Top 6 # Uống Sữa Đậu Nành Khi Mang Thai Bé Trai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bé Trai Uống Sữa Đậu Nành Bị Vô Sinh?

Bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng đã có câu trả lời chính xác về thực hư sữa đậu nành không tốt cho nam giới.

Cho đến nay, vẫn có sự tranh luận rất nhiều về vấn đề: Đậu nành nói chung và sữa đậu nành nói riêng có tốt cho nam giới hay không, đặc biệt là những bé trai. Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng đã đưa ra lời giải thích đánh tan hoài nghi sữa đậu nành không tốt cho nam giới.

Lợi ích đặc biệt dành cho nam giới

Bác sĩ Tường Vi cho biết: ” Tháng 5 vừa qua Hội thảo “Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới” đã diễn ra tại chúng tôi với tham gia của các nhà khoa học của Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hội thảo đã đưa ra những bằng chứng khoa học khẳng định đậu nành không chỉ không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của nam giới mà còn mang lại những lợi ích đặc biệt dành cho nam giới”.

Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi

Tại hội thảo, Tiến sĩ Mark Messina (Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Hoa Kỳ) cho biết, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy không có tác động của đạm đậu nành hay Isoflavones lên nội tiết tố ở nam giới;

TS.BS Chisato Nagata (Đại học Y Khoa Gifu, Nhật Bản) cũng trình bày những nghiên cứu trên 1.600 nam giới Nhật Bản cho thấy, chất lượng tinh trùng của nam giới nước này không có sự khác biệt với nam giới Đan Mạch (một trong những quốc gia có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới).

” Như vậy đậu nành là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, hàm lượng lysine cao hơn ngũ cốc, có thể bổ sung lượng lysine còn thiếu trong gạo và bột mì. Chất béo trong sữa đậu nành còn rất phong phú, hơn nữa còn chứa nhiều axit béo cần thiết, thích hợp cho quá trình phát triển của trẻ. Do đó, có thể sử dụng sữa đậu nành xen kẽ với sữa bột cho con uống”, bác sĩ Vi khuyến cáo.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng

” Sữa đậu nành được làm từ đậu tương có giá trị dinh dưỡng khá cao, cứ 100ml sữa đậu nành (100g đậu/lít) cung cấp 28kcalo, 3,1g chất đạm (protein), 1,6g chất béo, 0,4g gluxit, 18mg canxi, 1,2mg sắt và còn nhiều vitamin và chất khoáng khác “, bác sĩ Tường Vi chỉ ra hàm lượng chất dinh dưỡng trong dữa nậu nành.

Ngoài ra, đạm trong sữa đậu nành cũng chứa đầy đủ các axit amin cần thiết, chất béo trong đậu nành chứa nhiều các axit béo chưa no rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bác sĩ Tường Vi cũng đưa ra lời khuyên dành cho các bà nội trợ cách bảo quản sữa đậu nành: ” Sữa đậu nành được nấu sôi tiệt trùng tại nhà hay mua ở ngoài chợ đựng trong chai/túi, nên cất trữ trong tủ lạnh (đặc biệt vào mùa hè) và uống hết lượng sữa trong chai/túi đã mở trong vòng 24 giờ. Với loại sữa đậu nành đựng trong hộp giấy đã được tiệt trùng, khi đã được mở hộp thì buộc phải được bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ “.

Một số thực phẩm không nên kết hợp với đậu nành

” Khi dùng sữa đậu nành cho trẻ em từ l tuổi đến 5 tuổi chỉ nên thay thế một phần sữa động vật, không nên thay thế hoàn toàn vì khi uống nhiều sữa đậu nành sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong đó không được hấp thu hết” bác sĩ Tường Vi cho hay.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đưa ra những lưu ý đối với việc kết hợp thực phẩm đối với sữa đậu nành:

– Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Bởi chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.

– Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt. Vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

– Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ.

– Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành vì loại đường này có acid hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.

– Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

– Sữa đậu nành để lâu rất dễ hỏng.

Mang Thai Bé Trai Có Nên Uống Sữa Đậu Nành Không?

