Top 7 # Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 5

Khi mang thai tháng thứ 5, nhiều mẹ thường cảm thấy đau bụng dưới và rất lo lắng. Liệu những cơn đau bụng dưới ở giai đoạn này có nguyên nhân do đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi là những câu hỏi thường gặp.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Nhóm cơ dây chằng căng. Theo các chuyên gia y tế, khi mẹ mang thai tháng thứ 5 và cảm thấy cơn đau bụng dưới ngày càng tăng có thể là do các nhóm cơ và dây chằng căng ra nhằm hỗ trợ cho sự mở rộng tử cung.

Nói một cách khoa học thì những cơn đau này được biết tới như là “đau dây chằng tròn” (nhưng có thể mẹ sẽ không thèm quan tâm những chuyên gia gọi nó là gì khi mẹ bị cơn đau này tấn công), hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua chuyện này.

Tử cung căng. Tử cung của mẹ được nâng đỡ bởi những dây chằng đi từ vùng bụng và chạy xuống háng (bẹn) cho nên khi khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển lớn lên sẽ khiến những dây chằng này căng ra, và mẹ sẽ thấy những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và lan rộng tới háng.

Sự tích tụ của niêm mạc tử cung hay do lưu lượng máu tăng để nuôi dưỡng thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đau vùng bụng dưới.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Mặc dù đây là tình trạng thường gặp, nhưng mỗi mẹ bầu lại có những trải nghiệm đau khác nhau.

Cơn đau có thể giống như bị co rút, đau nhói và giống như ai đó bị đâm.

Thường xuất hiện khi mẹ thay đổi vị trí đột ngột, khi mẹ đứng/ngồi dậy, hoặc đơn giản là khi mẹ ho, hắt hơi và cả khi cười.

Có thể xảy ra nhanh hoặc kéo dài nhiều giờ.

Nếu những cơn đau bụng dưới khi mang thai chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, không kéo dài và không có triệu chứng nào đi kèm (như sốt, ớn lạnh, chảy máu, hoặc choáng váng) thì mẹ có thể yên tâm, đó chỉ là một biểu hiện bình thường của phụ nữ mang thai.

Đau bụng dưới là dấu hiệu sẩy thai?

Những cơn đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị sẩy thai muộn nhưng mẹ hãy nhớ rằng khả năng sẩy thai muộn là rất ít (chỉ khoảng 1% thôi) và thường sẽ đi kèm với việc đau bụng và chảy máu nhiều.

Trong trường hợp mẹ bị đau kèm theo chảy máu/dịch âm hộ ít thì hãy gọi cho bác sĩ để hỏi thêm ý kiến, còn khi bạn chảy nhiều máu hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay nhé.

Mẹo hay giúp mẹ giảm đau bụng dưới khi mang thai

Thư giãn và nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái như ngồi hoặc nằm sẽ mang đến cho mẹ bầu một cảm giác dễ chịu, tránh được tình trạng chuột rút.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm những cách dưới đây:

Nếu đau bụng bên trái, mẹ cần nằm nghiêng bên phải và gác chân lên.

Dùng túi ấm chườm ở vùng bụng dưới.

Thư giãn tinh thần bằng việc nghe nhạc, đọc báo hay xem hài để quên đi cơn đau.

Nếu đi tắm, mẹ nên tắm với nước ấm để thả lỏng toàn bộ cơ thể.

Nhờ chồng hoặc người thân massage vùng lưng.

Và nếu những cơn đau bụng dưới này thật sự khó chịu, hãy nói cho bác sĩ của mẹ biết vào lần khám thai tiếp theo nhé, có thể sự chia sẻ với những người có chuyên môn sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn và đảm bảo những cơn đau này chỉ là một phần trong quá trình mang thai mà thôi.

