Top 6 # Uống Kháng Sinh Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Uống Thuốc Kháng Sinh Trong Tháng Đầu Mang Thai Có Sao Không

– Đa số các trường hợp mang thai thì sau 1 tháng đầu hoặc 2 tuần sau mới biết mình có thai. Vì vậy mà khoảng thời gian đầu mang thai có thể bạn sẽ không ngần ngại mà uống kháng sinh nếu mắc bệnh. Và sau đó bạn phát hiện mình có thai nên rất lo lắng không biết việc có thai tháng đầu uống thuốc kháng sinh có sao không , có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.

– Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn phải uống kháng sinh như cảm cúm, sốt virus,…trong thời gian bạn chưa biết mình có thai, điều này khiến cho bạn rất lo lắng. Khi uống kháng sinh trong tháng đầu nghĩa là trong khoản từ tuần 1 đến tuần 4 của thai kỳ thì có thể phần nào yên tâm. Vì theo các chuyên gia thì kháng sinh có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi gây dị tật từ khoảng tuần thứ 6 cho đến tuần thứ 10 của thai kỳ.

Rất nhiều chị em không biết mình mang thai tháng đầu nên rất lo lắng khi lỡ uống kháng sinh

– Thời gian đầu thai còn rất nhỏ, mới hình thành nên có thể chỉ là còn đang nằm lơ lửng trong vòi trứng chứ chưa làm tổ ở tử cung. Cho nên nếu có lỡ uống kháng sinh thì yên tâm sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Còn vào giai đoạn từ tuần thứ 5 trở đi, thai đang vào giai đoạn hình thành, phát triển nên dễ dàng bị tác động đến quá trình hình thành các cơ quan cho nên dễ gây dị tật.

– Tuy nhiên nếu lỡ uống kháng sinh khi chưa biết mình mang thai thì có thể đi khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán để biết được tình trạng và sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không. Khi đó thì có thể tùy từng trường hợp để bạn có những quyết định xử lý kịp thời.

– Tốt nhất, trước khi chuẩn bị mang thai cần phải thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng để tránh mắc phải các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra trong quá trình mang thai cũng cần phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi, tiêm đầy đủ vắc xin và uống thêm các loại bổ sung như canxi, sắt, magie theo chỉ định của bác sĩ.

Khi có bệnh lúc mang thai cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Uống Thuốc Kháng Sinh Trong Tháng Đầu Mang Thai Liệu Có Sao?

Trên thực tế, có rất nhiều phụ nữ chưa có kinh nghiệm hoặc . Dù là trường hợp nào đi nữa thì với việc lỡ uống kháng sinh khi không biết mình có thaisử dụng thuốc tây khi mang thai mà chưa có sự cho phép của bác sĩ là rất nguy hiểm.

Cụ thể, các chuyên gia chia thời gian mang bầu của một thai phụ làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (3 tháng đầu mang thai): Đây là thời kỳ phát triển phôi thai, lúc này các bộ phận của bào thai chưa có hình dạng hoàn thiện. Vì vậy việc uống một số loại thuốc kháng sinh trong tháng đầu mang thai sẽ cản trở quá trình hình thành các bộ phận của thai nhi thậm chí gây quái thai, dị dạng.

Tuy nhiên nếu uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần, lúc này thai nhi vẫn chưa hình thành, thậm chí vẫn còn đang lơ lửng ở vòi trứng mà chưa phát triển ở tử cung của người mẹ mà liều lượng thuốc ít và nhẹ sẽ không quá nguy hiểm đến em bé.

+ Giai đoạn 2 (từ 3 tháng trở đi): Đây là thời kỳ thai nhi đã hình thành các bộ phận và trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Một số loại kháng sinh sẽ gây ra các bệnh lý bẩm sinh ở trẻ hoặc có thể dẫn tới sảy thai, sinh non.

