Phụ nữ mang thai nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Đây còn được gọi là Tam Cá Nguỵệt thứ nhất, các mẹ bầu nên lưu ý kỹ vấn đề sức khoẻ và ăn uống để thai nhi được phát triển mạnh khoẻ và an toàn.
Sữa chua có tác dụng gì cho bà bầu?
Lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Đây là giai đoạn đầu thai kỳ, các mẹ bầu chưa quen có thể vẫn còn tình trạng ốm nghén, gây nôn nao khó chịu, nếu không hiểu rõ sức khoẻ cũng như cách chăm sóc có nguy cơ dẫn đến xảy thai ngoài ý muốn. Vì vậy, ngoài những tư vấn của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi, bảo về sức khoẻ thì mẹ bầu nên chú ý đến vấn đề ăn uống một cách đáng lưu tâm.
Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…
Mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung chất gì?
Giai đoạn này các mẹ bầu nên lưu tâm đến các chất cần thiết như sau để bổ mẹ mà thai nhi phát iển được khoẻ mạnh
Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…
Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì?
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay các loại sữa bột khá phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường là sữa XO, Enfamama, Similac Mom, Similac Neoensure, Anmum Materna, dòng sữa Ensure, Friso Gold Mum, sữa Nuti Enplus…
Sữa chua dạng uống hay dạng đặc: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.
Sữa không béo ( sữa gầy, sữa tách sơ): bổ sung thêm canxi và ít cholesterol nhưng được lấy đi 1 phần
Sữa tươi: là loại sữa được lấy trực tiếp từ động vật như dê, bò đã qua quá trình xử lý và pha loãng tiệt trùng bằng tia cực tím.
Sữa cao năng lượng: Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).
Sữa bột: bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ… với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau.
Uống sữa dành cho bà bầu: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ nên bắt đầu uống sữa dành cho bà bầu ngay từ khi biết mình có thai. Thậm chí các bác sĩ còn cho rằng nếu bạn có kế hoạch mang thai từ trước thì nên uống sữa trước khi thụ thai 3 tháng. Bởi việc bổ sung axít folic cho phụ nữ trước khi mang thai là vô cùng quan trọng vì axít folic có vai trò ngăn ngừa sinh con dị tật ống thần kinh mà ống thần kinh lại được hình thành từ rất sớm, chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm chúng ta thường chưa nhận biết được mình đã có thai nên chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.
Sữa bầu được cho là cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết khi mang thai như axit folic, canxi, sắt, kali… giúp em bé của bạn phát triển hoàn thiện và mẹ bầu có sức khỏe tốt. Một số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành.
Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần. Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Không chỉ đồ ăn mà cả thức uống được liệt kê sau đây các mẹ bầu cực kỳ hạn chế và không nên hấp thụ để tránh các nguy cơ nguy hiểm đến thai nhi trogn giai đoạn đầu phát triển:
Rượu, đồ uống có gas: Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.
Cafe: Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ra nguy cơ sảy thai.
Đồ ăn tái, sống: Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.
Các loại thực phẩm có chưa khuẩn LISTERIA: Cụ thể là thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa được tiệt trùng. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Rất nguy hiểm.
Khoai tây mọc mầm: Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật dị dạng rất nguy hiểm.
Các loại cá chứa thủy ngân: điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình. Nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.
Trái đu đủ: Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Quả nhãn: Nhãn là một loại quả có tình nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Trái Thơm: Trong quả thơm có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, thơm là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón,… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Sữa đậu nành: lưu ý các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai nhi đang trong quá trình phát triển hoàn thiện cơ thể, cơ thể non nớt vì thế không nên uống sữa đậu nành để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tác dụng của đậu nành tới sức khoẻ sinh sản ở nam giới và sức khoẻ thai nhi, nhiều nghiên cứu cho rằng đậu nành giàu hoóc môn sinh sản nữ – Oestrogen. Vì thế đàn ông trong độ tuổi sinh sản không nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai, có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản và khuyết tật tình dục đối với bé trai.
Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía?
Nước mía có rất nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu nhưng bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nên rất dễ làm no bụng mà dinh dưỡng cung cấp lại không đủ thay thế cho các loại thực phẩm khác.
Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Những lợi ích của nước mía với sức hoẻ bà bầu
Giảm tình trạng ốm nghén: Mẹ có biết nước mía được sử dụng như một bà thuốc là giảm bớt chứng ốm nghén của các thai phụ không? Lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày. mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong nước mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, nước mía là thức uống giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Làm đẹp da: Da là một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của mẹ có nguy cơ sẽ đối mặt với các vấn đề về mụn. Những nốt mụn li ti hoặc sưng đỏ có thể là nỗi phiền muộn lúc này của mẹ. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này, hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng chất axit alpha hydroxyl có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.
Cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết: Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, một ly nước mía có thể giúp mẹ bầu cản thiện tâm trạng ngay. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn. Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Trị táo bón: tốt cho tiêu hoá và trị táo bón, vì táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm “quăng” nỗi lo này qua một bên. Kali có trong nước mía là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?
Quả bơ tốt cho bà bầu: chứa hàm lượng folate cao tác dụng ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Các Vitamin B6, A,E,D dồi dào trong quả bơ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
Uống nước cam tốt cho bà bầu: loại quả giàu Vitamin C. Cam chứa nhiều dinh dưỡng như Vitamin C, Vitamin A, can xi, axit folic… Chanh là loại trái cây phổ biến trong mọi gia đình.
Bà bầu uống nước chanh tươi: Chanh giúp kích thích khẩu vị mẹ bầu, giảm tình trạng thai nghén, phòng ngừa cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu rất hiệu quả.
Bà bầu ăn nhiều xoài chín: Mỗi ngày uống một ly sinh tố xoài có thể đáp ứng 25% nhu cầu vitamin C, 2/3 nhu cầu vitamin A cơ thể cần mỗi ngày. Đồng thời, xoài cũng chứa một lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho, kali và magiê. Theo các chuyên gia, ăn xoài mỗi ngày còn có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim, tiểu đường, ung thư…
Bà bầu ăn quả mận có sao không? Mận là loại trái cây có tác dụng làm giảm nhiệt trong mùa hè cũng như giảm cơn khát của bạn vào một ngày nóng, ngoài ra còn giúp dễ tiêu hóa, tiêu thũng, trị táo bón…Vì vậy, nó có lợi cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng nước ép trái cây này để uống.
Ăn dâu tây khi mang bầu: Giàu vitamin C, mangan và kali, dâu giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm khi mang thai và hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi. Ngoài ra, dâu cũng chứa rất nhiều axit folic, dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tuy nhiên, những mẹ bầu có thể trạng nhạy cảm ăn dâu có thể gây ra vài triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy…Bầu nên cẩn thận!
Bà bầu có được ăn nho đen không? Chứa nhiều vitamin A và hợp chất flavonol, bà bầu ăn nho sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển thị giác của thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B, vitamin E và vitamin K chứa trong nho cũng giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp mẹ bầu có một cuộc vượt cạn dễ dàng hơn. 4. Vải Vải là một trong những loại quả có thành phần dinh dưỡng cao. Trung bình, cứ mỗi 100g thịt vải có thể chứa khoảng 0,7g protein, 0,6g lipit, 13,3g đường, 6mg canxi, 34mg phốt pho, 0.5g sắt, 193mg Kali, 17.8mg magiê và nhiều loại vitamin, axit hữu cơ khác. Bà bầu ăn vải có thể giúp bổ sung thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp da. Tuy nhiên, do vải có tính nóng, và hàm lượng đường trong vải cũng khá cao nên bầu không nên ăn quá nhiều. Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 7-10 quả vải.
Ăn cherry có tốt cho bà bầu không: Trong số tất cả các loại trái cây, anh đào rất giàu chất sắt (cao hơn 20 lần so với táo và cam), caroten, và các vitamin khác như vitamin B1, B2, C, axit citric, canxi, phốt pho. Bổ sung loại quả này thường xuyên sẽ giúp tăng cường máu, cải thiện chức năng tiêu hóa, tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là những phụ nữ kém ăn thì việc bổ sung thêm trái anh đào sẽ rất có lợi trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, giúp thai nhi có làn da trắng sáng và khỏe mạnh. 11. Quả mận Mận là loại trái cây có tác dụng làm giảm nhiệt trong mùa hè cũng như giảm cơn khát của bạn vào một ngày nóng, ngoài ra còn giúp dễ tiêu hóa, tiêu thũng, trị táo bón…Vì vậy, nó có lợi cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng nước ép trái cây này để uống.
Bà bầu ăn táo có tốt không: Bắt đầu ngày mới với một trái táo nghĩa là bầu đã bổ sung vào cơ thể rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: chất xơ, hydro carbon, vitamin A, C… Ăn táo còn giúp tăng khả năng hoạt động của đường ruột, phòng tránh táo bón, ngăn ngừa và điều trị bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên, táo là một trong những loại quả “dính” nhiều hóa chất và thuốc trừ sâu nhất. Vì vậy, khi ăn táo, bầu nên rửa cẩn thận và ngâm qua bằng nước muối để loại bỏ lượng thuốc trừ sâu còn sót lại.
Từ khoá:
mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu
mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì
bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu
mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía
mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì