Top 10 # Vẫn Có Kinh Liệu Có Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Liệu Có Thể Mang Thai Không Khi Vẫn Có Kinh Nguyệt?

Hỏi:Tháng này, tôi vẫn có kinh nguyệt bình thường nhưng không hiểu sao cơ thể tôi lại xuất hiện những triệu chứng lạ lắm. Chẳng hạn như tôi luôn cảm thấy buồn nôn, đầy bụng…giống như tôi đang có bầu mà không biết vậy. Liệu có khi nào tôi vẫn có kinh nguyệt mà đang có bầu được không?

Trả lời: Nếu như bạn vẫn có kinh nguyệt bình thường thì chắc chắn là bạn không thể đang mang bầu được bạn ạ. Bởi vì một khi cơ thể bạn bắt đầu sản xuất các hormone mang thai (hCG) thì chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn sẽ dừng lại và tạm thời biến mất.

Những máu này có thể khiến bạn lầm tưởng là máu kinh nguyệt vì nó trông giống như những ngày “bị” bình thường của bạn. Tuy nhiên, những máu báo hiệu này thường ít hơn máu kinh nguyệt và nó xảy ra khi các hormone hCG đã kiểm soát phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể bạn.

Ngoài ra, bạn có thể bị chảy máu vùng kín ở thời điểm khi cơ thể cấy trứng đã thụ tinh vào trong màng tử cung của bạn.

Vì thế, nếu cơ thể bạn bắt đầu có dấu hiệu gần giống với những triệu chứng sớm của thai kỳ và bạn nhận thấy bị xuất huyết chút máu đốm thì đây là một ý tưởng tốt để bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa bởi đôi khi nó có thể là một vấn đề cần quan tâm.

Chẳng hạn như, đôi khi chảy máu có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự sẩy thai. Nếu điều này là sự thật, bạn sẽ cảm thấy máu kinh nguyệt không giống như lúc bình thường và kèm theo đau bụng dữ dội hoặc tình trạng chảy máu nhiều hơn.

Nếu máu của bạn chảy ra có màu tối màu hoặc chảy máu nhiều kèm theo cơn đau bụng dưới mạnh, đặc biệt là đau ở một bên bụng bạn nên gọi cho bác sĩ ngay. Bạn có thể đang mang thai ngoài tử cung và cần phải điều trị nhanh chóng.

Nhiều khả năng hơn nữa là việc chảy máu của bạn có thể không có gì đáng phải lo lắng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang mang thai, họ có thể gợi ý để bạn tiến hành một xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng hoóc môn trong cơ thể.

Theo Babycenter / Afamily

Nếu bác sĩ có bất kỳ những nghi ngờ nào, họ thường sẽ nhắc bạn phải tiến hành kiểm tra lại một lần nữa, điều này thường được thực hiện khi thai kỳ ở khoảng 12 tuần.

Que Thử 2 Vạch Nhưng Vẫn Có Kinh Liệu Có Thai Hay Không ?

Nguyên nhân que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh

Dùng que thử thai là cách được nhiều chị em sử dụng để bước đầu xác định có mang thai hay không. Que thử thai là dụng cụ để phát hiện ra hormone thai kỳ HCG trong nước tiểu. Lượng hormone này được tiết ra khi nhau thai bắt đầu hình thành và phát triển, que thử sẽ lên 2 vạch. Do đó nhiều chị em khi thấy có dấu hiệu mang thai, chậm kinh sẽ sử dụng que thử thai. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh liệu có thai hay không?

Thông thường sau khi chậm kinh, thử thai 2 vạch thường sẽ không xuất hiện máu kinh nữa. Nguyên nhân là do sau khi trứng rung, quá trình thụ thai thành công, cơ thể sẽ tiết ra lượng Progesterone làm thay đổi nội mạc tử cung nhằm giúp phôi thai làm tổ, nếu phôi thai không làm tổ hoặc không thụ thai thành công thì sẽ lượng Progesterone giảm và chuẩn bị cho giai đoạn hành kinh mới.

