Top 12 # Uống Thuốc Gì Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Uống Thuốc Gì?

Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc gì? Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc gì để giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật? Bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên

Thai nhi có nguy cơ dị tật ống thần kinh vì thiếu acid folic

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), acid folic có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật, vi khuẩn và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Hậu quả của thiếu hụt acid folic ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên thiếu máu hồng cầu; Nguy cơ sẩy thai cao; Sinh non, sinh con nhẹ cân; Có thể gây nên khuyết tật của ống thần kinh thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).

Nhu cầu trung bình của người trưởng thành khoảng 180-200mcg/ngày. Khi mang thai, nhu cầu này tăng lên khoảng 400mcg/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Ngoài ra còn cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic (ADN); Acid Ribo Nucleic (ARN); và protein; Hình thành nhau thai; Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; Tăng trưởng của bào thai; Và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.

Khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tất cả phụ nữ dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày có 400cmg acid folic. Những thực phẩm giàu acid folic là gan động vật (bò, gà, lợn); rau có lá màu xanh thẫm, hoa lơ xanh…

Mẹ mang thai tháng đầu nhớ bổ sung vitamin B12

Trong thai kỳ, thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt, do đó người mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Do vậy, chương trình chăm sóc thai sản đã bổ sung thuốc chứa sắt cũng như hướng dẫn cho thai phụ một chế độ ăn giàu chất sắt, cân đối và đủ dinh dưỡng.

Để tránh tác dụng phụ của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1- 2 giờ và giúp sắt hấp thu được tốt nên tăng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều: 60mg sắt nguyên tố kèm theo acid folic 400mcg/ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Thiếu canxi, thai nhi dễ bị xốp xương

Một thai phụ cần 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thai kỳ sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi mà vẫn đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.

Vì xương là mô sống nên hàng ngày canxi đều lắng đọng và thoát khỏi bộ xương nên rất cần canxi. Việc tích lũy canxi đều đặn là rất cần thiết, nó vừa thay thế cho phần canxi mất đi vừa tạo nguồn dự trữ canxi khi các thực phẩm cung cấp không đủ. Trong trường hợp canxi thiếu do cơ thể không hấp thu đủ canxi (có thể do thiếu vitamin D) hoặc do lượng đưa vào ít thì lượng canxi bị rút ra từ xương của cơ thể người mẹ sẽ nhiều hơn, dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gãy. Canxi còn có vai trò giúp cho sự co cơ, sự đông máu và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.

Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Uống Thuốc Bổ Gì?

Lựa chọn thuốc bổ để bổ sung trong thai kỳ, đặc biệt là thời gian mang thai 3 tháng đầu là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Thực tế cho thấy việc mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì phải dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như mức độ phát triển của thai nhi và cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Thời kỳ đầu thai nghén có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của bé yêu về sau vì các cơ quan trong cơ thể cũng như hệ thần kinh của thai nhi sẽ phát triển trong giai đoạn này. Để loại trừ nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi ngay từ giai đoạn sớm, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ axit folic, cũng như một số vitamin B, C, canxi, sắt…để đảm bảo đủ dưỡng chất cho bé yêu phát triển toàn diện. Nếu tình trạng sức khỏe của người mẹ ổn định, đây sẽ là những loại thuốc bổ chính cần thiết. Ngoài ra, nếu mẹ phải điều trị bệnh mãn tính bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thêm đơn thuốc phù hợp để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.

Dưới đây là cụ thể một số loại thuốc bổ phù hợp cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu:

Viên uống bổ sung axit folic đề phòng khuyết tật ống thần kinh

Không chỉ là 3 tháng đầu mang thai, thậm chí trước khi có bầu 3-4 tháng, chị em đã cần phải bổ sung axit folic. Axit folic còn gọi là vitamin B9 hay folate là một dưỡng chất vô cùng quan trọng với sự phát triển và phân chia tế bào, đồng thời đóng vai trò trong sự hình thành tế bào máu. Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai thiếu axit folic sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, không thể đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt được. Bên cạnh đó, thai kỳ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sảy thai.

Các loại thuốc bổ trong thai kỳ chủ yếu là vitamin và 1 số dưỡng chất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suố thai kỳ.