Cũng cần phải nói thêm: kháng sinh được phân chia thành 5 loại là A, B, C, D, X trong đó A là loại có thể dùng cho phụ nữ mang thai và X là loại tác động mạnh nhất đến thai nhi. Do vậy, tùy vào loại thuốc, liều lượng, tuổi thai mới có thể kết luận bà bầu uống thuốc kháng sinh có phải bỏ thai không hay thai nhi có dị tật không…

Mức độ ảnh hưởng của một số loại thuốc kháng sinh đối với thai kỳ

Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh có thể chia làm 3 nhóm tương ứng với mức độ ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhóm thuốc có thể dùng: bao gồm nhóm beta – lactamin như amoxicillin, penicillin, cephalosporin, ampicillin,… trong điều trị các bệnh về viêm màng não, hô hấp, răng miệng; nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm xoang, viêm phổi (clarithromycin, erythromycin, roxithromycin). Đây là những loại kháng sinh có nồng độ đi qua nhau thai thấp nên tương đối an toàn với thai nhi.

Nhóm thuốc cấm dùng cho bà bầu: thuốc kháng sinh biseptol gây thiếu máu trầm trọng cho cả mẹ và bé. Nhóm tetracycline (doxycylin, minocyclin…) gây hỏng men răng, vàng răng. Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) ảnh hưởng đến sự phát triển sụn khớp ở trẻ. Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…) gây điếc tai vĩnh viễn, ngộ độc thận, Ketoconazol gây dị tật dính ngón tay.

Ngoài ra trong quá trình mang thai chị em phụ nữ nên tránh một số loại thuốc như thuốc trị mụn, thuốc điều trị cảm cúm, thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu, thuốc trị trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc trị giun…

Lưu ý uống thuốc kháng sinh trong khi mang thai

Tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng bừa bãi. Đối với bà bầu các bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng sức khỏe, mức độ ảnh hưởng đến thai nhi để đưa ra đơn thuốc phù hợp.

Một số bệnh như cảm cúm, ho, hắt hơi tiêu chảy thì nên áp dụng những mẹo dân gian để chữa trị. Tốt nhất không nên uống thuốc kháng sinh thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi sử dụng thuốc thấy xuất hiện những tác dụng phụ thì ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Nếu lỡ uống thuốc kháng sinh khi mang thai có liều lượng cao thì cần khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Mẹ Nên Uống Sữa Gì Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai?

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé cưng trong bụng mẹ. Và sữa là nguồn dinh dưỡng rất dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và hỗ trợ cho thai nhi phát triển toàn diện cả về trí não và thể chết.

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn rất quan trọng và nhạy cảm. Lúc này, cơ thể người phụ nữ sẽ có những biến đổi nhất định, dần tập làm quen với sự xuất hiện của một sinh linh bé bỏng, da vùng ngực sẫm màu, thân nhiệt tăng, tóc dày hoặc mỏng hơn, trí nhớ suy giảm, chảy máu nướu răng, ngón chân sưng phù, đau lưng, đau hông, hay đi tiểu thường xuyên…

Đặc biệt, những cơn ốm nghén xuất hiện ngày càng nhiều sẽ khiến cho bà bầu mệt mỏi, khó ăn uống. Những điều này sẽ dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh, ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Vì thế, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần uống thêm sữa để nạp năng lượng, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ thai nhi hình thành và phát triển và mẹ cũng hạn chế được việc bị ốm nghén. Chế độ ăn uống hàng ngày, dù được thiết kế khoa học đến đâu, cũng không bảo đảm cho mẹ bầu đủ chất dinh dưỡng quan trọng. Thế nên, ở giai đoạn nhạy cảm này, cần bổ sung các loại sữa dành cho bà bầu để các mẹ đủ sức nuôi dưỡng bé.