Vì vậy nếu thử que 2 vạch mà vẫn có kinh là dấu hiệu bất thường, có thể có thai hoặc không. Theo bác sĩ Lê Thị Nhài – chuyên gia sản phụ khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng: Que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh liệu có thai hay không thì câu trả lời là có thể có thai, nhưng cũng có thể đang gặp những bất thường ở cơ quan sinh dục. Cụ thể các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như sau:

Thời điểm thử thai quá sớm: Nhiều chị em mong có con thường nôn nóng nên đã thực hiện thử thai quá sớm nên kết quả sai lệch. Thông thường phải mất khoảng 7 đến 12 ngày sau khi quan hệ tình dục trứng mới bám vào thành tử cung và ổn định. Lúc này lượng hormone HCG mới tiết ra và tăng dần, dùng que thử thai mới cho kết quả chính xác.

Uống nhiều nước khi thử thai: Khi thử thai nếu uống quá nhiều nước sẽ khiến nước tiểu bị loãng dần, nồng độ HCG sẽ bị giảm nên kết quả sẽ không chính xác. Vì vậy tốt nhất bạn nên thử thai vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy vì lúc đó lượng HCG cao nhất.

Que thử thai không đảm bảo chất lượng: Nguyên nhân thử thai 2 vạch nhưng vẫn không có thai có thể là do chất lượng que thử thai không đảm bảo, hết hạn sử dụng. Vì thế trước khi thử thai bạn nên kiểm tra hạn sử dụng của que để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

Hàm lượng hormone HCG trong nước tiểu: Trong một số trường hợp sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản, thuốc an thần, thuốc chứa paracetamol; phụ nữ bị béo phì… thường sẽ có chỉ số HCG thấp hoặc cao hơn bình thường.

Mắc các bệnh lây qua đường tình dục: Chị em phụ nữ bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục hoặc các bệnh viêm nhiễm tình dục, viêm đường tiết niệu… nếu sử dụng que thử thai cũng sẽ có những dấu hiệu bị sai lệch.

Ngoài những nguyên nhân, yếu tố này tình trạng que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh có thể do các yếu tố khác. Tốt nhất khi thấy dấu hiệu này bạn nên tư vấn các bác sĩ, chuyên gia sản phụ khoa uy tín.

Que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh liệu có thai hay không câu trả lời là có thai nhưng cũng có thể đang cảnh báo tình trạng sức khỏe sản phụ khoa nguy hiểm. Tình trạng thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng sau:

1. Ra máu báo thai

Que thử 2 vạch có thai nhưng ra máu có thể đây là dấu hiệu máu báo thai, tuy nhiên chị em lại lầm tưởng là ra máu kinh nguyệt. Thông thường ra máu báo thai sẽ xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mang thai, nó kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Ra máu báo thai khác với máu kinh nguyệt vì máu báo thai thường có màu đỏ tươi, không có dịch nhầy, nhỏ giọt và ít thường.

2. Nguy cơ dọa sảy thai

Que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh liệu có thai hay không thì khả năng là có thai nhưng rất có thể thai đang bị dọa sẩy hoặc thai kém phát triển… Nếu do nguyên nhân này bạn nên sớm tư vấn, thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3. Thai nằm ngoài tử cung

Thai nằm ngoài tử cung cũng sẽ gây nên các triệu chứng gần giống mang thai như đau bụng, trễ kinh, ra máu âm đạo. Nếu không có kế hoạt can thiệp, chẩn đoán kịp thời khối thai có thể sẽ bị vỡ, chảy máu trong và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.

4. Mắc các bệnh lý phụ khoa

Bạn có thể mắc 1 số căn bệnh phụ khoa như xuất hiện các khối u (u lành tính hoặc u ác tính), bị viêm phụ khoa chảy máu mà nhầm tưởng là kinh nguyệt…

Que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh liệu có thai hay không khả năng có thể có thai. Tuy nhiên cũng có thể kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác nếu không được chữa trị sớm và kịp thời. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu này bạn cần chú ý:

Cần thử thai lại, tốt nhất là nên thử thai vào buổi sáng

Chọn lựa que thử thai có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, que còn hạn sử dụng

Sớm thăm khám, tư vấn các bác sĩ chuyên sản phụ khoa để có kế hoạch chăm sóc và tìm ra nguyên nhân.