Axit folic cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành của thai nhi. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu người mẹ không bổ sung đủ axit folic có thể khiến con bị dị tật ống thần kinh dẫn tới dị tật hở sọ, nứt đốt sống, não úng thủy… Những dấu hiệu ống thần kinh không đóng kín xảy ra ngay từ ngày thứ 28 sau khi quá trình thụ thai thành công. Đây chính là lý do vì sao các chuyên khoa sản khoa khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống viên bổ sung axit folic sớm để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Nhu cầu axit folic ở bà bầu cần khoảng 400mcg mỗi ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào, sự tổng hợp nhân tế bào AND, ARN, các tế bào hồng cầu, sự hình thành nhau thai… Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic thông qua một số loại thực phẩm có mặt trong bữa ăn hàng ngày như thịt bò, gà, rau súp lơ, rau cải xanh, gan động vật…và sử dụng thêm viên uống axit folic.

Vitamin B12 giảm nguy cơ dị tật thần kinh

Ngoài viên uống bổ sung axit folic, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin B12. Vitamin B12 cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ có nồng độ vitamin B12 dưới 250mg/l thì nguy cơ bị dị tật ống thần kinh sẽ tăng gấp 2,3 lần so với thai phụ được bổ sung đủ vitamin B12. Ngoài ra, con của những bà mẹ này cũng “ngoan” hơn, ít quấy khóc hơn sau khi sinh.

Mẹ bầu cần bổ sung liều 2,6mcg vitamin B12 mỗi ngày để giúp bé phát triển toàn diện.

Vitamin B6 hạn chế tình trạng ốm nghén

Chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng cũng giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ các dưỡng chất từ viên uống bổ sung.

Vitamin B6 vừa tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu đồng thời có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó rất nhiều bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ốm nghén đã được bác sĩ sản khoa kê bổ sung vitamin B6 liều thấp, bạn có biết vì sao không?

Bởi vitamin B6 có tác dụng hạn chế cảm giác buồn nôn và nôn – một tình trạng rất thường gặp ở mẹ bầu khi mới mang thai. Tuy nhiên việc kê đơn thuốc này chỉ nên áp dụng khi hiện tượng ốm nghén của mẹ bầu quá nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Thai phụ không nên tự ý mua vitamin B6 để uống vì sử dụng quá liều có thể gây tê liệt thần kinh. Thai phụ chỉ cần bổ sung 1,9mg vitamin B6 mỗi ngày thông qua chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi hoặc uống viên vitamin B6 để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và bé.

Viên sắt đề phòng thiếu máu thai kỳ

Với câu hỏi mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì thì viên bổ sung sắt là loại thuốc bổ rất cần thiết. Việc bổ sung sắt cần được thực hiện từ khi mang thai tới khi sau sinh 1-2 tháng với liều từ 27 đến 45 mg sắt nguyên tố

Trong thai kỳ, lưu lượng máu gia tăng trên 50%. Việc bổ sung sắt trong giai đoạn này rất cần thiết để sản sinh ra Hemoglobin – một thành phần quan trọng trong máu giúp mang ôxy đến khắp cơ thể của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, việc bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trước nguy cơ nhiễm khuẩn, vì sắt là một thành phần của enzym trong hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể chúng ta cũng hấp thu sắt đầy đủ thông qua chế độ ăn, vì vậy mẹ bầu cần uống thêm viên sắt.

Khi bổ sung thêm sắt, mẹ bầu cần chú ý:

– Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.

– Sử dụng tăng cường thực phẩm chứa vitamin C để quá trình hấp thụ sắt tốt hơn.

– Chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng kèm với trà hay cà phê sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Mẹ bầu chỉ nên sử dụng nước lọc thay vì dùng trà, cà phê hay nước trái cây để uống thuốc.

Bổ sung canxi – đề phòng xốp xương

Cung cấp đủ canxi trong thời kỳ mang thai là việc làm cần thiết. Canxi không chỉ giúp hình thành và phát triển hệ xương, răng cho thai nhi mà còn tránh làm suy yếu hệ xương của người mẹ. Mẹ bầu cần bổ sung 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển hệ xương của bé mà không gây thiếu hụt cho mẹ.

Thai nhi thiếu canxi dễ còi xương, sinh non, sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ bởi canxi có ảnh hưởng đến quá trình co cơ, đông máu và giúp hệ thần kinh truyền tải thông tin.

Mẹ bầu thiếu canxi dễ bị xốp xương, gãy xương, loãng xương khi về già và sớm gặp là hiện tượng đau nhức cơ khớp, mỏi lưng, đau lưng, rụng tóc sau sinh.

Ngoài việc bổ sung canxi trực tiếp từ các loại thực phẩm như trứng, sữa, rau lá xanh đậm, hải sản… mẹ bầu nên uống canxi bổ sung. Sử dụng canxi dạng nước vừa dễ hấp thụ lại giúp bà bầu tránh bị táo bón. Chỉ nên uống canxi vào buổi sáng vì ánh nắng mặt trời có vitamin D3 sẽ giúp hấp thụ canxi tốt hơn.

