Top 5 # Uống Thuốc Kháng Sinh Khi Mang Thai Tháng Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Uống Thuốc Kháng Sinh Trong Tháng Đầu Mang Thai Có Sao Không

– Đa số các trường hợp mang thai thì sau 1 tháng đầu hoặc 2 tuần sau mới biết mình có thai. Vì vậy mà khoảng thời gian đầu mang thai có thể bạn sẽ không ngần ngại mà uống kháng sinh nếu mắc bệnh. Và sau đó bạn phát hiện mình có thai nên rất lo lắng không biết việc có thai tháng đầu uống thuốc kháng sinh có sao không , có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.

– Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn phải uống kháng sinh như cảm cúm, sốt virus,…trong thời gian bạn chưa biết mình có thai, điều này khiến cho bạn rất lo lắng. Khi uống kháng sinh trong tháng đầu nghĩa là trong khoản từ tuần 1 đến tuần 4 của thai kỳ thì có thể phần nào yên tâm. Vì theo các chuyên gia thì kháng sinh có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi gây dị tật từ khoảng tuần thứ 6 cho đến tuần thứ 10 của thai kỳ.

Rất nhiều chị em không biết mình mang thai tháng đầu nên rất lo lắng khi lỡ uống kháng sinh

– Thời gian đầu thai còn rất nhỏ, mới hình thành nên có thể chỉ là còn đang nằm lơ lửng trong vòi trứng chứ chưa làm tổ ở tử cung. Cho nên nếu có lỡ uống kháng sinh thì yên tâm sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Còn vào giai đoạn từ tuần thứ 5 trở đi, thai đang vào giai đoạn hình thành, phát triển nên dễ dàng bị tác động đến quá trình hình thành các cơ quan cho nên dễ gây dị tật.

– Tuy nhiên nếu lỡ uống kháng sinh khi chưa biết mình mang thai thì có thể đi khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán để biết được tình trạng và sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không. Khi đó thì có thể tùy từng trường hợp để bạn có những quyết định xử lý kịp thời.

– Tốt nhất, trước khi chuẩn bị mang thai cần phải thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng để tránh mắc phải các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra trong quá trình mang thai cũng cần phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi, tiêm đầy đủ vắc xin và uống thêm các loại bổ sung như canxi, sắt, magie theo chỉ định của bác sĩ.

Khi có bệnh lúc mang thai cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Uống Thuốc Kháng Sinh Trong Tháng Đầu Mang Thai Liệu Có Sao?

Trên thực tế, có rất nhiều phụ nữ chưa có kinh nghiệm hoặc . Dù là trường hợp nào đi nữa thì với việc lỡ uống kháng sinh khi không biết mình có thaisử dụng thuốc tây khi mang thai mà chưa có sự cho phép của bác sĩ là rất nguy hiểm.

Cụ thể, các chuyên gia chia thời gian mang bầu của một thai phụ làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (3 tháng đầu mang thai): Đây là thời kỳ phát triển phôi thai, lúc này các bộ phận của bào thai chưa có hình dạng hoàn thiện. Vì vậy việc uống một số loại thuốc kháng sinh trong tháng đầu mang thai sẽ cản trở quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi thậm chí gây quái thai, dị dạng.

Tuy nhiên nếu uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần, lúc này thai nhi vẫn chưa hình thành, thậm chí vẫn còn đang lơ lửng ở vòi trứng mà chưa phát triển ở tử cung của người mẹ mà liều lượng thuốc ít và nhẹ sẽ không quá nguy hiểm đến em bé.

+ Giai đoạn 2 (từ 3 tháng trở đi): Đây là thời kỳ thai nhi đã hình thành các bộ phận và trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Một số loại kháng sinh sẽ gây ra các bệnh lý bẩm sinh ở trẻ hoặc có thể dẫn tới sảy thai, sinh non.

Cũng cần phải nói thêm: kháng sinh được phân chia thành 5 loại là A, B, C, D, X trong đó A là loại có thể dùng cho phụ nữ mang thai và X là loại tác động mạnh nhất đến thai nhi. Do vậy, tùy vào loại thuốc, liều lượng, tuổi thai mới có thể kết luận bà bầu uống thuốc kháng sinh có phải bỏ thai không hay thai nhi có dị tật không…

Mức độ ảnh hưởng của một số loại thuốc kháng sinh đối với thai kỳ

Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh có thể chia làm 3 nhóm tương ứng với mức độ ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhóm thuốc có thể dùng: bao gồm nhóm beta – lactamin như amoxicillin, penicillin, cephalosporin, ampicillin,… trong điều trị các bệnh về viêm màng não, hô hấp, răng miệng; nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm xoang, viêm phổi (clarithromycin, erythromycin, roxithromycin). Đây là những loại kháng sinh có nồng độ đi qua nhau thai thấp nên tương đối an toàn với thai nhi.

