Top 12 # Uống Nước Dừa Khi Mang Thai Bao Nhiêu Là Đủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Uống Nước Dừa Bao Nhiêu Là Đủ?

Có nguồn gốc từ thiên nhiên, nước dừa là một chất điện giải bổ dụng nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Các thành phần dưỡng chất có trong nước dừa bao gồm vitamin, chất khoáng, chất xơ, chất béo, magie, canxi, vitamin nhóm B… Sử dụng nước dừa có tác dụng:

– Cải thiện tiêu hóa

– Cải thiện tim mạch, huyết áp

– Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

– Tốt cho phụ nữ mang thai

– Hỗ trợ bệnh nhân sỏi thận

– Làm đẹp da

– Giảm cân hiệu quả….

Tuy nhiên, đây là những tác dụng của nước dừa một cách hợp lý, trong trường hợp sử dụng không đúng thời điểm, uống qua nhiều nước dừa sẽ dẫn đến hậu quả như: thừa cân, đầy bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tới thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Vậy nên bạn cần chú ý đặc biệt tới thời điểm uống nước dừa và liều lượng uống để có thể phát huy hết tác dụng của dưỡng chất này.

Chị Nguyễn Thị M. 29 tuổi chia sẻ : “mình nghe mọi người nói uống nước dừa rất tốt cho việc mang thai, vậy nên mình uống nước dừa hàng ngày, mỗi ngày 1-2 quả, uống liên tục trong 1 tuần mình cảm thấy rất khó chịu, đã dừng uống, bây giờ sức khỏe của mình đã ổn định, nhưng vẫn thắc mắc tại sao uống nước dừa lại có hiện tượng này?”

Bạn T. T H. 25 tuổi chia sẻ : “em rất thích uống nước dừa đặc biệt hơn em đang muốn giảm cân, em nghe nói uống nước dừa có thể làm được điều này, vậy nên em uống khoảng 2-3 quả mỗi ngày, nhưng giảm cân không thấy, ngược lại em bị tăng 1 kg sau 1 tuần uống nước dừa”

Chia sẻ của chị M và bạn H là những ví dụ điển hình của việc lạm dụng nước dừa, hay nói cách khác là do uống nước dừa không khoa học. Vậy uống nước dừa đúng cách như thế nào?

– Đối với những người bình thường, người muốn cải thiện huyết áp, tiêu hóa chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày để bổ sung chất dinh dưỡng và nên uống vào lúc đói, hoặc uống vào sáng mai.

– Đối với mẹ bầu khi mang thai, nên hạn chế uống nước dừa ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, bởi nước dừa có chất điện giải và tính thanh lỏng, lạm dụng nước dừa rất dễ làm chướng bụng, khó tiêu thậm chí là sảy thai, sinh non. Thời điểm tốt nhất nên uống nước dừa là vào tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ, tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên sử dụng một quả.

– Đối với những người muốn giảm cân, nên uống 1 quả mỗi ngày, thời điểm thích hợp để uống nước dừa vào buổi tối, chất xơ trong nước dừa có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến bạn no lâu và giảm cảm giác đói, thèm ăn…

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý, không nên uống nước dừa vào thời điểm vừa đi nắng ngoài trời trở về bởi rất dễ gây tiêu chảy, trẻ sơ sinh không nên uống nước dừa. Đặc biệt chỉ nên bảo quản nước dừa trong tủ lạnh nhiều nhất một ngày.

Đăng bởi: Hồng Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hà Thị Huệ

Bạn đang tham khảo tại: chúng tôi

Bà Bầu Uống Nước Dừa Bao Nhiêu Là Đủ

Nước dừa được ca tụng là “thức uống của bà bầu”, tuy nhiên có bao giờ bạn thắc mắc: Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

Trong những loại nước uống tốt nhất cho mẹ bầu, nước dừa và nước mía thường xếp đầu bảng. Bà bầu uống nước dừa chẳng những cảm thấy dễ chịu vì vị ngọt thanh, hơi có chút béo từ loại quả này mà còn hấp thụ được rất nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, đa số các mẹ chỉ chú ý đến phần “chất” mà ít chú ý đến phần “lượng”. Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ để có được nhiều lợi ích nhất?