Lưu ý sử dụng thuốc bổ trong 3 tháng đầu mang thai

Bây giờ bạn đã biết mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bô gì rồi đúng không? Thuốc bổ có nghĩa là giúp cơ thể bồi bổ sức khỏe tuy nhiên không phải cứ uống thuốc bổ là tốt. Quan trọng là sử dụng thuốc phải đúng liều lượng, thời điểm vì mỗi gian đoạn của thai kì sẽ cần một loại thuốc với hàm lượng khác nhau. Việc uống thuốc bổ trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai nghén cần có sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường, điều chỉnh liều lượng thuốc đã kê hoặc có biện pháp xử lý cần thiết. Bên cạnh đó, nếu có thể chị em bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn hàng ngày thay vì sử dụng thuốc.

>> XEM TIẾP: Mẹ bầu táo bón nặng vì dùng nhiều thuốc bổ, hãy dùng cách này

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/mang-thai-3-thang-dau-nen-uong-thuoc-bo-gi-c32a577322.html

Theo Phương Thanh (T/h) (Khám phá)

Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Bầu Nên Uống Thuốc Bổ Gì?

Mang thai 3 tháng đầu mẹ nên uống bổ sung một số loại thuốc bổ như: Axit folic, sắt, canxi, vitamin B, C…để phòng tránh thiếu máu ở mẹ bầu, dị tật ở thai nhi cũng như giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Việc uống bổ sung vitamin phải dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như mức độ phát triển của thai nhi và tuân thủ hướng dẫn, sự cho phép của bác sĩ. Mang thai 3…

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống thuốc bổ không?

Lựa chọn thuốc bổ để bổ sung trong thai kỳ, đặc biệt là thời gian mang thai 3 tháng đầu là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Thực tế cho thấy việc mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì phải dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như mức độ phát triển của thai nhi và cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu tình trạng sức khỏe của người mẹ ổn định, đây sẽ là những loại thuốc bổ chính cần thiết. Ngoài ra, nếu mẹ phải điều trị bệnh mãn tính bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thêm đơn thuốc phù hợp để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.

Những loại thuốc bổ mẹ bầu nên uống khi mang thai là gì?

Viên uống bổ sung axit folic

Không chỉ là 3 tháng đầu mang thai, thậm chí trước khi có bầu 3-4 tháng, chị em đã cần phải bổ sung axit folic. Axit folic còn gọi là vitamin B9 hay folate là một dưỡng chất vô cùng quan trọng với sự phát triển và phân chia tế bào, đồng thời đóng vai trò trong sự hình thành tế bào máu. Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai thiếu axit folic sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, không thể đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt được. Bên cạnh đó, thai kỳ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sảy thai.

Axit folic cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành của thai nhi. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu người mẹ không bổ sung đủ axit folic có thể khiến con bị dị tật ống thần kinh dẫn tới dị tật hở sọ, nứt đốt sống, não úng thủy… Những dấu hiệu ống thần kinh không đóng kín xảy ra ngay từ ngày thứ 28 sau khi quá trình thụ thai thành công. Đây chính là lý do vì sao các chuyên khoa sản khoa khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống viên bổ sung axit folic sớm để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Nhu cầu axit folic ở bà bầu cần khoảng 400mcg mỗi ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào, sự tổng hợp nhân tế bào AND, ARN, các tế bào hồng cầu, sự hình thành nhau thai… Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic thông qua một số loại thực phẩm có mặt trong bữa ăn hàng ngày như thịt bò, gà, rau súp lơ, rau cải xanh, gan động vật…và sử dụng thêm viên uống axit folic.

Viên sắt đề phòng thiếu máu thai kỳ

Việc bổ sung sắt cần được thực hiện từ khi mang thai tới khi sau sinh 1-2 tháng với liều từ 27 đến 45 mg sắt nguyên tố. Trong thai kỳ, lưu lượng máu gia tăng trên 50%. Việc bổ sung sắt trong giai đoạn này rất cần thiết để sản sinh ra Hemoglobin – một thành phần quan trọng trong máu giúp mang ôxy đến khắp cơ thể của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, việc bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trước nguy cơ nhiễm khuẩn, vì sắt là một thành phần của enzym trong hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể chúng ta cũng hấp thu sắt đầy đủ thông qua chế độ ăn, vì vậy mẹ bầu cần uống thêm viên sắt.

