Top 7 # Vấn Đề Mang Thai Hộ Ở Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Việt Nam Cho Phép Mang Thai Hộ

Chủ nhật, 26 Tháng 4 2015 23:12

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, mang thai hộ là hành vi dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản, lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Khi noãn và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi sẽ chuyển phôi vào dạ con của người phụ nữ khác.

Kể từ ngày 15/3, Việt Nam cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quyết định này mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, có nhiều trường hợp còn cứu giúp hạnh phúc của một gia đình.

Theo luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, việc mang thai hộ được cho phép tiến hành đối với những người họ hàng thân thích. Luật cũng quy định những yêu cầu dành cho bên nhờ mang thai hộ. Đó là người vợ phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền, xác định không thể mang thai và sinh con kể cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thêm vào đó, cặp vợ chồng cần nhờ mang thai hộ cũng không có con chung, và họ phải được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.

Trong khi đó, luật cũng đưa ra yêu cầu dành cho người mang thai hộ. Theo đó, người mang thai hộ phải là họ hàng của bên vợ hoặc bên chồng. Người này từng sinh con và chỉ được phép mang thai hộ một lần. Nếu người phụ nữ này có chồng, người chồng của cô phải đồng ý bằng văn bản đối với việc mang thai hộ nói trên. Người phụ nữ mang thai hộ cũng phải ở trong độ tuổi phù hợp và phải khoẻ mạnh.

Mang thai hộ là tình trạng có lợi vì về mặt nguyên tắc họ không mang thai được về mặt y tế. Nó có lợi cho vợ chồng khi mà người ta muốn có con. Nó có lợi nhưng mình bị hạn chế vì chỉ cho phép người trong họ hàng mang thai hộ giùm thôi. Nó bị hạn chế vì người trong họ hàng không có ai có thể mang thai hộ giùm hoặc là họ từ chối không mang thai giùm.

Bác sĩ Nguyễn Anh Danh thuộc bệnh viện Từ Dũ ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

Bác sĩ Nguyễn Anh Danh cho biết hiện bác sĩ chưa tiếp nhận một ca mang thai hộ nào.

Trả lời phỏng vấn của báo điện tử VnExpress, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến cho biết hiện cả nước có khoảng 100 hồ sơ mang thai hộ, riêng bệnh viện phụ sản trung ương đã nhận tới 10 vụ. Hiện chỉ mới có ba bệnh viện là phụ sản trung ương, bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Trung ương Huế được phép thực hiện các ca mang thai hộ.

Có hay không thị trường “ngầm” mang thai hộ?

Cũng theo ông Tiến, các trung tâm hỗ trợ sinh sản phải kiểm tra kỹ hồ sơ để kiểm soát đúng rằng người mang thai hộ và người nhờ mang thai là cùng họ hàng. Ông khẳng định việc mang thai hộ theo mục đích thương mại là rất khó khăn do luật đặt ra các quy định chặt chẽ. Thêm một nguyên nhân nữa, theo ông, hầu hết các ca mang thai hộ đều kết thúc bằng việc mổ lấy thai. Hiếm có người nào mổ lấy thai quá hai lần vì sẽ nguy hiểm tới tính mạng của người mang thai.

Theo như khẳng định của ông Tiến, mang thai hộ là chuyện khó có thể diễn ra. Tuy vậy, dường như một thế giới ngầm về trao đổi chuyện mang thai hộ diễn ra từ lâu ở Việt Nam, trước cả khi nghị định mới đây công bố.

Gia đình em bây giờ hơi khó khăn một chút về kinh tế, một mình chồng em đi làm gánh cả gia đình. Chồng em cũng có bệnh về thần kinh toạ và xương khớp, nên anh cứ phải nghỉ ở nhà suốt. Chồng em lúc nào cũng ước có một số vốn để làm ăn, để anh khỏi phải đi làm công ty, anh ở nhà mở quán. Nhiều đêm em cũng nằm suy nghĩ nhiều, em không biết làm sao cả. Anh em họ hàng hai bên thì đều nghèo cả, mà mẹ em thì mất từ khi em còn nhỏ.

Một trong những cô gái này là Vinh, năm nay 30 tuổi, sinh sống ở Vũng Tàu và quê gốc ở Nghệ An. Chị Vinh đã có hai con trai, một đứa con sắp vào lớp một, còn cậu con còn lại mới hai tuổi rưỡi. Chị nói:

Em nghĩ là hay là bây giờ mình đánh đổi cuộc sống khoảng một năm để giúp người ta. Người ta cần có con, mình thì cần có tiền để làm ăn, thay đổi cuộc sống một chút, cho chồng em chữa bệnh. Em biết là đẻ rất đau, em nói với chồng em là em rất sợ nhưng mà em chấp nhận để có vốn làm ăn.