Lợi ích của nước dừa với bà bầu

Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ, mẹ sẽ vui mừng khi biết được những lợi ích của nước dừa. Uống nước dừa khi mang thai mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ. Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đột biến để tăng cường vận chuyển dưỡng chất đến tử cung của mẹ. Việc bổ sung nhiều nước trong thời gian này đặc biệt quan trọng để đáp ứng yêu cầu tăng lưu lượng máu của cơ thể. Việc tạo nước ối và tuần hoàn máu cho thai nhi cũng đòi hỏi mẹ bầu bổ sung nhiều nước hơn. Mất nước khi mang thai đặc biệt nguy hiểm, vì nó làm mẹ mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và ảnh hưởng đến việc trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Nước dừa là một nguồn cung cấp nước chất lượng cho mẹ bầu. Đây là một trong những loại quả kỳ diệu nhất của tự nhiên, khi nước được bảo quản trong sọ quả sẽ đảm bảo độ tinh khiết và các chất dinh dưỡng vẹn nguyên.

Ngoài cung cấp nước, nước dừa cũng đem lại chất điện phân cho cơ thể. Các phân tử Natri, Kali, Phốt-pho trong nước dừa rất cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và phòng mất nước. Do đó, nước dừa là lựa chọn tuyệt vời cho những ngày nắng nóng, khi mẹ bầu dễ bị mất nước nhất. Các chất điện phân cũng giúp ổn định huyết áp và tăng sức khỏe tim mạch.

Với nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, nước dừa thúc đẩy các hoạt động của cơ quan miễn dịch. Vì thế, muốn khỏe mạnh, mẹ đừng ngại uống thêm nước dừa bên cạnh các loại nước uống tốt cho sức khỏe như nước lọc, nước cam, nước trái cây.

Nước dừa cũng giúp phòng tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ, vì lượng đường trong nước dừa thấp hơn nhiều so với nước mía.

Chú ý thời điểm và số lượng khi uống nước dừa

Nên uống nước dừa từ tam cá nguyệt thứ hai

Các chuyên gia Đông Y khuyên bà bầu không nên uống nước dừa vào 3 tháng đầu thai kỳ. Trong các thuộc tính của thực phẩm, thảo dược được phân ra thành hàn, nhiệt, ôn, lương, nước dừa thuộc tính hàn. Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ trải qua rất nhiều thay đổi, thực phẩm có tính hàn có thể làm giảm khả năng trao đổi chất trong cơ thể.

Bên cạnh đó, việc uống nước dừa trong 3 tháng đầu dễ gây đầy bụng, khó tiêu vì nước dừa có một lượng chất béo nhất định. Các mẹ bầu trong giai đoạn này lại hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, nên tránh uống nước dừa để giảm khó chịu cho bao tử.

Uống nước dừa vừa đủ mới tốt

Quay trở lại với câu hỏi bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ, mẹ có thể sẽ nhận được nhiều đáp án khác nhau, tùy theo từng trường hợp mang thai và cơ địa của mỗi người.

Với các mẹ mang thai bình thường, có sức khỏe tốt, việc uống bổ sung 1 trái dừa mỗi ngày vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạm dụng một loại thực phẩm nào đó có thể gây mất cân đối dinh dưỡng. Việc nhiều mẹ bầu uống nước dừa thay cho nước lọc sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu.

Một số mẹ bầu bị thiếu nước ối có thể được khuyên uống nhiều nước dừa hơn, có thể là 2 đến 4 trái dừa mỗi ngày. Nước dừa có thành phần khá giống nước ối nên bổ sung nhiều nước dừa trong thời gian này có thể giúp cải thiện phần nào tình trạng thiếu ối. Tuy vậy, điều này vẫn chưa được nhiều tài liệu y khoa ghi nhận mà thường mang tính chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn.

Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ và uống như thế nào mới tốt là một trong số hàng ngàn câu hỏi về dinh dưỡng cho mẹ bầu. Với những thông tin kể trên, mẹ có thể tiếp tục bổ sung nước dừa đúng cách để mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ của mình, đồng thời biến nước dừa thành một phần của chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong giai đoạn này.

Bà Bầu Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày Là Đủ?

Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Nên và không nên uống các loại nước nào? Nước rất cần thiết không chỉ cho mẹ mà còn cho cả thai nhi. Ngoài chế độ dinh dưỡng, uống nước khi mang thai cũng cần được hết sức chú ý.