Khi bổ sung thêm sắt, mẹ bầu cần chú ý:

Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.

Sử dụng tăng cường thực phẩm chứa vitamin C để quá trình hấp thụ sắt tốt hơn.

Chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng kèm với trà hay cà phê sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Vitamin B12 giảm nguy cơ dị tật thần kinh

Ngoài viên uống bổ sung axit folic, sắt mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin B12. Vitamin B12 cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ có nồng độ vitamin B12 dưới 250mg/l thì nguy cơ bị dị tật ống thần kinh sẽ tăng gấp 2,3 lần so với thai phụ được bổ sung đủ vitamin B12. Ngoài ra, con của những bà mẹ này cũng “ngoan” hơn, ít quấy khóc hơn sau khi sinh. Mẹ bầu cần bổ sung liều 2,6mcg vitamin B12 mỗi ngày để giúp bé phát triển toàn diện.

Vitamin B6 hạn chế tình trạng ốm nghén

Vitamin B6 vừa tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu đồng thời có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó rất nhiều bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ốm nghén đã được bác sĩ sản khoa kê bổ sung vitamin B6 liều thấp, bạn có biết vì sao không? Bởi vitamin B6 có tác dụng hạn chế cảm giác buồn nôn và nôn – một tình trạng rất thường gặp ở mẹ bầu khi mới mang thai.

Tuy nhiên việc kê đơn thuốc này chỉ nên áp dụng khi hiện tượng ốm nghén của mẹ bầu quá nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Thai phụ không nên tự ý mua vitamin B6 để uống vì sử dụng quá liều có thể gây tê liệt thần kinh. Thai phụ chỉ cần bổ sung 1,9mg vitamin B6 mỗi ngày thông qua chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi hoặc uống viên vitamin B6 để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và bé.

Bổ sung canxi – đề phòng xốp xương

Cung cấp đủ canxi trong thời kỳ mang thai là việc làm cần thiết. Canxi không chỉ giúp hình thành và phát triển hệ xương, răng cho thai nhi mà còn tránh làm suy yếu hệ xương của người mẹ. Mẹ bầu cần bổ sung 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển hệ xương của bé mà không gây thiếu hụt cho mẹ.

Thai nhi thiếu canxi dễ còi xương, sinh non, sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ bởi canxi có ảnh hưởng đến quá trình co cơ, đông máu và giúp hệ thần kinh truyền tải thông tin.

Mẹ bầu thiếu canxi dễ bị xốp xương, gãy xương, loãng xương khi về già và sớm gặp là hiện tượng đau nhức cơ khớp, mỏi lưng, đau lưng, rụng tóc sau sinh.

Ngoài việc bổ sung canxi trực tiếp từ các loại thực phẩm như trứng, sữa, rau lá xanh đậm, hải sản… mẹ bầu nên uống canxi bổ sung. Sử dụng canxi dạng nước vừa dễ hấp thụ lại giúp bà bầu tránh bị táo bón. Chỉ nên uống canxi vào buổi sáng vì ánh nắng mặt trời có vitamin D3 sẽ giúp hấp thụ canxi tốt hơn.

Sử dụng thuốc bổ trong 3 tháng đầu mang thai cần lưu ý gì?

Bây giờ bạn đã biết mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì rồi đúng không? Thuốc bổ có nghĩa là giúp cơ thể bồi bổ sức khỏe tuy nhiên không phải cứ uống thuốc bổ là tốt.

Quan trọng là sử dụng thuốc phải đúng liều lượng, thời điểm vì mỗi giai đoạn của thai kì sẽ cần một loại thuốc với hàm lượng khác nhau.

Việc uống thuốc bổ trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai nghén cần có sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường, điều chỉnh liều lượng thuốc đã kê hoặc có biện pháp xử lý cần thiết. Bên cạnh đó, nếu có thể chị em bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn hàng ngày thay vì sử dụng thuốc.

Như vậy, khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung những loại dưỡng chất quan trọng trên và việc mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì phải dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như mức độ phát triển của thai nhi và cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

thuốc dưỡng thai trong 3 tháng đầu

vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu nên bổ sung thuốc gì

bà bầu nên uống thuốc bổ gì

bà bầu nên uống vitamin tổng hợp loại nào

Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Uống Thuốc Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh?

