.

Bà bầu bị chảy máu cam có sao không

Chảy máu cam có ảnh hưởng tới thai kỳ không?

Chảy máu cam có nguy hiểm trong thai kỳ không luôn được đặt ra với mỗi bà bầu. Chảy máu cam trong thai kỳ hầu như không gây hại cho sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên theo khảo sát, chảy máu cam có thể làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

Các nghiên cứu cho thấy 10% số phụ nữ mang thai bị chảy máu cao sẽ mắc băng huyết sau sinh. Trong khi đó chỉ có 6% số phụ nữ không bị chảy máu cam khi mang thai rơi vào tình trạng này.

Chảy máu cam thường xuất hiện từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi. Tuy nhiên, nếu tới 3 tháng cuối thai kỳ bạn vẫn bị chảy máu cam, có thể bạn phải sinh mổ.

Chảy máu cam trong thai kỳ phải làm sao?

Khi bị chảy máu cam, các mẹ không nên lo lắng bởi đây là tình trạng phổ biến. Nên bình tĩnh và sơ cứ trước. Mẹ bầu nên ngồi xuống, bịt chặt cánh mũi để cầm máu. Hơi cúi đầu về phía trước để máu còn lại chảy ra ngoài ngăn ngừa máu chảy ngược vào miệng, chảy vào họng gây khó chịu, nôn ói. Có thể dùng một túi đá lạnh hoặc túi đậu Hà Lan đông lạnh qua sống mũi để kích thích đông máu.

Sai lầm khi ngửa đầu sơ cứu chảy máu cam

Một sai lầm của hầu hết các đối tượng chảy máu cam là ngửa đầu về phía sau. Máu sẽ chảy ngược vào trong, nếu lượng máu nhiều sẽ gây kích thích đường thở, nguy hiểm cho bà bầu.

Nên nghỉ ngơi sau khi chảy máu tránh trường hợp chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu đột ngột. Cần lưu ý thời gian chảy máu, thời gian chảy máu thông thường chỉ từ 5-7p. Nếu thời gian chảy máu kéo dài từ trên 10p – 20p hoặc lâu hơn, máu chảy không ngừng thì nên tới bác sĩ khám ngay.

Trường hợp máu không ngừng chảy, liên tục thậm chí chảy ra từ miệng khó cầm máu cần đưa ngay bà bầu tới bệnh viện. Tình trạng chảy máu cam ở bà bầu cần hết sức lưu ý bởi có thể ảnh hưởng tới sinh con.

>>Bị chảy máu cam phải làm sao?

Một số biểu hiện nguy hiểm cần lưu ý

Khi máu ngừng chảy, mẹ nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Không uống đồ nóng hoặc chất kích thích bởi có thể khiến máu chảy. Mẹ nên bình tĩnh và an tâm bởi chảy máu bình thường có thể tự khỏi.

Phòng tránh chảy máu cam trong thai kỳ như thế nào?

Mang thai bị chảy máu là hiện tượng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng các thói quen sinh hoạt hằng ngày:

Mẹ bầu nên bổ sung đủ lượng nước hằng ngày nhằm giữ độ ẩm cho mũi, tránh khô rát

Hít thở nhẹ nhàng, khi hắt hơi để miệng mở tránh tác động mạnh

Luôn giữ độ ẩm cho môi trường sống, đặc biệt trong mùa đông hanh khô, nên tự tạo độ ẩm trong nhà bằng máy tạo độ ẩm.

Bà bầu không nên ngủ trong phòng ngủ quá nóng

Tránh xa đồ ăn cay nóng, chất kích thích

Rửa mũi bằng dung dịch muối loãng ngăn ngừa chảy máu cam hoặc xịt mũi

Không lạm dụng thuốc xịt mũi, giảm đau có thể gây kích thích, ức chế quá trình đông máu.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống bổ dưỡng ngăn ngừa chảy máu cam:

Bổ sung vitamin C: Tăng đề kháng, ngăn bệnh gây chảy máu. Các thực phẩm chứa vitamin C là rau xanh, ớt chuông, bông cải xanh, cam quýt,…

Vitamin K đảm bảo quá trình đông máu, có trong các loại rau lá xanh đậm, hành lá, quả mọng, dưa leo, bắp cải,…

Sắt: Thiếu sắt gây ra thiếu máu, bầm tím, tăng tỷ lệ chảy máu cam. Thực phẩm chứa sắt là thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc,…

Kali: Điều hòa ngăn ngừa mất nước, tránh khô mũi. Chuối, bơ, cà chua chứa nhiều kali cần thiết.

Bổ sung vitamin K cho mẹ bầu chảy máu cam

Mẹ bầu nên tránh đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ uống chứa caffein nếu không muốn tình trạng chảy máu cam thêm nghiêm trọng.

Có thể kết luận về câu hỏi bà bầu bị chảy máu cam có sao không là an toàn. Mẹ bầu nên phòng tránh và theo dõi nếu tình trạng chảy máu cam xảy ra. Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học mẹ để khỏe mạnh và bảo vệ bé mẹ nhé!