Sự cần thiết của nước với bà bầu

Nước là khởi nguồn của sự sống, bất cứ ai cũng cần sử dụng nước. Đối với bà bầu, nước lại càng quan trọng. Chúng ta có thể thấy rõ điều này bởi những tác dụng như:

Nước hòa tan, hấp thụ và chuyển dinh dưỡng đến các tế bào máu. Thông qua nhau thai, các tế bào máu này sẽ được đưa đến và nuôi dưỡng thai nhi. Hiệu suất của việc vận chuyển dinh dưỡng sẽ được nâng cao hơn khi bà bầu uống đủ nước.

Nhiễm trùng ở bà bầu thường phổ biến hơn các đối tượng khác. Điều này bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai và cấu tạo của đường tiết niệu.

Theo đó, uống đủ nước khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Bởi nước giúp làm loãng nước tiểu, ức chế vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

Ngoài ra, nước có chứa khoáng chất magie sẽ giúp làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột. Nhờ đó mà chị em sẽ giảm được tình trạng táo bón, trĩ khi mang thai.

Phù nề và chuột rút vẫn thường xuyên xuất hiện ở bà bầu. Các tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng chỉ cần bà bầu uống đủ nước, mọi thứ sẽ được cải thiện.

Cụ thể, tình trạng chuột rút khi mang thai là do thiếu canxi và kali gây ra. Hai chất này thường tồn tại dưới dạng ion kiềm trong nước.

Nhiều bà bầu khi mang thai vẫn gặp phải các tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đau đầu, căng thẳng. Uống đủ nước sẽ là cách đơn giản nhất để giảm những khó chịu này.

Nước giúp điều hòa, làm mát cơ thể. Cùng với đó, tình trạng đầy hơi, khó tiêu trong dạ dày do dư thừa axit cũng sẽ được hạn chế bởi nước.Đặc biệt là những loại nước nhiều khoáng chất sẽ giúp làm loãng và trung hòa bớt axit dư.

Có bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Sự quan trọng của nước khi mang thai là điều đã được công nhận bởi nhiều chuyên gia y tế. Nhưng thực sự thì có bầu cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Nhiều chị em khi mang thai thường có thói quen uống nhiều loại nước khác nhau. Cụ thể như nước ép trái cây, rau quả, trà thảo dược hay cà phê và trà cũng được sử dụng.

Tuy nhiên trong trà hay cà phê lại có chứa nhiều caffeine, không tốt cho thai nhi. Nó còn gây mất nước cho cơ thể. Còn nước ép từ trái cây hay rau quả cũng có thể tiềm ẩn nguy hiểm khi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Do vậy, an toàn nhất vẫn là có bầu uống nước lọc, đun sôi và đã qua xử lý bởi các thiết bị lọc nước chất lượng cao để giữ lại được các khoáng chất trong nước.

Người bình thường cần từ 1.5 – 2l nước mỗi ngày. Có thai nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Với phụ nữ mang thai, lượng nước tiêu thụ sẽ cần nhiều hơn người bình thường.

Ngoài ra, có một cách đơn giản để biết có bầu nên uống bao nhiêu nước là đủ chính là quan sát màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, hãy uống thêm nước.

Cuối cùng, nếu có triệu chứng táo bón, cơ thể mệt mỏi và hay chóng mặt, bà bầu hãy nên cố gắng uống nhiều nước hơn.

Ngoài chú ý tới việc có thai uống bao nhiêu nước là đủ, các bà bầu cũng cần quan tâm tới một số vấn đề khác như:

Uống nước sạch dù ở bất cứ nơi nào. Nước có thể là nước đun sôi (nhưng không để quá 2 ngày) hoặc nước đã được xử lý qua các thiết bị lọc nước.

Uống nước thường xuyên, không đợi tới khi khát mới uống.

Không vì khát mà uống quá nhiều nước cùng một lúc. Nước uống nên chia thành từng ngụm nhỏ.

Nếu sử dụng nước uống đóng chai, hãy kiểm tra cẩn thận hạn sử dụng. Tuyệt đối không nên sử dụng loại có BPA (Bisphenol). Hợp chất nhân tạo thường được sử dụng để làm hộp nhựa, có thể tiết ra chất làm ô nhiễm nước.

Việc uống nước với các bà bầu sẽ mang lại hiệu quả hơn khi thực hiện theo những lưu ý trên.

Sau sinh uống nước gì?

Sau sinh uống nước lọc được không? Câu trả lời là có.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi sau khi sinh, cơ thể thường mất nhiều máu và sức lực. Uống nước lọc sau sinh sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất. Đặc biệt là những loại nước có chứa nhiều khoáng chất, giúp kích thích sản sinh hồng cầu.