Mẹ&Con – Mang thai bé trai uống sữa đậu nành có làm ảnh hưởng tới giới tính của trẻ sau này không? Đây chắc chắn là hoang mang của rất nhiều các bà mẹ bỉm sữa.

Mang thai bé trai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ít nhiều khác biệt hơn so với khi mang thai bé gái. Trong quá trình mang thai bé trai, có một thắc mắc mà hầu hết các mẹ bầu đều không biết chia sẻ cùng ai, đó là liệu có nên uống sữa đậu nành hay không?

Thực hư việc sữa đậu nành ảnh hưởng tới giới tính thai nhi

Isoflavone trong đậu nành mang hoạt tính estrogen, estrogen là một hoạt tính có trong sữa đậu nành. Đây là một loại hóc môn giới tính nữ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy estrogen có thể đi qua nhau thai, gây biến đổi giới tính thai nhi khi bà bầu uống sữa đậu nành.

Thậm chí, ngay cả việc đồn thổi rằng estrogen làm teo tinh hoàn, gây vô sinh cũng là tin tức thiếu căn cứ, chưa được khoa học lên tiếng. Khi mang thai bé trai, mẹ hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành bởi trong đó có rất nhiều dưỡng chất bổ ích, cung cấp sức khỏe cho cơ thể và phát triển thai nhi cả về thể chất lẫn trí não.

Sữa đậu nành tuy tốt, nhưng đó là khi mẹ bầu uống theo liều lượng phù hợp. Mỗi ngày, mẹ chỉ nên uống 1 cốc sữa đậu nành tối đa 500ml là đủ. Trong sữa đậu nành có hàm lượng glucozo cao, nếu lạm dụng mẹ bầu rất khó kiểm soát cân nặng và mắc bệnh tim mạch.

Những lưu ý khi uống sữa đậu nành

Không nên uống sữa đậu nành và ăn trứng gà, các loại trái cây như cam, quýt cùng lúc bởi sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Không pha sữa đậu nành với đường đỏ, chỉ pha với đường trắng nếu không muốn bị đầy bụng, khó tiêu tương tự như trên.

Nên uống sữa đậu nành trước hoặc sau ít nhất 30 phút khi uống thuốc.

Mẹ bầu hay bị đầy bụng, ợ chua, đi ngoài… nên tránh dùng sữa đậu nành.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích:

Sinh Con Trai Có Nên Uống Sữa Đậu Nành Hay Không?

Sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng như thế nào cho bà bầu?

Thực tế đã chứng minh sữa đậu nành mang lại những giá trị dinh dưỡng to lớn dành cho phụ nữ mang thai, cụ thể: 

Axit folic

Trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng axit folic quan trọng cho phụ nữ mang thai. Việc sử dụng thường xuyên axit folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ giúp cho việc phát triển các tế bào thần kinh ở trẻ.

Vitamin

Hàm lượng vitamin cao có trong sữa đậu lành như vitamin A, vitamin B1, sắt, kẽm, folat, PP, B, D đặc biệt tốt cho phụ nữ mang bầu. Lượng vitamin này giúp mẹ ổn định sức khỏe, chống loãng xương và tránh suy dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng.

Chất đạm

Chất đạm và nguồn vitamin dồi dào có trong sữa đậu nành giúp mẹ duy trì một cơ thể khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, thúc đẩy sự phát triển các cơ quan của em bé một cách tối ưu nhất.

Carbohydrate

Thời gian thai nghén khó chịu khiến cơ thể các mẹ rất dễ gặp tình trạng suy nhược, mệt mỏi kéo dài và luôn cần nạp thêm năng lượng. Sữa đậu nành chính là một giải pháp hữu hiệu giúp mẹ hấp thụ lượng carbohydrate nhanh chóng để bổ sung vào phần năng lượng thiếu hụt.

Chất béo

Hàm lượng chất béo có trong sữa đậu nành là chất béo thực vật. Đây là lượng chất béo cực tốt giúp chống lại cholesterol xấu trong cơ thể và kiểm soát cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, chất béo này cũng tốt cho sự phát triển của thai nhi trong dạ con.

Có nên lạm dụng sữa đậu nành trong thời kỳ thai sản?