Nên giữ tâm lý thoải mái, tráng căng thẳng, lo lắng

Nên nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc nặng nhọc

Tạm dừng quan hệ tình dục khi thấy âm đạo bị chảy máu cho dù do nguyên nhân nào gây nên

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không nên thụt rửa âm đạo quá mạnh bạo

Nếu trường hợp ra máu nhiều kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn cần có sự hỗ trợ của người thâm để đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Mang Thai Vẫn Có Kinh Nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng sau khi rụng trứng, màng trong tử cung bong ra dẫn đến việc xuất huyết. Nói cách khác, trứng rụng là dấu hiệu cho một kỳ kinh sắp tới. Trong các trường hợp bình thường, sau khi thụ tinh thành công phôi thai sẽ được đưa tới màng trong tử cung, dẫn đến không thể rụng trứng, do vậy trong thời gian mang thai kinh nguyệt thường không xuất hiện.

Đối với trường hợp đặc biệt, do sau khi thụ tinh phôi thai đưa vào tử cung vẫn chưa ổn định, cuống rốn chưa được hình thành, cộng thêm việc sắp “đến ngày”, vẫn có khả năng rụng trứng như bình thường dẫn đến xuất hiện kinh nguyệt.

Khi thấy máu chảy mà không phải “đến ngày” thì bạn hãy đi khám để biết có phải mình mang thai ngoài tử cung hoặc có dấu hiệu sinh non không

Nguyên nhân thứ hai: Bong màng trong tử cung

Trong các trường hợp bình thường, sau khi mang thai, buồng trứng sẽ bài tiết lượng lớn các hoóc môn thai nghén và hoóc môn sinh dục nữ, khiến cho màng trong tử cung dày hơn. Lúc này, hoóc môn sinh dục và hoóc môn thai nghén trong cơ thể phụ nữ được duy trì ở mức độ tương đối cao, màng trong tử cung không bong ra nữa, kinh nguyệt vì thế sẽ không xuất hiện.

Đối với trường hợp đặc biệt, do bị tác động bởi yếu tố khác lạ mà một số phụ nữ sau khi mang thai có lượng hoóc môn sinh dục và đặc biệt là hoóc môn thai nghén tương đối thấp, dẫn tới màng trong tử cung vẫn có thể bong ra, kinh nguyệt vẫn xuất hiện, tuy nhiên lượng kinh ra lúc này ít hơn hẳn những lúc bình thường. Sau ba tháng mang thai, cuống rốn được hình thành, lượng hoóc môn được duy trì ở mức độ cao, lúc này màng trong tử cung không còn bong ra, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện.

Lưu ý: Khi thấy máu chảy mà không phải “đến ngày”, tốt nhất bạn hãy đi khám để biết có phải mình mang thai ngoài tử cung hoặc có dấu hiệu sinh non hay không.

Liệu Có Bao Giờ Xảy Ra Hiện Tượng Mang Thai Tháng Đầu Nhưng Vẫn Có Kinh Nguyệt Hay Không?

Kinh nguyệt là người bạn thân thiết đối với chị em phụ nữ khi mỗi tháng họ lại có một cuộc hội ngộ. Thế nhưng khi thụ thai thành công, người bạn này sẽ tạm thời lui về ở ẩn trong suốt thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ. Song, khi chiếc que thử thai hiện lên 2 vạch, nhiều mẹ đặc biệt là những người lần đầu mang thai ngỡ ngàng, thậm chí là hoang mang khi thấy kinh nguyệt vẫn xuất hiện. Vậy thực chất vấn đề mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là như thế nào?

Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt có đúng hay không?

Sau khoảng 3 tuần quan hệ tình dục và không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào, cơ thể chị em sẽ bắt đầu xuất hiện một số hiện tượng như đau tức ngực khó chịu, nhạy cảm với mùi, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, nhiệt độ cơ thể tăng lên… Khi ấy chắc hẳn mọi người sẽ ngầm đoán rằng mình đã “dính bầu”.

Thế nhưng, không ít trường hợp, khi họ chắc chắn mình đã mang thai lại bỗng nhiên thấy có máu chảy ra như kinh nguyệt. Điều đó khiến nhiều chị em hoang mang không hiểu thực chất mình có thai hay không trong khi que thử thai lại hiện lên 2 vạch rõ ràng. Vậy vấn đề mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt liệu có tồn tại hay không?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý xuất hiện mỗi tháng một lần do lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc, thoát ra ngoài và từ đó dẫn đến chảy máu. Nó mang tính chu kỳ mà mỗi lần chỉ kéo dài khoảng 3-7 ngày. Đến khi trứng gặp tinh trùng và thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt sẽ tạm thời biến mất.