Bên cạnh đó, nước là thành phần không thể thiếu của sữa mẹ. Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn. Bé không còn tình trạng quấy khóc do thiếu sữa.

Lúc này, các mẹ nên chú ý tới một số thời điểm uống nước phù hợp như: uống nước khi vừa đi vệ sinh, uống nước trước hoặc sau khi ăn 30 phút, uống nước ngay sau khi thức dậy….

Sữa nóng: Sau sinh các mẹ nên uống sữa nóng. Đây là thức uống cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Sữa nóng sẽ hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh hơn.

Nước rau ngót: Rau ngót có khả năng kích thích tử cung co bóp. Với nữ giới sau sinh, điều này sẽ giúp đào thải sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Nếu không quen uống, chị em có thể ăn như bình thường cũng được.

Nước lá đinh lăng: Sau khi sinh uống nước gì? Nếu muốn lợi sữa cho con bú, đây là thức uống mà các mẹ không thể bỏ qua.

Việc uống nước có ảnh hưởng khá nhiều tới bà bầu. Ngoài dinh dưỡng và lợi ích với thai nhi còn số một vấn đề khác như lượng nước ối, uống nước khi siêu âm.

Thiếu nước ối có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Cụ thể là tình trạng băng huyết, sinh non hay thai lưu. Vậy uống nhiều nước có tăng ối không?

Câu trả lời là có, uống nhiều nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tăng ối. Nước ối có thể tự làm đầy sau từng giờ nên cơ thể luôn cần một lượng nước dự trữ. Theo đó, bà bầu nên uống ít nhất 8 cốc nước/ ngày.

Nhưng đây không phải là cách duy nhất, và hiệu quả sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Ngoài uống nước, chị em có thể thực hiện một số phương pháp khác như ăn trái cây nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tư thế nằm và chế độ vận động cũng có ảnh hưởng.

Uống nước trước khi siêu âm thai sẽ giúp kết quả siêu âm được hiển thị rõ hơn. Đặc biệt là những trường hợp mang thai dưới tuần 24.

Theo đó, nước sẽ làm bàng quang căng hơn. Sóng siêu âm đầu dò đi qua dễ dàng. Tử cung cũng sẽ được đẩy lên, không bị che lấp bởi các cơ quan khác. Hình ảnh siêu âm dễ quan sát hơn.

Siêu âm ổ bụng sẽ giúp kiểm tra chi tiết các cơ quan bên trong ổ bụng như tử cung, bàng quang, phần phụ…Vậy siêu âm ổ bụng có phải uống nước không?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, trước khi siêu âm, người bệnh nên uống nước, nhịn tiểu. Tương tự như siêu âm thai, siêu âm ổ bụng khi bàng quang căng lên cũng sẽ giúp hình ảnh hiển thị rõ hơn.

Trước tiên, các mẹ bầu cần biết rằng, nước lọc không thể thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác. Việc uống quá nhiều nước mà bỏ qua việc tiêu thụ đồ ăn phù hợp sẵ dẫn tới suy nhược cơ thể, thai nhi không đủ dinh dưỡng để phát triển.

Bên cạnh đó, nước lọc chỉ nên uống nhiều ở nhiệt độ thường. Nếu uống lạnh sẽ rất dễ khiến cho các mẹ bầu bị viêm họng, lạnh họng, đau bụng…

Cuối cùng, là nguồn nước sau lọc. Không phải thiết bị lọc nước nào cũng loại bỏ được tạp chất, vi khuẩn hay kim loại nặng và giữ lại được khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lúc này, bà bầu uống nhiều nước lọc thậm chí có thể dẫn tới nguy hiểm.

Lời kết

Bà bầu nên uống bao nhiêu nước một ngày? Bầu uống nước lọc nhiều có tốt không? Những thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết trên.

Hy vọng nhờ đó, các mẹ bầu đã tự trang bị thêm được thêm nhiều kiến thức cần thiết. Việc uống nước khi mang thai sẽ được thực hiện khoa học hơn, để cả mẹ và bé có sức khỏe ổn định nhất!

Phụ Nữ Mang Thai Mấy Tháng Được Uống Nước Dừa, Uống Bao Nhiêu Là Tốt?