Xen lẫn với niềm hạnh phúc khi biết tin mang thai là nỗi lo lắng về cách ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ để thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc gì cũng là một trong những nỗi băn khoăn của các mẹ bầu.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu không quan trọng về “lượng”, nhưng cần đảm bảo về “chất”. Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc gì cần dựa vào đặc điểm sự phát triển của thai nhi và điều kiện sức khỏe của mẹ bầu. Đây là giai đoạn hình thành nên mọi cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi. Mẹ có thể giúp con loại trừ những nguy cơ dị tật bẩm sinh bằng cách bổ sung đầy đủ a-xít folic. Ngoài ra, các thuốc bổ cho bà bầu trong giai đoạn này còn giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B, C, canxi, sắt… Nếu mẹ khỏe mạnh, thuốc bổ là đủ. Nhưng nếu đang phải điều trị một số bệnh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc an toàn cho thai nhi.

Dưới đây là một số loại viên uống thích hợp cho mẹ trong 3 tháng đầu.

Viên bổ sung a-xít folic

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ cần bổ sung a-xít folic hàng ngày. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào con người. Nếu thiếu hụt a-xít folic có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu to. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ cần được đảm bảo tránh khỏi tình trạng thiếu máu để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi ngày một lớn lên. Chính vì thế, mẹ không nên lơ là việc bổ sung a-xít folic.

Ngoài ra, a-xít folic đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành của thai nhi. Thiếu hụt a-xít folic ở những tuần đầu tiên của thai kỳ có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh, sau này sẽ phát triển thành các dị tật như vô sọ, hở cột sống, hở sọ…

Theo đó, khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu cần đảm bảo 400cmg a-xít folic. A-xít folic có nhiều trong gan của động vật như bò, heo, gà, và có mặt trong các loại rau xanh thẫm như cải bó xôi, cải xanh, súp lơ xanh…

Phụ nữ mang thai cần bổ sung viên sắt. Việc bổ sung sắt khi mang thai nên kéo dài cho đến sau khi sinh một tháng. Liều uống là từ 27 đến 45mg sắt nguyên tố, ngoài ra, mẹ bầu cần tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt. Sắt có mặt trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt, sắt có nhiều trong các loại thịt động vật.

Khi mang thai, thể tích máu tăng lên 50%, vì vậy việc bổ sung sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin, là một thành phần quan trọng trong máu. Hemoglobin mang ôxy đến khắp cơ thể của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể của người mẹ cũng hấp thu sắt tốt, vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thêm viên sắt.

Ngoài ra, sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn, vì sắt là một thành phần của enzym trong hệ miễn dịch, giúp biến đổi betacaroten thành vitamin A, tạo ra collagen, là chất gắn kết các mô cơ thể lại với nhau.

Mẹ nên uống viên sắt sau bữa ăn 1-2 giờ vì sắt được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống. Khi uống sắt, mẹ nên tăng cường ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp hấp thụ tốt chất sắt hơn. Không nên uống sắt bằng nước cà phê hay nước trà vì chất tamin trong cà phê và trà sẽ làm giảm hấp thu chất sắt.

Canxi dạng uống

Mang thai 3 tháng đầu, ngoài việc uống thêm sắt và a-xít folic thì việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể mẹ bầu là cực kì cần thiết, vì canxi giúp hình thành và phát triển bộ xương của thai nhi mà không làm suy yếu hệ thống xương của người mẹ. Trường hợp khi mang thai cơ thể thiếu canxi thì lượng canxi của cơ thể người mẹ bị rút sang cho thai nhi, dần dần làm tiêu xương, gây nên tình trạng xốp xương, làm xương dễ gãy. Ngoài ra, canxi còn có vai trò làm co cơ, đông máu và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.

Mỗi ngày, mẹ bầu cần 1.000-1.200mg canxi cung cấp cho cơ thể để đảm bảo sự phát triển hệ xương của bé mà không gây thiếu hụt cho mẹ. Vì vậy, ngoài chế độ ăn hợp lí, mẹ bầu cần bổ sung thêm viên uống canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý, khi uống canxi nên xa bữa ăn để tránh tình trạng các thực phẩm hàng ngày chứa oxalat và các loại ngũ cốc chứa phytat, hai loại này gắn kết với sắt và canxi làm hạn chế sự hấp thu của khoáng chất này. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bổ sung trực tiếp canxi từ những thực phẩm như sữa, rau màu xanh đậm, tôm đồng, cá nhỏ có thể ăn cả xương.

Câu trả lời cho vấn đề mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc gì sẽ không phải là vấn đề khó khăn khi mẹ chịu khó đi khám thai đều đặn ngay từ những tuần đầu. Ở các buổi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ giúp mẹ theo dõi kỹ lưỡng sự phát triển của thai nhi, đồng thời gợi ý những loại thuốc bổ phù hợp với tình trạng riêng của mẹ.