Nhóm thuốc cấm dùng cho bà bầu: thuốc kháng sinh biseptol gây thiếu máu trầm trọng cho cả mẹ và bé. Nhóm tetracycline (doxycylin, minocyclin…) gây hỏng men răng, vàng răng. Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) ảnh hưởng đến sự phát triển sụn khớp ở trẻ. Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…) gây điếc tai vĩnh viễn, ngộ độc thận, Ketoconazol gây dị tật dính ngón tay.

Ngoài ra trong quá trình mang thai chị em phụ nữ nên tránh một số loại thuốc như thuốc trị mụn, thuốc điều trị cảm cúm, thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu, thuốc trị trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc trị giun…

Lưu ý uống thuốc kháng sinh trong khi mang thai

Tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng bừa bãi. Đối với bà bầu các bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng sức khỏe, mức độ ảnh hưởng đến thai nhi để đưa ra đơn thuốc phù hợp.

Một số bệnh như cảm cúm, ho, hắt hơi tiêu chảy thì nên áp dụng những mẹo dân gian để chữa trị. Tốt nhất không nên uống thuốc kháng sinh thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi sử dụng thuốc thấy xuất hiện những tác dụng phụ thì ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Nếu lỡ uống thuốc kháng sinh khi mang thai có liều lượng cao thì cần khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Lỡ Uống Kháng Sinh Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Sao Không?

Phụ nữ có thai sử dụng một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư… có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến trí lực của thai nhi

Bị cúm nhẹ khi mang thai 3 tháng đầu cũng rất nguy hiểm

Bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu không nên xem thường?

Uống thuốc cảm, thuốc kháng sinh mới biết mình có thai, có ảnh hưởng gì không?

Em có thai đã được 4 tuần tuổi. nhưng do không biết mình có thai nên khoảng thời gian 1 tuần đầu khi có thai em bị cúm và bị sốt virus em đã uống thuốc cảm và tiêm 2 mũi kháng sinh. bác si cho em hỏi liệu em bé có bị ảnh hưởng gì không ạ. em thật sự rất lo lắng, Chào bạn! Hiện nay bạn đang rất băn khoăn vì bạn đã có thai được 4 tuần rồi nhưng khoảng một tuần đầu do không biết đã có thai cho nên bị cúm, bị sốt virus vì vậy bạn uống thuốc cảm và tiêm 2 mũi kháng sinh. Chính vì thế bạn đang rất lo lắng không biết là có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Trong trường hợp của bạn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm được vì lúc đó thai còn đang rất nhỏ, thậm chí mới còn đang lơ lửng ở vòi trứng chứ chưa xuống làm tổ ở trong tử cung. Trong trường hợp có thai, đặc biệt là nhiễm virus cúm hoặc là sốt rubella hoặc là do các tác dụng phụ của thuốc có thể gây dị tật thai nhi thì thường gặp khi mà thai ở tuần tuổi khoảng thứ 5, thứ 6 cho đến tuần thứ 10. Ở những tuần tuổi như thế là thai đang hình thành và phát triển các cơ quan, vì vậy khi bị nhiễm các loại virus hoặc là các tác dụng phụ của thuốc mới tác động đến quá trình phân chia tế bào tạo thành các cơ quan và có thể gây dị tật cho thai nhi. Còn trong trường hợp của bạn thì thai lúc đó mới đang rất là nhỏ vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng.

Tại sao uống thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi

Thời gian từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ được sinh ra gọi là thời kỳ bào thai, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn phát triển phôi thai gồm 3 tháng đầu của kỳ thai, dành cho sự tượng hình và biệt hóa các bộ phận của bào thai, bào thai chưa có hình dạng đầy đủ. Do đó, bà bầu sử dụng thuốc khi mang thai trong khoảng thời gian này có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa, như một số thuốc an thần, một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư… có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh.

Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào nếu sử dụng thuốc khi có thai như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi… Trước đây đã có hàng nghìn phụ nữ châu Âu sinh ra quái thai cụt chi do đã uống thuốc an thần Thalidomid trong 3 tháng đầu của thai kỳ Từ tháng thứ tư trở đi, giai đoạn phát triển nhau thai, bào thai đã tượng hình và chỉ còn việc phát triển, tăng trưởng thì sử dụng thuốc khi mang thai giai đoạn này có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sau này của trẻ, do có độc tính đối với các mô đang phát triển của bào thai. Ví dụ kháng sinh Tetracylin ảnh hưởng xấu đến mô xương và răng, thuốc kháng sinh thuộc họ aminosid như Streptomycin gây độc tính với cơ quan thính giác và thận. Ngay trước khi trở dạ, một số thuốc vẫn có thể tác động đến thai nhi, như Morphin, Reserpin… Dấu hiệu thai chết lưu trong 3 tháng đầu sớm nhất

Dược sĩ Đức nhấn mạnh, trước đây người ta tin rằng nhau thai là hàng rào bảo vệ thai nhi nhưng nay quan niệm đó không còn nữa. Nhiều thuốc có thể qua nhau thai dễ dàng, theo cơ chế khuếch tán thụ động để tác động đến thai nhi. Chỉ có một số ít thuốc vận chuyển chủ động qua lớp màng của nhau thai.

Tốt nhất là bà bầu không nên uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp phải dùng thuốc, nếu không dùng chữa bệnh cho thai phụ, thai phụ bệnh thì cũng sẽ nguy hiểm cho thai nhi. Đó là trường hợp thai phụ bị các bệnh như tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường, động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn. Trường hợp này bắt buộc dùng thuốc chữa bệnh, nếu không dùng có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, thậm chí gây ra quái thai. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ phải cân nhắc để quyết định liệu trình phù hợp, theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý

Theo BS Vệ, với bà bầu, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

Nhóm có thể dùng: gồm có beta-lactamin (như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…) dùng trong điều trị các bệnh răng miệng, viêm đường hô hấp trên, viêm màng não…; macrolid (như: erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…) để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan…), nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm xoang… Đây là nhóm kháng sinh tương đối an toàn đối với thai nghén, lượng thuốc đi qua rau thai tương đối ít so với các kháng sinh khác nên nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp.

Nhóm không thể dùng: gồm có: Nhóm tetracycline (doxycylin, minocyclin…) vì nguy cơ làm hỏng men răng của trẻ; Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…) vì có thể gây tổn thương thận và gây độc cho tai trong của em bé (gây điếc không hồi phục hồi. Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) có nguy cơ gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp trẻ em. Ketoconazol có thể gây ra dị tật dính ngón tay cho em bé.Biseptol gây thiếu máu nặng cho cả mẹ và bé.

Nhóm thuốc dùng thận trọng: Rifamycin không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; nitrofuran, acid nalidixic không nên dùng cuối thai kỳ; metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trong thai kỳ

Nếu có thể, bà bầu tuyệt đối tránh sử dụng thuốc kháng sinh trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số thầy thuốc khuyến cáo, phụ nữ còn trong tuổi hoạt động sinh dục, có khả năng thụ thai thì trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, tức là lúc rụng trứng cho đến khi có kinh cần tránh dùng mọi thứ thuốc. Bởi vì có nhiều thứ thuốc có tính tích lũy, đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể, khi uống lúc chưa thụ thai nhưng đến khi thụ thai thì thuốc còn giữ lại trong cơ thể người mẹ gây ảnh hưởng xấu cho thai.

Nếu cần thiết phải dùng thuốc chữa bệnh, đặc biệt có những bệnh như trình bày ở trên cần dùng thuốc để chữa trị kịp thời thì tốt nhất là đến khám ở bác sĩ để chỉ định thuốc. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn thuốc hiện diện trên thị trường nhiều năm được công nhận là an toàn đối với thai phụ và cho dùng liều thấp nhất có hiệu lực. Nếu đã có thai mà không biết, lỡ dùng một số loại nguy hiểm thì trong thời gian mang thai, cần khám thai định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi kỹ sự phát triển của thai nhi.

Một số thuốc phụ nữ có thai không nên dùng:

Thuốc giảm đau gây nghiện: dextropropropoxyphen.

Thuốc chống đau nửa đầu: erotamin.

Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: barbiturat, benzodiazephin, rượu.

Thuốc giảm đau chống viêm: aspirin, indomethacin, aproxen…

Thuốc kháng sinh: các aminoglycosid, cloramphenicol, dapson, rifampicin, quinolon, tetracilin, Co-Trimoxazol…

Thuốc hạ huyết áp: reserpin, nifedifin, các chẹn Beta, Acei.

Thuốc lợi tiểu: các Thiazid.