Mặc dù trong sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng dùng lạm dụng thì không tốt. Trên thực tế, trong sữa đậu nành có chứa hàm lượng glucozo cao nên nếu bạn lạm dụng trong thời gian dài dễ dẫn đến nguy cơ tăng cân và mắc các bệnh về tim mạch.

Nếu bạn lạm dụng quá nhiều sữa mỗi ngày, nhất là dùng quá 3 ly sữa đậu nành tương đương 1500ml sẽ làm  giảm hormone sinh sản trong cơ thể – thông tin theo trường ĐH Y tế công cộng Harvard năm 2014. Nhưng vẫn chưa có chứng minh nào cho thấy ảnh hưởng đến thai nhi.

Sinh con trai có nên uống sữa đậu nành?

Dân gian ta tương truyền rằng, uống sữa đậu nành sẽ làm thay đổi giới tính nam giới. Thế nên rất nhiều bà mẹ mang thai muốn sinh con trai sợ rằng việc uống sữa đậu nành làm ảnh hưởng đến việc sinh con trai của họ.

Như chúng ta cũng biết, trong sữa đậu nành có chứa estrogen – kích thích tố nữ tự nhiên giúp các bộ phận sinh dục nữ phát triển đầy đặn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chưa thể đưa ra bằng chứng chứng minh estrogen khiến việc sinh bé trai thành bé gái và càng không làm teo tinh hoàn hay dẫn đến vô sinh như mọi người vẫn nghĩ.

Theo nghiên cứu của Daniel Doerge năm 2001 cũng đã công bố, không có dấu hiệu nào cho thấy estrogen trong đậu nành có thể đi qua nhau thai. Trên trang Academy of Nutrition and Dietetics, Thomas Badger truyền tải thông điệp sữa và các sản phẩm từ đậu nành không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ.

Phụ nữ mang thai nên uống bao nhiêu sữa đậu nành mỗi ngày

Đại Học Y Khoa Tuft – Hoa Kỳ cho biết, mỗi ngày phụ nữ mang thai chỉ nên nạp khoảng 35mg – 55mg isoflavone là tốt nhất. Theo Academy of Nutrition and Dietetic cho biết, mỗi ngày nạp 25g protein đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một cốc sữa đậu nành 500ml sẽ cung cấp cho cơ thể 40mg isoflavone. Do đó, mỗi ngày bà bầu uống một ly là đủ. Và tuyệt đối không nên dùng chung với các loại hoa quả khác như cam, quýt…gây khó tiêu cho các mẹ.

Với sữa đậu nành đóng hộp và đã mở nắp, mẹ nên uống ngay và không để bảo quản quá lâu trong tủ lạnh. Còn với sữa tự làm, các mẹ nên ngâm đậu trong nước ấm trước khi xay, đun sôi thật kỹ và uống khi còn nóng. Chỉ nên uống với đường cát trắng bởi nếu là đường vành hoặc đường nâu do axit hữu cơ trong đường kết hợp với protein đậu nành dễ gây chướng bụng.

Sữa đậu nành nên uống vào buổi sáng cùng với bánh mì, bánh bao…các món có nhiều tinh bột sẽ giúp các axit amin được hấp thụ tốt hơn.

Chuẩn Bị Mang Thai Có Nên Uống Sữa Đậu Nành?

Phụ nữ uống sữa đậu nành trước khi mang thai có tác dụng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, điều hòa các hormone sinh sản đồng thời kích thích quá trình rụng trứng, tăng khả năng thụ thai,… Vậy chị em phụ nữ chuẩn bị mang thai uống sữa đậu nành như thế nào cho đúng? Khi uống sữa đậu nành cần lưu ý gì? Thành phần dinh dưỡng có trong sữa đậu nành Sữa đậu nành có chứa nhiều…

Phụ nữ uống sữa đậu nành trước khi mang thai có tác dụng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, điều hòa các hormone sinh sản đồng thời kích thích quá trình rụng trứng, tăng khả năng thụ thai,… Vậy chị em phụ nữ chuẩn bị mang thai uống sữa đậu nành như thế nào cho đúng? Khi uống sữa đậu nành cần lưu ý gì?