Giải Mã Hiện Tượng Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai

Hiện tượng tức bụng dưới khi mang thai thường xuyên xuất hiện. Nhưng nữ giới có biết nguyên nhân vì sao không? Kinh nghiệm các cụ dân gian là bé đạp gây nên những cơn gò tức bụng dưới, vì thế là bình thường. Nhưng nếu tần suất xuất hiện của những cơn đau ngày càng dày và kéo dài, kèm theo những biểu hiện phức tạp “mẹ đừng nên chủ quan, con đang gặp nguy hiểm đấy”!

Hiện tượng tức bụng dưới khi mang thai cảnh báo nguy hiểm

Mẹ bị tức bụng dưới do tử cung phát triển đè lên thành ruột hoặc táo bón, cơ thể tích tụ mỡ, bé đạp. Những nguyên nhân này chỉ là điều bình thường trong quá trình mang thai.

Nhưng mẹ cũng không nên chủ quan bỏ qua hiện tượng này, vì đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân nguy hiểm sau:

Là trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh nhưng không đi vào tử cung mà làm tổ ở nhiều vị trí như vòi tử cung, buồng trứng, tại cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm trí ngoài ổ phúc mạc gây đau bụng dưới, máu ra kéo dài hơn ngày kinh nhưng ít, màu thẫm và không đông. Tin buồn cho những mẹ gặp trường hợp này là mang thai ngoài tử cung hoàn toàn không giữ được do nguyên nhân sau:

▸ Thai nằm ngoài tử cung khi phát triển đến một mức độ nào đó sẽ tự động vỡ ra làm vỡ luôn cả bộ phận mà nó cư trú khiến thai phụ băng huyết.

▸ Thai không nằm trong tử cung không chỉ gây tức bụng dưới mà còn khiến nữ giới khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

Các vỏ nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ. Khi bị bong nhau thai các mẹ thường gặp các triệu chứng như tức bụng dưới (do tử cung co thắt bất thường), mệt mỏi, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, đau lưng, chảy máu âm đạo.

Trường hợp nhẹ sẽ gây suy thai dựa trên các xét nghiệm kiểm tra tim thai. Nếu không điều trị kịp thời, ở mức độ nặng nhất mẹ sẽ bị mất nhiều máu, thai chết, sinh non, khó đông máu.

Mẹ bầu chớ chủ quan, theo thống kê có đến 20% chị em sảy thai trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (sảy thai sớm). Những cơn tức bụng dưới tìm đến kèm theo chảy máu bất thường, chuột rút, đau lưng… đó có thể là dấu hiệu của sảy thai sớm.

Có hơn 1/3 số phụ nữ có thai ở độ tuổi lớn hơn 40 bị sảy thai sớm. Điều này cho thấy, khả năng bị sảy thai sớm tăng khi mẹ lớn tuổi.

Thai phụ bị sảy thai sớm nên đến cơ sở y tế kiểm tra, nếu trường hợp thai nhi chưa ra hết sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời tránh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Đồng thời, để an toàn cho lần có thai sau chị em nên khám thai sớm và xin thuốc dưỡng thai.

Ngoài ra, khi bị tức bụng dưới kèm theo nước ói rò rĩ có thế là dấu hiệu cho thấy mẹ có nguy cơ sinh non (xuất hiện ở thai kỳ nhỏ hơn 37 tuần tuôi). Thiệt thòi ở trẻ sinh non là có nguy cơ bị các bệnh bại não, khuyết tật phát triển, khiếm thính và khiếm thị. Sinh non cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

☟ Mẹ bị tức bụng dưới, hỏi ngay bác sĩ kẻo nguy hiểm cho con!

Cách xử lý hiện tượng tức bụng dưới khi mang thai

Gặp bác sĩ là sự lựa chọn sáng suốt nhất trong trường hợp bị tức bụng dưới khi mang thai, việc sớm điều trị có thể giúp mẹ giải nguy cho bé hoặc tránh được những biến chứng do sảy thai đem đến.

Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ – khám tức bụng dưới khi mang thai

Thai phụ ở Hải Phòng và khu vực phía Bắc có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ khi bị tức bụng dưới, với những ưu điểm tại phòng khám sẽ giúp chị em vững tâm trong quá trình thực hiện điều trị.