Thuốc da liễu: Isotretinoinm, vitamin A liều cao, vitamin K liều cao…

Một số thuốc có thể gây quái thai: thuốc ức chế men chuyển, androgen (danazol), chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic), thuốc trị ung thư (antineoplastics: cyclophosphamid, methotrexat), isotretinoin diethystillbestrol, idod, lithi, thalidomid, warfarin…

tu khoa

uong thuoc khang sinh khi mang thai co sao khong

ba bau co duoc uong thuoc khang sinh

thuoc khang sinh nao duoc uong khi mang thai

mang thai uống thuốc panadol có sao không

liều dùng paracetamol cho phụ nữ có thai

uống kháng sinh khi mang thai tháng đầu

Làm mẹ – Tags: ba bau kieng gi, báo phụ nữ, dinh duong thai ky, Mang Thai

Uống Thuốc Kháng Sinh Khi Mang Thai 2 Tuần Có Sao Không?

1. Mang thai 2 tuần tuổi uống kháng sinh có sao không?

2. Địa chỉ siêu âm thai uy tín tại Hà Nội

Mang thai 2 tuần tuổi uống kháng sinh có sao không?

Trả lời:

Chào bạn Thanh Nga thân mến! Đối với câu hỏi của bạn, bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên khoa 1, Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội cho biết:

“Thời gian 2 tuần đầu thai còn rất nhỏ, mới hình thành nên có thể chỉ là còn đang nằm lơ lửng trong vòi trứng chứ chưa làm tổ ở tử cung nên việc sử dụng thuốc kháng sinh lúc này không làm ảnh hưởng tới bé. Mặc dù có một số kháng sinh không nên sử dụng trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu, tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng quá. Vì theo các chuyên gia thì thuốc kháng sinh có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi gây dị tật từ khoảng tuần thứ 6 cho đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Bởi lúc này thai đang vào giai đoạn hình thành, phát triển nên dễ dàng bị tác động đến quá trình hình thành các cơ quan cho nên dễ gây dị tật.

Tuy nhiên, bạn chưa nêu rõ là mình đã uống thuốc kháng sinh gì nên không thể trả lời chính xác được. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên mang vỏ thuốc đã uống đến thăm khám, siêu âm thai và tham khảo ý kiến của bác sĩ để yên tâm hơn về tình trạng của mình.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai bạn cũng cần phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi, tiêm đầy đủ vắc xin và uống thêm các loại bổ sung như canxi, sắt,… theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trong khi có thai bắt buộc phải uống kháng sinh thì cần phải có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng chống lại một số bệnh thông thường đồng thời có thể bảo vệ được thai nhi trong giai đoạn đầu phát triển. Khi bị bệnh bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được theo dõi và điều trị đúng cách để không ảnh hưởng đến thai nhi.”

Địa chỉ siêu âm thai uy tín tại Hà Nội

Nếu còn băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ siêu âm thai uy tín tại Hà Nội thì một trong những địa chỉ mà bạn Thanh Nga và các mẹ bầu có thể lựa chọn đó chính là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội chuyên thăm khám và hỗ trợ chữa trị các bệnh lý phụ khoa – nam khoa, bệnh lây qua đường tình dục, siêu âm thai,…

Toàn bộ quá trình thăm khám và siêu âm thai tại phòng khám đều do đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề vững vàng, với hàng chục năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện. Cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu 100% từ nước ngoài như hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 4D,… giúp cho việc chẩn đoán chính xác và cho hình ảnh chân thực, sắc nét.

Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai là thời điểm cực kỳ nhạy cảm nên chị em rất dễ bị các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, virus tấn công và gây nên các bệnh viêm nhiễm. Do đó, nếu trường hợp trong thời gian mang thai chị em mắc phải các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Các bác sĩ sẽ áp dụng chữa trị hiệu quả bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp để loại bỏ bệnh một cách an toàn. Từ đó giúp chị em tránh được những hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Không những thế, phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế còn là địa chỉ y tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam áp dụng mô hình vào trong việc chữa trị bệnh theo đúng 03 tiêu chí do tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra đó là:

Toàn bộ đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên y tế tại phòng khám đều được đào tạo bài bản và nắm vững kiến thức về Y Tế Xanh, nhất là bảng phân cấp thuốc kháng sinh.

Thiết bị y tế, máy móc hiện đại, tân tiến, cùng phương pháp chữa trị bệnh độc đáo kết hợp Đông – Tây y theo mô hình Y Tế Xanh đã mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như: Hạn chế tối đa những tác dụng phụ của thuốc Tây y, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, cân bằng môi trường âm đạo; tăng hệ tự miễn, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Từ đó giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian, chi phí chữa trị bệnh.

Môi trường y tế sạch sẽ và luôn được vô trùng – vô khuẩn theo đúng quy định.

Cập nhật lần cuối: 17.09.2020