Chị Vinh nói sau hai, ba năm suy nghĩ, chị quyết định đi tìm “mối” để mang thai hộ. Chị cho biết kể từ khi đăng thông tin về việc sẵn sàng mang thai khoảng một tuần trước, cũng có 2-3 người tìm tới chị. Chị nói:

Bây giờ nếu em mà mang thai một thì chỉ khoảng 120 [triệu đồng] thôi, với cả nuôi người ta trong vòng thời gian người ta giúp mình. Mỗi tháng thì em trả cho người ta hai triệu [đồng]. Còn nếu em nhờ người ta tìm người thì mất khoảng 10 triệu [đồng] nữa. Chị thì chẳng cần nhờ ai tìm cho chị cả, tự chị tìm được.

Chị Vinh đưa ra mức giá ban đầu cho việc mang thai hộ là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, chị Hoài Thanh, ở Hà Nội, từng nhờ người mang thai hộ cho biết mức giá này là quá đắt. Chị Thanh nói:

Kỹ thuật mang thai hộ mà chị Thanh thực hiện năm 2014 là lấy trứng của người mẹ và tinh trùng của người cha để thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, phôi này sẽ được chuyển cho một phụ nữ khác mang thai hộ. Như vậy, dù người mang thai hộ sinh con những đứa trẻ lại thuộc về người nhờ mang thai.

Đợt năm 2012 lần đầu tiên chị làm thì người đó cũng ngoài 30 rồi. Chị không có kinh nghiệm nên nó cũng có nhiều cái bất trắc. Đến năm ngoái chị đón người này sinh năm 1988,1989 thì cơ thể của người ta hấp thu được thai tốt nên người ta sinh được luôn. Cái quan trọng là người ta đang ở độ tuổi sinh sản mà người ta giúp được mình. Mình cũng phải có những cái hiểu biết thì mới làm được chứ mà tự dưng lao vào làm ầm ầm thì lại tốn kém tiền phôi của mình.

Chị Thanh nói, tổng chi phí cho lần mang thai hộ lần này là gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi tháng trong thời gian người phụ nữ kia mang bầu, chị cũng “trả lương” cho cô gái 2 triệu đồng nữa để tiêu vặt. Chị Thanh cho biết trước khi tìm kiếm người mang thai hộ, các cặp vợ chồng cần tìm hiểu kỹ càng. Chị nói:

Hải Ninh/RFA

Tuy vậy, hình thức tìm người mang thai hộ như chị Thanh và chị Vinh tham gia là không tuân theo luật pháp Việt Nam hiện hành. Theo bác sĩ Trần Anh Danh của bệnh viện Từ Dũ, luật Việt Nam còn quá chặt chẽ so với nước ngoài. Vì thế, lâu nay, nhiều người Việt Nam đã tìm đến những nước như Thái Lan để thực hiện các ca sinh hộ do nơi này luật lệ có nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng hơn. Chuyện mai thai hộ ở Thái Lan cũng bị chỉ trích nhiều sau hai vụ là một cặp cha mẹ Australia từ chối không nhận đứa con bị bệnh down và chuyện một người Nhật có cả chục đứa con nhờ người sinh hộ bị nghi ngờ.

Mổ Đẻ Thành Công Mang Thai Hộ Đầu Tiên Ở Việt Nam

Có mặt tại BV này từ nhiều chục phút trước đó, phóng viên Đại Đoàn Kết Online được chứng kiến không khí rất rộn ràng, tất bật của các bác sĩ, điều dưỡng, vì một ca mổ “rất đặc biệt” này, theo như họ cảm nhận. Đích thân Giám đốc BV, chúng tôi Vũ Bá Quyết đến kiểm tra và cho hay mọi việc đã rất sẵn sàng. Sản phụ (xin được giấu tên) cho phóng viên biết sức khỏe bà rất tốt, vui vẻ tuy có chút lo lắng.

7h12, đã thấy bóng GS Nguyễn Viết Tiến bước vào phòng mổ trong trang phục bác sĩ thường thấy. Ông lướt nhanh căn phòng mổ D trên tầng 4 nhà G của BV rồi tỏ ý rất hài lòng về sự chuẩn bị của đồng nghiệp rồi bắt tay ngay vào công việc của mình.

Đích thân GS Nguyễn Viết Tiến bế đứa trẻ trao tận tay cho bố mẹ đẻ của cháu trong niềm hân hoan của rất nhiều thầy thuốc, phóng viên. Trước ống kính của nhiều máy quay, máy ảnh chớp liên hồi, chị T.T.D., mẹ đẻ cháu bé nghẹn lời cảm ơn GS Nguyễn Viết Tiến, cảm ơn các bác sĩ đã đem lại cơ hội vô cùng hạnh phúc cho chị và gia đình. Những dòng nước mắt đã tuôn trào không chỉ từ những người cha, người mẹ này mà từ rất nhiều người khác hôm nay ở đây.