– Có giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật.

​- Được Sở Y Tế Hải Phòng cấp giấy phép hoạt động.

​- Y bác sĩ có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn.

​- Đội ngũ y tá được tuyển chọn bài bản chuyên nghiệp.

​- Tất cả nhân viên của phòng khám có thái độ niềm nở, phục vụ tận tình.

​- Thiết bị y tế được nhập khẩu từ các nước có nền y khoa phát triển.

​- Hệ thống không khí, khử trùng được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

​- Có đội ngũ bảo dưỡng máy móc định kỳ.

– Đội ngũ tư vấn sẵn sàng giải đáp thắc mắc 24/24.

– Khám bệnh ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ, Tết.

– Hỗ trợ đặt lịch khám qua hotline/ kênh tư vấn online.

6 Nguyên Nhân Gây Nên Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai

Tức bụng dưới khi mang thai không phải là hiện tượng lạ nhiều phụ nữ nhận thấy với những thay đổi trong cơ thể, áp lực âm đạo, vùng chậu hoặc vùng bụng dưới là phổ biến trong thai kỳ.

Thế nào là hiện tượng tức bụng dưới khi mang thai?

Tình trạng này có thể biểu hiện qua việc đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,… Trong tháng đầu mang thai – thể hiện tình trạng thai đang làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức.

6 nguyên nhân của tức bụng dưới khi mang thai

1. Cơ thể thay đổi

Theo các bác sĩ, vào những tháng đầu, hiện tượng tức bụng dưới và đau lâm râm là hoàn toàn bình thường. Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Ngoài ra, tình trạng ốm nghén nặng cũng khiến thai phụ tức bụng dưới khi mang thai.

2. Thay đổi hormone trong cơ thể

Sự thay đổi nồng độ hormone khi có bầu cũng góp phần không nhỏ trong hiện tượng khó chịu này. Do hormone thay đổi, các dây chằng ở khuỷu tay và đầu gối cũng trở nên yếu hơn. Khi phải di chuyển nhiều, hoặc khi xách đồ nặng, áp lực xuống phần bụng dưới cũng sẽ tăng lên, dẫn đến những cơn đau âm ỉ.

3. Chế ăn uống cũng ảnh hưởng khiến tức bụng dưới khi mang thai

Một nguyên nhân nữa là do chế độ ăn không cân bằng khiến mẹ bị táo bón . Táo bón khiến mẹ bị sình bụng, gây cảm giác nặng, tức bụng dưới và không hề dễ chịu.

Nguyên nhân khác cũng dẫn tới đầy hơi và táo bón là:

Hormone thai kỳ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa

Tử cung phát triển gây áp lực lên hệ tiêu hóa

Nhiễm trùng tiểu tương đối phổ biến trong thai kỳ, nhưng bác sĩ thường có thể điều trị dễ dàng. Và tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi đang mang thai. Các triệu chứng bao gồm:

Đau hoặc áp lực đau tức bụng dưới khi mang thai

Sốt

Đau hoặc rát khi đi tiểu

Cảm thấy vô cùng mệt mỏi

Cơ thể run rẩy

Đi tiểu thường xuyên hơn

Nước tiểu có mùi hôi, hơi đỏ hoặc đục

Các bác sĩ có thể xét nghiệm mẫu nước tiểu để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, và đưa ra phương pháp điều trị.

5. Kéo giãn cơ và dây chằng

Càng về sau khi mang thai, các cơ và dây chằng hỗ trợ tử cung sẽ căng ra khi bụng nở ra theo sự lớn dần của thai nhi. Phụ nữ có thể cảm thấy đau âm ỉ khắp bụng hoặc đau nhói ở một bên. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi đứng lên, ra khỏi giường hoặc đi tắm hoặc ho.