Song song với sự phát triển của thai nhi, cơ thể phụ nữ mang thai cũng thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người bình thường. Nhất là về lượng canxi cần thiết, với người bình thường cần 500mg/ngày, nhưng phụ nữ có thai và cho con bú lại cần từ 1000 – 1 200mg/ngày. Vậy nên, ngoài khẩu phần ăn mẹ bầu cần bổ sung thêm từ 1 – 2 cốc sữa mỗi ngày vì trong sữa có chứa nhiều canxi để phát triển hệ xương và tăng cường trí não. Ngoài ra, rất nhiều loại sữa đặc chế cho bà bầu cũng sẽ bổ dung thêm các vi chất quan trọng khác như axitfolic (chống dị tật thai nhi), omega-3, omega-6,…

Nhưng mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì là tốt nhất? Và nên uống sữa cho đến khi nào hay có những lưu ý gì trong việc uống sữa khi mang bầu hay không?

Không hẳn loại sữa nào mẹ bầu cũng uống được vì thế nhiều mẹ bầu cũng muốn biết khi mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì là tốt nhất để đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ.

Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng bà bầu, các mẹ nên chọn nhưng loại sữa dành riêng cho phụ nữ mang thai, bởi ngoài dưỡng chất thông thường, các loại sữa này có chứa nhiều vi chất thiết yếu như: acid folic, canxi, sắt, các vitamin, omega 3, DHA… đây đều là những dưỡng chất mà khi mang thai mẹ bầu bị thiếu hụt, đồng thời việc được bổ sung nhiều những dưỡng chất này từ sữa bầu sẽ giúp thai nhi phát triển tốt, con sinh ra khỏe mạnh và thông minh.

Với các loại sữa bầu, sữa dành riêng cho bà bầu này thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về thành phần gần như đã đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Nhưng với 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nên chọn loại có chứa nhiều acid folic, nó sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, rất quan trọng đấy mẹ.

Khi mang thai, tốt nhất mẹ nên uống sữa không béo hoặc ít béo, là loại nguyên kem đã được lấy đi phần chất béo để giảm năng lượng, dinh dưỡng, để tăng cường thêm canxi, hạn chế cholesteron không cần thiết. Việc tách béo cũng khiến một phần vitamin A, E, D tan trong chất béo bị mất nhưng lại bổ sung 300mg canxi và 80 calo cho mẹ và em bé.

Loại sữa này rất phù hợp với những mẹ bầu bị dị ứng sữa bò. Sữa đậu nành cung cấp một loạt các dưỡng chất quan trọng cho thai nhi như vitamin A, E, B1 và axitfolic, chất béo thực vật hữu ích, không hề có chất đạm và chất béo động vật.

Các loại sữa làm từ hạt óc chó, đậu xanh… cũng rất bổ dưỡng và đảm bảo nguồn dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và bà bầu.

Sữa bầu Morinaga là dòng sữa của Nhật Bản, được các chuyên gia dinh dưỡng và đa phần các bà bầu đã uống rất hài lòng. Bột sữa mịn, thơm nhưng không quá ngậy, không gây dị ứng hay táo bón cho mẹ bầu.

Đặc biệt không gây tăng cân vì chất béo chứa trong sữa bầu Mori-mama rất ít, và đều là chất béo lành mạnh. Vì dòng sữa dành cho bà bầu 3 tháng đầu này có 1 đặc tính nổi trội, đó là tập trung dinh dưỡng vào con khỏe mạnh chứ không vào mẹ, nên bà bầu không sợ sẽ tăng cân vùn vụt như khi uống các loại sữa bầu khác.

Hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ 12 loại vitamin cần thiết cùng sắt, DHA, Canxi, Axit folic, Maje, lipit…giúp thai nhi khỏe mạnh, tránh được những dị tật bẩm sinh. Canxi là một thành phần quan trọng giúp thai nhi hình thành hệ xương, răng chắc khỏe sau này. Ngoài ra, canxi còn giúp hình thành tế bào đầu tiên cho sự phát triển của thai kỳ. Tiếp đến là sắt, rất cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Chất sắt không thể thiếu trong quá trình phát triển thai nhi trong bụng được, vì đây là chất quan trọng để sản sinh ra hồng cầu đó các mẹ ạ. Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Như vậy, với sự đa dạng hương vị sữa và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, sữa Morinaga xứng đáng để các mẹ bầu chọn nhằm bổ sung dưỡng chất hàng ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Uống Kháng Sinh Trước Khi Mang Thai Có Sao Không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khi có ý định mang thai, các cặp vợ chồng luôn chú ý tới chế độ dinh dưỡng, luyện tập để tăng cơ hội thụ thai và giúp trẻ có được sức khỏe tốt khi sinh ra. Một trong những vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm là việc uống kháng sinh trước khi mang thai có gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, sức khỏe của mẹ và bé hay không?

1. Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh viêm nhiễm có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không hoàn toàn tiêu diệt hết mọi loại vi khuẩn. Những loại vi khuẩn mạnh nhất vẫn có thể phát triển và lây lan.

Đối với các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, các loại thuốc kháng sinh thường được dùng theo dạng tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ. Khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, các thuốc kháng sinh khác được dùng bổ sung ở dạng viên uống.

Người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh cho tới khi vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể – tức là tuân thủ đúng thời gian quy định của bác sĩ. Đặc biệt, cần chú ý là kháng sinh không có hiệu lực trên virus. Đồng thời, không nên lạm dụng kháng sinh vì có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

2. Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc uống thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy kháng sinh không gây ảnh hưởng tiêu cực tới các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ thai nên nó không phải là nguyên nhân gây vô sinh. Ngược lại, uống thuốc kháng sinh còn giúp phụ nữ dễ thụ thai nhờ khả năng điều trị tình trạng nhiễm trùng (yếu tố cản trở quá trình thụ thai). Liệu pháp kháng sinh giúp củng cố hệ thống sinh sản bị suy yếu do nhiễm khuẩn, từ đó nâng cao khả năng mang thai của phụ nữ.

Tuy nhiên, một vài loại thuốc kháng sinh như tetracycline, penicillin, erythromycin cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới tinh trùng và khả năng sản xuất tinh trùng của nam giới. Một số loại thuốc kháng sinh khác cũng có thể làm giảm chất lượng tinh dịch. Tuy vậy, chỉ cần tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc kháng sinh khi có ý định mang bầu, các cặp vợ chồng hoàn toàn không cần lo lắng tới nguy cơ vô sinh do thuốc kháng sinh.

3. Uống thuốc kháng sinh trước khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Để biết mức độ an toàn của thuốc kháng sinh đối với thai nhi (kể cả trong trường hợp chưa thụ thai), cần dựa vào hệ thống phân loại của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) về nguy cơ sử dụng thuốc trong thai kỳ. Điều này cũng có nghĩa sự ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đối với thai nhi không phải chỉ xét dựa trên việc đào thải của thuốc.

Thông thường, các thuốc kháng sinh có thời gian thải trừ khoảng 3 giờ – 6 ngày tùy từng loại thuốc và ít ảnh hưởng tới cơ thể sau khi ngừng thuốc. Sau khi dùng thuốc quá thời gian trên, hầu như không còn bất kỳ thành phần nào của thuốc trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn thuốc kháng sinh được đào thải hoàn toàn thì tốt nhất phụ nữ nên sử dụng biện pháp bảo vệ thêm ít nhất 7 – 10 ngày sau khi ngưng thuốc. Với trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh do viêm đường tiết niệu mà vẫn chưa khỏi hẳn thì nên tái khám, điều trị bệnh dứt điểm trước khi có kế hoạch mang thai.

Theo các bác sĩ tư vấn trước khi mang thai, về góc độ dùng thuốc, để an toàn cho bé thì các cặp vợ chồng nên mang thai lại sau khi ngưng uống thuốc kháng sinh khoảng 1 tháng.

Để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi, khi đang dùng thuốc kháng sinh hoặc vừa ngừng thuốc và có kế hoạch mang thai, các cặp vợ chồng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các phương pháp sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Để tìm hiểu về Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, cũng như chương trình chăm sóc Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất:

Chẩn đoán trước sinh: Những điều mẹ nên biết