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa đậu nành

Sữa đậu nành có chứa nhiều các vitamin A, D, E K và các thành phần chất đạm, chất béo hoàn toàn không thua kém gì sữa bột.

Ngoài việc giàu đạm và acid amin thiết yếu, sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành?

Theo những nghiên cứu khoa học thì chưa có một kết luận nào chứng minh sữa đậu nành gây tác hại đối với phụ nữ đang trong giai đoạn “mong có con” hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lý của nam giới. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng chất isoflavones trong sữa đậu nành có tác dụng giúp cho cơ thể điều hòa các hormone sinh sản đồng thời kích thích quá trình rụng trứng.

Chất isoflavones có chức năng như hormone nội tiết tố nữ. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ làm dày lớp nội mạc tử cung, giúp tăng khả năng thụ thai và khiến trứng sau khi thụ tinh làm tổ chắc chắn hơn trong tử cung. Vì thế, phụ nữ có lớp nội mạc tử cung mỏng (dưới 8-10 mm) – khiến trứng khó làm tổ thì nên bổ sung sữa đậu nành hàng ngày.

Hơn nữa, nghiên cứu về vấn đề điều trị vô sinh ở các cặp vợ chồng có lượng tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành cho thấy hoạt chất isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít.

Như vậy, với những tác dụng nêu trên, thì người phụ nữ đang ở thời kì chuẩn bị mang thai có thể hoàn toàn yên tâm uống sữa đậu nành nhé.

Uống sữa đậu nành như thế nào là hợp lý?

Mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 300 – 500 ml sữa chia làm hai lần. Khi uống quá nhiều sữa đậu nành đồng nghĩa với việc bạn đã cung cấp cho cơ thể một lượng protein vượt mức. Điều này sẽ gây ra những “tác dụng ngược” như: suy giảm chức năng thận, gây chướng bụng, khó tiêu thậm chí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Hãy chỉ sử dụng sữa đậu nành được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên sử dụng sữa ở những nơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì chúng thường được pha với chất phụ gia độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sữa đậu nành cần đun sôi trước khi uống tránh gây hiện tượng đau bụng, buồn nôn.

Để tăng thêm công dụng của sữa đậu nành, hãy uống sữa cùng với các sản phẩm có chứa tinh bột như: bánh mì, bánh ngọt. Dịch vị được cơ thể tiết ra khi hấp thụ tinh bột sẽ giúp cho các dưỡng chất trong sữa đậu nành được hấp thụ hoàn toàn.

Không pha các loại đường nâu trong sữa đậu nành. Các axit hữu cơ trong đường nâu kết hợp với protein làm mất các dưỡng chất trong sữa và ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa.

Không bỏ trứng vào uống chung với sữa đậu nành. Protein trong trứng khi gặp “trypsine” trong đậu nành sẽ tạo ra những chất khiến cơ thể khó hấp thu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

Cuối cùng tránh ăn cam, quýt trước khi uống sữa vì axit trong cam quýt cùng với protein gây kết tủa ở ruột dẫn đến đầy bụng khó tiêu hay tiêu chảy.

Những trường hợp không nên uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với một vài trường hợp thì nên tránh uống sữa đậu nành:

Người bị bệnh đau dạ dày khi uống sữa đậu nành sẽ kích thích dạ dày bài tiết axit gây đau bụng, khó chịu, buồn nôn.

Ngoài ra nếu bị các bệnh gout, bệnh thận, ung thư vú cũng không nên uống sữa đậu nành vì nó có thể khiến bệnh trở nặng hơn.

Mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 300 – 500 ml sữa chia làm hai lần.

Tóm lại, chất isoflavones có chức năng như hormone nội tiết tố nữ. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ làm dày lớp nội mạc tử cung, giúp tăng khả năng thụ thai và khiến trứng sau khi thụ tinh làm tổ chắc chắn hơn trong tử cung. Với những tác dụng nêu trên, thì người phụ nữ đang ở thời kì chuẩn bị mang thai có thể hoàn toàn yên tâm uống sữa đậu nành nhé.