GS.TS Nguyễn ViếtTiến hạnh phúc bế trên tay bé gái đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ.

Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra ngay sau đó, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến bày tỏ rất mừng vì được tham gia ca mổ đẻ này. Ông cho biết, đứa trẻ sinh ra trong hạnh phúc vô bờ bến của cặp vợ chồng hiếm muộn sau 18 năm chung sống với nhau. Sức khỏe người đàn bà mang thai hộ sau khi được mổ đẻ cũng rất tốt và đang hồi phục.

Nếu những trường hợp như thế này không cho phép thực hiện mang thai hộ thì, theo ông, ngoài giải pháp xin con nuôi ra, họ không bao giờ có bất kỳ đứa con nào khác, nhất là con đẻ từ chính tinh trùng của chồng và noãn của vợ vì người vợ ở ca này không có tử cung dù hai buồng trứng người vợ và quan hệ sinh lý của họ vẫn bình thường.

Nhân đây, ông cho biết thêm: Thực hiện Luật sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình cho phép mang thai hộ, Bộ Y tế rất thận trọng cho đến nay mới chỉ định 3 Trung tâm có nhiều kinh nghiệm được phép thực hiện mang thai hộ, trong đó có BV Phụ sản Trung ương và BV Từ Dũ.

Theo ông, cũng nên sửa đổi tiếp bộ luật này chỉ cho phép thực hiện mang thai hộ đối với những cặp vợ chồng nào chưa có con. Vì nếu sinh thêm đứa con nữa mà không được như mong muốn, chẳng hạn tật nguyền sẽ gây khó xử cho gia đình họ và xã hội. Lúc đầu ông Tiến nghĩ những trường hợp này khó thành công nhưng cuối cùng mọi sự đã tốt đẹp. Theo GS, tỷ lệ thành công trong những trường hợp này sẽ đạt từ 60-70%.

GS Nguyễn Viết Tiến gửi thông điệp đến các bệnh nhân cần tin tưởng các bác sĩ nhưng đừng thấy từ những thành công này mà lạm dụng, mà sao nhãng những biện pháp sinh con khác nếu có thể.

“Chỉ khi không thể thực hiện được các biện pháp khác mới áp dụng biện pháp mang thai hộ”, ông nhấn mạnh.

Trong mang thai hộ, vấn đề khó khăn nhất, theo GS Tiến là luật có cho phép hay không chứ còn vấn đề kỹ thuật thì “nó không làm chúng tôi lúng túng”. Các bác sĩ đã có thể giải quyết được vấn đề này từ nhiều năm nay mặc dù nó khó hơn nhiều so với các kỹ thuật khác – ông Tiến nhấn mạnh.

Đánh giá việc chấp thuận mang thai hộ của những bà mẹ, ông Tiến cho rằng đó là những người rất tình cảm và dũng cảm. Ông khuyên nếu họ có thực hiện nên đến các Trung tâm lớn, những BV lớn vì ở đó các bác sĩ mới có điều kiện xử lý những tai biến nếu xảy ra.

Em Bé Được Mang Thai Hộ Đầu Tiên Ở Việt Nam Chào Đời

Bé rất kháu khỉnh đáng yêu, cất tiếng khóc thật to chào đời. Thứ trưởng Bộ Y tế, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến đã đích thân mổ đưa bé ra khỏi bụng sản phụ ở tuần thai thứ 38.

Bế đứa con sau hơn chục năm mong chờ, chị Nguyễn Thị Hà (Hà Nam) không giấu được sự hạnh phúc. Chị Hà nói: “Vợ chồng tôi đã chờ đợi giây phút này quá lâu rồi, giây phút con chào đời tôi như vỡ òa, chẳng biết nói thế nào để diễn tả cảm xúc của tôi bây giờ, thực sự hạnh phúc đến nghẹn ngào…”.

Vợ chồng chị Hà lấy nhau đã được 18 năm. Sau 3 năm không có con, anh chị đi khám hiếm muộn thì phát hiện vợ bị tử cung nhỏ bẩm sinh không thể có con. Vợ chồng cố gắng chạy chữa hơn chục năm nay mà vẫn không có kết quả.

Nhiều lần chị Hà đề nghị chồng kiếm con bên ngoài nhưng anh một mực không đồng ý. Vì thế ngay khi luật cho phép mang thai hộ, vợ chồng đã đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương nộp hồ sơ và được duyệt. Mang thai hộ cho vợ chồng chị Hà là người cô họ, 46 tuổi, bắt đầu thụ thai từ tháng 3/2015.

Chị Hà có bất thường về tử cung không thể tự mình mang thai, nhưng buồng trứng hay chức năng sinh lý khác đều bình thường. Bác sĩ đã tiến hành lấy noãn của chị và tinh trùng của chồng sau đó cấy phôi vào người mang thai hộ. Chi phí cho một ca mang thai hộ không khác gì so với kinh phí thụ tinh trong ống nghiệm.