Những cơn đau bụng không giảm đi khi thai phụ di chuyển có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non khi thai chưa tới tuần 37 của thai kỳ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non bao gồm:

Đau hoặc áp lực đau tức bụng dưới khi mang thai

Một cơn đau lưng âm ỉ không hết

Đau bụng

Xuất hiện bệnh tiêu chảy

Cảm nhận các cơn co thắt

Sự thay đổi về số lượng hoặc độ đặc của dịch tiết âm đạo

Cách giảm cảm giác đau tức bụng dưới khi mang thai

Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây

Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ

Vận động thường xuyên như yoga cho bà bầu để làm giảm nhẹ cơn đau

Massage nhẹ nhàng, chườm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu

Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi

Không đứng quá lâu, cố gắng nghỉ ngơi nhiều

Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 6

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 có nhiều nguyên nhân gây ra. Dù ở giai đoạn nào thì tình trạng đau bụng dưới cũng sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm nên mẹ bầu cần lưu ý tránh những ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Nguyên nhân dẫn tới đau bụng khi mang thai tháng thứ 6

Xem thêm: Bà bầu bị ho có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không? GIẢI PHÁP GIẢM ĐAU XƯƠNG CHẬU KHI MANG THAI 3 THÁNG GIỮA

– Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 do nhau thai bị đứt: Ở giai đoạn này mẹ bầu thường có dấu hiệu ra máu đột ngột, đau bụng, vỡ ối… Những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 là bình thường và không nguy hiểm và thường có những dấu hiệu sau: Những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 và thường xuất hiện nhiều hơn vào các tháng cuối, khi mà bụng bầu ngày một lớn dần, những áp lực lên dây chằng, mẹ bầu thường cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng đột ngột.

Những trường hợp mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới gây nguy hiểm thường rất ít sảy ra, nhưng khi bị đau bụng dưới khi mang thai mẹ bầu nên đi khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân, nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các vận động mạnh, hạn chế việc di chuyển lên xuống cầu thang. Thường các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 thường sẽ không mấy nguy hiểm, trừ khi mẹ bầu bị đau bụng kèm theo các dấu hiệu như ra máu, các cơn đau ngày một kéo dài. – Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 do nhiễm trùng đường tiểu: Thường với tình trạng này mẹ bầu thường có các biểu hiện như đau và nóng rát khi đi vệ sinh, đau bụng dưới, khó chịu, thường xuyên mắc tiểu và có thể không kiểm soát được. – Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 do tiền sản giật: Trong giai đoạn mang thai tháng thứ 6 trở đi mẹ bầu nên cẩn thận với tình trạng đau bụng do tiền sản giật với một vài biểu hiện như đau bụng, phù nề mặt, tay, chân, huyết áp cao. Tùy vào từng trường hợp mà mẹ bầu có những dấu hiệu đau nhiều hoặc không hoặc có biểu hiện buồn nôn. – Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 do chuyển dạ sớm: Ở giai đoạn này bà bầu có thể bị chuyển dạ sớm hơn so với bình thường và có những dấu hiệu như ra máu, đau bụng đi kèm các cơn co thắt, đau lưng dưới. – Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 do sảy thai: Sảy thai muộn rất ít khi xảy ra nhưng mẹ cũng không nên loại trừ trường hợp này. Với trường hợp này thì thường có biểu hiện ra máu tùy trường hợp nặng hay nhẹ, các cơn đau ngày một nặng thêm và lan dần qua vùng xương chậu và lưng. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 của thai kỳ xảy ra không loại trừ các trường hợp nguy hiểm như thai ngoài tử cung, nhưng cũng có thể là những nguyên nhân khác như bên dưới:

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 là bình thường

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 có gây nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 nên làm gì?

Đau bụng mang thai tháng thứ 6 cách tốt nhất dành cho mẹ bầu lúc này là nên nghỉ ngơi nhiều, nên có tư thế nằm cách thoải mái, gác chân cao giúp máu lưu thông tốt hơn, ngoài ra mẹ bầu có thể chườm nóng để giảm bớt cơn đau. Nhưng, nếu các cơn đau ngày một trở nên dữ dội và kéo dài hơn thì mẹ bầu nên đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.