Uống nước dừa trong thời kỳ mang thai có nhiều lợi ích hơn là chỉ cảm thấy ngon miệng. Các chuyên gia cho biết nước dừa được coi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất vì nó là hỗn hợp của clorua, chất điện giải, Riboflavin, Canxi, Magie và Vitamin C. Lợi ích của nước dừa khi mang thai

Nước dừa là thức uống không chứa chất béo, rất lành mạnh, mát và sảng khoái giúp giữ nước cho cơ thể bằng cách bổ sung lượng muối tự nhiên mà chúng ta thải ra trong quá trình bài tiết mồ hôi. Nước dừa rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé vì những lý do sau:

Thuốc lợi tiểu tự nhiên tiềm năng

Nước dừa được coi như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên. Nó làm tăng nhu cầu đi tiểu vì có chứa kali, magiê và các khoáng chất khác. Chúng hỗ trợ thải độc và làm sạch đường tiết niệu. Do đó, đặc tính kháng độc tố của nước dừa có thể ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng. Đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, do đó làm giảm nguy cơ sinh non.

Chứa các chất điện giải cần thiết

Nhu cầu chất điện giải tăng lên trong thai kỳ vì các tình trạng như ốm nghén, buồn nôn và tiêu chảy làm cơ thể mất nước. Nước dừa cung cấp tất cả 5 chất điện giải thiết yếu: khoáng chất, natri, canxi, kali và phốt pho có thể làm dịu cơ thể và cung cấp năng lượng.

Các chất điện giải này cũng hỗ trợ việc truyền các điện tích trong cơ thể và hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, hỗ trợ duy trì nồng độ pH của cơ thể và kiểm soát mức huyết áp.

Giúp giảm chứng ợ nóng và táo bón

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể dẫn đến một số vấn đề như ợ chua, táo bón và khó tiêu. Một hàm lượng chất xơ đáng kể trong nước dừa có thể giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường tiêu hóa, điều chỉnh nồng độ pH và ngăn ngừa táo bón.

Chống nhiễm trùng

Nước dừa có một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất cần thiết và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp khả năng chống nhiễm trùng. Nước dừa cũng chứa axit lauric, một axit béo chuỗi trung bình chịu trách nhiệm sản xuất hợp chất kháng khuẩn mạnh monolaurin.

Hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch

Mức điện giải thấp làm tăng huyết áp. Uống nước dừa có thể giúp cải thiện mức độ kali, magiê và axit lauric, có thể giúp điều chỉnh huyết áp. Nó cũng cải thiện cholesterol tốt và chống lại cholesterol xấu, một hiện tượng rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch.

Một ly nước dừa mỗi ngày được cho là hữu ích trong tam cá nguyệt cuối cùng khi có sự căng thẳng của quá trình chuyển dạ có thể làm tăng huyết áp của mẹ bầu.

Hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý

Nước dừa không có chất béo và ít calo. Vì vậy, uống nước dừa thay vì đồ uống chứa nhiều đường sẽ giúp duy trì cân nặng trong thai kỳ.

Thức uống tự nhiên

Nước dừa là một thức uống tự nhiên thơm ngon, không chứa hương liệu nhân tạo hoặc các thành phần độc hại. Khi mang thai, tình trạng mất nước không phải là hiếm. Bạn có thể lựa chọn nước dừa vì nó có thể làm dịu cơn khát và giúp bạn sảng khoái mà không bổ sung bất kỳ chất độc hại nào vào cơ thể.

Có thể giúp thai nhi phát triển

Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước dừa nạo có chứa một số hợp chất hoạt tính sinh học và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, nước dừa cũng cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho người mẹ được cho là giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Cải thiện lượng nước ối

Nước dừa, được uống đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba, làm tăng lượng nước ối và tăng cường lượng máu và tuần hoàn.

Phụ nữ mang thai mấy tháng được uống nước dừa?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế uống nước dừa vì có thể khiến tình trạng ốm nghén, nôn mửa trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, nước dừa thanh mát có tính giải nhiệt sẽ khiến cơ gân bị mềm, hạ huyết áp nên không được khuyến khích uống khi mang thai 3 tháng đầu.

Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa từ tháng thứ 4 để bồi bổ sức khỏe.

Uống đều đặn mỗi ngày 1 ly trong 3 tháng giữa thai kỳ

Uống 2 – 3 ly /tuần trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trường hợp mẹ bầu không nên uống nước dừa:

Người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không khỏe

Tiền sử suy nhược, huyết áp thấp

Bị đa ối

Nước dừa rất có ích cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên lạm dụng và uống thay nước lọc.