Họp báo ngay sau giờ phút hạnh phúc đón đứa bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Thứ trưởng Tiến chia sẻ: “Chứng kiến em bé chào đời, chúng ta khẳng định được rằng Luật Hôn nhân và Gia đình đã được sửa đổi, trong đó điều khoản về mang thai hộ đã đi vào cuộc sống với kết quả rất tốt”.

Ông Tiến nói thêm, những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn vì lý do người vợ không mang thai được trong khi vợ có noãn, chồng có tinh trùng, thì có thể nhờ mang thai hộ và vẫn còn cơ hội làm cha làm mẹ. Nếu không có phương pháp mang thai hộ, nhiều cặp vợ chồng chỉ còn cách xin con nuôi.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Bá Quyết cho biết: “Để chúc mừng ca mang thai hộ đầu tiên thành công này, bệnh viện sẽ miễn toàn bộ viện phí cho gia đình. Bé được chăm sóc bình thường như những đứa trẻ khác”.

Sau hơn một năm Nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2015), hơn 60 hồ sơ mang thai hộ đã được duyệt tại Bệnh viện phụ sản Trung ương. Cả nước có khoảng 100 hồ sơ đủ điều kiện cho phép mang thai hộ. 3 tháng tới sẽ có gần 30 em bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ.

Thứ trưởng Tiến cho rằng đây là quy định mang tính nhân đạo, nhằm tạo điều kiện cho các gia đình hiếm muộn có con. Các trường hợp mang thai hộ thực hiện phần lớn là phụ nữ không có tử cung, sảy thai thường xuyên không rõ nguyên nhân. Người mang thai hộ hay người nhờ mang thai hộ đều chỉ được phép thực hiện một lần.

Hiện cả nước có 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật này là Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ TP HCM.

Cuộc Sống Của Em Bé Được Mang Thai Hộ Đầu Tiên Ở Việt Nam

‘Trộm vía cháu khỏe mạnh, ngoan không quấy bố mẹ, lên cân nhanh’, anh Đinh Duy Hào, bố của bé chia sẻ. Bé Đinh Quỳnh Anh là em bé đầu tiên ở Việt Nam ra đời nhờ mang thai hộ.

Bố bé cho biết hiện cháu được hơn một tháng tuổi, rất cứng cỏi, khỏe khoắn. ‘Lúc sinh cháu được 3,6 kg, nay đã 5,2 kg, tháng đầu tăng 1,6 kg. Mặc dù phải ăn toàn bộ sữa ngoài nhưng cháu vẫn ăn rất tốt, không bỏ bữa, không chán ăn, không khóc đêm bao giờ. Mỗi khi đói là kêu ọ ẹ, mẹ pha sữa cho ăn no là lại ngủ ngon’, ông bố chia sẻ.

Mấy hôm nay thời tiết thay đổi, bé Quỳnh Anh có biểu hiện viêm phế quản song không quấy khóc, vẫn chơi ngoan. Bố mẹ đã đưa con đi khám bác sĩ. ’18 năm mong chờ mới có được con, chỉ mong con lớn nhanh, khỏe mạnh. Con ho nhẹ hay nổi nốt mụn nhỏ là bố mẹ cũng đau lòng’, anh Hào nói.

Năm nay là lần đầu tiên vợ chồng anh Hào được đón Tết cùng cô con gái bé bỏng sau 18 năm chờ đợi. Anh Hào bảo năm nay gia đình ăn Tết to hơn. Bao năm đi lì xì các cháu nhỏ, nay con gái anh cũng đã được nhận lì xì của gia đình, họ hàng. Ông bố chia sẻ: ‘Niềm vui ấy không từ ngữ nào tả xiết’.

Bé Đinh Quỳnh Anh (Ảnh: Lê Nga)

Theo anh, sức khỏe của người cô 46 tuổi đã mang thai hộ vợ chồng anh hiện cũng rất tốt. ‘Cô bình phục nhanh chóng, sức khỏe tốt. Nay đang mùa cấy hái, cô đã đi làm đồng bình thường…’, anh Hào nói. Trong câu chuyện của mình, anh cũng không quên kể đến sự hy sinh to lớn của người cô và bày tỏ lòng biết ơn đến người phụ nữ này.

Sau hơn một năm nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2015), hơn 60 hồ sơ mang thai hộ đã được duyệt tại Bệnh viện phụ sản Trung ương. Cả nước có khoảng 100 hồ sơ đủ điều kiện cho phép mang thai hộ. Sáng 22/1, bé Đinh Quỳnh Anh là đứa trẻ đầu tiên ở Việt Nam chào đời nhờ mang thai hộ.