Vì thế trước thắc mắc có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt của nhiều người, hầu hết các chuyên gia y tế trong và ngoài nước đều chắc chắn khẳng định rằng sự việc này không thể xảy ra. Điều đó có nghĩa là không thể có sự xuất hiện đồng thời của hiện tượng kinh nguyệt và có thai. Một khi đã xác định mang thai, bạn sẽ không thể nhìn thấy kinh nguyệt.

Trên thực tế, m ang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt nhưng máu xuất hiện ở đây là máu báo “đậu thai” chứ không phải máu hành kinh như bình thường. Hiện tượng này thường xuất hiện trong thời kỳ đầu mang thai.

Máu thai: Xuất hiện ít theo kiểu từng đốm nhỏ màu đỏ tươi, kéo dài khoảng 3-5 ngày hoặc ngắn hơn. Nó chỉ xuất hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Máu kinh nguyệt: Xuất hiện ồ ạt và kéo dài khoảng 3-7 ngày. Nó thường có màu đỏ sẫm. Số lượng máu sẽ ít dần theo từng ngày và đến ngày cuối cùng của chu kỳ sẽ biến mất. Hiện tượng này thường xuất hiện mỗi tháng 1 lần.

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia cho biết khi trứng gặp tinh trùng để tạo thành một hợp tử, chúng sẽ di chuyển dần từ trứng đến tử cung và làm tổ ở thành tử cung. Trong quá trình làm tổ, niêm mạc tử cung chịu tác động đột ngột nên sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu.

Bị chảy máu khi mang thai cảnh báo vấn đề nguy hiểm nào?

Có thai tháng đầu vẫn có kinh là điều không thể. Thế nhưng nếu thấy có hiện tượng chảy máu trong thời gian đầu mang thai hoặc trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, chị em phụ nữ cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Theo các chuyên gia y tế, mang thai tháng đầu bị ra máu sẽ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sau:

1. Dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo việc mang thai ngoài tử cung. Theo các chuyên gia, quá trình thụ thai đã thành công nhưng trong quá trình hợp tử di chuyển vào buồng tử cung, nó đã gặp phải bất trắc nên bị “lạc đường”. Điều này khiến cho nó làm tổ không đúng vị trí ở vòi trứng, ống dẫn trứng hoặc ổ bụng.

Chính vì thế nếu thấy hiện tượng chảy máu kèm theo đau bụng dưới dữ dội, các mẹ cần đi bệnh viện để kiểm tra ngay trước khi quá muộn. Nếu được xác định mang thai ngoài tử cung, nguy cơ phải phá thai là rất cao.

2. Dấu hiệu dọa sảy thai

3. Có thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là do thai chết lưu

Nếu bạn xác định chính xác việc mang thai, thai đã vào buồng tử cung nhưng lại thấy có hiện tượng kinh nguyệt chứ không phải máu báo thai thì nguy cơ thai nhi bị chết lưu là rất cao.

Theo các chuyên gia, một khi thai nhi chết lưu, hormone HCG (hormone chỉ có trong cơ thể phụ nữ mang thai) sẽ biến mất, đồng thời tử cung sẽ quay trở lại hoạt động như các tháng trước đây. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung bị tống ra ngoài và dẫn đến chảy máu.

Có những trường hợp thai chết lưu sẽ được tống ra ngoài thành máu cục nhưng cũng có trường hợp thai chết lưu và bị mắc kẹt bên trong tử cung. Nếu mẹ không kịp thời phát hiện ra thì nguy cơ bị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ổ bụng là rất cao.

Nói tóm lại hiện tượng mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là điều có thể xảy ra thế nhưng khi thấy máu xuất hiện, các mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý. Nếu đang phân vân không biết đó là máu kinh hay máu báo thai, các mẹ hãy đi bệnh viện siêu âm, xét nghiệm. Cho dù lượng máu xuất hiện nhiều hay ít, kéo dài hay không, các mẹ vẫn nên đi bệnh viện kiểm tra để biết được kết quả chính xác nhất.